1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề đô thị hóa

13 754 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Vấn đề đô thị hóa

I. Đặt vấn đề . Có thể nói đô thị là một hình thức quần cư đặc biệt của xã hội loài người. Hiểu một cách đơn giản đô thị là một tổ chức không gian cư trú, sinh sống tập chung với mật độ dân số cao của cộng đồng người với các hoạt động chủ yếu. Hệ thống đô thị là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt gắn bó hữu cơ với các cuộc cách mạng phát triển công nghiệp, cách mạng khoa học và kỹ thuật. Vì vậy, vai trò của hệ thống đô thị trong quá trình phát triển lãnh thổ thể hiện khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử Ngày nay, đô thị không chỉ đơn thuần là nơi tập trung dân cư đông đúc với các hoạt động mang tính chất phi nông nghiệp; các trung tâm đơn chức năng về hành chính hoặc thương mại, .mà đô thị đã trở thành một không gian cư trú của dân cư, là kết quả tất yếu của một quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đóng vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc về một số mặt: hành chính, kinh tế - xã hội . của một vùng hoặc quốc gia, biểu hiện của nó là sự tập trung dân cư với mật độ cao với lối sống đô thị và các hoạt động phi nông nghiệp chiếm ưu thế, có cơ sở hạ tầng phát triển ngày càng hiện đại, .Hệ thống đô thị là những “đại biểu” chủ yếu của quá trình đô thị hoá, phát triển đô thị. Do đó, phát triển hệ thống đô thị như là một qui luật tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia trên thế giới, nhằm tiến tới một xã hội văn minh và hiện đại. Hệ thống đô thị đóng vai trò như một hệ thống “khung xương” phát triển của mỗi lãnh thổ mỗi quốc gia. Những quốc gia phát triển là những nước có mạng lưới đô thị dày đặc với sự phân hoá sâu sắc về qui mô dân số và lãnh thổ, cũng như cấu trúc không gian của nó. Sự tiến bộ của cách mạng khoa học - kĩ thuật nói riêng và tiến bộ xã hội nói chung đã giúp cho đô thị phát triển, hạn chế nhiều mặt tiêu cực của đô thị, làm cho đô thị và nông thôn gần nhau hơn thông qua sự phân công lao động xã hội. Tuy vậy, xã hội luôn luôn vận động, phát triển và tác động không nhỏ đến hệ thống đô thị. Tuỳ theo điều kiện phát triển của mỗi quốc gia, mỗi khu vực, các đô thị còn gặp nhiều khó khăn phải khắc phục, giải quyết trong quá trình phát triển bền vững, như các vấn đề: di dân từ nông thôn ra thành thị, công bằng xã hội, ô nhiễm môi trường, quản lí đô thị, Như Báo cáo Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (Năm 1990) đã chỉ ra rằng, quá trình đô thị hóa không phải là một sự khủng hoảng hay thảm kịch, nó chỉ là một thách thức đối với tương lai mà thôi. Quá trình đô thị hóa tạo ra nhiều thuận lợi và bất lợi cần được phân tích. Tuy nhiên, đô thị hóa là con đường văn minh của loài người, bởi các đô thị là nơi chủ yếu tạo ra của cải vật chất cho loài người. Thu lợi nhiều từ quá trình đô thị hóa, nhưng con người cũng phải trả giá không ít vì những bất lợi của nó. Chỉ có con đường duy nhất để tránh được thách thức này là tạo ra đô thị bền vững. Quan niệm “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng những nhu cầu của họ” của Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển đưa ra trong Báo cáo Brundtland - 1987 đã đạt được sự đồng thuận cao của các quốc gia trên thế giới. Đó là quan niệm mang tính nguyên lí quan trọng nhất đối với sự phát triển mang tính bền vững với mọi khía cạnh về kinh tế - xã hội và môi trường ở nhiều cấp độ từ cấp độ toàn cầu, khu vực đến quốc gia, địa phương; trong 1 đóđô thị. 1. Quan niệm chung về phát triển bền vững đô thị. - Phát triển bền vững thống nhất cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong một khuôn khổ - Nâng cao