1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

phuong phap day tdn thcs

19 340 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 11,93 MB

Nội dung

SKKN :ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY TĐN Ở TRƯỜNG THCS Để hướng tới và đạt được mục đích cuối cùng của mục tiêu và nhiệm vụ của môn Âm nhạc ở trường THCS là tạo nên một “ Trình độ văn hoá Âm nhạc nhất định ” bao gồm sự hiểu biết, năng lực thực hành tối thiểu và năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh . Do đó, đòi hỏi người giáo viên trực tiếp đứng lớp phải có sự đầu tư thời gian thích đáng để tìm tòi, nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp tối ưu trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho các em. Đối với giáo dục âm nhạc, đổi mới phương pháp dạy học là : dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm,để học sinh khám phá những điều mình chưa biết. Dạy học âm nhạc phải chú trọng phương pháp rèn luyện : “ Thực hành là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình dạy học “ phương pháp tự học, học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác, kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò, tăng cường đồ dung dạy học cần thiết. Giờ học âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm : Học vui – vui học. Vận dụng phương pháp tích hợp trong giảng dạy. Phát triển tai nghe và sự nhạy cảm về âm nhạc, tạo ra được cảm xúc cho học sinh, giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc, đồng thời phải tăng cường các hoạt động âm nhạc giúp học sinh : xem, nghe, tự thể hiện và bình luận đánh giá. Từ đó giúp học sinh phát triển toàn diện :” Đúc – Trí – Thể - Mỹ “ và các kỹ năng các kỷ năng cơ bản, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN. Với phương châm “ Học vui - Vui học ”, chương trình Âm nhạc ở trường THCS có nhiều nội dung đa dạng, phong phú với các phân môn như : Học hát, Nhạc lí–TĐN và Âm nhạc thường thức, qua đó mang lại cho các em nhiều niềm vui và sự hứng thú đối với môn học. Riêng đối với phân môn TĐN, giáo viên cần cho học sinh biết rằng: tập đọc nhạc không phải như “ tập đọc chữ ”, tập đọc nhạc sẽ không thể đọc “ như nói ” mà phải đọc “ như hát ”. Tập đọc nhạc chính là cho các em làm quen với chữ “ nhạc ”. Dạy TĐN ở trường THCS chỉ nhằm bước đầu tập luyện “ giải mã ” các kí hiệu ghi chép nhạc và học các bài TĐN để cho các em có ý thức hát đúng cao độ, trường độ, nhịp điệu, làm quen với các loại hình tiết tấu để giúp HS hát lời ca chính xác hơn. Qua những bài TĐN đồng thời cũng giáo dục nhạc cảm và giúp các em phát huy khả năng sáng tạo Âm nhạc của mình. Ở trường THCS, TĐN không thể đạt được mục tiêu như ở trường Âm nhạc chuyên nghiệp là “ đọc thông, viết thạo ” bản nhạc, vì thời lượng học quá ít và đối tượng học sinh là đại trà. Vậy thì , là những giáo viên trực tiếp đứng lớp , để thực hiện được mục tiêu là “ Giáo dục văn hoá âm nhạc ” ở trường