1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

câu hỏi và đáp án ôn thi tốt nghiệp môn chính trị học

23 1,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 172,5 KB

Nội dung

Chúng ta có thể định nghĩa: HTCT là tổ hợp có tính chỉnh thể các thế chế chính trị các cơ quan quyền lực nhà nước, các đảng chính trị các tổ chức và các phong trào xã hội.... được xây dự

Trang 1

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN CHÍNH TRỊ HỌC

1 Khái niệm hệ thống chính trị, đặc điểm, tính chất và vai trò của các bộ phận cấu thành

hệ thống chính trị Phân loại và các mô hình hệ thống chính trị, tính chất và các đặc điểm của các mô hình

Hệ thống chính trị là một phạm trù quan trọng của khoa học chính trị Bởi vì nó là tổng hợpnhững vấn đề của thực tiễn chính trị, của đời sống chính trị Hơn nữa những vấn đề đó không phảiđược xem xét rời rạc, lộn xộn, biệt lập mà là xem xét trong một chỉnh thể có tính hệ thống, có hình tháiphát sinh, phát triển, có chủ thể, đối tượng, với các mối quan hệ chức năng, theo những vị trí vai trò nhấtđịnh; có "đầu vào" và "đầu ra"; có nội dung và hình thức, có hiện tượng và bản chất Vì vậy, hiện nayquan niệm về hệ thống chính trị còn rất khác nhau, phụ thuộc vào khuynh hướng, trường phái chính trịhọc khác nhau, nhưng HTCT vẫn là một trong những phạm trù trung tâm của chính trị học hiện đại

Chúng ta có thể định nghĩa: HTCT là tổ hợp có tính chỉnh thể các thế chế chính trị (các cơ quan quyền lực nhà nước, các đảng chính trị các tổ chức và các phong trào xã hội) được xây dựng trên các quyền và các chuẩn mực xã hội, phân bố theo một kết cấu chức năng nhất định, vận hành theo những nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể, nhằm thực thi quyền lực chính trị.

HTCT được cấu thành từ nhiều bộ phận chức năng khác nhau Có thể coi mỗi bộ phận đó làmột tiểu hệ thống của HTCT Như vậy, cấu trúc của HTCT được chia thành như sau:

- Tiểu hệ thống thể chế,

- Tiểu hệ thống quan hệ,

- Tiểu hệ thống cơ chế vận hành,

- Tiểu hệ thống các nguyên tắc hoạt động,

Trung tâm của HTCT là nhà nước Nhà nước tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các tiểu hệthống khác Nhà nước thể hiện bản chất chính trị của hệ thống chính trị và chế độ xã hội Các đảngchính trị cũng phải dành lấy quyền lực nhà nước, thông qua Nhà nước và bằng Nhà nước để thực hiệncác mục tiêu chính trị của mình

Như trên đã nói, cấu trúc của hệ thống chính trị bao gồm nhiều tiểu hệ thống trong đó có tiểu hệthống thể chế Có thể nói tiểu hệ thống này là cốt lõi của HTCT, trên cơ sở tiểu hệ thống này mà cáctiểu hệ thống khác được xác lập và hoạt động

Các thể chế chính trị có những chức năng và nhiệm vụ cơ bản sau:

- Đảm bảo mối quan hệ, vai trò, chức năng giữa các bộ phận của hệ thống

- Quy định các quan hệ và hành vi của con người trong các lĩnh vực chính trị nhất định

- Tổng hợp các vai trò mà con người, cộng đồng người thực hiện trong khuôn khổ các thể chếđó

- Hình thành các chuẩn mực, các tiêu chí chính trị

Trang 2

Trong hệ thống chính trị, vị trí, vai trò, chức năng của các thể chế chính trị rất khác nhau.Những thể chế quan trọng mà chúng ta cần quan tâm nghiên cứu là: Các thể chế nhà nước (đồng thời làcác thể chế chính trị), đảng chính trị, các phong trào xã hội và các tổ chức chính trị xã hội, hệ thốngbầu cử

+ Các đảng phái chính trị

Có nhiều cách quan niệm về Đảng chính trị

Quan điểm của Lênin cho rằng đảng chính trị là tập hợp những người có tổ chức nhất của một

giai cấp, có ý thức nhất về quyền lợi của giai cấp mình, có quyết tâm chiến đấu vì lợi ích của giai cấp

