1. Trang chủ
  2. » Tất cả

245685

82 256 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 564,55 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .1 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM BAO BÌ CARTON 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH 3 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh .3 1.1.2. Môi trường ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh .4 1.1.2.1. Môi trường bên ngoài .4 1.1.2.2. Môi trường bên trong 7 1.1.3. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp 8 1.2. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM BAO BÌ CARTON .8 1.2.1. Chức năng và phân loại sản phẩm bao bì carton 8 1.2.2. Tình hình phát triển ngành sản xuất bao bì carton tại một số nước trên thế giới và tại Việt Nam 11 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON IN OFFSET Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 15 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON IN OFFSET Ở TP.HCM 15 2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON IN OFFSET Ở TP.HCM TRONG NHỮNG NĂM QUA 16 2.3. PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON IN OFFSET Ở TP.HCM 17 2.3.1. Môi trường bên ngoài 17 2.3.1.1. Môi trường vó mô 17 1. Các yếu tố kinh tế .17 2. Các yếu tố về chính trò, chính phủ và luật pháp .18 3. Các yếu tố tự nhiên và đòa lý .19 4. Các yếu tố về văn hóa xã hội .19 1 5. Các yếu tố về kỹ thuật và công nghệ .20 2.3.1.2. Môi trường vi mô 20 1. Khách hàng .20 2. Nhà cung cấp 22 3. Đối thủ cạnh tranh 23 4. Sản phẩm thay thế 27 5. Các đối thủ tiềm năng 28 2.3.2. Môi trường bên trong 28 1. Về công tác quản trò 28 2. Về công tác Marketing 29 3. Về sản xuất và tác nghiệp .30 4. Về nguồn nhân lực 31 5. Về tài chính kế toán 31 6. Về nghiên cứu phát triển 32 2.4. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON IN OFFSET Ở TP.HCM .32 2.4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 32 2.4.2. Ma trận đánh giá nội bộ 33 2.4.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh .34 2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON IN OFFSET Ở TP.HCM 35 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON IN OFFSET TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .37 3.1. MỤC TIÊU TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON IN OFFSET Ở TP.HCM .37 3.1.1. Cơ sở xác đònh mục tiêu 37 3.1.2. Mục tiêu phát triển của bốn doanh nghiệp nhà nước sản xuất bao bì carton in offset ở TP.HCM từ nay đến năm 2010 .38 2 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON IN OFFSET TẠI TP.HCM 39 3.2.1. Nhóm giải pháp phát triển thò trường và đẩy mạnh các hoạt động marketing 39 3.2.1.1. Giải pháp phân khúc và lựa chọn thò trường mục tiêu .39 3.2.1.2. Giải pháp thu hút và phát triển khách hàng .42 3.2.1.3. Giải pháp đẩy mạnh công tác marketing 46 3.2.2. Nhóm giải pháp tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm .48 3.2.2.1. Giải pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu .48 3.3.2.2. Giải pháp giảm hao phí trong quá trình sản xuất .49 3.3.1.4. Giải pháp đẩy mạnh công tác thiết kế tạo mẫu .51 3.2.3. Nhóm giải pháp về đầu tư máy móc thiết bò và tạo vốn 52 3.2.4. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý và đào tạo nguồn nhân lực 53 3.2.4.1. Giải pháp về tổ chức quản lý trong doanh nghiệp 53 3.2.4.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực .55 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .56 3.3.1. Đối với nhà nước .56 3.3.2. Đối với các doanh nghiệp nhà nước 57 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3 LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt, mọi doanh nghiệp phải đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn. Hơn nữa, quá trình quốc tế hóa diễn ra hết sức mạnh mẽ với hai xu thế là toàn cầu hóa và khu vực hóa làm cho áp lực cạnh tranh càng thêm gay gắt. Đồng thời với chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của chính phủ đã làm cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thò trường với thiết bò công nghệ hiện