THCS , chúng ta phải tổ chức như thế nào để cho các em tiếp thu nhanh bài tập đọc nhạc , nắm Giáo viên : Phan Thanh Bình Trư&ng THCS TT TRI TÔN 1 PHẦN MỞ ĐẦU ( Đặt vấn đề ) SKKN :ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY TĐN Ở TRƯỜNG THCS được kỹ năng đọc nhạc kết hợp với gõ phách, đánh nhịp, để từ đó tạo nên sự hứng thú, sự yêu thích đối với môn học. Đó là vấn đề mà tôi luôn luôn suy nghĩ khi thực hiên giáo án lên lớp và trong thực tế giảng dạy,bản thân luôn cố gắng học hỏi, tìm tòi, rút kinh nghiệm để nhằm tìm cho mình một phương pháp tối ưu trong hoạt động giảng dạy. Trên cơ sở đó, tôi xin mạnh dạn trình bày một số phương pháp mà tôi đã vận dụng có hiệu quả trong hoạt động giảng dạy phân môn TĐN. Hy vọng rằng đây sẽ là những kinh nghiệm bổ ích để cho các đồng nghiệp có thể tham khảo trong hoạt động giảng dạy của mình. Giáo viên : Phan Thanh Bình Trư&ng THCS TT TRI TÔN 2 Giờ học âm nhạc của trường THCS TT Tri Tôn SKKN :ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY TĐN Ở TRƯỜNG THCS  Trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay, với sự phát triển không ngừng của kỹ thuật hiện đại và công nghệ thông tin vượt trội thì bộ môn âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược giáo dục toàn diện học sinh. Trường THCS TT Tri Tôn là trường đặt ở trung tâm huyện Tri Tôn, người dân ở đây chủ yếu làm nông nghiệp, kinh doanh, buôn bán. Trước đây kinh tế rất khó khăn nhưng trong những năm gần đây dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương đẩy mạnh đổi mới kinh tế, đời sống của người dân đã được ổn định và ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần ngày càng cao trong nhân dân và tạo động lực học tập bộ môn âm nhạc cho học sinh. Trường THCS TT Tri Tôn đã được đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu chuẩn Quốc gia giai đoạn 2013 - 2014, nhà trường đã bố trí một phòng học nhạc riêng và có đủ trang thiết bị cần thiết cho dạy và học. Trong những năm gần đây việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong nhà trường rất có hiệu quả đang được các giáo viên trong trường thi đua nghiên cứu để thực hiện. Đặc biệt môn âm nhạc của tôi, tôi đã sử dụng công nghệ thông tin trong giờ học rất thành công, giờ học các em rất thích, rất vui mà chất lượng giờ học đạt được tăng lên rất nhiều so với những năm học trước kia. Tuy nhiên, về việc dạy bộ môn âm nhạc hiện nay vẫn còn gặp phải một số khó khăn dó là: một số phụ huynh vẫn cho rằng, ở nhà trường phổ thông học sinh học quá nhiều môn, các em phải đi học suốt ngày ít có thời gian ôn bài ở nhà nên không cho các em tham gia các phong trào văn nghệ, để các em có thời gian học các môn văn hoá khác như môn Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Tiếng Anh Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa thực sự phong phú, hấp dẫn đối với học sinh, đặc biệt lồng ghép các hoạt động văn nghệ vào các chủ đề, chủ điểm chưa thực sự coi trọng nên chưa có "sân chơi" âm nhạc để học sinh phát huy và bộc lộ hết năng khiếu của mình. Một vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy và học đó là tình hình cơ sở vật chất tuy đã được đầu tư theo chuẩn song vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu và tình hình phát triển chung của xã Giáo viên : Phan Thanh Bình Trư&ng THCS TT TRI TÔN 3  ( Biện pháp giải quyết ) SKKN :ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY TĐN Ở TRƯỜNG THCS hội hiện nay ví như đàn organ, đầu hình, đầu đĩa, tăng âm, loa, đài đã lỗi thời, phòng học nhạc chưa được trang bị đầy đủ tiện nghi cố định. Những khó khăn trên đã gây nhiều khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, dẫn đến kết quả giờ dạy không đạt được theo mong muốn.  ! Tập đọc nhạc còn gọi là xướng âm, chính là đọc cao độ và trường độ các nốt nhạc, nhằm tìm ra và thể hiện đúng giai điệu của bản nhạc. Đọc nhạc rất quan trọng, nó có ý nghĩa trong việc học và cảm nhận âm nhạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất để phát triển năng lực âm nhạc của học sinh, bởi nó đòi hỏi các em phải có tai nghe, nắm vững tên nốt nhạc, có khả năng giải mã và khám phá về giai điệu, có cảm nhận về âm thanh và biết thể hiện đúng về cao độ, trường độ, tốc độ và ngắt nghỉ. Nội dung này là một thách thức không nhỏ đối với việc học âm nhạc của học sinh THCS, vì thế kỹ năng đọc nhạc cần dạy một cách từ từ để giúp học sinh tiếp cận một cách tự nhiên và dần dần trở nên quen thuộc. Khi dạy tập đọc nhạc phải bám sát chuẩn kiến thức và tiến hành theo đúng qui trình sau: - Giới thiệu bài tập đọc nhạc. - Tìm hiểu bài tập đọc nhạc. - Luyện tập đọc cao độ. - Luyện tập tiết tấu. - Tập đọc từng câu. - Tập đọc cả bài. - Ghép lời ca. - Củng cố, kiểm tra đánh giá.  Từ các giải pháp trên tôi đã đưa ra những biện pháp giảng dạy hợp lý và thu được kết quả cao. "#$ Để giờ học TĐN có hiệu quả như mong muốn, tôi đã lựa chọn một số phương pháp phù hợp với phân môn, phù hợp với khả năng của bản thân và điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường. Sau nữa là sự phối hợp một cách hợp lý các phương pháp đó trong từng tiết dạy, để phù hợp với trình độ tiếp thu của từng đối tượng học sinh. %&#$'()* Ở các tiết học TĐN thì trước khi đi vào nội dung chính là đọc nhạc thì giáo viên nên đưa ra một số câu hỏi phù hợp, nhằm củng cố lại cho các em kiến thức về nhạc lý cơ bản, giúp các em vừa đọc tốt bài TĐN, vừa cảm thấy có cơ sở để ghi nhớ các kí hiệu âm nhạc, vừa tăng thêm khả năng vận dụng những kiến thức lý thuyết vào đọc nhạc ở những tiết học sau. VD : Khi dạy bài TĐN số 3 – Lớp 7 (Đất nước tươi đẹp sao) GV đưa ra một số câu hỏi phù hợp để HS trả lời : + Bài TĐN viết ở nhịp mấy? Ô nhịp đầu tiên là ô nhịp gì? Giáo viên : Phan Thanh Bình Trư&ng THCS TT TRI TÔN 4 SKKN :ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY TĐN Ở TRƯỜNG THCS + Em hãy nhận xét