Đảng của giai cấp công nhân là đảng tiên phong, chiến đấu vì sứ mệnh của giai cấp vô sản, giảiphóng giai cấp và giải phóng nhân loại

Trên quan điểm này đã hình thành nhiều Đảng Cộng sản và công nhân trong phong trào cộngsản và công nhân quốc tế

Ngày nay, trên thế giới có những quan niệm khác nhau về đảng chính trị Ở Mỹ, ở phương Tây

và các nước có chế độ đại nghị, nhiều ý kiến cho rằng: Đảng chính trị là một nhóm cá nhân, được tổchức lại nhằm giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử, để điều hành chính phủ và quyết định chínhsách công cộng Các đảng như vậy gọi là đảng bầu cử Mục tiêu là giành ghế trong nghị viện và các vịtrí quyền lực

Các đảng chính trị khác nhau, các phong trào chính trị - xã hội khác nhau sẽ đóng vai trò khácnhau trong đời sống chính trị của nước này hay nước khác Có thể chúng trở thành đảng cầm quyền,thành lập chính phủ từ đội ngũ đảng viên của mình, giữ vị trí chủ đạo trong các cơ quan lập pháp, cóảnh hưởng và uy tín lớn ở tất cả các tầng lớp khác nhau của xã hội Một số đảng khác ở vị trí đối lập,chiếm giữ ít ghế trong cơ quan lập pháp hoặc có thể không có ghế nào, không có ảnh hưởng đáng kểđến đời sống chính trị, xã hội đất nước

+ Các thể chế nhà nước (đồng thời là các thể chế chính trị)

Nhà nước có vị trí độc quyền kiểm soát lãnh thổ, thay mặt toàn xã hội thực hiện chính sách đốinội và đối ngoại, làm luật, các hoạt động điều tiết cần thiết cho toàn xã hội, thu thuế, các khoản thukhác, quyền kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các chuẩn mực pháp lý khác quyền sử dụng cưỡngbức thể chất và các hình phạt khác

+ Cơ quan lập pháp (còn được gọi là Quyền lập pháp, Nghị viện hay Quốc hội và một số tên

gọi khác như ở Nga là Đuma quốc gia và Hội đồng Liên bang, ở Đức là Bundextas và Bundexrat, ởTrung Quốc là Hội nghị Đại biểu nhân dân toàn quốc

Nhìn chung cơ quan lập pháp có các chức năng cơ bản sau:

(1) Đại diện cho ý chí của nhân dân (cử tri),

(2) Lập pháp,

(3) Quyết định những vấn đề chung:

Trang 3

- Thông qua ngân sách, phân bổ ngân sách, chuẩn quyết toán ngân sách và quyết định các thứthuế.

- Phê chuẩn hoặc hủy bỏ điều ước quốc tế, tuyên bố tình trạng chiến tranh, hòa bình, tình trạngkhẩn cấp

- Đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập các cơ quan nhà nước

(4) Giám sát hoạt động các cơ quan nhà nước, quan chức nhà nước

Trong chức năng này có các hình thức như: Nghe báo cáo của chính phủ, các thành viên chínhphủ; chất vấn các thành viên chính phủ, bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ, các thành viên chính phủ

Luận tội người đứng đầu cơ quan hành pháp

(5) Những quyền hạn khác như quyết định trưng cầu dân ý, đại xá,

(6) Quyền ủy quyền của nghị viện,

(7) Phục vụ cử tri (đóng vai trò trung gian giữa cử tri và chính quyền)

Quốc hội còn được xem như là một tổ chức để giải quyết những mâu thuẫn trong xã hội Ởnhiều nước, các nhóm lợi ích cũng coi Quốc hội là nơi để họ có thể tác động hoặc bày tỏ nguyện vọngcủa họ

Các chức năng trên đây đều được hiến pháp các nước quy định cụ thể Trong thực tiễn, để thựchiện chức năng của mình các quốc hội phải tuân thủ những quy trình và thể thức hoạt động do phápluật quy định

Ví dụ đối với chức năng lập pháp phải thông qua các quá trình sau: a) Giới thiệu dự án luật; b)Soạn thảo; c) Xem xét và thảo luận ở phiên họp toàn thể; d) Thông qua dự án luật; e) Ban hành luật

