HỘI PHỤ NỮ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM XÃ THIỆU PHÚ Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Thiệu phú, ngày 10 tháng 12 năm 2013 QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG NGÕ PHỤ NỮTỰ QUẢN (Ban hành kèm theo Quyết định số03 /QĐ-HPN Ngày10 tháng 12 năm 2013 của HPN XÃ). Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Hoạt động ngõ phụ nữtự quản là hoạt động tự giác, có tổ chức nhằm phát huy quyền làm chủ của công dân cũng như tính chủ động trong việc tự bảo vệ môi trường,sức khỏe, giải quyết ổn định tình hình ANTT, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân góp phần thực hiện sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội an ninh quốc phòng của địa phương. Điều 2. Các tổ phụ nữ tự quản được thành lập và hoạt động trên cơ sở quy định của điều lệ hội, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp uỷ Đảng và sự quản lý, điều hành của các cấp chính quyền có sự tham gia trực tiếp của hội phụ nữ, các ngành, tổ chức, đoàn thể và đông đảo quần chúng nhân dân. Chương II NỘI DUNG, TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG NGÕ PHỤ NỮ TỰ QUẢN Điều 3. Gia đình, cá nhân “phải thực hiện nghiêm túc bốn nội dung sau: 1. Tự quản lý, giáo dục mọi người trong gia đình chấp hành đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nội quy, quy ước, hương ước của khối, xóm, thôn, bản, phường, xã, thị trấn, cơ quan, đoàn thể. 2. Mọi người trong gia đình sống hoà thuận, đoàn kết với láng giềng và thực hiện nếp sống văn hoá. 3. Tự bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của gia đình mình, không để người trong gia đình mình vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội,vận động các thành viên trong gia đình, chòm xóm thu gom giác thải, xử lý đúng theo quy đinh thôn, không xử lý bừa bãi gây ô nhiễm môi trường xung quanh, tích cực phát hiện đấu tranh, ngăn chặn tố giác những đối tượng gây ô nhiễm làm mất mỹ quan trong xóm, khu dân cư. 4. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và đóng đầy đủ các loại quỹ về vệ sinh môi trường do thôn quy định Điều 4. Tổ đạt tiêu chuẩn ngõ phụ nữ tự quản phải thực hiện tốt 5 nội dung sau: 1. Mỗi thành viên trong tổ tự quản phải chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nội quy, quy ước, hương ước về bảo vệ môi trường của địa phương, hoàn thành tốt các chỉ tiêu nghĩa vụ đối với Nhà nước. 2. Tích cực tham gia quản lý, giáo dục,những thành viên trong tổ gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe người trong gia đình cộng đồng dân cư, tạo điều kiện giúp đỡ họ trở thành người dân chấp hành tốt những quy định. Xây dựng tổ tự quản sạch về môi trường mà còn sạch về an toàn giao thông, ma tuý, không có trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ em bỏ học, người phạm tội và tệ nạn xã hội. 3. Xây dựng tổ đoàn kết thống nhất, duy trì sinh hoạt có nề nếp, đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt với các tổ tự quản khác. 4. Tự hoà giải các mâu thuẫn tranh chấp trong nội bộ tổ và giải quyết những vụ việc hình sự nhỏ theo đúng pháp luật, các vi phạm nội quy, quy ước của địa phương. 