TRƯỜNG THCS CLC DƯƠNG PHÚC TƯ HUYỆN VĂN LÂM ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI TỈNH Năm học 2012-2013 Môn: Ngữ Văn – LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phú Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 13 đến 15 câu) nêu cảm nhận của em sau khi đọc phần trích sau: "Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác." (Mùa xuân của tôi - Trích: "Thương nhớ mười hai" - Vũ Bằng) Câu 2: (3,0 điểm) Từ truyện sau: “ Một vị vua treo một giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về “ sự bình yên”. Nhiều họa sĩ đã trổ tài. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. Bức tranh thứ nhất vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ bởi vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức trang bình yên thật hoàn hảo. Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông chẳng bình yên chút nào. Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây có một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình. Bình yên thật sự! Và nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về sự bình yên. Câu 3: (5,0 điểm) Cùng viết về đề tài người mẹ nhưng bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm và “Con cò” của Chế Lan Viên lại có những khám phá nghệ thuật riêng, thể hiện cảm xúc trữ tình riêng của mỗi nhà thơ. Hãy phân tích hai tác phẩm trong quan hệ đối sánh để làm sáng tỏ ý kiến trên. ……….HẾT……… Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh SBD: 1 TRƯỜNG THCS CLC DƯƠNG PHÚC TƯ HUYỆN VĂN LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 KÌ THI KHẢO SÁT CHỌN HS GIỎI Năm học 2012-2013 Câu 1: (2 điểm) A- Yêu cầu: I/ Về kĩ năng: - HS trình bày cảm nhận bằng đoạn văn từ 13 đến 15 câu. - Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. II/ Về kiến thức: HS có thể có những phát hiện, cảm thụ riêng nhưng cần làm rõ một số ý cơ bản sau: 1. Nội dung: (1,5 điểm) Hai đoạn văn là những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của Vũ Bằng về mùa xuân thiên nhiên trong sáng, tràn đầy hương vị và sức sống của đất trời xứ Bắc. (0,25 đ) - Đoạn 1: Tác giả gợi tả những nét đẹp của thiên nhiên đất trời lúc vào xuân ở Miền Bắc nước ta. Đó là vẻ đẹp của tiết trời mùa xuân có khí lạnh của "mưa riêu riêu, gió lành lạnh", có âm thanh của vạn vật và cuộc sống con người: "tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, câu hát huê tình ". Không khí mùa xuân như đang tràn ngập khắp đất trời miền Bắc. (0,5 đ) - Đoạn 2: Nhà văn tập trung miêu tả nét riêng của thiên nhiên, của không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng. Đó là những phát hiện và cảm nhận vẻ đẹp đất trời vào xuân với sự hồi sinh của vạn vật, cỏ cây trổ lộc, đơm hoa kết trái: "Đào hơi phai nhưng nhuỵ còn phong, cỏ không mướt xanh nhưng nức mùi hương man mác ". Thiên nhiên không sôi động, rực rỡ mà như đang cựa mình, đang tích tụ sức sống mùa xuân để tiếp nối cuộc tuần hoàn kì diệu trong đời sống con người và cảnh vật. Vẻ đẹp mùa xuân khiến lòng người không ghìm được xúc động phải thốt lên: "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi Tôi yêu mùa xuân nhất là ". Đó là tình yêu mến, say đắm "rạo rực niềm vui sáng sủa" khi xuân về. Đó cũng là tình yêu cuộc sống, yêu con người, khát khao gắn bó với quê hương, với thiên nhiên đất Bắc của tác giả. (0,75 đ) 2. Nghệ thuật: (0,5 điểm) - Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, tràn đầy cảm xúc. - Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu. - Nghệ thuật so sánh mới lạ, độc đáo; những câu văn dài góp phần