Riêng việc thông qua các đạo luật là một quá trình phối hợp, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau rấtphức tạp giữa hai nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp, mà đằng sau hai cơ quan này là ảnh hưởngcủa các lực lượng chính trị - xã hội

+ Cơ quan hành pháp

- Chức năng:

Hành pháp là một trong 3 nhánh quyền lực của Nhà nước Nó có chức năng chủ yếu là thực thi

pháp luật và quản lý hành chính nhà nước (lập quy)

- Cơ cấu tổ chức cơ quan hành pháp:

Cơ cấu tổ chức cơ quan hành pháp phụ thuộc vào mô hình nhà nước, cộng hòa tổng thống haycộng hòa đại nghị Đối với các nước cộng hòa tổng thống, đứng đầu thể chế hành pháp là tổng thống(điển hình là Mỹ) Ở các nước cộng hòa đại nghị (Đức, Italia ) thì đứng đầu hành pháp là thủ tướng ởcác nước này tổng thống giữ chức năng đại diện cho quốc gia

Ở Mỹ, Tổng thống Mỹ do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm

Ở các nước cộng hòa đại nghị, thủ tướng đứng đầu quyền hành pháp, được nghị viện bầu.Thông thường thủ tướng là người của đảng đa số hoặc một liên minh đa số trong nghị viện

Ở các nước có mô hình hỗn hợp (Pháp) tổng thống cũng được bầu trực tiếp

Trang 4

Trong chế độ cộng hòa tổng thống Nghị viện không thể bỏ phiếu bất tín nhiệm tổng thống (tổngthống toàn dân tín nhiệm) Tổng thống cũng không được giải tán nghị viện.

Ở các nước này, Tổng thống là trung tâm quyền lực của nhà nước, quyền hành pháp hoàn toànthuộc về Tổng thống Tổng thống có quyền:

- Quyết định mọi chính sách, đường lối chính trị của chính phủ, định hướng đường lối đối nội,đối ngoại của quốc gia

- Có quyền quyết định sử dụng, bãi miễn các thành viên nội các - các bộ trưởng, các quan chứccao cấp khác của chính phủ

- Có quyền thay mặt chính phủ ký kết các điều ước các hiệp định với nước ngoài

- Thống soái các lực lượng vũ trang, quyền chỉ huy quân sự cao nhất

- Ký ban bố các luật, mệnh lệnh hành chính có hiệu lực pháp lý

Các thành viên nội các không cố định, có thể thay đổi do Tổng thống Các thành viên Nội cáckhông đồng thời là thành viên nghị viện Nội các là cơ quan giúp việc của Tổng thống, chịu tráchnhiệm trước Tổng thống

Bộ máy công chức được coi là kết cấu hạ tầng của ngành hành pháp Bộ máy công chức không

chỉ đóng vai trò quan trọng trong thực thi nhiệm vụ mà là còn là một yếu tố ngăn cản sự lạm quyền củagiới lãnh đạo chính trị Bộ máy công chức được lựa chọn theo hai cách:

- Sự bổ nhiệm các nhà chính trị (bầu cử)

- Tuyển chọn những người chuyên nghiệp

Sự lựa chọn này vừa đảm bảo trao cho những người có uy tín với nhân dân, vừa trao cho nhữngngười có trình độ chuyên môn kỹ thuật cần thiết cho sự quản lý nhà nước

Như vậy trong hệ thống hành chính của nhiều nước có hai phạm trù công chức cơ bản: a) Quanchức chính trị; b) Công chức thường xuyên Quan chức chính trị có thể thay đổi theo sự thay đổi củaChính phủ Nó giúp cho việc thích nghi, chuyển hướng chính trị kịp thời của bộ máy, còn công chứcthường xuyên đảm bảo sự ổn định, thực hiện những nhiệm vụ cố định có tính kỹ thuật của bộ máyhành chính đã được pháp quy hóa Vấn đề là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa 2 phạm trù côngchức này

+ Cơ quan tư pháp

Cơ quan tư pháp hay là ngành tư pháp là một trong ba thể chế quyền lực quan trọng của nhànước

Cơ quan tư pháp có các chức năng sau:

(1) Bảo vệ hiến pháp và pháp luật thông qua các hoạt động xét xử mọi hành vi vi phạm hiếnpháp và pháp luật

(2) Giải thích hiến pháp, pháp luật

(3) Phối hợp hoạt động với các ngành khác (trong đó cả giám sát, kiềm chế )

Thẩm quyền: Xét xử và định hướng xét xử

Trang 5

Khi bảo vệ hiến pháp và pháp luật, ngành tư pháp cũng chỉ dựa vào pháp luật, không được vượt

ra ngoài khuôn khổ pháp luật Tư pháp xét xử phải công minh Đây là một đòi hòi rất cao, khi trong xãhội có nhiều nhóm lợi ích khác nhau, có thế lực khác nhau, hiểu, thực thi pháp luật khác nhau, thậmchí vi phạm cũng bằng các cách khác nhau Nhất là khi các cơ quan nhà nước như quốc hội, chính phủ,tổng thống v.v vi phạm pháp luật thì việc xét xử cực kỳ khó khăn

Ở nhiều nước, việc giải thích pháp luật không được ghi thành một chức năng chính thức.Nhưng qua thực tế xét xử, ngành tư pháp khách quan đã đảm nhiệm chức năng này Bởi vì để xét xửđược, tư pháp phải hiểu, những điều luật rất chung, giải thích luật, áp dụng luật như thế nào Hành vigiải thích tư pháp này còn có một chức năng phái sinh nữa là giáo dục pháp luật Ở một số nước, ngành

tư pháp còn bao gồm cả kiểm sát việc thực hiện pháp luật của nhà nước và công dân Ở những nước

đó, về tổ chức, ngành tư pháp ngoài hệ thống tòa án, còn có cả viện kiểm sát

+ Các phong trào xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội

Các phong trào và tổ chức chính trị - xã hội khác với các đảng chính trị ở mục tiêu định hướng,hình thức tổ chức và phương thức hoạt động

Trong xã hội hiện đại vai trò của các phong trào xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội rất lớn vàkhông ngừng tăng lên, có nhiều phong trào và tổ chức có vai trò và chức năng quan trọng trong HTCT.Đây là một bộ phận quan trọng của xã hội công dân, đang tích cực cùng nhà nước và HTCT hiện thựchóa các lợi ích và nhân cách cá nhân cũng như của cộng đồng, cân bằng mối quan hệ giữa nhà nước và

xã hội ở nhiều nước các phong trào xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ và quan trọng trong việc hoạchđịnh chính sách của nhà nước và khuynh hướng chính trị của các đảng Bởi vì đây là một tiểu hệ thống

có khả năng hiện thực hóa và xã hội hóa các mục tiêu chính trị của HTCT

Các nguyên tắc và cơ chế vận hành của HTCT

Mỗi HTCT có những nguyên tắc và cơ chế vận hành riêng Dựa trên những nguyên tắc này màcác quan hệ, hành vi chính trị được định hướng và tạo thành một bộ phận hữu cơ của hệ thống Cũngcần nói thêm rằng giữa "nguyên tắc" và "cơ chế" không có những bức trường thành ngăn cách Nóicách khác giới hạn giữa các khái niệm đó chỉ là tương đối

Ngày nay ở nhiều nước trên thế giới phổ biến một số nguyên tắc sau:

+ Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Nguyên tắc này khẳng định tính khách quan quyền lực của nhân dân với tư cách là chủ thể củaquá trình lao động sản xuất xã hội, là những người sáng tạo ra các giá trị xã hội (nguồn gốc của quyềnlực), ủy một phần quyền của mình thông qua những người đại diện để tổ chức và thực thi quyền lựcchính trị quyền lực nhà nước Từ nguyên tắc này, phát sinh một loạt các nguyên tắc sinh hoạt và ứng

xử chính trị khác liên quan đến việc đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

+ Ủy quyền có điều kiện và có thời hạn

Trang 6

Nguyên tắc này xác định ai là người có thể được ủy quyền và ủy quyền trong bao lâu Để đảmbảo nguyên tắc này phải xây dựng thể chế bầu cử bao gồm lựa chọn các ứng viên, thể thức bầu cử vàthủ tục truất quyền khi cần thiết.