5. Có từ 85% trở lên số thành viên trong tổ tự quản đạt tiêu chuẩn gia đình 5 không, 3 sạch. Điều 5. Tổ phụ nữ tự quản được thành lập ở 8/8 khu dân cư : 1- Ban chỉ đạo ngõ phụ nữ tự quản được thành lập xã, gồm các thành phần: a- Chủ tịch HLHPN xã làm Trưởng ban. b- Phó Chủ tịch PN xã, thường vụ hội làm phó Ban, Các thành viên khác của Ban chỉ đạo gồm chi hôi trưởng phụ nữ, tổ trưởng các ngõ, thành viên trong tổ tùy thuộc vào từng ngõ xóm b- Tổ tự quản (gồm 10 đến 20 hộ gia đình) là các hộ liền kề cùng ngõ xóm thuận tiện trong sinh hoạt. Tổ phụ nữ tự quản có 1 tổ trưởng, 1 tổ phó là những người có kinh nghiệm, tuyên truyền thuyết phục mọi người trong công tác bảo vệ môi trường và các hoạt dộng khác, có uy tín được các thành viên trong tổ bầu ra. Chương III NHIỆM VỤ, LỀ LỐI LÀM VIỆC CỦA TỔ CHỨC NGÕ PHỤ NỮTỰ QUẢN Điều 6. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo tự quản ở xã, 1- Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền về các chủ trương, nội dung, biện pháp nhằm góp phần bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trê địa ban toàn xã 2- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt nội dung tự quản, các quy định của Đảng, Nhà nước và của địa phương trên lĩnh vực môi trường nhằm giúp các hộ dân, cán bộ, đảng viên, nhân dân nâng cao nhận thức, am hiểu bảo vệ môi trường thân thiện. 3- Xây dựng các nội quy về môi trường xin ý kiến chỉ đạo của thường trực Đảng ủy, UBND xã, quyết định và tổ chức chỉ đạo, thực hiện tốt nội quy, 4- Chủ động phối hợp giữa các ngành, tổ chức, đoàn thể trong thôn, ban và tổ tự quản, giải quyết tốt những mâu thuẫn nảy sinh trong sinh hoạt của nhân dân và các vụ việc hành chính, hình sự nhỏ theo đúng pháp luật và nội quy, quy ước ngõ tự quản. 5- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của ban, tổ tự quản, xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về phong trào tự quản trên địa bàn xã 6- Xét công nhận gia đình, ngõ, thôn, đạt tiêu chuẩn ngõ tự quản và tổ chức phân loại thi đua của ban, tổ tự quản theo định kỳ 6 tháng, một năm. 7- Làm những việc khác do thôn, xã, thị trấn giao về lĩnh vực công tác khác Điều 7. Lề lối làm việc của Ban chỉ đạo 1- Ban chỉ đạo gồm: Trưởng ban, 2 phó Trưởng ban và các thành viên. a- Trưởng ban chỉ đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động chung của ban. b- Phó trưởng ban chỉ đạo theo dõi công việc do trưởng ban phân công, thay mặt trưởng ban chỉ đạo điều hành công việc khi được trưởng ban chỉ đạo uỷ quyền. c- Các thành viên khác của Ban chỉ đạo trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình mà phối hợp triển khai các nội dung của phong trào tự quản sát với tình hình thực tế. 2- Ban chỉ đạo họp mỗi tháng một lần vào tuần cuối tháng (có thể họp đột xuất nếu thấy cần thiết); phó Ban chỉ đạo thường trực chuẩn bị nội dung giao ban hàng tháng và tập hợp báo cáo cấp ủy Đảng về tình hình kết quả hoạt động của phong trào tự quản để tiếp tục chỉ đạo. Điều 8. Nhiệm vụ của Ban tự quản 1- Triển khai thực hiện các chủ trương, kế hoạch, biện pháp xây dựng phong trào tự quản, duy trì nề nếp hoạt động của ban, tổ tự quản. 2- Làm tốt công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện và chủ động giải quyết các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực môi trường, thuộc phạm vi chức năng, nhiệm của mình. 3- Tổ chức lực lượng làm nhiệm vụ , phát giác những đối tượng gây ô nhiễm trong tổ, nhân dân trong phạm vi địa bàn quản lý. 4- Báo cáo đề xuất cấp ủy cùng cấp giải quyết các hộ vứt giác không đúng nơi quy định, lấn chiếm, vụ tranh chấp, hoà giải các mâu thuẫn, xích mích nẩy