Giáo án lớp 2 Tuần 13 Thứ hai ngày 18 tháng 11 năm 2013 TẬP ĐỌC (Tiết 40 - 41) : CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA I. Mục tiêu - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - Biết đọc rõ lời nhân vật trong bài - Hiểu nội dung bài : Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em phải đoàn kết, thương yêu nhau ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,5) - GDBVMT: GDHS tình cảm anh em trong gia đình. - GDKNS: Hình thành cho HS các kỹ năng: Kỹ năng xác định giá trị Kỹ năng tự nhận thức về bản thân - Kỹ năng hợp tác - Kỹ năng giải quyết vấn đề (bằng các hoạt động:Động não.Trải nghiệm, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực) II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc. III. Các hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ: (5’) - Gọi 2 HS lên bảng đọc bài : “ Quà của bố “ và trả lời câu hỏi về nội dung bài học - GV nhận xét, ghi điểm B. Bài mới (30’) TIẾT 1 1. Giới thiệu chủ điểm và bài học: - Cho HS quan sát tranh minh họa chủ điểm. Giới thiệu về chủ điểm Anh em. - Giới thiệu bài học. - Ghi tên đề bài 2. Luyện đọc 2.1. Đọc mẫu - GV đọc toàn bài: Lời kể chậm rãi, lời giảng giải của người cha ôn tồn. 2.2. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. a) Đọc từng câu: - Yêu cầu đọc nối tiếp từng câu (lần 1) - Nghe và chỉnh sữa nếu HS phát âm sai. - 1 HS nhắc lại - 2 HS lên bảng - Nhận xét - Quan sát tranh - Đọc tên đề bài - Lắng nghe - Đọc nối tiếp câu đến hết bài - HS đọc các từ ngữ theo cá GVTH: Mai Thị Thùy Hương Năm học 2013 - 2014 Giáo án lớp 2 Tuần 13 Hướng dẫn đọc các từ ngữ khó: Buồn phiền, đặt bó đũa, bẻ gãy -Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 2. b) Đọc từng đoạn trước lớp. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài. - Hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi đúng ở dấu phẩy, dấu chấm và thể hiện giọng đọc phù hợp - Đọc chú giải, tìm hiểu nghĩa các từ mới. - Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn lần 2. c) Đọc từng đoạn trong nhóm. - Hướng dẫn HS đọc theo nhóm đôi, mỗi em thay phiên nhau đọc nối tiếp đoạn. - GV theo dõi, hướng dẫn đọc đúng. d) Thi đọc giữa các nhóm. - Mời các nhóm đọc, gọi nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương. e) Đọc đồng thanh. - GV nhận xét, đánh giá. * Chuyển ý: Để biết câu chuyện khuyên ta điều gì thì chúng ta cũng tìm hiểu bài tập đọc. TIẾT 2 3. Tìm hiểu bài (20’) - Yêu cầu 1 HS đọc, lớp đọc thầm cả bài. - Câu chuyện có những nhân vật nào? - Các con của ông cụ có yêu thương nhau không? Từ ngữ nào cho em biết điều đó? - Va chạm có nghĩa là gì? - Người cha đã bảo các con mình làm gì? - Tại sao 4 người con không ai bẻ gãy được bó đũa? - Người cha đã bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? nhân, cả lớp đồng thanh. - HS đọc nối tiếp - 3 HS đọc nối tiếp - 1 HS đọc - HS đọc nối tiếp. - Luyện đọc theo nhóm đôi - Lần lượt từng HS trong nhóm đọc, nhóm khác nghe, nhận xét. - Cả lớp đọc đồng thanh. - Lắng nghe - 1 HS đọc, lớp đọc thầm - Câu chuyện có người cha, các con cả trai, gái, dâu, rể. - Các con cụ không yêu thương nhau. Từ ngữ cho thấy điều đó là họ thường va chạm với nhau. - Va chạm có nghĩa là cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt. - Người cha bảo các con, nếu ai bẻ gãy được bó đũa ông sẽ thưởng cho 1 túi tiền. - Vì họ đã cầm cả bó đũa mà bẻ. - Ông cụ tháo bó đũa ra và bẻ GVTH: Mai Thị Thùy Hương Năm học 2013 - 2014 Giáo án lớp 2 Tuần 13 - Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa được ngầm so sánh với gì? -Người cha muốn khuyên các con điều gì? - GV: Người cha đã dùng câu chuyện rất dễ hiểu về bó đũa để khuyên bảo các con thấm thía tác hại của sự chia rẽ, sức mạnh của sự đoàn kết. GDBVMT: GDHS tình cảm yêu thương trong gia đình để xây dựng môi trường sống tốt đẹp. 4. Luyện đọc lại (10’) - GV hướng dẫn các nhóm HS đọc truyện theo các vai: Người kể chuyện, Ông cụ, bốn người con.cho các em luyện tập trong nhóm rồi thi đọc. - Tổ chức thi đọc truyện theo vai - Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc đúng, thể hiên lời của nhân vật. 5. Củng cố, dặn dò: (5’) -Người cha muốn khuyên các con điều gì? - Y/c HS đặt tên khác thể hiện ý nghĩa của truyện - Nhận xét giờ học - Dặn HS về đọc lại bài, chuẩn bị bài Kể chuyện tiếp theo. gãy từng chiếc một cách dễ dàng. - Một chiếc đũa so sánh với từng người con. Cả bó đũa so sánh với cả bốn người con. -Anh em trong nhà phải biết yêu thương đùm bọc đoàn kết với nhau. Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Chia rẽ sẽ yếu đi. - HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4 - Tổ chức luyện đọc và thi đọc . - Đoàn kết là sức mạnh. Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết. + Lắng nghe, ghi nhớ GVTH: Mai Thị Thùy Hương Năm học 2013 - 2014