làm rõ vẻ đẹp của mùa xuân miền Bắc, khơi dậy tình yêu thiên nhiên, lòng thương nhớ quê hương, lòng yêu Tổ quốc của nhà văn Vũ Bằng. B- Thang điểm: - Điểm 2: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trong sáng. - Điểm 1: Hiểu ý nhưng cảm nhận chưa sâu, diễn đạt chưa thật lưu loát. - Điểm 0: Bài viết sai lệch cả về nội dung và hình thức. Câu 2: (3,0 điểm) 1 I. Yêu cầu về kĩ năng: - Trình bày dưới dạng bài văn nghị luận xã hội về một quan niệm sống. Sử dụng các thao tác nghị luận một cách phù hợp. - Biết cách xây dựng và trình bày hệ thống luận điểm khoa học, lập luận chặt chẽ. - Bố cục rõ ràng; kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, mạch lạc. - Không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp,… II. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Khái quát nội dung câu chuyện để di đến hai quan niệm về sự bình yên: Bình yên là không ồn ào, không khó khăn, không sóng gió; Bình yên là sự yên tĩnh, vững vàng trong tâm ngay cả khi đứng trước phong ba bão táp. (0,5 điểm) - Nêu quan điểm của bản thân về sự bình yên: cả hai quan điểm về sự bình yên như trên đều đúng. Nhưng bình yên thật sự là bình yên trong tâm hồn trước phong ba bão táp. Bởi hiện thực cuộc sống không phải lúc nào cũng là: hồ nước yên ả, là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng (1,0 điểm) - Sự bình yên trong tâm giúp chúng ta sống tự tin, sâu sắc, làm chủ được cuộc sống (Lấy dẫn chứng chứng minh) (1,0 điểm) - Cần tạo được cho bản thân sự bình yên trong tâm hồn (0,5 điểm) Câu 3: (5,0 điểm) A. YÊU CẦU: I. Kỹ năng: - Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học - Biết cách xây dựng và trình bày hệ thống luận điểm khoa học, lập luận chặt chẽ. - Sử dụng các thao tác phân tích, chứng minh và bình luận một cách phù hợp. - Bố cục rõ ràng; kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, mạch lạc. - Không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp,… II. Nội dung: Phân tích hai bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”của Nguyễn Khoa Điềm và “Con cò” của Chế Lan Viên trong quan hệ đối sánh để làm rõ những khám phá nghệ thuật và cách thể hiện cảm xúc trữ tình của mỗi nhà thơ trong việc thể hiện hình tượng người mẹ. Với đề bài này, cần đảm bảo những ý cơ bản sau: 1. Nét chung: - Hai bài thơ cùng khắc hoạ hình tượng người mẹ mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới: giàu lòng yêu thương, yêu con, yêu quê hương đất nước; có tinh thần lao động cần cù; lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng. - Cả hai bài đều vận dụng sáng tạo chất liệu ca dao, dân ca. 2. Nét riêng: 2.1. Về nội dung: 2 - Hình ảnh thơ: + Bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”: Miêu tả bà mẹ Tà – ôi địu con tham gia kháng chiến. Hình ảnh người mẹ hiện lên gắn với những công việc vất vả thường ngày trong kháng chiến như giã gạo, tỉa bắp, chuyển lán, đạp rừng Tình yêu thương con thắm thiết được thể hiện tự nhiên mà sâu sắc qua những khúc ru. Trong cả bài thơ, tình cảm đó ngày càng phát triển, hoà quyện với tình yêu bộ đội, tình thương dân làng và tình yêu đất nước. Đây là hình ảnh có tính sáng tạo độc đáo, chân thực cụ thể, làm nổi bật vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. + Bài “Con cò”: Dựng lên hình ảnh người mẹ với tấm lòng yêu thương con bao la. Mẹ là tâm hồn quê hương, là bàn tay chở che ấp ủ, là điểm tựa nâng đỡ cuộc đời con. Hình tượng người mẹ được tác giả miêu tả gắn liền với từng đoạn đường đời của mỗi con người. Tình mẹ gửi vào cánh cò và từng câu hát ru ngọt ngào tha