đại hơn, khả năng tài chính mạnh hơn đã chiếm lónh hầu hết các thò trường. Điều này đã đẩy các doanh nghiệp Việt Nam vào thế phải cạnh tranh một cách mạnh mẽ để tồn tại. Các doanh nghiệp nhà nước sản xuất bao bì carton in offset cũng không thoát khỏi tình trạng cạnh tranh này. Tuy nhiên, trong quá trình cạnh tranh, một số ít doanh nghiệp đã phát triển và đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, một số khác vẫn còn bò hạn chế về năng lực cạnh tranh do cơ cấu tổ chức quản lý kém hiệu quả, máy móc thiết bò đầu tư thiếu đồng bộ, chưa hiện đại, chưa hoạch đònh cho mình những chiến lược trung và dài hạn, hầu như chỉ tập trung vào những kế hoạch ngắn hạn, chưa quan tâm đến công tác tiếp thò làm cho chất lượng dòch vụ còn kém, chưa đủ sức cạnh tranh trên thò trường. Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước sản xuất bao bì carton in offset tại Thành Phố Hồ Chí Minh” với mong muốn để các doanh nghiệp này có thể tồn tại và phát triển trong tương lai. Mục đích chính của luận văn này là từ việc phân tích đánh giá thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước sản xuất bao bì carton in offset kết hợp với việc đối chiếu so sánh với một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhà nước này. 4 Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là 4 doanh nghiệp nhà nước sản xuất bao bì carton in offset tại Thành Phố Hồ Chí Minh, là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước. Để thực hiện luận văn này, tác giả đã vận dụng toàn bộ các kiến thức đã học, vận dụng các lý thuyết về cạnh tranh, về quản trò học và các môn học có liên quan. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp như: phương pháp tiếp cận thông tin thực tế từ doanh nghiệp, phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia khi phân tích các yếu tố về môi trường để trình bày và diễn đạt các ý tưởng. Kết cấu của luận văn gồm ba chương ngoài lời mở đầu và kết luận bao gồm: - Chương 1: Lý thuyết về cạnh tranh và tổng quan về sản phẩm bao bì carton - Chương 2: Phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước sản xuất bao bì carton in offset tại TP.HCM - Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước sản xuất bao bì carton in offset tại TP.HCM Vì thời gian và trình độ còn hạn chế nên luận văn không thể tránh được những thiếu sót nhất đònh. Rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô và các bạn 5 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM BAO BÌ CARTON 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, cạnh tranh có thể được hiểu như sau: Cạnh tranh là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa những chủ thể kinh doanh với nhau trên một thò trường hàng hóa cụ thể nào đó nhằm giành giật khách hàng và thò trường, thông qua đó mà tiêu thụ được nhiều hàng hoá và thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên cần phân biệt giữa cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế thò trường. Đối với cạnh tranh không lành mạnh: mục đích của nó là tìm mọi cách loại trừ mọi đối thủ để tạo nên thế độc tôn trên thò trường, về phương cách nó dùng mọi thủ đoạn xảo quyệt, từ dựa dẫm thế quyền đến ám hại cá nhân và hậu quả của nó là vật cản cho sự phát triển của xã hội, sớm muộn cũng sẽ bò loại bỏ. Đối với cạnh tranh lành mạnh là nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng ngày một tốt hơn và từ đó khách hàng sẽ lựa chọn mình, về phương cách thực sự là một tiến trình tiếp diễn không ngừng và là một cuộc tranh tài giữa các doanh nghiệp và kết quả là động lực phát triển của xã hội, củng cố một nền văn minh khai thông cho việc thiết lập những cơ chế hành xử mang tính nhân văn trong kinh tế. Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có quan niệm gắn sức cạnh tranh với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thò trường. Có quan điểm lại gắn sức cạnh tranh của doanh nghiệp theo thò phần mà nó chiếm giữ, có người lại đồng nghóa công cụ cạnh tranh với các chỉ tiêu đo lường sức cạnh tranh của hàng hoá, của doanh nghiệp, và thậm chí có người còn đồng nghóa sức cạnh tranh với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . có tác giả sau khi phân tích bản chất của sức cạnh tranh đã đi đến kết luận: "Sức cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của nó so với 6 Trong thực tế, có doanh nghiệp thực lực rất nhỏ nhưng vẫn duy trì được vò trí của nó trên thò trường so với các đối thủ cạnh tranh bằng cách huy động ngoại lực về thực lực và lợi thế hoặc cả hai. Do vậy, nếu chỉ hiểu sức cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thế của nó sẽ làm giảm những suy nghó sáng tạo dám nghó dám làm, dám huy động thực lực hoặc lợi thế của doanh nghiệp khác vào việc duy trì vò trí của nó trên thò trường. Đó không phải là sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời mở cửa và hội nhập, mà là sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ đóng cửa, giơ cao ngọn cờ tự lập tự cường. Cách hiểu đó không còn phù hợp với bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới. Do đó, "Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là thực lực và lợi thế mà doanh nghiệp có thể huy động để duy trì và cải thiện vò trí của nó so với các đối thủ cạnh tranh trên thò trường một cách lâu dài và có ý chí nhằm thu được lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp của mình". Môi trường ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh 1.1.2. Nghiên cứu môi trường tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một nội dung quan trọng không thể thiếu được trong quá trình phân tích. Chỉ có thông qua nghiên cứu, phân tích cặn kẽ mọi diễn biến của môi trường một cách thường xuyên, liên tục mới giúp nhà quản trò xây dựng được những chiến lược thành công. Môi trường ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm môi trường bên ngoài và môi trường bên trong doanh nghiệp. Môi trường bên ngoài: 1.1.2.1. Đó là tập hợp tất cả các phần tử nằm ngoài doanh nghiệp và có tác động, ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Người ta chia môi trường bên ngoài doanh nghiệp thành hai loại: Thứ nhất là: Môi trường vó mô hay còn được gọi là môi trường tổng quát là môi trường bao trùm lên hoạt động động của tất cả các tổ chức, có ảnh hưởng 7 - Các yếu tố về kinh tế: bao gồm các yếu tố như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ lạm phát, khả năng huy động vốn, thu nhập bình quân, các chính sách thuế, tài chính… của quốc gia hay khu vực có ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp. - Các yếu tố về chính trò, chính phủ và luật pháp: bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng chính trò, những diễn biến chính trò… Các yếu tố này có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. - Các yếu tố tự nhiên: các điều kiện tự nhiên luôn là một yếu tố quan trọng trong hoạt động mọi mặt của con người. Đồng thời nó là yếu tố đầu vào rất quan trọng cho nhiều ngành kinh doanh. Tuy vậy, nếu không biết quan tâm tái tạo môi trường, doanh nghiệp cũng như xã hội sẽ phải gánh chòu ngay những hậu quả nặng nề mà không cần chờ đến các thế hệ kế tiếp. - Các yếu tố về văn hóa xã hội: bao gồm một hệ thống những chuẩn mực và giá trò được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể. Các yếu tố xã hội có tác động chậm nhưng lâu dài và có hệ quả rất sâu rộng lên mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp. - Các yếu tố về kỹ thuật và công nghệ: đây là một yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa đối với các doanh nghiệp. Chắc chắn sẽ có nhiều công nghệ tiên tiến tiếp tục ra đời, tạo nên các cơ hội cũng như nguy cơ đối với tất cả các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp. Mỗi yếu tố của môi trường vó mô nói trên có thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách độc lập hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác. Thứ hai là: Môi trường vi mô hay còn gọi là môi trường cạnh tranh, bao gồm các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết đònh tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó. Theo quan điểm quản trò chiến