1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Cái tôi ngông trong thơ tản đà

59 1,5K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 195,5 KB

Nội dung

MEONGOK Mở đầu. 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Nhắc tới nền văn học Việt Nam thì chúng ta không thể không nhắc tới Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Bởi Tản Đà là một phong cách lớn, giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Ông là con ngời của buổi giao thời - cái buổi mà nền văn học mới cha đợc định hình rõ mà văn học cũ thì đã đi vào bế tắc, hết vai trò lịch sử. Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu chính là dấu nối giữa hai nền văn học trung đại và hiện đại. Tên tuổi của ông gắn liền với thời kì văn học mang tính chất giao thời ấy. Tản Đà có ảnh hởng rất lớn đến quá trình vận động và phát triển của văn học, đặc biệt là lĩnh vực thơ ca. Ông chính là một hiện tợng hấp dẫn, mới mẻ đối với giới phê bình nghiên cứu. Nhng bản thân con ngời cũng nh sáng tác của Tản Đà vốn rất phức tạp dẫn đến nhiều hớng tiếp cận, nhiều cách đánh giá khác nhau. Và ở ông vẫn còn nhiều vấn đề cha đợc đề cập tới. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu về hiện tợng văn học này cần phải đợc tiếp tục để đảm bảo một cái nhìn đúng đắn, thống nhất. 1.2. Cái Tôi tác giả là một phạm trù rất quan trọng trong sáng tác văn học viết. Đây là yếu tố cơ bản trong hệ thống các yếu tố hình thành nên phong cách của một tác giả. Cái Tôi trong sáng tác của Tản Đà quả thực là một hiện tợng rất độc đáo trong văn học Việt Nam. Đi sâu tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi hy vọng nhằm đi đến xác định một phơng diện quan trọng trong phong cách của tác giả, tìm ra đ- ợc dấu ấn riêng đặc sắc mà nhà thơ đã để lại trong lịch sử văn học dân tộc. 1.3. Từ thập niên bốn mơi của thế kỷ XX, thơ Tản Đà đã đợc đa vào giảng dạy trong nhà trờng phổ thông và đại học. Hiện nay, ở Trung học phổ thông, thơ Tản Đà đợc chọn giảng bài Thề non nớc. Đây là một trong những bài thơ hay nhất của ông và cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến tranh cãi, không thống nhất. Nh vâỵ, chúng ta thấy rằng Tản Đà là một tác giả có vị trí đặc biệt không chỉ trong lịch sử văn học dân tộc mà cả trong các chơng trình giảng dạy văn học ở học đờng. Vì thế, việc tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này, hy vọng sẽ có đóng góp ít nhiều vào công tác giảng dạy, học tập về Tản Đà ở nhà trờng phổ thông. 2. Đối tợng nghiên cứu và phạm vi, giới hạn của đề tài. 2.1. Đối tợng nghiên cứu: 1 MEONGOK Nh tên đề tài đã xác định, đối tợng nghiên cứu mà đề tài hớng tới ở đây là: Cái tôi ngông trong thơ Tản Đà. 2.2. Phạm vi, giới hạn của đề tài: Sau gần ba mơi năm sáng tác, Tản Đà đã để lại cho đời một khối lợng tác phẩm khá lớn với nhiều thể loại khác nhau: thơ, văn xuôi, kịch Tuy nhiên, khi nhắc đến Tản Đà, chúng ta nhớ đến ông nhiều nhất với t cách là một nhà thơ. ở lĩnh vực này, Tản Đà đã có những đóng góp nhất định. Bởi vậy,luận văn chủ yếu khảo sát, tìm hiểu những biểu hiện và đặc điểm của cái Tôi ngông trong thơ Tản Đà. Trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận với cái Tôi ngông trong thơ Tản Đà, luận văn có thể so sánh nó với toàn bộ cái Tôi trong sáng tác văn xuôi của ông để làm nổi bật hơn cái Tôi ngông trong thơ. Tài liệu mà luận văn khảo sát là các sáng tác thơ của Tản Đà. Chúng tôi dựa vào cuốn Tản Đà - Thơ và đời do Nguyễn Khắc Xơng su tầm và biên soạn (N.x.b. Văn học - Hà Nội), kết hợp với các yếu tố thuộc về thời đại, về hoàn cảnh riêng, về con ngời của tác giả để tìm hiểu, nghiên cứu. 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. 