sinh trong địa bàn vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình. 5- Vận động cán bộ, học sinh tham gia cuộc vận động con em thực hiện nếp sống văn hóa khu dân cư. Phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; quản lý, giáo dục, cảm hoá người lầm lỗi; áp dụng các biện pháp cai nghiện và quản lý sau cai cho người nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng. 6- Làm những việc khác do Ban mặt trận thôn phát động. Điều 9. Nhiệm vụ của tổ 1- Tuyên truyền, vận động mọi người trong tổ tự quản thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy chế tự quản, của địa phương, đơn vị và 4 nội dung gia đình tự quản. 2- Tham gia quản lý vận động các thành viên ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục, cảm hoá người lầm lỗi, người nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng. 3- Duy trì sinh hoạt tổ tự quản có nề nếp, thăm hỏi động viên các gia đình, các thành viên của tổ tự quản có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống. 4- Phân loại hộ gia đình những hộ thược đối tượng chưa có công trình vệ sinh đảm bảo, hộ chăn nuôi, hộ kinh doanh mỗi tuần các ngõ dọn vệ sinh một lần, tự phân loại giác, đổ giác đúng nơi quy định, có sự giám sát của thường vụ hội, tổ trưởng để vận động phù hợp có biểu dương khen thưởng hộ làm tốt, nhân điển hình Điều 10. Lề lối làm việc của ban, tổ tự quản. 1- Trưởng ban, Tổ trưởng tự quản điều hành công việc chung; phó ban, tổ phó tổ tự quản giúp trưởng ban, tổ trưởng phụ trách theo dõi một số phần việc và điều hành công việc chung khi được uỷ quyền. Các thành viên khác của ban, tổ tự quản tuỳ theo tính chất công việc mà triển khai nhiệm vụ của mình theo sự phân công của trưởng ban, tổ trưởng. 2- Hàng tháng ban, tổ tự quản sinh hoạt 1 lần để đánh giá tình hình, kết quả hoạt động trong tháng, đề ra công tác tháng tới. Ban, tổ tự quản có thể họp đột xuất nếu xét thấy cần thiết. 3- Hàng tháng các ban tự quản báo cáo kết quả hoạt động về Ban chỉ đạo tự quản xã. Chương IV CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, NHÂN DÂN THAM GIA CÔNG TÁC TỰ QUẢN Điều 11. Tổ chức, cá nhân làm công tác tự quản có thành tích xuất sắc thì được khen thưởng, nếu sai phạm thì bị xử lý theo quy định điều lệ hội. Điều 12. Chế độ phụ cấp hàng tháng cho cán bộ làm công tác tự quản về, đơn vị trích kinh phí hoạt động của hội phụ nữ hành năm và sự đóng góp tự nguyện của tập thể tổ chức, cá nhân ở địa phương. Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 13. Giao cho các chi hội hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Quy chế này. Nơi nhận; TM. HỘI PHỤ NỮ - Thường trực Đảng ủy- UBND(b/c); CHỦ TỊCH - Hội LHPN huyện; - Các thôn(T/h) ; -Các nghành (P/h); -Lưu:VP: Lê Thị Thường . XÃ THI ̣U PHÚ Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Thi ̣u phú, ngày 10 tháng 12 năm 2 013 QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG NGÕ PHỤ NỮTỰ QUẢN (Ban hành kèm theo Quyết định số03 /QĐ-HPN Ngày10 tháng. NỮTỰ QUẢN (Ban hành kèm theo Quyết định số03 /QĐ-HPN Ngày10 tháng 12 năm 2 013 của HPN XÃ). Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Hoạt động ngõ phụ nữtự quản là hoạt động tự giác, có tổ chức. vào từng ngõ xóm b- Tổ tự quản (gồm 10 đến 20 hộ gia đình) là các hộ liền kề cùng ngõ xóm thuận tiện trong sinh hoạt. Tổ phụ nữ tự quản có 1 tổ trưởng, 1 tổ phó là những người có kinh nghiệm,