chất lượng cuộc sống - Không ảnh hưởng tới thế hệ tương lai - Quan hệ mật thiết với vùng ( vùng nông thôn) - Sự thống nhất trong kế hoạch và hành động, tính công bằng - Qui hoạch và quản lý thống nhất, đồng thuận ở mọi cấp - Rủi ro về môi trường có thể chấp nhận được trong mục đích phát triển Từ đó, có thể kết luận rằng: một đô thị bền vững trong quá trình phát triển, quan niệm đầy đủ là: khi nó đạt được sự thống nhất trong một khuôn khổ bền vững cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng sống của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng tới các nhu cầu phát triển của thế hệ tương lai. Khuôn khổ đó phải thể hiện thống nhất giữa kế hoạch, qui hoạch, quản lý phát triển và hành động thực hiện với sự đồng thuận của mọi thành phần xã hội: nhà nước, tư nhân, cộng đồng; mọi cấp độ: địa phương, thành phố và quốc gia. 2. Nguyên tắc chung của sự phát triển đô thị bền vững . Sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu và khả năng phát triển của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng những nhu cầu của họ, đó là nguyên tắc chung cho sự phát triển bền vững, nó phản ánh qua: - Xu hướng phát triển của quá trình hiện tại không làm thế hệ tương lai phải trả giá (như là: kế hoạch kém, nợ nần, suy thoái môi trường, cũng như các hậu quả khác của thế hệ hiện tại mang lại). - Có sự phát triển cân bằng giữa các hợp phần: tự nhiên, kinh tế và xã hội. Nói một cách khác, nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển, đó là sự thay thế từ trạng thái cân bằng này đến trạng thái cân bằng khác. 3. Cơ sở của sự phát triển bền vững đô thị. Đô thị là một hệ sinh thái mở, là cấu trúc không gian lãnh thổ, mà tự thân con người lựa chọn xây dựng nên không gian - môi trường nhân tạo thì đô thị đã trở thành một thực thể chịu sự tác động của những môi trường lớn hơn do xã hội con người tạo ra và bởi môi trường tự nhiên xung quanh, như: vùng lãnh thổ chứa đựng đô thị, các vùng lãnh thổ mà đô thị phụ thuộc, sức hút giữa các đô thị trong hệ thống đô thị, Mặt khác, sự phát triển bền vững của các đô thị ngoài việc phụ thuộc vào tính phát triển bền vững của vùng mà chúng chịu ảnh hưởng, chúng còn bị sự ràng buộc phần lớn vào “Tải trọng” của chúng đã được thiết kế bởi ý muốn chủ quan của con người về các mặt dân số, kinh tế, xã hội, môi trường: “sự thiết lập khuôn khổ về phát triển các khía cạnh tự nhiên, kinh tế và xã hội. Khuôn khổ đó phù hợp với những nguồn tài nguyên thiên nhiên” (Chương trình đô thị của Liên hợp quốc), thông qua các hệ thống các chỉ tiêu tiêu chuẩn của đô thị (Sự phân loại đô thị, qui hoạch xây dựng đô thị). Ví dụ: diện tích cây xanh, hồ, các khu công nghiệp, du lịch - nghỉ ngơi, giao thông, qui mô dân số, Tính bền vững của đô thị cũng sẽ mất khi sự phát triển nội tại của nó vượt quá “Tải trọng” thiết kế cho phép. Đây là một vấn đề cơ 2 bản quyết định đến nguyên tắc phát triển bền vững: “ Đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến việc đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai”, hoặc: “làm giảm nguồn vốn tự nhiên và mang lại nợ nần” (Hội nghị Đô thị 21) . Vấn đề đặt ra đối với sự phát triển bền vững của đô thị là cần phải có một chiến lược qui hoạch phát triển và quản lý từng đô thị theo không gian, thời gian, phù hợp giữa “Tải trọng” của đô thị trong mối quan hệ tương hỗ với qui mô lãnh thổ của nó và với các vùng ảnh hưởng và trong hệ thống đô thị quốc gia, khu vực. Chiến lược - qui hoạch phát triển đô thị tốt thể hiện sự bền vững hài hòa các khía cạnh môi trường tự nhiên - kinh tế - xã hội, thông qua hệ thống chỉ tiêu tiêu chuẩn đô thị, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội theo các thời kỳ. Về cơ bản, việc xây dựng chiến lược - qui hoạch phát triển đô thị, thực chất là việc xây dựng chiến lược - qui hoạch phát triển tổng hợp của một không gian lãnh thổ đặc biệt (Có thể xem như là cấp vùng, địa phương), đòi hỏi phải có sự tổng hợp tri thức của nhiều lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, quân sự, văn hóa, chính trị, .Ngoài ra, một đô thị phát triển bền vững chỉ khi có một chiến lược - qui hoạch phát triển tốt với khả năng thực thi đảm bảo trong suốt quá trình phát triển: “Việc qui hoạch và quản lý phát triển thành phố bền vững đòi hỏi sự thỏa thuận và hợp tác hành động của mọi thành phần xã hội: nhà nước, tư nhân và cộng đồng, mọi cấp độ: địa phương, thành phố và quốc gia” ( Chương trình đô thị của Liên hợp quốc). II. Đô thị hóa ở Việt Nam. 1. Thực trạng Cùng với công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh, nhất là từ khi thực hiện đổi mới nền kinh tế - năm 1986. Năm 1990 cả nước mới chỉ có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã tăng lên 649 đô thị. Hiện cả nước có 758 đô thị các loại. Trong đó, có 2 đô thị loại đặc biệt: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; 10 đô thị loại 1: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên; 5 đô thị thuộc TW: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM, Cần Thơ; 12 đô thị loại 2; 46 đô thị loại 3; 48 đô thị loại 4; 640 đô thị loại 5. Ngoài ra, còn khoảng 10.000 điểm dân cư, trên 250 khu công nghiệp là quỹ phát triển đô thị trong tương lai. Đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh nhất ở 3 vùng trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội Bắc, Trung, Nam, ở vùng duyên hải. Tỷ lệ dân số đô thị cả nước hiện đạt gần 30%. Bộ mặt các đô thị đã có những thay đổi lớn: văn minh, hiện đại và xanh, sạch, đẹp hơn. Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ để trở thành quốc gia công nghiệp phát triển. Trong giai đoạn này, khu vực đô thị - hạ tầng cơ bản và là tâm điểm tăng trưởng của nền kinh tế - được xác định là nơi “nóng” nhất của yêu cầu phát triển bền vững. Bên cạnh những thành tựu, quá trình đô thị hóa thời gian qua ở nước ta cũng đang đặt ra nhiều thách thức, nhất là ở góc độ xã hội. Có thể khái lược ở 5 vấn đề cơ bản sau: 1.1 . Gia tăng dân số đô thị và sự quá tải của các đô thị lớn Theo Tổng cục Thống kê, số người di cư trong cả nước thời kỳ 1994 - 2005 khoảng trên 12 triệu người, bằng 14,9% dân số, bình quân hàng năm số người di cư bằng 1,3% dân số, với khoảng 1,1 triệu người. Trong đó, di cư đến đô thị là trên 3,9 triệu người - chiếm 32%. Dòng di cư nông thôn - thành thị chủ yếu đến các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung và ngày càng có xu hướng tăng nhanh. Sau 11 năm, tỉ lệ người chuyển từ các tỉnh đến so với TP. Hồ Chí Minh là 19,3%, Hà Nội là 16,5%, Bình Dương là 41% và Đồng Nai là 10%, cao hơn nhiều so với tỉ lệ trung bình của cả nước là 5,7%. Ngoài ra, chưa kể số lao động từ nông thôn thường xuyên vào các đô thị buôn bán nhỏ và những người tìm 3 việc làm ở khu vực phi chính thức, hết ngày lại trở về gia đình ở nông thôn. TP. Hồ Chí Minh trung bình có 50 ngàn người và Hà Nội có khoảng 25 - 30 ngàn người. Lao động di cư là nguồn cung cấp lao động quan trọng cho đô thị (chủ yếu là lao động phổ thông), là động lực cho tăng trưởng, phát triển kinh tế đô thị; tuy nhiên, nó cũng là nguyên nhân tạo ra sự quá tải ở các đô thị, nhất là các đô thị lớn. Sự gia tăng dân số cơ học quá mức ở các đô thị sẽ đẩy các đô thị rơi vào tình trạng đô thị hóa “cưỡng bức” do sự quá tải: về hạ tầng giao thông (ùn tắc, kẹt xe), việc làm, nhà ở, giáo dục, chăm sóc y tế, an ninh trật tự, tệ nạn xã hội … mà Hà Hội và TP. Hồ Chí Minh là một điển hình. Vấn đề quá tải về dân số ở các đô thị hiện