3.1. Tản Đà là một hiện tợng văn học lớn trong văn học Việt Nam. Lịch trình nghiên cứu về Tản Đà đã có khoảng tám mơi năm và cho đến nay đã có hơn một trăm bài viết nghiên cứu về ông. Nhiều vấn đề đã đợc các tác giả đề cập đến. Nhng nhìn chung, việc đánh giá, nhìn nhận về Tản Đà còn có nhiều ý kiến trái ngợc nhau và đến tận bây giờ vẫn cha đợc thống nhất. Lịch sử nghiên cứu về Tản Đà có thể chia làm ba thời kỳ: 3.1.1. Thời kỳ trớc cách mạng tháng Tám: Tản Đà xuất hiện lần đầu tiên trên văn đàn vào năm 1916 với quyển Khối tình con 1 và gây đợc những d luận, ảnh hởng mạnh mẽ. Khi Nam Phong tạp chí ra đời, Tản Đà cũng đã có mặt ngay từ những số đầu. Trên tờ tạp chí này, Phạm Quỳnh đã công nhận và ca ngợi kịp thời những ảnh hởng tích cực của Tản Đà đối với nền văn học dân tộc: có giọng mới, có ý lạ, đợc quốc dân nhiều ngời cổ võ [29,165]. Cũng chính Phạm Quỳnh trên tờ tạp chí ấy đã đả kích Giấc mộng con của Tản Đà.Ông cho rằng với Giấc mộng con 1, Tản Đà đã khinh mạn quốc dân đến nỗi đem chính danh thân thế mà bắt quốc dân truyền tụng [29,165], đem cái ngông mà phô diễn Với cái Tôi ngông nghênh xuất hiện trên văn đàn trong Giấc mộng con 1, Tản Đà đã bị Phạm Quỳnh phê phán một cách nặng nề rằng: không những là không có ích mà còn có hại, là đánh thuốc độc cho cả nớc, là phạm tội diệt vong Bên cạnh đó, Phạm Quỳnh lại tỏ ý ca ngợi những cuốn nh Đài kinh, Lên sáu vì đã phổ thông luân lý cho đàn bà con gái, vì đã chuyên chú về đờng giáo dục. Giống nh Phạm Quỳnh, một số nhà nghiên cứu 2 MEONGOK khác, họ bất bình với cái Tôi của nhà thơ bộc lộ một cách ngang nhiên nh vậy và họ đã đồng tình với những Đài kinh, Lên sáu. Vì theo họ, văn phải là vỏ bọc của t tởng (Tạp chí Nam Phong - số 17). Nh vậy, từ đầu thế kỷ cho đến trớc 1932 - khi thơ Mới cha xuất hiện, ngời phê bình, đánh giá về Tản Đà không nhiều nhng thực tế thì từ đây, Tản Đà đã bắt đầu trở thành một hiện tợng trên văn đàn. Ông đã tạo nên một sự ảnh hởng trong văn giới và sự say mê trong thế hệ học sinh Tây học. Khi thơ Mới xuất hiện và khẳng định đợc vị trí của mình thì Tản Đà bị đa ra làm đối tợng phê phán. Sự thắng thế của thơ Mới đã thu hút đợc sự quan tâm của công chúng, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu trở nên lu mờ và cổ lỗ, chỉ sống trong kỷ niệm của độc giả. Năm 1934, Tản Đà tranh luận về thơ cũ và thơ Mới với các nhà thơ trẻ. Ông bị báo Ngày nay và nhóm Tự lực văn đoàn đa ra làm trò. Cũng để bảo vệ thơ Mới, nhà thơ trẻ Lu Trọng L đã có những lời lẽ xấc xợc và thiếu tôn trọng đối với Tản Đà: Nàng thơ ấm Hiếu mũi thò lò. Nhìn chung, ở thời kỳ này, Tản Đà không đợc đánh giá một cách đúng mức. Nhng đến năm 1939, sau khi Tản Đà mất, mọi ngời mới nhìn nhận lại và giá trị văn học, cũng nh vai trò của Tản Đà đối với văn đàn đợc đánh giá lại một cách xác đáng hơn. Trên báo Ngày nay số 166, Tao Đàn số dặc biệt về Tản Đà, Tản Đà lại đợc đề cao. Các nhà thơ Mới nh đã hồi tâm lại, hối lỗi bởi sự quá khích của mình nên đã đứng về phái khẳng định vị trí của Tản Đà trong nền văn học dân tộc. Xuân Diệu với Công của thi sĩ Tản Đà đã viết: Tản Đà là ngời thi sĩ đầu tiên mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là ngời thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ một cách đờng hoàng, bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám có một cái Tôi; dám cho trái tim và linh hồn đợc có quyền sống cái đời riêng của chúng. Tản Đà còn là một thi sĩ rất An Nam [29,73]. Một số nhà văn khác nh Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Khái Hng đã nhìn Tản Đà với những nét cá tính ngang tàng, phóng túng, tài hoa, dị thờng [29,515]. Lu Trọng L cũng viết về chân dung Tản Đà với những phẩm chất nh vậy. Trúc Khê viết về một Tản Đà triết học. Nguyễn Xuân Huy đánh giá tài năng Tản Đà qua việc dịch văn thơ Đến 1942 với Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân [24] và Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan [15] thì những giá trị, đóng góp cho văn học của Tản Đà cũng nh những giới hạn của ông đã đợc tìm hiểu, nghiên cứu và tiếp cận một cách rõ hơn. Hoài Thanh - Hoài Chân trong Cung chiêu anh hồn Tản Đà đã viết: trên hội Tao Đàn chỉ có tiên sinh là ngời của hai thế kỷ; là ngời đã dạo bản đàn mở đầu cho một cuộc hoà nhạc tân kỳ đang sắp sửa. Có tiên sinh, ngời ta sẽ thấy rõ chúng tôi không phải là những quái thai của thời đại, những đứa thất 3 MEONGOK cớc không có liên lạc gì với quá khứ của giống nòi[24,11-12]. Nh vậy, Tản Đà đã đợc Hoài Thanh - Hoài Chân xem nh là dấu nối giữa cái mới và cái cũ. Vũ Ngọc Phan cũng cho rằng văn xuôi của Tản Đà là tang chứng của thời văn quốc ngữ còn phôi thai [15]. Cũng trong năm 1942, ở Việt Nam văn học sử yếu [10], Dơng Quảng Hàm nhấn mạnh một số đặc điểm của văn chơng Tản Đà vốn đã đợc nhiều ngời nói đến nh: ngôn ngữ, nhịp điệu thơ nhẹ nhàng, Việt Nam thuần tuý. Ông còn nhấn mạnh tính ngông, phóng túng ở Tản Đà. Dơng Quảng Hàm cũng đã đa Tản Đà vào chơng trình dạy văn ở nhà trờng. Nh vậy, ở giai đoạn này, Tản Đà đã đợc đánh giá rất cao, đợc tiếp cận một cách sâu sắc và đa chiều. 3.1.2. Sau 1945 đến những năm 80: Sau cách mạng tháng Tám, dân tộc ta lại tiếp tục bớc vào cuộc chiến đấu chống sự xâm lăng của thực dân Pháp. Văn học giai đoạn này chủ yếu để phục vụ kháng chiến, làm công tác t tởng. Nó trở thành vũ khí để đấu tranh cách mạng. Vì thế vệc giảng dạy văn học yêu nớc là vấn đề cấp thiết. Bởi vậy, lúc này, vấn đề yêu nớc, vấn đề giai cấp trở thành tiêu chí để đánh giá văn học và nó là đối tợng quan tâm số một của các nhà phê bình nghiên cứu. Các sáng tác của Tản Đà cũng không tránh khỏi quy luật chung ấy. Tản Đà trong suốt thời kỳ này hầu nh không đợc nói đến, có chăng cũng rất ít. Suốt một thời gian dài, từ cuối những năm 50 đến những năm 70, Tản Đà đợc tập trung chú ý và đánh giá ở các mặt yêu nớc, giai cấp, thái độ chính trị đối với quân xâm lợc nh thế nào. Và cuối cùng tiêu điểm của sự đánh giá, tranh luận về Tản Đà chính là bài thơ Thề non n- ớc - nó là biểu hiện của lòng yêu nớc hay tình yêu đôi lứa? Với tác phẩm này, vấn đề yêu nớc của Tản Đà đã đợc một số tác giả nhìn nhận và khẳng định. Không giống nh thời kỳ sau cách mạng tháng Tám đến những năm 60, thời kỳ 1960 đến 1980 ,Tản Đà đợc nghiên cứu rất nhiều.Vấn đề trung tâm, chủ yếu vẫn là việc đánh giá xem Tản Đà có yêu nớc hay không, Tản Đà t sản hay phong kiến và thái độ của ông với thực dân Pháp nh thế nào qua Thề non nớc. Nguyễn Đình Chú với bài Tản Đà có yêu nớc hay không? đã khẳng định có biểu hiện của lòng yêu nớc ở Tản Đà . Nhng một số tác giả khác lại không đồng ý với nhận định trên. Những năm 70, trên Tạp chí văn học xuất hiện các cuộc tranh luận với ba loại ý kiến: ý kiến một cho rằng Thề non nớc có cả hai chủ đề: yêu nớc và tình yêu đôi lứa; ý kiến hai chỉ thừa nhận chủ đề yêu nớc; và ngợc lại, ý kiến ba lại phủ nhận chủ đề yêu nớc và khẳng định tình yêu đôi lứa. Cuối cùng cuộc tranh luận vẫn không kết thúc và cha có sự thống nhất giữa ba ý kiến trên. 4 MEONGOK Bên cạnh vấn đề yêu nớc, vấn đề giai cấp ở Tản Đà cũng đợc đặt ra. Tầm D- ơng trong Tản Đà - khối mâu thuẫn lớn (1964) đã cho rằng: t tởng cơ bản ở Tản Đà là t tởng thuộc ý thức hệ t sản, t tởng phong kiến và tiểu t sản giữ cơng vị thứ yếu [5]. Trớc đó thì Minh Tranh và Nguyễn Kim Giang đã xếp Tản Đà vào giai cấp t sản. Sau Tầm Dơng, Nguyễn Khắc Xơng và Nguyễn Đình Chú lại xếp Tản Đà vào tầng lớp nho sĩ. Còn Trần Đình Hợu trong Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời (1974) đã đặt Tản Đà vào giai đoạn giao thời và xếp ông vào mẫu nhà nho tài tử [12]. Tóm lại, thời gian này, Tản Đà đợc nghiên cứu khá nhiều và chủ yếu tiếp cận ở vấn đề giai cấp, vấn đề yêu nớc và xoay xung quanh tác phẩm Thề non nớc của ông. 3.1.3. Thời kỳ từ 1980 đến nay: Cuối những năm 70 - đầu 80, Tản Đà ít đợc bàn thêm. Đến 1982, khi viết lời giới thiệu cho cuốn Thơ Tản Đà chọn lọc [4], Xuân Diệu tiếp tục khẳng định công của thi sĩ Tản Đà là đã đa cái tôi cá nhân vào văn học. Năm 1984, trong Từ điển văn học [1], Nguyễn Huệ Chi đã đánh giá Tản Đà là một hiện tợng đột xuất, vừa độc đáo vừa dồi dào năng lực sáng tạo, là một cây bút phóng khoáng, một nhà thơ giao tiếp giữa hai thế hệ cổ điễn và thơ Mới. Đặc biệt năm 1988, khoa Văn trờng đại học Tổng Hợp đã tổ chức một hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm ngày sinh của thi sĩ Tản Đà. ở cuộc hôị thảo này xuất hiện thêm một số gơng mặt mới nh Lê Chí Dũng, Nguyễn Hữu Sơn, Đức Mậu bên cạnh những ngời đã nghiên cứu Tản Đà trớc đây: Trần Đình Hợu, Tầm Dơng, Nguyễn Khắc Xơng Tất cả họ đều khẳng định vị trí của Tản Đà ở giai đoạn văn học Việt Nam cận đại. Qua lịch sử tìm hiểu, tiếp cận Tản Đà, chúng ta có thể kết luận rằng: với lịch sử nghiên cứu khoảng 80 năm, Tản Đà đã đợc đánh giá khá sâu sắc từ nhiều góc độ, bình diện khác nhau. Tuy nhiên, ông vẫn là một hiện tợng văn học phức tạp, vẫn khiến cho nhiều nhà phê bình nghiên cứu quan tâm và ông sẽ còn tiếp tục đợc khám phá nữa. 3.2. Vấn đề cái Tôi trong sáng tác của Tản Đà nói chung và trong thơ Tản Đà nói riêng đang là một vấn đề đòi hỏi phải đợc tiếp tục nghiên cứu. Tìm hiểu và nghiên cứu về hiện tợng Tản Đà, trong đó có vấn đề cái Tôi tác giả, đã có một số tác giả với một số bài viết đã đề cập đến nh Xuân Diệu với Công của thi sĩ Tản Đà, lời giới thiệu cho Tuyển tập Tản Đà; Nguyễn Khắc Xơng với Tản Đà - thơ và đời; Nguyễn Huệ Chi với từ mục Tản Đà trong Từ điển văn học Mặc dù cái Tôi trong sáng tác của Tản Đà đã đợc tìm hiểu trên một số ph- ơng diện nhng thực ra cũng cha có một công trình nào tập trung, chuyên sâu nghiên cứu nó. 5 MEONGOK 3.3. Luận văn của chúng tôi là công trình đầu tiên xét cái Tôi ngông trong thơ Tản Đà nh một đối tợng chuyên biệt với một cái nhìn hệ thống, toàn diện. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 4.1. Đề tài có nhiệm vụ giới thuyết về khái niệm cái Tôi và cái Tôi ngông trong sáng tác văn học đến Tản Đà. 4.2. Khảo sát, phân tích, xác định những biểu hiện và đặc diểm của cái Tôi ngông trong thơ Tản Đà. 4.3. Tìm hiểu, xác định những đóng góp của Tản Đà cho lịch sử văn học dân tộc qua hiện tợng cái Tôi ngông trong thơ tác giả. 5. Phơng pháp nghiên cứu: Xuất phát từ nhiệm vụ của đề tài, luận văn vận dụng quan điểm của thi pháp học, phong cách học nghệ thuật với nhiều phơng pháp nghiên cứu khác nhau nh thống kê, khảo sát, phân tích, so sánh loại hình, hệ thống để tìm hiểu vấn đề này. 6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn: 6.1. Đóng góp của luận văn: Thực hiện tốt đợc các nhiệm vụ với các phơng pháp trên đây, luận văn sẽ đa ra một cái nhìn hệ thống về cái Tôi ngông trong thơ Tản Đà - một biểu hiện cơ bản, độc đáo của phong cách tác giả. Cũng từ đây, luận văn hy vọng góp phần vào việc tìm hiểu một hiện tợng lớn của lịch sử văn học dân tộc. Và chúng tôi coi đây nh là một tài liệu hữu ích giúp cho việc giảng dạy tốt hơn thơ văn Tản Đà ở nhà trờng phổ thông. 6.2. Cấu trúc của luận văn: Phù hợp với lôgic của vấn đề đặt ra, luận văn ngoài phần Mở đầu và Kết luận đợc cấu trúc thành ba chơng nh sau: Chơng 1: Khái niệm về cái Tôi và cái Tôi ngông trong sáng tác văn học đến Tản Đà. Chơng 2: Đặc trng cái Tôi ngông trong thơ Tản Đà. Chơng 3: Đóng góp cho lịch sử dân tộc qua hình tợng cái Tôi ngông và sự thể hiện cái Tôi ngông của tác giả. Cuối cùng là Tài liệu tham Chơng 1 : 6 MEONGOK Khái niệm về cái Tôi và cái Tôi ngông trong sáng tác văn học đến Tản Đà. 1.1. Khái niệm cái Tôi trong sáng tác văn học 1.1.1. Phạm trù cái Tôi trong sáng tác văn học. Cái Tôi - ý thức về con ngời cá nhân của từng cá nhân xuất hiện và tồn tại đã từ rất lâu. Trong cuộc sống, cái tôi chi phối mỗi hành vi, lời nói của con ngời. Mỗi cá nhân, hành động nói năng đều