Do trong xã hội có các giai cấp, các tầng lớp, các nhóm và từng con người khác nhau vớinhững định hướng giá trị chính trị khác nhau nên ý kiến về các vấn đề đều có thể khác nhau

+ Nguyên tắc tập trung (thống nhất) - phân quyền

Đây là hai mặt của một vấn đề trong đời sống chính trị Không có tập trung (thống nhất)quyền lực đủ mức thì sẽ không có quyền lực chính trị hoặc quyền lực nhà nước và sẽ không có quyềnlực để phân chia (hoặc phân công); không có thống nhất thì không còn quyền lực nhà nước (tức là chỉcòn quyền lực tập đoàn hoặc quyền lực cát cứ)

Sự thống nhất quyền lực nhà nước thể hiện:

(1) Xã hội công dân thống nhất, trên đó xây dựng nhà nước;

(2) Lãnh thổ quốc gia dân tộc thống nhất;

(3) Ý chí nhân dân được tổng hợp lại thành những văn bản (khế ước) có tính pháp lý hợp pháp(hiến pháp và pháp luật ) từ đây xây dựng những thể chế quyền lực thống nhất (cơ quan đại biểu caonhất, cơ quan hành chính cao nhất, cơ quan xét xử cao nhất )

Tuy nhiên, những nguyên tắc này dù có tính hiến định hoặc pháp định nhưng về thực chấtchúng được áp dụng trong thực tiễn là rất khác nhau Ở nhiều nước, những nguyên tắc này vẫn lànhững mục tiêu cần vươn tới

(4) Thống nhất bởi đảng cầm quyền Đảng cầm quyền chi phối hệ thống chính trị bằng cácphương thức chính trị như ảnh hưởng cương lĩnh, đường lối, nêu gương, tổ chức, vận động giáo dục

Trên cơ sở những thống nhất trên đây, mà biểu hiện ra là tính đồng thuận, tính thỏa hiệp xã hội,

sẽ thực hiện sự phân quyền Sự phân quyền mà sắc thái và các cấp độ của nó được các tác giả mô tả vànhấn mạnh rất khác nhau như “phân lập” "phân chia" "phân công" "phân quyền" "phân cấp" "tảnquyền" v.v đều muốn nói đến giao cho các chủ thể khác nhau theo chiều ngang (Trung ương - Trungương) hay theo chiều dọc (Trung ương - địa phương) những nhiệm vụ có tính chức năng của nhà nước(chức năng chính trị hoặc xã hội)

Vì vậy phân quyền là một biểu hiện tất yếu của quá trình thực thi quyền lực nhà nước trong tínhphức tạp, đa dạng, trong trạng thái vận động của nó Không có sự phân quyền, trong điều kiện xã hộihiện đại, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước sẽ không được thực thi

Trang 7

(4) Cơ chế kiểm soát quyền lực.

Bốn cơ chế này có thể được vận hành đồng thời, có thể riêng biệt tùy theo các quan hệ giữa chủthể chính trị và đối tượng chịu tác động của quyền lực chính trị Các cơ chế thể hiện được trình độ thuầnthục của hệ thống và sự trưởng thành về văn hóa chính trị

Phân loại HTCT

Có nhiều tiêu chí được sử dụng để phân loại các HTCT như: XHCN-TBCN (tiêu chí về hệ tưtưởng chủ đạo); hệ thống một đảng - hai đảng - nhiều đảng (tiêu chí về số lượng đảng), hệ thống độctài - dân chủ (tiêu chí về tính chất tham gia của nhân dân), quân sự - dân sự, hay thậm chí cả tính chấtcủa nền văn hóa (Đông - Tây) hay nền kinh tế (phát triển - đang phát triển), v.v

Bên cạnh khái niệm hệ thống, chúng ta còn có khái niệm "chế độ", "chính thể": chế độ/chínhthể quân chủ - cộng hòa/dân chủ Tuy nhiên, việc chỉ lấy các tiêu chí hình thức, ví dụ như "người đứngđầu quốc gia" để đặt tên "Chế độ/chính thể quân chủ", có thể gây nhầm lẫn, vì các chế độ quân chủ lậphiến (như Anh, Nhật, Hà lan, v.v.) có thể lại dân chủ hơn nhiều chế độ cộng hòa/dân chủ khác