lược của Michael Porter, giáo sư Trường kinh doanh Harvard của Mỹ, phân tích rằng: đối với mỗi ngành, dù là trong hay ngoài nước, năng lực cạnh tranh chòu ảnh hưởng bởi các yếu tố thể hiện qua mô hình sau: 8 Các đối thủ mới tiềm ẩn Sản phẩm thay thế Người cung cấp Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Sự tranh đua giũa các doanh nghiệp hiện có mặt trong ngành Người mua Nguy cơ do các sản phẩm và dòch vụ thay thế Khả năng thương lượng của người mua Nguy cơ có các đối thủ cạnh tranh mới Khả năng thương lượng của người cung cấp Mô hình này đã thể hiện một cách rõ nét năm nhân tố ảnh hưỡng đến năng lực cạnh tranh như sau: - Một là, người cung ứng: Người cung ứng có thể khẳng đònh quyền lực của mình đối với các thành viên trong cuộc thương lượng bằng cách đe dọa tăng giá hoặc giảm chất lượng hàng hóa dòch vụ đã mua. - Hai là, người mua: Có thể nói lý do tồn tại của các doanh nghiệp là để góp phần làm tăng thêm giá trò cho các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng – những người tiêu thụ sản phẩm của họ – và tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy khách hàng là ân nhân của doanh nghiệp, quyết đònh sự tồn tại của nó, đồng thời cũng có thể có những áp đặt quyền lực của người mua với doanh nghiệp và do đó khách hàng tạo ra cả cơ hội lẫn rủi ro, đe dọa cho doanh nghiệp. - Ba là, các đối thủ tiềm năng: Là nguy cơ đến từ những đối thủ mới hoặc sẽ gia nhập của ngành. Những đối thủ mới của ngành mang đến năng lực sản xuất mới, sự mong muốn chiếm lónh một thò phần nào đó và thường là những 9 nguồn lực to lớn. Giá bán có thể bò kéo xuống hoặc chi phí của các doanh nghiệp đi trước có thể bò tăng lên và kết quả là làm giảm mức lợi nhuận. - Bốn la,ø sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế phần lớn là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ để tạo ra những sản phẩm mới có cùng công năng, thay thế sản phẩm hiện tại. Người ta sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế khi giá cả của sản phẩm hiện tại quá cao. Trường hợp thiếu vắng các sản phẩm thay thế, các sản phẩm hiện tại trở nên luôn cần thiết đối với người sử dụng. Để duy trì sự cần thiết đó, các doanh nghiệp cũng không ngừng hoàn thiện chất lượng, hạ thấp chi phí để đảm bảo khả năng cạnh tranh hơn nữa. - Năm là, các đối thủ cạnh tranh trong ngành: Có thể nói, lónh vực trung tâm của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chính là sự phân tích có tính thuyết phục về các đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện có trong ngành là một trong những yếu tố phản ánh bản chất của cạnh tranh. Sự có mặt của các doanh nghiệp cạnh tranh chính trên thò trường và tình hình hoạt động của họ là lực lượng tác động trực tiếp, mạnh mẽ và tức thì tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chính đóng vai trò chủ chốt, có khả năng chi phối và khống chế thò trường. Các doanh nghiệp trong ngành cần phải nghiên cứu, đánh giá khả năng của các doanh nghiệp cạnh tranh chính, để xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh thích hợp với năng lực cạnh tranh chung của ngành. Các yếu tố trên đồng thời tạo nên môi trường ngành mà M.Porter gọi là năm lực lượng hay năm áp lực cạnh tranh trên thò trường ngành. Các áp lực này ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong ngành. Do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thì việc phân tích 5 áp lực cạnh tranh này là một điều tất yếu. 1.1.2.2. Môi trường bên trong (hay môi trường nội bộ) Tất cả các tổ chức đều có những điểm mạnh và yếu trong các lónh vực kinh doanh. Những điểm mạnh và yếu bên trong cùng với những cơ hội và nguy cơ bên ngoài và nhiệm vụ rõ ràng là những điểm cơ bản cần quan tâm khi thiết lập các mục tiêu và chiến lược. Các mục tiêu và chiến lược được xây dựng nhằm lợi dụng những điểm mạnh và khắc phục những yếu kém bên trong – những yếu tố mà nhà quản trò có thể kiểm soát được. 10

Ngày đăng: 01/04/2013, 14:27

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Mô hình này đã thể hiện một cách rõ nét năm nhân tố ảnh hưỡng đến năng lực cạnh tranh như sau:  - 245685