mong muốn thể hiện một cái Tôi. Triết học Mác-Lênin khẳng định : Cái Tôi là trung tâm tinh thần của con ngời, của cá tính con ngời, có quan hệ chặt chẽ, tích cực đối với bản thân mình. Chỉ có con ngời độc lập kiểm soát những hành vi của mình và có khả năng thể hiện tính chủ động toàn diện mới có cái Tôi của mình. Nh vậy, cái Tôi là một khái niệm về cấu trúc nhân cách mang tính phổ quát. Nó vừa mang tính xã hội- lịch sử vừa phân biệt cái độc đáo và khẳng định tính tích cực của nhân cách cá nhân. Trong sáng tác văn học cũng vậy, phạm trù cái Tôi là phạm trù trung tâm. Hễ nói đến sáng tác văn học viết thì không thể không nhắc tới cái Tôi, đặc biệt là ở thể loại thơ trữ tình. Khi bàn đến phạm trù cái Tôi thì ta thấy nó đợc nhìn nhận ở hai phơng diện: cái Tôi nhà văn và cái Tôi của nhân vật trữ tình trong thơ. Hai khái niệm này chúng không đồng nhất với nhau. Cái Tôi của nhân vật trữ tình thực chất là một phơng diện thể hiện cái Tôi của tác giả. Một tác phẩm văn học bao giờ cũng là sản phẩm của một quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật và cũng là kết quả của cái Tôi nhà văn. Do đặc thù của từng thể loại văn học mà cái tôi có thể đợc bộc lộ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đối với loại trữ tình, cái Tôi tác giả có khi đợc thể hiện trực tiếp nhng cũng có khi đợc thể hiện gián tiếp. Khái niệm cái Tôi trong sáng tác văn học chỉ con ngời cá nhân, ý thức về con ngời cá nhân của chủ thể sáng tạo (tác giả). Vì vậy mà tác phẩm văn chơng chính là cái nhìn chủ quan của tác giả về hiện thực cuộc sống và phản ánh nó trong tác phẩm của mình. Tuy nhiên, cái Tôi tác giả và cái Tôi chủ quan hoàn toàn khác nhau. Nếu cái Tôi chủ quan là đặc trng của hành động sáng tác văn chơng thì cái tôi nhà thơ - cái Tôi của tác giả lại là đối tợng phản ánh của hành động sáng tác đó. Cái Tôi là hình tợng tác giả trong tác phẩm, là sự diễn tả, giãi bày thế giới t tởng, tình cảm riêng t thầm kín của tác giả. Nhìn từ góc độ phản ánh luận thì cái Tôi là đối tợng phản ánh của bản thân nhà thơ, là kết quả của sự tự ý thức, tự đánh giá, tự miêu tả của nhà thơ[19,109]. Nh vậy, có nghĩa là nêú xét trong tơng quan với tác giả thì cái Tôi của anh ta cũng là một đối tợng thuộc phạm trù thực tại khách quan, cái đợc thể hiện trong tác phẩm. 7 MEONGOK Cũng nhìn nhận từ góc độ ấy, M.Khrapchencô trong Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học đã khẳng định Nhà văn có tài năng có thể tích luỹ đợc những kiến thức lớn có liên quan đến phạm vi này, phạm vi nọ của cuộc sống, có thể là một con ngời luôn biết lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Song nếu thiếu một nhãn quan rộng rãi về cuộc sống thì anh ta sẽ đâm ra bất lực trong việc khám phá ra cái chủ yếu nhất của hiện thực. Điều đó có nghĩa là dù có tài năng bao nhiêu nhng thiếu một nhãn quan không có sự sáng tạo nào cả thì chẳng có ích gì cho việc khai thác hiện thực [14,98]. Nh vậy, cái cơ sở của sự sáng tạo bao giờ cũng bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Cuộc sống chính là mảnh đất phì nhiêu cho sự sáng tạo của nhà văn. Mỗi nhà văn có một cách nhìn, cách đánh giá riêng của mình. Có thể từ một hiện thực cuộc sống song qua lăng kính chủ quan của mỗi ngời mà hiện thực ấy đợc thể hiện khác nhau, không ai giống ai cả. Đó chính là cái riêng của mỗi nhà văn. Nhà văn có một cá tính sáng tạo độc lập và đi vào quá trình văn học với những đặc tính đó của mình. Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt không thể tìm thấy ở bất kỳ ngời nào khác. Nhà văn chỉ có thể nói một lời nói mới mẻ, khi anh ta có đợc tiếng nói riêng. Tiếng nói đó càng mạnh bao nhiêu, cá tính sáng tạo của nhà nghệ sỹ càng rõ nét bao nhiêu thì cống hiến của anh ta vào nghệ thuật càng lớn bấy nhiêu. Nh vậy, mỗi sáng tác văn chơng đều thể hiện một cái Tôi, một bản ngã, sự ý thức về con ngời, cá nhân của chính chủ thể sáng tạo. Khi chủ thể sáng tạo ý thức sâu sắc về vai trò bản ngã của con ngời cá nhân trong mình tức là con ngời cá nhân đợc nhìn nhận trong quan hệ với chính nó. Con ngời cá nhân ấy ý thức sâu sắc về mình phân biệt mình với ngời khác, khẳng định mình là một thực thể duy nhất, không lặp lại : Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất! Cá nhân sẽ hoàn toàn tan rã nếu bị tớc mất cái riêng biệt ấy, cái cá tính ấy [22,20]. Mỗi sáng tác văn học viết bao giờ cũng là sáng tạo của từng cá nhân. Một tác phẩm văn chơng bao giờ cũng gắn liền với tên tuổi của một tác giả cụ thể. Chính vì vậy mà nó là một dạng hoạt động mang tính chất chủ quan cao độ. Thực tại đợc phản ánh trong tác phẩm không thể không thông qua cái nhìn chủ quan của tác giả, trí tởng tợng, năng lực h cấu, sự lựa chọn đề tài, chủ đề, sự vận dụng các thủ pháp nghệ thuật tất cả đều đợm màu sắc chủ quan. Cái chủ quan ấy nó bộc lộ ở mọi nơi, mọi lúc trong tác phẩm, trên mọi cấp độ của quá trình sáng tạo. Đặc biệt đối với loại hình thơ ca thì vai trò của yếu tố chủ quan nhà thơ bao giờ cũng hết sức quan trọng, nó đóng vai trò quyết định. Sự biểu hiện tính chủ quan trong thơ chính là cái tôi trữ tình. 8 MEONGOK Dù loại nhân vật trữ tình nào thì phẩm chất là cá tính của nhà thơ cũng để lại dấu ấn sâu sắc trong tác phẩm. Nhà thơ là nhân vật chính, là hình bóng trung tâm, là cái Tôi bao quát trong toàn bộ sáng tác. Yếu tố chủ quan của nhà thơ đợc thể hiện dới nhiều hình thức khác nhau: có khi nó là sự xuất hiện trực tiếp của cái Tôi tác giả qua đại từ nhân xng Tôi hoặc Ta (hay Ngã, Ngô, D trong thơ chữ Hán ). Dù xuất hiện dới hình thức nào thì cái Tôi ấy cũng mang đậm dấu ấn cá nhân, bởi vì nó là sản phẩm sáng tạo của chính cá nhân đó. Nh đã nói ở trên, cái Tôi cá nhân xuất hiện trong lịch sử văn học ở cả hai bình diện: thứ nhất, cái Tôi là cá tính sáng tạo của nhà văn - thuộc về chủ thể; và thứ hai, cái Tôi cá nhân với t cách là đối tợng sáng tác. Nhng phải đến một thời đại nào đó trong lịch sử t tởng và lịch sử văn học, ý thức về cá nhân mới có thể trở thành một thế giới độc lập (ví nh ở phơng Tây thì đến thời kỳ Phục hng con ngời - cá nhân mới đơc nhận thức một cách tự giác : Tồn tại hay không tồn tại (Sêcxpia). Đềcac(1596-1650) đã kế thừa và phát huy con ngời cá nhân của thời đại Phục hng bằng một luận điểm nổi tiếng Tôi t duy ấy là tôi tồn tại). Và nói nh Biện Minh Điền : Vấn đề là nó đợc nhận thức tự giác hay cha tự giác, đậm hay nhạt, có giá trị biểu hiện phong cách hay không mà thôi (Con ngời, cá nhân, bản ngã trong sáng tác Nguyễn Khuyến). Nh vậy, dù ít hay nhiều, đợc thể hiện trực tiếp hay gián tiếp thì sáng tác văn chơng đều thể hiện con ngời cá nhân - bản ngã của chủ thể sáng tạo, dấu ấn mà chủ thể sáng tạo để lại trong tác phẩm của mình có thể là cái Tôi tự biểu hiện, cũng có thể là cái một cái Tôi hiện ra nh một đối tợng nhận thức - khách thể. Có khi tác giả biểu hiện cái Tôi của mình bằng cách vô nhân xng nhng dấu ấn của cái Tôi ấy để lại vẫn khiến chúng ta dễ dàng xác định đợc nó. Tóm lại, cũng nh toàn bộ các loại hình sáng tác văn học, thơ chịu sự chi phối thống nhất ở một điểm đó là vai trò bản ngã, con ngời, nhà thơ. Dù ở thời đại nào thì mỗi dòng mỗi chữ đợc sáng tạo ra cũng là kết quả của sự chiêm nghiệm và đợc lựa chọn, sàng lọc thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Và điều đó có nghĩa: dù mức độ đậm nhạt có khác nhau, tác phẩm bao giờ cũng ít nhiều in dấu ấn cá nhân, những kỹ năng sáng tạo riêng biệt- nhất là những phong cách lớn, những nhà văn lớn[19,24] 1.1.2. Khái niệm cái Tôi trong văn học Việt Nam Văn học dân gian là loại hình văn học đợc tạo ra bởi tác giả tập thể. Vì vậy, nên cái Tôi cá nhân, cá thể bị chìm đi trong cái Ta chung. Cái Tôi ấy không đợc bộc lộ nh một cái Tôi cá nhân riêng biệt