Trong thực tế hoạt động chính trị, mối quan hệ căn bản nhất là mối quan hệ quyền lực, tứcquyền lực thực sự thuộc về ai và thể chế nào Do vậy, việc phân công, phân quyền và phân cấp là các

vấn đề trung tâm của nghiên cứu về hệ thống chính trị Trong đa số các HTCT trên thế giới, cách thức

phân quyền như vậy có quan hệ chặt chẽ với nguồn gốc quyền lực Do vậy, mặc dù dùng tiêu chí phânquyèn là tiêu chí chính để phân loại, các mô hình này cũng cho thấy cách thức ủy quyền (cả về phạm vi

và cấp độ) cũng sẽ quy định một cách cơ bản cách thức hoạt động của cả hệ thống

Vì cách thức phân quyền quy định cách thức thực thi quyền lực trong thực tế và các mối quan

hệ quyền lực cơ bản của hệ thống, các nhà khoa học thường dùng nó làm tiêu chí cho sự phân loại các

mô hình hệ thống chính trị với mục tiêu để hiểu được cách thức hoạt động của các HTCT và các khảnăng biến đổi, thích ứng của chúng Như vậy, với mục tiêu mang tính thực tiễn của chương trìnhCCLL, tiêu chí này là thích hợp nhất Theo tiêu chí đó, trên thế giới có thể thấy có 3 mô hình hệ thốngchính trị chủ yếu: hệ thống nghị viện; hệ thống tổng thống, và hệ thống hỗn hợp

Hiển nhiên, khi khái quát như vậy, chúng ta tập trung chính vào cách thức hoạt động của nhànước, với hai đặc tính quan trọng về năng lực cưỡng chế làm nhà nước khác mọi tổ chức xã hội khác:độc quyền về tổ chức lực lượng vũ trang và độc quyền về thu thuế Đây là hai đặc tính chỉ nhà nước có

mà không tổ chức nào trong xã hội có, và chúng cũng làm nên sự độc nhất về tính chất của quyền lực nhànước so với các loại quyền lực khác trong xã hội

Cần thấy rằng, việc lấy cách thức tổ chức nhà nước (tức cách thức phân quyền) làm tiêu chí

như vậy, không có nghĩa rằng HTCT chỉ bao gồm nhà nước, cũng như khi lấy tiêu chí số lượng đảngchính trị làm tiêu chí, không có nghĩa rằng HTCT (một đảng hay đa đảng) chỉ bao gồm các đảng chính

trị, cũng không hàm ý rằng đảng chính trị là tổ chức quan trọng nhất của HTCT Nói cách khác, hệ

thống tổng thống (hay nghị viện) có thể sẽ là hệ thống 1 đảng, hai đảng hay nhiều đảng (khi lấy tiêuchí đảng phái), và có thể là đơn viện hay lưỡng viện (khi lấy tiêu chí nghị viện)

Trang 8

2 Hệ thống chính trị nước ta: đặc điểm, cấu trúc, chức năng, nguyên tắc hoạt động chính Phân tích khái quát thực trạng hoạt động của HTCT: các ưu khuyết điểm và các yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

2.1 Đặc điểm của HTCT nước ta

Có thể nói HTCT nước ta về cơ bản được tổ chức gần giống như HTCT nhiều nước Trước hếttiểu hệ thống thể chế của nó (cốt lõi vật chất của HTCT) bao gồm Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức chính trị, xãhội Các bộ phận này được kết nối với nhau theo những quan hệ, những cơ chế và nguyên tắc vậnhành nhất định, trong một môi trường văn hóa chính trị đặc thù

Chính vì vậy HTCT nước ta có những đặc điểm riêng

Thứ nhất, HTCT nước ta do duy nhất một Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Đặc điểm này

vừa mang tính phổ biến đối với HTCT các nước XHCN, vừa mang tính đặc thù Tính đặc thù đó đượcquy định bởi vai trò, vị trí, khả năng lãnh đạo, uy tín lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khithành lập đến nay trong quá trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, chống ách thực dân, thốngnhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đổi mới xã hội