nay và trong những năm tới sẽ vẫn là một thực trạng nan giải nếu như chiến lược tăng trưởng, phát triển kinh tế của các đô thị và chiến lược công nghiệp hóa, đô thị hóa không được đặt trong mối quan hệ phát triển của khu vực nông thôn. 1.2 . Vấn đề nhà ở đô thị Nhà ở là yếu tố tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội ở đô thị và mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc đầu tư, phát triển nhà ở tại các đô thị và khu công nghiệp. Tuy nhiên, tình hình nhà ở đô thị vẫn đang là bài toán căng thẳng. Diện tích nhà ở bình quân đầu người tại các đô thị nước ta còn quá thấp, hiện mới chỉ đạt 5,4 m 2 /người. Chất lượng nhà ở không bảo đảm, các điều kiện về hạ tầng, môi trường yếu kém. Nhà "ổ chuột" còn chiếm tỷ trọng đáng kể tại các đô thị. Cung cầu mất cân đối nghiêm trọng, cộng với những tác động của chính sách không hợp lý … làm cho giá nhà ở quá cao so với thu nhập của nhân dân đô thị. Sự tồn của các khu nhà ở không chính thức, các "xóm liều”, “xóm bụi" đang là ung nhọt của các đô thị hiện đại. Nguyên nhân chính của thực trạng này là do tốc độ đô thị hóa nhanh, dẫn đến nhập cư trái phép và giá đất đô thị quá cao, nên một số hộ dân không có điều kiện mua đất đã lấn chiếm đất công để ở. Tại các đô thị miền Trung và miền Nam, ngoài các nguyên nhân trên, còn có nguyên nhân do hậu quả của chiến tranh. Đa số các khu nhà ở không chính thức có điều kiện nhà ở rất kém, diện tích ở chỉ khoảng 2 - 4 m 2 /người, nhà ở lụp xụp, tạm bợ, hệ thống cơ sở hạ tầng thấp kém. Môi trường trong các khu dân cư này bị ô nhiễm nghiêm trọng nên đây còn gọi là các khu nhà "ổ chuột". Theo một khảo sát, Hà Nội từng có 3 khu nhà ở không chính thức lớn hình thành từ những năm 90 của thế kỷ trước là khu chứa trọ Phúc Xá, khu bãi rác Thành Công, và khu "xóm liều" Thanh Nhàn với số lượng dân ở mỗi khu khoảng trên dưới 400 người. Ngoài ra Hà Nội còn có hơn 20 "xóm liều”, “xóm bụi" nhỏ, với mỗi xóm từ 5 - 10 hộ dân, nằm rải rác trong các quận, huyện khác trên các khu đất công hoặc ven sông, hồ … Thành phố Hồ Chí Minh đã từng có 67.000 căn nhà "ổ chuột" và trong đó có 24.000 hộ sống ven kênh rạch. Tại thành phố Huế có 770 hộ với 4.483 nhân khẩu sống trên Thượng Thành và Eo Bàu trong khu Thành cổ với diện tích xây dựng trái phép là 31.500 m 2 . Ngoài ra, một số cộng đồng dân cư đô thị hình thành từ xa xưa, sinh sống hợp pháp, nhưng do đặc điểm định cư và sinh sống đặc biệt nên cũng có thể coi là những khu "ổ chuột" đô thị. Đó là cộng đồng dân vạn đò, vạn chài trên sông, hồ, đầm, phá, mà điển hình là cộng đồng dân vạn đò trên sông Hương thành phố Huế, có 941 hộ với 6.505 nhân khẩu sinh sống trong điều kiện vệ sinh môi trường rất kém. 4 Những khu nhà ổ chuột bên cạnh những tòa nhà cao tầng 1.3 . Sự an toàn của môi trường sống ở đô thị An toàn môi trường sống ở các đô thị Việt Nam hiện đã ở mức báo động, trong đó: - Nhức nhối với tai nạn giao thông: Theo số liệu của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cả nước trung bình hàng ngày có khoảng 30 - 35 người chết vì tai nạn giao thông, chủ yếu là tai nạn giao thông đường bộ với trên 90%. Tình hình tai nạn giao thông ở nước ta, đặc biệt trong khu vực đô thị là hết sức nghiêm trọng, thuộc vào nhóm cao nhất thế giới. Tuy chỉ số về số vụ tai nạn giao thông/10.000 phương tiện không cao hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực, song chỉ số người chết/tổng số người bị thương là đặc biệt cao mà nguyên nhân chính là do phương tiện chủ yếu trong giao thông đô thị là xe hai bánh. Hiểm họa tai nạn giao thông đang thường trực, rình rập cướp đi sinh mạng của người dân, để lại nhiều hệ quả nặng nề cho gia đình và xã hội. 5 Tai nạn giao thông rình rập người đi đường - Báo