về cao độ, trường độ, các kí hiệu âm nhạc đã học có trong bài? Qua phương pháp đặt câu hỏi như trên, bước đầu GV đã giúp HS nhớ lại kiến thức nhạc lý và cách thực hiện các kí hiệu khi đọc bài TĐN. Đồng thời tạo cho HS tính tích cực, chủ động trong giờ học. ,&#$- . Đối với phân môn TĐN, giáo viên sử dụng và kết hợp các phương pháp luyện tập như : luyện tập về cao độ, trường độ (tiết tấu), luyện tai nghe, luyện tập toàn bài (có ghép lời ca). Khi phối kết hợp các phương pháp này, GV nhận thấy rằng HS tiếp thu bài nhanh và đạt kết quả khả quan.Sau đây là một số phương pháp luyện tập cơ bản: * Phương pháp luyện tập cao độ: Đối với học sinh lớp 6 lớp đầu cấp THCS, giáo viên cần cho học sinh đọc chính tả âm nhạc. Yêu cầu đọc đúng tên nốt và ký hiệu trường độ của nó. Khi HS đã tìm ra cao độ bài TĐN thì giáo viên sẽ đàn cho các em đọc thang âm và các âm trụ. Nếu trong bài TĐN có những quãng khó hoặc luyến từ 3- 4 nốt nhạc thì khi học đến những chỗ này giáo viên phải đàn nhiều lần cho HS đọc chính xác. VD: Khi dạy bài TĐN số 1- Lớp 9 (Cây sáo) viết ở giọng Son trưởng có các quãng khó như: Rê-Pha-La-Rê hoặc Mi-La-Đô-Mi, ở những quãng này GV sẽ hướng dẫn cho HS nghe đàn và đọc nhiều lần. Ngoài ra, giáo viên nên thỉnh thoảng sử dụng phương pháp đọc bạch thanh vì đây cũng là một cách để các em tự cảm nhận về cao độ, tạo cho các em sự hứng thú, sự tự tin khi tiếp xúc với môn học. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này giáo viên nên hướng vào đối tượng là HS khá, có cảm nhận âm nhạc tốt. * Phương pháp luyện tiết tấu: Hầu hết những bài TĐN được viết dựa trên một âm hình tiết tấu chung, cho nên trước khi vào đọc bài GV hướng dẫn HS tìm âm hình tiết tấu rồi tiến hành luyện tiết tấu đó cho các em. VD: Khi dạy bài TĐN số 2- Lớp 7 (Ánh trăng) Ở loại hình tiết tấu này, GV hướng dẫn HS đọc theo các chữ đen, trắng, tròn và gõ phách theo từng nốt. * Phương pháp luyện tai nghe: Sau khi HS đã nhận xét xong toàn bài; nắm được cao độ, trường độ, tiết tấu của bài TĐN thì giáo viên có thể đàn qua giai điệu bài, sau đó đàn từng câu, HS lắng nghe và đọc nhẩm theo. Đối với những câu nhạc khó, GV sẽ đàn nhiều lần và gọi HS khá đọc mẫu. VD: Khi dạy bài TĐN số 5- Lớp 8 (Làng tôi), sau khi HS đã đọc xong toàn bài; ở phần củng cố GV sẽ đàn một câu nhạc bất kỳ; HS lắng nghe, nhận biết và đọc câu nhạc đó. Qua phương pháp này GV đã giúp các em luyện tai nghe và các em sẽ có thói quen phản xạ nhanh với âm thanh trong âm nhạc. Đồng thời giúp các em khi nghe Giáo viên : Phan Thanh Bình Trư&ng THCS TT TRI TÔN 5 SKKN :ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY TĐN Ở TRƯỜNG THCS một bài hát hoặc bài TĐN mới, thì các em sẽ cảm nhận giai điệu nhanh hơn thể hiện tốt hơn. /#$0 1,2'3%%4%4 Backing track là sự theo dõi giai diệu, TĐN backing track là học sinh theo dõi sự hiệu ứng của các nốt nhạc chạy trên khuông nhạc gắn liền và đúng với giai điệu, tiết tấu bài