Thứ hai, HTCT nước ta là HTCT XHCN được xây dựng theo mô hình Xô viết, mặc dù đang

trong quá trình đổi mới, hoàn thiện nhưng ảnh hưởng của chế độ tập trung quan liêu, bao cấp trong môhình ấy đang còn khá nặng nề cả trong cách nghĩ cách làm của đảng viên và nhân dân, cũng như trong

tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước Những khuyết tật của mô hình Xô viết lại được củng cố thêmbởi tổ chức chiến đấu, chiến tranh, kháng chiến Tuy chiến tranh đã kết thúc từ hơn ba chục năm qua,nhưng những thói quen xử lý công việc, quản lý xã hội, ứng xử theo thời chiến vẫn còn ảnh hưởng khánặng trong các thế hệ cán bộ, đặc biệt là thế hệ trưởng thành trong chiến tranh

Thứ ba, nền hành chính nhà nước, một bộ phận quan trọng của nhà nước ta còn rất non trẻ (mới

hơn 60 năm) lại hầu như không được kế thừa gì từ quá khứ (chế độ thực dân phong kiến) bị ảnh hưởngnặng của mô hình tập trung quan liêu cao độ, nhưng phải thực hiện một loạt nhiệm vụ lịch sử mới mẻ

và to lớn, đó là: Đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu đi lên CNXH

bỏ qua chế độ TBCN, thực hiện công nghiệp hóa, đồng thời với hiện đại hóa đất nước, xây dựng mộtnền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, hộinhập quốc tế Tất cả những nhiệm vụ đó đều nhằm mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trongkhu vực và trên thế giới

Những đặc điểm này vừa quy định kết cấu, tổ chức, vận hành và các mối quan hệ vừa cho thấynhững khó khăn, thách thức mà chúng ta phải giải quyết vừa đặt ra những yêu cầu đổi mới và hoànthiện HTCT nước ta Những yêu cầu đó khác nhiều so với các HTCT khác

Trang 9

2.2 Cấu trúc của HTCT nước ta

Hệ thống chính trị nước ta về tổ chức bộ máy (tiểu hệ thống thể chế) bao gồm Đảng Cộng sảnViệt Nam, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân (các tổ chức chính trị - xã hội) như:Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ

nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam

Trong HTCT nước ta Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội, là hạt nhân của hệthống chính trị

Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam bao gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, hệ thống

tư pháp (Tòa án và Viện Kiểm sát nhân dân) và chính quyền các địa phương

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của

nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Quốc hội nước ta có chức năng: Lập pháp; quyết định những vấn đề xã hội, quốc phòng an ninhcủa đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội

và hoạt động của công dân

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam về đối nội và đối ngoại

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội

Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội

Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị kinh tế, văn hóa, xã hộiquốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệmtrước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; phải báo cáo công tác trước Quốc hội,

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước

Nhân dân các địa phương bầu ra Hội đồng nhân dân cấp mình Hội đồng nhân dân là cơ quanquyền lực nhà nước ở địa phương

Hội đồng nhân dân bầu ra Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hộiđồng nhân dân, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp,luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân (Hiến phápnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (sửa đổi) Điều 123)

Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân

Chức năng nhiệm vụ của Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân là bảo vệ Hiến pháp,pháp luật của Nhà nước ta Để thực hiện nhiệm vụ đó, các cơ quan này phải thực hiện một số nhiệm vụnhư điều tra, tố tụng, xét xử, thi hành án

Trang 10

Hệ thống tòa án ở nước ta bao gồm: Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương,

các tòa án quân sự và các tòa án khác do luật định Đó là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòaXHCN Việt Nam

Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quy định thành lập tòa án đặc biệt Tòa án xét xửcông khai Các thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp,

các Viện Kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện Kiểm sát quân sự, thực hành quyền công tố và kiểmsát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định

Tổ chức hoạt động của các cơ quan quyền lực Nhà nước ta tương ứng với mô hình nhà nướcCộng hòa đại nghị Nhưng bản chất của nó là mô hình nhà nước XHCN kiểu Xô viết

Ở nước ta, quyền lực nhà nước tập trung vào Quốc hội (cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quanquyền lực nhà nước cao nhất) Các cơ quan khác như Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân vàViện Kiểm sát đều được Quốc hội cử ra, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trướcQuốc hội Chính phủ, còn là cơ quan chấp hành của Quốc hội