mà xuất hiện với t cách là một con ngời xã hội, con ngời của cộng đồng. 9 MEONGOK Khác với văn học dân gian truyền miệng, văn học viết xuất hiện không phải là sản phẩm trực tiếp của nhân dân mà nó là kết quả của quá trình sáng tạo của mỗi nhà văn cụ thể. Bởi thế nên dù ở thời đại nào thì cái Tôi mỗi thời mỗi khác và có qúa trình lịch sử của nó. Văn học trung đại, do ảnh hởng của lịch sử, vấn đề cái Tôi (ngã) về cơ bản cha đợc phát hiện, nghiên cứu một cách đầy đủ, thấu đáo, có nhiều ý kiến thiên lệch. Có những ngời cho rằng : văn học trung đại là văn học phi ngã. Nh vậy là ngời ta đã phủ nhận sự tồn tại của cái Tôi trong văn học. Điều này dờng nh cũng có lý do của nó. Tác giả cuả nền văn học trung đại là tăng lữ, quan liêu, quý tộc, vua chúa. Họ chịu ảnh hởng nhiều của t tởng Nho giáo và Phật giáo. ý thức hệ phong kiến cũng không khuyến khích sự phát triển của con ngời cá nhân. Nếu họ thừa nhận, khẳng định sự tồn tại của cái Tôi cá nhân, cá thể thì đơng nhiên họ đã phủ nhận sự tồn tại và quyền lực của vua chúa (mà điều này lại không thể có). Vì vậy, để phát triển cái Tôi trong xã hội phong kiến không dễ gì thực hiện đợc. Nhng một khi đã nghiên cứu về vấn đề này thì vấn đề đặt ra đối với giới phê bình nghiên cứu là liệu đã có sự xuất hiện cuả con ngời cá nhân trong văn học trung đại hay cha? Ranh giới và vai trò chủ thể sáng tạo đợc xác định đến đâu? Mức độ đậm nhạt của sự thể hiện đó ra sao? Và chúng tuân theo những nguyên tắc, cách thức phản ánh nào? Do chịu ảnh hởng mạnh mẽ của t tởng phi ngã, vô ngã trong các học thuyết Nho giáo và Phật giáo, cái Tôi cá nhân trong việc tự bộc lộ đã bị hạn chế rất nhiều, dờng nh nó đã bị phủ nhận. Nho giáo không thừa nhận cái Tôi cá thể, chủ trơng hi sinh cái Tôi cho chữ Lễ. Cái Tôi cá nhân phải gắn liền mình với quyền lợi của vua chúa, của giai cấp. Phật giáo cũng vậy. Nó phủ nhận cái Tôi bản ngã và khẳng định con ngời vô ngã. Điều này đã chi phối, cản trở văn học trong việc phát hiện, khám phá cái Tôi cá thể theo ý nghĩa chính đáng, cần thiết của nó. Song một điều chúng ta cần thấy ở văn học trung đại là dù có chịu ảnh hởng của t tởng Nho giáo, Phật giáo thì vẫn cha quyết định toàn bộ số phận và thực trạng của nó. Nguyễn Đình Chú đã một tác phẩm văn học, dù ở thời đại nào, dù đã tự giác hay cha tự giác, nhận thức cái Tôi thì trớc hết vẫn là sản phẩm, là con đẻ của một cá thể, một thằng Tôi, không ai giống ai ngoài những điều họ đã chung nhau - một thằng Tôi trớc khi trở thành thằng Tôi nghệ sỹ đã là thằng tôi cá nhân, cá thể nh bất cứ ai giữa cuộc đời (Vấn đề ngã và phi ngã trong Văn học Việt Nam trung - cận đại) [3]. Chính thực tế văn học đã chứng minh đ- ợc điều này. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hơng, Cao Bá Quát mỗi ngời mỗi vẻ, không ai giống ai cả. ở họ, mỗi ngời một cá tính nghệ thuật, không thể 10 [...]... Tản Đà Tản Đà sống với mộng, bằng mộng để mà ngông Cái ngông của Tản Đà chính là ở chỗ đó Đó chính là cái riêng, cái độc đáo chỉ có ở Tản Đà mà thôi Nh vậy, do ảnh hởng của thời đại, đến Tản Đà thì cái ngông đã khác hơn nhiều so với các nhà thơ lớp trớc Trong cái ngông ấy có cả sự chống đối, phá phách, sự khinh mạn, nó đợc bộc lộ một cách tự do, ngạo nghễ hơn Chơng 2: đặc trng cái tôi ngông trong thơ. .. thơ tản đà Về cái Tôi trong thơ Tản Đà, Phong Lê nhận xét: Điều đặc sắc trong nội dung thơ Tản Đà là sự đi sâu vào cái Tôi, là việc mạnh dạn, dũng cảm đa cái Tôi vào thơ văn trong rợu và say, trong những cơn sầu dài, trong câu chuyện lên tiên và hầu trời, trong các cuộc chu du vào quá khứ hoặc đến các xứ sở xa lạ, trong cả 20 MEONGOK những lo toan về cuộc mu sinh không lúc nào không chật vật, trong. .. cách xuất sắc thì lại cho là ngông, là cuồng Tản Đà cũng bị xem là một ngời ngông Những cái ngông của Tản Đà là cái ngông trích tiên, cái ngông xê dịch và đa