TĐN. Sự hiệu ứng của các nốt nhạc có cả phần hòa âm. Với phương pháp này giúp giáo viên giảm bớt thời lượng dạy TĐN trên lớp, tăng kỷ năng thực hành cho học sinh. Giúp học sinh phát triển tai nghe, tiết tấu, tự học bài TĐN mà giáo viên không cần hướng dẫn theo lối cổ truyền dạy từng câu ngắn. Học sinh có thể về nhà mỡ đĩa và tự học mà không cần có giáo viên đệm đàn bên cạnh. Tăng khả năng học nhóm, giúp các em học yếu vẫn có thể đọc hoàn chỉnh một bài TĐN. Phương pháp : - Giáo viên giới thiệu bài TĐN ( ngắn gọn, đủ nội dung ) - Cho học sinh đọc chính tả âm nhạc. - Học sinh nhận xét bài TĐN theo sự hướng dẫn gợi mỡ của giáo viên ; + Bài TĐN viết ở nhịp mấy có bao nhiêu ô nhịp ? + Cao độ sử dụng trong bài. + Trường độ sử dụng trong bài. + Các kí hiệu âm nhạc khác sử dụng trong bài. - Giáo viên đệm đàn cho học sinh luyện thang âm có trong bài. - Cho học sinh xem và nghe track bài TĐN ( có nốt nhạc và âm thanh theo giai điệu, tiết tấu). - Giáo viên tập cho học sinh gõ phách bài TĐN. - Giáo viên hướng dẫn học sinh vừa đọc nốt vừa gõ phách. - Cho học sinh nghe toàn bộ bài TĐN theo backing track. - Học sinh vừa đọc nhẩm vừa gõ phách. - Học sinh đọc nhạc hoàn chỉnh bài TĐN ( có kết hợp gõ phách ) - Học sinh đọc nhạc kết hợp đánh nhịp. Đây là một phương pháp mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực dạy âm nhạc. Giúp giáo viên giảm bớt thời lượng dạy trên lớp, tăng thời lượng thực hành cho học sinh. Giúp học sinh tự giải mã một bài TĐN mà giáo viên không cần phải sử dụng nhạc cụ, nâng cao chất lượng giờ dạy TĐN cho giáo viên – dạy TĐN giáo viên hạn chế sử dụng nhạc cụ. * Phương pháp luyện tập toàn bài: Sau khi HS cơ bản đã đọc được bài thì GV cho HS ghép toàn bài ( giáo viên sử dụng dĩa backing track ). Khi các em ghép toàn bài thì kết hợp gõ phách và hát lời ca. VD: Dãy A: đọc nhạc Dãy B : hát lời Giáo viên : Phan Thanh Bình Trư&ng THCS TT TRI TÔN 6 SKKN :ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY TĐN Ở TRƯỜNG THCS Sau khi gõ phách xong, giáo viên cho các em vừa đọc nhạc vừa đánh nhịp.Đồng thời cho các nhóm nhận xét, giáo viên xếp loại ghi điểm nhằm khuyến khích các em. Phương pháp sử dụng đĩa backing track khi luyện tập toàn bài giúp giáo viên quan sát kỹ học sinh hơn, sửa chổ sai cho học sinh, hướng dẫn, chỉ huy học sinh đánh nhịp bài tập đọc nhạc. /#506789 Muốn cho HS đọc tốt bài TĐN thì việc các em tìm hiểu bài trước khi đến lớp và xem bài sau khi học xong là rất quan trọng. Và để cho các em thực hiện có hiệu quả với nhiệm vụ này, GV cần phải có một phương pháp hướng dẫn về nhà phù hợp. VD: - Hướng dẫn trước khi học bài mới: + Yêu cầu HS nhận biết tên nốt nhạc + Yêu cầu HS nhận xét bài TĐN (nhịp, cao độ, trường độ, âm hình tiết tấu, các kí hiệu âm nhạc đã học học ) - Hướng dẫn sau khi học xong bài trên lớp: + Về nhà đọc lại bài TĐN (ghép lời + gõ phách) + Chép bài TĐN vào vở chép nhạc + Thể hiện đúng cao độ, trường độ, tiết tấu và các kí hiệu có trong bài + Tập đặt lời mới với chủ đề tự chọn. :;#$<!