Mặc dù quyền lực Nhà nước là tập trung, thống nhất không thể phân chia, nhưng có phân công,phân nhiệm rõ ràng cho các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tưpháp

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số thành viên của Mặt trận là một bộ phận của HTCT, Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổchức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội,các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,Điều 1)

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhândân, nơi thể hiện ý chí nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ củanhân dân, tham gia công tác bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, xây dựng chủ trương, chínhsách pháp luật, vận động nhân dân thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước,thực hiện giám sát, phản biện hoạt động các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức,đảng viên, giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân

Các quan hệ chính trị: Trong hệ thống chính trị nước ta, các quan hệ chính trị được xác lập do

một cơ chế chủ đạo (và cũng là quan hệ chủ đạo) Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quảnlý

Trong các mối quan hệ này, sự lãnh đạo của Đảng được xác định bằng các phương thức chủyếu sau:

- Lãnh đạo bằng cương lĩnh, đường lối, chủ trương, thông qua các nghị quyết của các tổ chứcĐảng từ Nghị quyết Đại hội Đảng đến nghị quyết chi bộ cơ sở Đường lối cương lĩnh của Đảng được thểchế hóa cụ thể hóa trong Hiến pháp và pháp luật trong hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước

Trang 11

- Lãnh đạo bằng giáo dục, tuyên truyền vận động nêu gương.

- Lãnh đạo bằng công tác tổ chức và cán bộ

- Lãnh đạo bằng công tác kiểm tra

Nhân dân làm chủ, trước hết được xác định ở địa vị chủ thể quyền lực Nhà nước Chỉ nhân dân mới

có chủ quyền đối với quyền lực nhà nước Nhưng nhân dân ủy quyền cho các đại biểu của mình và giámsát đại biểu đó trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước

Nhân dân còn làm chủ bằng các hình thức trực tiếp và gián tiếp (thông qua các đại biểu, các cơquan dân cử và các đoàn thể của dân) Ngày nay quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta không chỉđược đảm bảo bằng Hiến pháp, pháp luật, mà bằng hệ thống truyền thông, các phương tiện thông tinđại chúng, các cuộc vận động, thông qua thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, thực hiện dân biết, dân bàn,dân làm, dân kiểm tra, thông qua vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân

Nhà nước quản lý xã hội trước hết bằng hệ thống quy phạm pháp luật, bằng hệ thống các cơquan quản lý Nhà nước từ các bộ đến các cơ sở, trong đó không loại trừ các biện pháp cưỡng chế đểđảm bảo thực hiện sự nghiêm minh của pháp luật Nhà nước thực hiện quản lý trên tất cả các lĩnh vựckinh tế, chính trị, xã hội, quản lý theo ngành hoặc lãnh thổ theo cấp vĩ mô hoặc vi mô Nhà nước thựchiện sự quản lý bằng cả chính sách, các công cụ đòn bẩy khác Mục tiêu của quản lý Nhà nước là pháthuy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo cho nhândân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thànhphần kinh tế, nhằm phát triển nhanh và mạnh mẽ lực lượng sản xuất của đất nước

Quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là quan hệ phối hợp hành động, đượcthực hiện theo Quy chế phối hợp công tác do ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cơ quan hữu quan ởtừng cấp ban ngành

Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là người lãnh đạo Mặt trận vừa là thành viên của Mặt trận Vì vậyquan hệ giữa Đảng và Mặt trận Tổ quốc vừa là quan hệ lãnh đạo vừa là quan hệ hiệp thương dân chủ, phốihợp và thống nhất hành động

Các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong khi tuân theo điều lệ của Mặt trận Tổquốc Việt Nam; đồng thời vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình

2.3 Các nguyên tắc và cơ chế vận hành

HTCT nước ta hoạt động theo những nguyên tắc phổ biến của HTCT XHCN vừa tuân thủnhững nguyên tắc có tính đặc thù khác

(1) Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) ghi: Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước củadân, do dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giaicấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức

Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện chủ quyền ấy bằng cách bầu ra các

cơ quan quyền lực như Quốc hội, Hội đồng nhân dân Những cơ quan này thay mặt nhân dân thực thi

Ngày đăng: 19/02/2015, 16:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w