động từ an toàn vệ sinh thực phẩm: Thực phẩm không an toàn đang âm thầm giết lần mòn người dân, làm gia tăng chi phí y tế và giảm tuổi thọ bình quân của cộng đồng. Kết quả giám sát của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội gần đây cho thấy vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm thời gian qua ở nước ta đã đến mức “báo động đỏ”, trong đó “nóng” nhất là ở khu vực đô thị. Hầu như tất cả các lĩnh vực liên quan đến sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm khi kiểm tra đều phát hiện những sai phạm nghiêm trọng. Từ việc trồng rau xanh có sử dụng hóa chất kích thích vượt mức cho phép, các lò giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo vệ sinh tối thiểu đến thức ăn đường phố, các bếp ăn tập thể và trong chế biến, kinh doanh thực phẩm. Trong các nguyên nhân của thực trạng trên có nguyên nhân từ công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều bất cập, cả về thể chế, tổ chức bộ máy và đầu tư cho công tác này. 6 Bì lợn được luộc, ngâm vào ôxy già, tẩy trắng bằng hóa chất công nghiệp - Hiểm họa từ ô nhiễm môi trường: Đô thị là tâm điểm tăng trưởng của nền kinh tế, nên chính đô thị hiện nay cũng là nơi ô nhiễm nhất. Có “một trăm lẻ một” nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, trong đó “thủ phạm” không ai khác chính là chúng ta; từ ô nhiễm của hệ thống kênh rạch do nước thải không được xử lý trước khi xả ra môi trường, ô nhiễm không khí do bụi và khí thải độc hại thải từ các phương tiện giao thông, các hoạt động xây dựng, sản xuất, dịch vụ, đến ô nhiễm từ rác thải. Ngoài ra, ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm do sóng vô tuyến cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường được mệnh danh là là kẻ giết người thầm lặng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hằng năm trên thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em bị tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp, 60% trường hợp có liên quan đến ô nhiễm không khí. Ngoài ra ô nhiễm môi trường còn gây ra nhiều căn bệnh mãn tính khác. Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý xả trực tiếp ra môi trường. 1.4 . Tình trạng nghèo đói và tiếp cận các dịch vụ, an sinh xã hội 7 Thực tế ở các đô thị và các vùng ven đô vẫn còn một bộ phận không nhỏ người thất nghiệp, nghèo và thu nhập thấp. Đây chủ yếu là những lao động giản đơn di cư từ khu vực nông thôn lên thành thị để kiếm việc làm. Phần lớn trong số họ chỉ tìm được công việc giản đơn trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở gần thành thị, một số khác kém may mắn hơn phải lang thang tìm kiếm công việc không ổn định trong nội thị với thu nhập ít ỏi. Điều tra gần đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong số lao động di cư, có tới 2/3 là lao động trẻ (15 - 19 tuổi); hơn 50% là di cư để tìm việc làm, 47% là để cải thiện điều kiện sống. Một điều tra khác của Viện Khoa học Lao động và Xã hội cũng cho thấy, trong các doanh nghiệp FDI, tỷ lệ lao động ngoại tỉnh chiếm tới 70%. Do thu nhập thấp, lại phải làm việc vất vả nên số lao động di cư này dễ nảy sinh những bất đồng và có những hành động thiếu kiềm chế. Ngoài ra tình trạng thất nghiệp cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các tệ nạn xã hội ở đô thị. Đây là sự bất ổn đối với chủ trương phát triển một xã hội đô thị công bằng, ổn định và văn minh. Người nghèo và thu nhấp thấp còn rất khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ, an sinh xã hội như giáo dục, chăm sóc sức khỏe. Những bất bình đẳng càng thấy rất rõ khi so sánh với các nhóm thu nhập cao và nhóm dân số có hộ khẩu thường trú tại đô thị. Theo thống kê: hiện có 38% số dân sống ở Hà Nội và 54% ở TP. Hồ Chí Minh không