= Ở trường THCS, phân môn TĐN chủ yếu giúp HS áp dụng những lý thuyết đã học vào bài đọc nhạc; qua đó HS biết đọc cao độ, ngân dài trường độ, gõ đúng phách, hát đúng nhịp, thực hiện đúng các kí hiệu Và khi dạy, giáo viên phải thông qua tiếng đàn, giọng hát và tác phẩm cùng những hiện tượng âm nhạc cụ thể để HS cảm nhận được âm thanh. Muốn thực hiện được điều đó, giáo viên không chỉ sử dụng một phương pháp mà cần phải có sự phối hợp giữa nhiều phương pháp. Sự phối hợp đó được giáo viên lựa chọn khi áp dụng vào từng dạng bài và tuỳ vào đối tượng HS. Cụ thể là #$% Trong các giờ học âm nhạc việc sử dụng phương pháp trực quan là rất cần thiết. Đây cũng là phương pháp chính mà GV sử dụng khi dạy phân môn này. Khi nhận thức sự vật, con người thường đi từ “trực quan sinh động” đến “tư duy trừu tượng”. Đối với môn âm nhạc, muốn các em tiếp thu nhanh bài học cần phải đảm bảo 2 yếu tố “nghe” và “nhìn”. Khi được nghe, nhìn và được hướng dẫn cụ thể, các em có thể tự mình rút ra được những kiến thức đã học và áp dụng vào việc thực hành. Tuy nhiên, lưu ý khi vận dụng phương pháp này GV cần phải chuẩn bị trước các đồ dùng, thiết bị dạy học thật chu đáo như: nhạc cụ, bảng phụ, máy nghe, đĩa CD backing track, sưu tầm một số bài hát ; và các thao tác sử dụng thiết bị dạy học. Giáo viên : Phan Thanh Bình Trư&ng THCS TT TRI TÔN 7 SKKN :ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY TĐN Ở TRƯỜNG THCS VD: Khi dạy bài TĐN số 7 – Lớp 7 (Em là bông hồng nhỏ), GV cần chuẩn bị trước bảng phụ bài TĐN, để qua phương pháp trực quan HS quan sát bản nhạc và trả lời câu hỏi. Điều này giúp các em khắc sâu hơn những kiến thức đã học. Hoặc khi dạy bài TĐN số 1 – Lớp 8 (Chiếc đèn ông sao), ngoài đồ dùng dạy học là nhạc cụ, bảng phụ ra thì GV còn phải sưu tầm và cho HS nghe toàn bộ bài hát này qua máy để các em thấy rằng muốn hát được một bài hát thì điều trước tiên là phải tự xướng âm được các nốt nhạc. Như vậy với phương pháp trực quan, phân môn TĐN không bị coi là nhàm chán khi chúng ta sử dụng và kết hợp một trong những phương pháp nói trên. Vì các em sẽ không những được nghe giai điệu, âm thanh trên đàn, trên máy cát-sét mà còn được xem những bản nhạc có hình vẽ minh họa đẹp mắt (ở các bài TĐN lớp 6,9). Chính những điều này là khởi nguồn để tạo nên sự hứng thú đối với môn học, hình thành ở các em sự yêu thích và cảm nhận tốt hơn với bộ môn mang tính nghệ thuật này. />?@:AB=)C% Giáo viên : Phan Thanh Bình Trư&ng THCS TT TRI TÔN 8 Học sinh đọc nhạc kết hợp với gõ phách SKKN :ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY TĐN Ở TRƯỜNG THCS Giáo viên : Phan Thanh Bình Trư&ng THCS TT TRI TÔN 9 Học sinh đọc nhạc kết hợp với đánh nhịp Học sinh học nhóm SKKN :ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY TĐN Ở TRƯỜNG THCS /D!%-E4FC%'G''#;H4!