h ình này đã thể hiện một cách rõ nét năm nhân tố ảnh hưỡng đến năng lực cạnh tranh như sau: (Trang 9)
1.2.2. Tình hình phát triển ngành sản xuất bao bì carton tại một số nước trên thế giới và ở Việt Nam  - 245685
1.2.2. Tình hình phát triển ngành sản xuất bao bì carton tại một số nước trên thế giới và ở Việt Nam (Trang 15)
Bảng 3: Khả năng cung cấp và sản xuất bao bì cartonin offset của các doanh nghiệp tại TP.HCM - 245685
Bảng 3 Khả năng cung cấp và sản xuất bao bì cartonin offset của các doanh nghiệp tại TP.HCM (Trang 17)
Bảng 3: Khả năng cung cấp và sản xuất bao bì carton in offset   của các doanh nghiệp tại TP.HCM - 245685
Bảng 3 Khả năng cung cấp và sản xuất bao bì carton in offset của các doanh nghiệp tại TP.HCM (Trang 17)
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - 245685
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (Trang 18)
Bảng 4: Các doanh nghiệp nhà nước sản xuất bao bì carton in offset tại t P.HCM  STT  Teõn doanh nghieọp  Năm thành - 245685
Bảng 4 Các doanh nghiệp nhà nước sản xuất bao bì carton in offset tại t P.HCM STT Teõn doanh nghieọp Năm thành (Trang 18)
Bảng 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bốn doanh nghiệp nhà nước sản xuất bao bì  carton in offset ở TP.HCM qua các năm - 245685
Bảng 5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bốn doanh nghiệp nhà nước sản xuất bao bì carton in offset ở TP.HCM qua các năm (Trang 19)
Với những số liệu trên cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước đang gặp khó khăn, tỷ suất lợi nhuận giảm một cách  đáng kể so với mức tăng của doanh số - 245685
i những số liệu trên cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước đang gặp khó khăn, tỷ suất lợi nhuận giảm một cách đáng kể so với mức tăng của doanh số (Trang 20)
Bảng 7: Tóm tắt các điểm mạnh yếu của các đối thủ - 245685
Bảng 7 Tóm tắt các điểm mạnh yếu của các đối thủ (Trang 29)
Bảng 7: Tóm  tắt các điểm mạnh yếu của các đối thủ - 245685
Bảng 7 Tóm tắt các điểm mạnh yếu của các đối thủ (Trang 29)
Bảng 8: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài - 245685
Bảng 8 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (Trang 36)
Bảng 8: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài - 245685
Bảng 8 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (Trang 36)
Bảng 9: Ma trận đánh giá nội bộ - 245685
Bảng 9 Ma trận đánh giá nội bộ (Trang 37)
Bảng 9: Ma trận đánh giá nội bộ - 245685
Bảng 9 Ma trận đánh giá nội bộ (Trang 37)
Bảng 10: Ma trận hình ảnh cạnh tranh - 245685
Bảng 10 Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Trang 39)
Bảng 11: Tốc độ tăng trưởng của một số ngành công nghiệp sử dụng bao bì cartonin offset - 245685
Bảng 11 Tốc độ tăng trưởng của một số ngành công nghiệp sử dụng bao bì cartonin offset (Trang 42)
Bảng 11: Tốc độ tăng trưởng của một số ngành công nghiệp sử dụng bao bì carton in offset  Ngành công nghiệp  2000  2001 2002 2003 Bình  Quaân - 245685
Bảng 11 Tốc độ tăng trưởng của một số ngành công nghiệp sử dụng bao bì carton in offset Ngành công nghiệp 2000 2001 2002 2003 Bình Quaân (Trang 42)
Bảng 16: So sánh tính hấp dẫn của phân khúc - 245685
Bảng 16 So sánh tính hấp dẫn của phân khúc (Trang 47)
PHỤ LỤC 1: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON IN OFFSET - 245685
1 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON IN OFFSET (Trang 68)
Cung cấp thông tin mới về tình hình đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ,  đưa các chuyên gia tới giới thiệu về khả  năng công nghệ của mình - 245685
ung cấp thông tin mới về tình hình đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ, đưa các chuyên gia tới giới thiệu về khả năng công nghệ của mình (Trang 71)
PHỤ LỤC 5: MINH HỌA BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ SỰ THỎA MÃN CỦA KHÁCH HÀNG - 245685
5 MINH HỌA BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ SỰ THỎA MÃN CỦA KHÁCH HÀNG (Trang 73)
Định hình lại dịch vụ   - 245685
nh hình lại dịch vụ (Trang 79)