thiết. - Về cảm xúc trữ tình: + Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” được viết năm 1971, khi tác giả đang tham gia chiến đấu ở chiến trường. Nhà thơ đã được chứng kiến tận mắt cuộc sống và chiến đấu của những phụ nữ Tà - ôi. Bài thơ đã thể hiện niềm xúc động, tự hào của nhà thơ về vẻ đẹp của người phụ nữ, là lời ngợi ca dành cho những bà mẹ hết lòng yêu con, hết lòng vì kháng chiến. + Bài thơ “Con cò” được viết năm 1962. Đây là những cảm nhận, suy ngẫm và cũng là những lời ngợi ca về tình mẫu tử thiêng liêng, là suy tư sâu xa về ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống mỗi người. 2.2. Về nghệ thuật - Thể thơ: + Bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” chủ yếu sử dụng thơ 8 chữ phù hợp với âm điệu hát ru. + Bài “Con cò” sử dụng thể thơ tự do với các câu dài ngắn khác nhau để diễn tả sự phong phú của hình tượng con cò và cảm xúc của nhà thơ. - Ngôn ngữ: + Bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”: Ngôn ngữ giản dị, hàm súc giàu sức gợi. + Bài “Con cò”: mang đậm chất triết lí, suy tưởng. - Giọng điệu: + Bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”: được sáng tác theo điệu ru con của người Tà - ôi, kết hợp với điệp khúc tạo âm điệu trữ tình tha thiết, ngọt ngào như lời ru. + Bài “Con cò”: sử dụng hình ảnh ca dao, âm điệu lời ru được thể hiện qua hình thức thơ tự do tạo nên chất giọng vừa bay bổng vừa sâu lắng, vừa dân tộc vừa hiện đại. 3 Đánh giá chung: - Nét riêng của từng bài thơ cho thấy sự sáng tạo của các tác giả, góp phần làm phong phú hơn đời sống thơ ca dân tộc. 3 - Cả hai thi phẩm đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về vẻ đẹp của hình ảnh người mẹ - người phụ nữ Việt Nam, khiến ta thêm yêu, thêm trân trọng và tự hào về họ. B/ TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM: - Điểm 4,0 5,0: Đáp được những yêu cầu nêu trên, luận điểm đầy đủ rõ ràng, văn viết có cảm xúc, phân tích, chứng minh tốt, làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt trong sáng, có thể còn vài sai sót nhỏ. - Điểm 3,5 4,5: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, làm rõ được trọng tâm song phân tích bình luận có chỗ chưa sâu, còn mắc một số lỗi dùng từ, diễn đạt. - Điểm 2,0 3,0: Bài làm tỏ ra hiểu đề tuy nhiên năng lực cảm thụ, phân tích tổng hợp còn hạn chế; dẫn chứng chưa thật đầy đủ phong phú, bình luận chưa sâu, nhưng vẫn làm rõ được các ý. Còn mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. - Điểm 1,0 1,5: Bài làm thể hiện được luận điểm nhưng chưa lấy được dẫn chứng, chỉ bàn luận chung chung, chưa làm nổi bật yêu cầu của đề. Hoặc những bài làm chưa hình thành được luận điểm chỉ đơn thuần phân tích một vài tác phẩm liên quan đến vấn đề nghị luận. - Điểm 0,5: Không hiểu đề, chỉ bàn luận chung chung không đúng yêu cầu của đề hoặc sai lạc cả nội dung và phương pháp. {-{-{ 4 . sánh để làm sáng tỏ ý kiến trên. ……….HẾT……… Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh SBD: 1 TRƯỜNG THCS CLC DƯƠNG PHÚC TƯ HUYỆN VĂN LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 KÌ THI. THCS CLC DƯƠNG PHÚC TƯ HUYỆN VĂN LÂM ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI TỈNH Năm học 2012-2013 Môn: Ngữ Văn – LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phú Câu 1: (2,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 13 đến 15 câu). THI KHẢO SÁT CHỌN HS GIỎI Năm học 2012-2013 Câu 1: (2 điểm) A- Yêu cầu: I/ Về kĩ năng: - HS trình bày cảm nhận bằng đoạn văn từ 13 đến 15 câu. - Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, văn viết có cảm