tình Một cái ngông 33 MEONGOK độc đáo và phức tạp có tên gọi là Tản Đà Chỉ có ở Tản Đà thì mới có đầy đủ những đặc điểm này và nếu thiếu chúng, Tản Đà không còn là Tản Đà nữa Đa tình, xê dịch, còn chơi, là những đặc trng trong tính cách mà ngời đọc... cái Tôi, cái bản ngã của Tản Đà thì ngời ta không thể không nói tới cái ngông của ông Nguyễn Khắc Xơng khẳng định rằng: cả cuộc sống của Tản Đà là một cuộc ngông [28,105] Cái ngông của Tản Đà có rất nhiều sắc thái biểu hiện, nó 18 MEONGOK phản ánh đợc một tính cách đa dạng một tâm hồn phong phú Rợu và say là biểu hiện nổi bật của cái ngôngTản Đà Nói đến Tản Đà là nói đến rợu, nếu không có rợu thì Tản. .. hồn bên trong của con ngời Nó đã khẳng định cái Tôi nh bản lĩnh tích cực trong cuộc sống, nh một chủ thể sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật [6] Kiểu thi nhân của thơ Mới đã đem đến một cái Tôi tự biểu hiện, cái Tôi đó khác với cái Tôi truyền thống ở chỗ dám coi cái tôi nh một quan điểm, một t cách nhìn đời và nói với ngời khác Cái Tôi trong giai đoạn văn học này đã thức tỉnh, làm trỗi dậy ý thức trong. .. mình trên văn đàn, trong lòng ngời đọc bởi chính giá trị con ngời cũng nh văn chơng Họ đã đa đến cho văn học những cái Tôi độc đáo, khác ngời, ta có thể gọi đó là cái Tôi ngông Vậy cái Tôi ngông là gì? Đó là cái Tôi xuất hiện trong văn học với những đặc điểm khác lạ nhng có ý nghĩa xã hội, thẩm mỹ sâu sắc Cái Tôi ngông này làm nổi rõ cá tính, bản ngã của chủ thể sáng tác Họ ý thức đợc cái Tôi của mình... Tản Đà không còn là Tản Đà nữa Cả cuộc đời của Tản Đà là một cuộc say Tản Đà sống đã mang tiếng là một kẻ say Nhng cái say của Tản Đà với những nguyên nhân xã hội của nó chỉ có thể lý giải và phân biệt đợc với cái say của những ngời bình thờng bằng sự nghiệp sáng tác của Tản Đà mà ở phần sau chúng ta sẽ đề cập đến Đức tiêu tiền nh Nguyễn Khắc Xơng nhận xét, cũng là một biểu hiện của cái ngông Tản Đà. .. thú về mình, Tản Đà đã đa ra một cái Tôi - chân dung cực kỳ thành thật, không xấu hổ, không che đậy [29,393] Quả đúng nh vậy, trong quá khứ thì cha có một cái Tôi nào đợc đa lên vị trí cao, đợc phô ra nhiều góc cạnh và đợc đào sâu vào nhiều tầng bậc nh Tản Đà Cái Tôi Tản Đà - đó là sự hiện diện và khẳng định của cá nhân - những nhu cầu tinh thần của con ngời hiện đại [29,393] Với ông, cái Tôi không còn... vậy, cái Tôi không phải là sản phẩm hiện đại, nó là biểu hiện của ý thức về con ngời cá nhân và với t cách đó, nó đã xuất hiện từ trong văn học cổ- trung đại và có sự tiếp nối trong loại hình văn học viết nói chung ở những mức độ đậm nhạt khác nhau 1.2 Khái niệm cái Tôi ngông trong sáng tác đến Tản Đà 1.2.1 Ngông và cái Tôi ngông Ngông là một thuộc tính độc đáo, phong phú của nhân cách con ngời Ngông. .. Tản Đà lại khác, ông cũng thoát ly cuộc đời, xem nó là cõi trần, là cõi tục nhng lại không thoát tục Tản Đà bất mãn, bất đắc chí và ông tìm đến với mộng, với rợu và thơ để lãng quên thói tục Ông bất bình, phản ứng lại cuộc đời theo cách riêng của mình Tản Đà luôn ý thức để khẳng định cái Tôi, cái bản ngã của cá nhân mình bằng lối sống ngông nghênh, thách thức với cuộc đời Nhng cái ngông của Tản Đà . hiện và đặc điểm của cái Tôi ngông trong thơ Tản Đà. Trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận với cái Tôi ngông trong thơ Tản Đà, luận văn có thể so sánh nó với toàn bộ cái Tôi trong sáng tác văn. Khái niệm về cái Tôi và cái Tôi ngông trong sáng tác văn học đến Tản Đà. Chơng 2: Đặc trng cái Tôi ngông trong thơ Tản Đà. Chơng 3: Đóng góp cho lịch sử dân tộc qua hình tợng cái Tôi ngông và sự. thuyết về khái niệm cái Tôi và cái Tôi ngông trong sáng tác văn học đến Tản Đà. 4.2. Khảo sát, phân tích, xác định những biểu hiện và đặc diểm của cái Tôi ngông trong thơ Tản Đà. 4.3. Tìm hiểu,

Ngày đăng: 16/02/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w