#@% - Kiểm tra lần 1: Đọc tốt: 30% Đọc khá: 45% Đọc được (TB): 20% Không đọc được (Y) 5% IKiểm tra lần 2: Đọc tốt: 40% Đọc khá: 50% Đọc được (TB): 7,97% Không đọc được (Y) 0.03% Học sinh có đĩa CD – TĐN/ THCS các em sẽ chuẩn bị bài mới và nắm bài bài học vững chắc hơn.( Đĩa CD – TĐN/ THCS do Thầy Phan Thanh Bình trư&ng THCS TT Tri Tôn biên soạn ) 2,2 Thực tiển của quá trình giảng dạy và kinh nghiệm : Phân môn tập đọc nhạc (TĐN) là một phân môn hết sức quan trọng bởi nó là một bước đánh dấu sự phát triển khả năng nghe nhạc và nâng cao nhạc cảm của học sinh. Ngoài những phương pháp dạy thông dụng, tôi có một số thủ pháp nhỏ để giúp cho học sinh giải mã cao độ một cách nhanh và chính xác như sau: Trước khi đọc vào bài tập đọc nhạc thì việc cho các em đọc chính tả âm nhạc, luyện đọc quãng thang âm là rất cần thiết. Giáo viên cho học sinh đọc cao độ thang âm của giọng lên xuống liền bậc hai lần sau đó cho học sinh đọc quãng ba lên xuống của thang âm hai lần nữa rồi sau đó mới đọc vào bài tập đọc nhạc. Qua mỗi tiết dạy tôi đều thực nghiệm biện pháp này rất có hiệu quả. học sinh đọc nhạc một cách nhanh hơn, tự tin hơn, chính xác cao độ hơn. Ví dụ: tiết 10 của lớp 7 có phân môn tập đọc nhạc số 4. Bài TĐN này viết ở giọng đô trưởng, có sử dụng các nốt trầm xì, là, sòn. tôi sử dụng cách đọc như sau: Tôi cho học sinh đọc thang âm từ Đồ- Đố lên xuống hai lần, khi đọc đi xuống đọc xuống các nốt Xì, Là, Sòn. Tiếp theo tôi lại cho các em đọc quãng ba, cũng từ Đồ-Đố lên xuống cũng hai lần, khi đọc xuống tôi cũng cho các em đọc quãng xuống các nốt Xì, Là, Sòn. Cứ như vậy tôi cũng áp dụng cho các tiết dạy TĐN khác cũng rất thành công. Giáo viên : Phan Thanh Bình Trư&ng THCS TT TRI TÔN 10 [...]... Phan Thanh Bỡnh 12 Trng THCS TT TRI TễN SKKN :I MI PHNG PHP DY TN TRNG THCS MT S HèNH NH HOT NG B MễN M NHC Tit mc mỳa hi thi Ca mỳa nhc vũng trng Tit mc hỏt minh ha mỳa Giỏo viờn : Phan Thanh Bỡnh 13 Trng THCS TT TRI TễN SKKN :I MI PHNG PHP DY TN TRNG THCS Tit mc tu hi Tit mc nhy hin i Giỏo viờn : Phan Thanh Bỡnh 14 Trng THCS TT TRI TễN SKKN :I MI PHNG PHP DY TN TRNG THCS Trng THCS th trn Tri Tụn-... beat t hc TN v hc hỏt 18 Giỏo viờn : Phan Thanh Bỡnh Trng THCS TT TRI TễN SKKN :I MI PHNG PHP DY TN TRNG THCS õy l cỏch nhỡn nhn ch quan ca tụi trờn i tng hc sinh trng THCS, chc chn cng cũn vi thiu sút v hn ch Rt mong s nhit tõm ca cỏc ng nghip chuyờn mụn gúp ý v cựng nhau san s hc hi Ngi vit PHAN THANH BèNH Giỏo viờn : Phan Thanh Bỡnh 19 Trng THCS TT TRI TễN ... THCS TT TRI TễN SKKN :I MI PHNG PHP DY TN TRNG THCS Trng THCS th trn Tri Tụn- huyn Tri Tụn An Giang Thnh tớch Ca mỳa nhc nm hc 2012 2013 Giỏo viờn : Phan Thanh Bỡnh 15 Trng THCS TT TRI TễN SKKN :I MI PHNG PHP DY TN TRNG THCS KT LUN ging dy tt phõn mụn ny tụi rỳt ra mt s kt lun sau: * V phớa giỏo viờn: Giỏo viờn cn phi chun mc v o c, nhit tỡnh say mờ vi ngh nghip, chun b tht tt cho tit dy ca mỡnh... nào ở trong bài dạy một cách chủ động (có thể