tiếp cận được với hệ thống an sinh xã hội; hơn 1/3 số dân không có khả năng tiếp cận các dịch vụ về nhà ở phù hợp như nước, hệ thống thoát nước, rác thải. Con em người nhập cư khó vào các trường chính quy, công lập. Không có hộ khẩu thường trú, không được xét vào diện hộ nghèo nên con cái họ không được miễn giảm học phí, họ không được hỗ trợ tiền mua bảo hiểm y tế và các dịch vụ an sinh xã hội khác. Gần 42% người nghèo, hơn 45% người dân di cư khi ốm đau không đi khám chữa bệnh chủ yếu là do thiếu tiền, không có bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, người nghèo ở đô thị còn phải chi phí nhiều khoản phát sinh hơn ở nông thôn như tiền điện, nước, tiền nhà và giá cả lương thực, thực phẩm, nhu cầu thiết yếu khác. Do vậy, trên thực tế người nghèo ở đô thị thực ra còn nghèo hơn hộ nghèo nông thôn. Chi phí cho y tế bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ hơn 1 triệu đồng, bằng 1/10 các nước phát triển, nhưng thực tế người bệnh phải chịu giá dịch vụ, giá thuốc đắt ngang, thậm chí hơn các nước, nhất là biệt dược. Giá dịch vụ y tế quá cao đã đẩy người bệnh nghèo vào cảnh nghèo hơn. Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế năm 2010, cho thấy ốm đau tiếp tục đẩy nhiều người vào cảnh nghèo đói. Có đến 33% các hộ gia đình được phỏng vấn cho rằng bệnh tật là lý do khiến mức sống của hộ gia đình giảm đi hoặc không được cải thiện. Còn theo “Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2007” thì 34,5% bệnh nhân nội trú có thu nhập trung bình không có bảo hiểm y tế phải vay nợ để trả cho chi phí điều trị. Hiện có một nghịch lý là người nghèo có nhu cầu chăm sóc sức khỏe cao nhưng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế lại thấp hơn các nhóm khác. Nhiều người không may bệnh tật phải bán đất, bán nhà ở quê để chữa trị, gia đình có nguy cơ phải gia nhập nhóm “người nghèo đô thị”. 1.5 . Tác động của đô thị hóa, công nghiệp hóa đến chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vưc nông thôn Thực chất của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa là ba quá trình chuyển dịch, đó là: chuyển dịch về cơ cấu kinh tế: từ kinh tế nông nghiệp chuyển dịch sang kinh tế phi nông nghiệp; chuyển dịch về mục đích sử dụng đất: từ đất nông nghiệp chuyển dịch sang đất xây dựng, đất công nghiệp; và chuyển dịch về cơ cấu lao động: từ lao động nông nghiệp chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp. Để tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa không làm nảy sinh những vấn đề về mặt xã hội thì ba tiến trình trên đây phải đồng bộ với nhau, nhất là sự đồng bộ giữa quá trình dịch chuyển về đất đai với dịch chuyển về lao động. Tuy nhiên, các tiến trình này ở nước ta hiện đang “so le” nhau; đất đai thì chuyển dịch song lao động nông nghiệp không dịch chuyển kịp, do vậy lao động nông thôn sẽ làm gì sau khi bị tách khỏi đất đai trước “cơn lốc” đô thị hóa, công nghiệp hóa vẫn đang là câu hỏi lớn. Theo một nghiên cứu, hiện cả nước có 250.000 ha đất nông nghiệp đã được chuyển đổi sang đất công nghiệp, thành lập được 255 khu công nghiệp, trên 200 cụm công nghiệp, thu hút được 20 tỉ USD đầu tư, giải quyết cho gần 1 triệu lao động và 1,4 triệu lao động gián tiếp. Tuy nhiên bên cạnh đó nó làm ảnh hưởng đến đất sản xuất của gần triệu nông dân. Chính điều này làm cho chênh lệch mức sống giữa nông thôn với thành thị ngày 8 càng trở nên gay gắt, gia tăng thất nghiệp ở nông thôn và tác động ngược lại tới phát triển bền vững của các đô thị, do áp lực từ làn sóng di cư tạo ra sự quá tải ở các đô thị. 2. Nguyên nhân 2.1. Xu hướng phát triển theo chiều rộng các khu đô thị Khu dân cư, khu đô thị phần lớn được quy hoạch theo kiểu lấp chỗ trống, chiếm đất, nhà xưởng một