đảo nội dung trong khi dạy) -* V phớa hc sinh : Hc tt bi hc c, nghiờn cu bi hc mi trc khi n lp Giỏo viờn : Phan Thanh Bỡnh 16 Trng THCS TT TRI TễN SKKN :I MI PHNG PHP DY TN TRNG THCS T chc c cỏc hot ng hc tp nh: hc cỏ nhõn, hc nhúm Hỡnh thc hc cỏ nhõn l cỏc em t hc, t tỡm tũi sỏng to trong bi hc; cũn hc nhúm l cỏc em c nghe v sa sai cho nhau * V phớa... T l Cha t 100% 0 T l Ghi chỳ 100% Nm hc 2011-2912 STT Mụn TSHS t 01 Nhc 1219 1219 Chia ra T l Cha t 100% 0 T l Ghi chỳ 100% Nm hc 2012-2913 Giỏo viờn : Phan Thanh Bỡnh 17 Trng THCS TT TRI TễN SKKN :I MI PHNG PHP DY TN TRNG THCS STT Mụn TSHS t 01 Nhc 1224 1224 Chia ra T l Cha t 100% 0 T l Ghi chỳ 100% Kt qu nh trờn cú th thy vic s dng cụng ngh thụng tin , s dng dựng dy hc( TẹN Backing track ) v vn... vi quy nh: Giỏo viờn a tay lờn cao thỡ hc sinh c to, a tay ngang vai thỡ hc sinh c va phi, giỏo viờn a tay xung thp thỡ c nh Tụi iu khin hc Giỏo viờn : Phan Thanh Bỡnh 11 Trng THCS TT TRI TễN SKKN :I MI PHNG PHP DY TN TRNG THCS sinh c bi tp c nhc ri tu tng cõu nhc m ra lnh cho hc sinh c to, nh hay va phi Thc hin nh vy bi tp c nhc s cú lỳc to, lỳc nh, lỳc tro lờn nh súng bin, lỳc li lng xung mm mi...SKKN :I MI PHNG PHP DY TN TRNG THCS giỳp cho hc sinh cm nhn tt v cao , trng , cng ca cỏc nt nhc, ngoi vic cho hc sinh c tng cõu nhc theo tc chm n nhanh dn nh phng phỏp dy hc truyn thng tụi cũn cho hc sinh hc bi di dng trũ chi: Chỳng... mong rng s c s gúp ý chõn tỡnh ca cỏc ng nghip tụi cú thờm nhng kinh nghim, phc v cho vic ging dy mụn õm nhc trong nh trng ph thụng trong nhng nm hc ti t kt qu cao hn Qua thc t ging dy b mụn m nhc trng THCS, cựng vi nhng kin thc ó hc v nhng ý kin úng gúp ca bn bố ng nghip, bn thõn tụi ó rt c gng tỡm ra nhng phng phỏp ti u khi ging dy T ú m tụi ó rỳt ra c mt s kinh nghim sau õy: - Trc khi dy 1 bi TN,... thoi mỏi nh nhng hn, hc sinh nghe v cm nhn bi hc tt, hc sinh ngy mt hng thỳ vi gi hc, khụng khớ ca gi hc sụi ni hn Kt qu nghiờn cu Qua mt thi gian nghiờn cu v ỏp dng ging dy b mụn õm nhc trong nh trng THCS TT TRI TễN HUYN TRI TễN AN GIANG Tụi luụn luụn khụng ngng nghiờn cu, hc hi, tỡm tũi v sỏng to i mi phng phỏp ging dy t hiu qu tt Vi nhng th phỏp phự hp vi c thự ca b mụn õm nhc, c bit l phn Nhc . mình. Giáo viên : Phan Thanh Bình Trư&ng THCS TT TRI TÔN 2 Giờ học âm nhạc của trường THCS TT Tri Tôn SKKN :ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY TĐN Ở TRƯỜNG THCS  Trong xu thế hội nhập. Thanh Bình Trư&ng THCS TT TRI TÔN 8 Học sinh đọc nhạc kết hợp với gõ phách SKKN :ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY TĐN Ở TRƯỜNG THCS Giáo viên : Phan Thanh Bình Trư&ng THCS TT TRI TÔN 9 Học sinh. (Y) 0.03% Học sinh có đĩa CD – TĐN/ THCS các em sẽ chuẩn bị bài mới và nắm bài bài học vững chắc hơn.( Đĩa CD – TĐN/ THCS do Thầy Phan Thanh Bình trư&ng THCS TT Tri Tôn biên soạn ) 2,2 Thực

Ngày đăng: 17/02/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w