tầng. Đô thị “một tầng” không bảo đảm yêu cầu về độ cao và tính hiện đại. Vì thế tình trạng hiện nay, nhất là những khu đô thị mới, sức chứa gần như đã “cạn”, và bắt đầu có hiện tượng tắc nghẽn, các cơ sở hạ tầng về giao thông, đường xá . đều quá tải. II.2 . Mô hình “kinh tế mặt đường” thể hiện rõ rệt trong phát triển các khu đô thị Hiện nay các khu đô thị, KCN nằm quá gần nhau và bám sát trên các tuyến giao thông trọng điểm, huyết mạch đã và đang cản trở đến việc lưu thông của phương tiện tham gia giao thông. Mặc dù khi xây dựng giao thông, đã tránh đi qua các đô thị nhưng các địa phương lại san đất, giao mặt bằng đất phát triển các KCN và KĐT hình thành bám đường phát triển, và như vậy đường đến đâu, nhà đến đó. Các làng xã đô thị hóa thường được bao bọc bởi các tuyến giao thông đô thị. Do đó, khu vực phía ngoài nhanh chóng bị lấp đầy bởi những dãy nhà ở chiếm mật độ cao sánh vai cùng nhiều công trình công cộng của khu đô thị. 2.3. Tính chất ồ ạt, phần nào thể hiện tính tự phát trong phát triển đô thị Biểu hiện rõ nét nhất là các công trình xây dựng mọc lên như nấm sau mưa tại các khu vực mới mở nhưng không tuân theo hoặc theo không đúng các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết đã được duyệt. Các dự án khu đô thị mới được triển khai một cách ồ ạt, trong đó nhiều dự án không mang lại hiệu quả, gây lãng phí đất đai và vốn đầu tư, nhiều khu đô thị được quy hoạch nhưng không thể lấp đầy được. Nhiều đô thị, do công tác quy hoạch chưa có tầm nhìn dài hạn và đúng tầm vóc nên thực tế chưa có đô thị hiện đại, đẹp như mong muốn. Mặt khác, giữa phát triển đô thị và phát triển KCN cũng như hệ thống giao thông và mạng lưới dịch vụ phát triển mang những yếu tố thiếu đồng bộ: Nhiều nơi có KCN nhưng lại không quy hoạch đô thị, nhà ở và ngược lại. Trong cơn sốt phát triển đô thị không ít công trình cũ đã bị phá bỏ để xây dựng các công trình to lớn hơn và mở rộng đường sá, sân bay, thiên nhiên bị phá hủy, đất nông nghiệp bị lấn chiếm, nhà ở ngoại ô và cả sân golf trên địa bàn các thành phố. 2.4. Sự không hợp lý trong tổ chức kinh tế và điểm dân cư đô thị Hệ thống các đô thị - trung tâm chưa hình thành một cách hợp lý, việc đặt các khu công nghiệp, trung tâm thương mại dịch vụ, các khu công nghệ cao, các đơn vị cơ quan nghiên cứu chưa thực sự dựa trên những dấu hiệu lợi thế so sánh của từng khu vực khác nhau. Phần lớn các cơ sở kinh tế cũng như dân cư vẫn tập trung ở những khu đô thị truyền thống mà chưa có xu hướng dãn ra các đô thị mới làm cho các đô thị truyền thống trở nên quá tải nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu điều hòa quá trình tăng trưởng đó. Mặc dù phát triển khá mạnh song các đô thị Việt Nam hiện vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu xã hội hóa nhà ở cho mọi đối tượng.Trong các khu đô thị mới, phần lớn đất đai dành phát triển quỹ nhà ở, xây dựng các công trình dịch vụ để bán và cho thuê, diện tích cây xanh, các khu vui chơi công cộng bị thu hẹp tối đa để giảm bớt suất đầu tư hạ tầng cơ sở. Xét về lâu dài, nó lại ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường cũng như chất lượng dịch vụ xã hội của khu vực (khu nhà ở ngày càng bị thiếu diện tích vườn hoa, cây xanh, nhà trẻ, các tuyến đi bộ .). Cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật tại các khu dân cư đô thị nhìn chung không đồng bộ, mạng lưới giao thông trong và ngoài đô thị chưa phát triển, gây trở ngại cho các mối liên thông giữa đô thị với các vùng lân cận cũng như với hoạt động: làm việc - nghỉ ngơi - sinh hoạt của người dân trong đô thị. 2.5. Quyền lực quản lý Nhà nước quá lớn, nhưng trách nhiệm không rõ ràng Sự phối hợp liên ngành, liên cấp còn hạn chế. Sự ban hành và sự điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch và các quyết định quá nhanh, nhiều và dễ vừa qua đã thể hiện quyền lực quản lý Nhà nước là vô hạn, nhưng trách nhiệm thì lại hữu hạn. Những sai lầm của người hoặc cơ 9 quan cấp có thẩm quyền quyết định không được làm rõ về trách nhiệm, do đó chỉ có người dân là phải gánh chịu hậu quả. Quản trị Nhà nước trong lĩnh vực qui hoạch đô thị chưa được coi trọng. Ngoài ra, Pháp luật trong lĩnh vực quy hoạch và quản lý đô thị còn nhiều bất cập, nhất là Luật xây dựng, Luật quy hoạch đô thị gây trở ngại cho quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện quy hoạch III. Định hướng phát triển đô thị bền vững trên góc độ xã hội ở Việt Nam. 1. Tổ chức hoạt động kinh tế trong các khu đô thị phù hợp với điều kiện hình thành và phát triển của từng loại đô thị. Theo quan điểm địa kinh tế mới, để bảo đảm tính kinh tế nhờ đô thị, cần có sự phân công tổ chức sản xuất, tổ chức lao động xã hội hợp lý dựa theo quy mô và trình độ phát triển cũng như độ dày về thời gian của từng loại đô thị. Theo đó: - Đối với các khu đô thị lớn: bao gồm đô thị hạt nhân, trung tâm, cần hướng mô hình tổ chức theo xu hướng phát triển đa dạng hóa cao và định hướng dịch vụ nhiều hơn; đây cũng là nơi sáng tạo, phát kiến, ươm trồng và nuôi dưỡng các doanh nghiệp mới và loại dần các ngành đã trưởng thành. Các đô thị lớn, chủ yếu tập trung vào dịch vụ, chế tạo sản phẩm hàng hóa không theo quy chuẩn, và các hoạt động nghiên cứu triển khai. - Các đô thị có quy mô trung bình và nhỏ, bao gồm đô thị vệ tinh, các thị trấn, đô thị mới thành lập, cần được tổ chức ngay từ đầu theo hướng chuyên môn hóa sâu và sản xuất đại trà, quy mô lớn đối với các ngành, sản phẩm đã trưởng thành. Khi đó các ngành, các doanh nghiệp có điều kiện chia sẻ với nhau những quy trình sản xuất tương tự, hoặc sự chuyên môn hóa, sử dụng tính kinh tế nhờ chuyên môn hóa sâu theo quy trình cung cấp và tiêu thụ sản phẩm lẫn nhau. 2. Chính sách phát triển đô thị cần có sự phân biệt đối với từng loại đô thị . Các chính sách phải dựa trên những đặc điểm khác nhau về lịch sử hình thành và phát triển của từng loại đô thị để thực hiện việc ưu tiên và phối hợp hợp lý. - Đối với các khu vực bắt đầu đô thị hóa, mục tiêu phải là hỗ trợ sự chuyển đổi tự nhiên giữa nông thôn và thành thị. - Các khu đô thị hóa ở giai đoạn giữa, sự tăng trưởng mạnh mẽ ở đô thị gây ra sự tắc nghẽn ngày càng tăng, cần có chính sách tập trung giảm sự tắc nghẽn và khoảng cách kinh tế, sử dụng tính kinh tế nhờ mạng lưới, bao gồm đầu tư cao cơ sở hạ tầng để tăng cường tính liên kết bên trong khu đô thị và khuyến khích các quyết định lựa chọn địa bàn hoạt động có hiệu quả về mặt xã hội của các đơn vị kinh tế. - Đối với các khu vực đô thị hóa phát triển ở trình độ cao, điều quan trọng là các chính sách cần tập trung vào phát triển hệ thống khu dân cư sinh sống hiện đại, bảo đảm tiêu chí đô thị phát triển theo chiều cao và chiều sâu, bảo đảm vấn đề môi trường và chất lượng cuộc sống. 3. Các chính sách đầu tư hướng tới quan điểm phát triển hiện đại, bền vững, đồng bộ về cấu trúc kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng. Quá trình đô thị hóa phải bảo đảm phát triển ổn định và bền vững kinh tế; trình độ dân trí và nguồn nhân lực; trình độ quản lý đô thị; dịch vụ đô thị; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội; đô thị sinh thái. Các chính sách đô thị hóa phải tập trung vào xây dựng và triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế-xã hội trên từng lĩnh vực và chương trình về xây dựng, phát triển và quản lý đô thị, trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng, hình thành vành đai xanh bao quanh trung tâm đô thị hạt nhân và liên kết đô thị vệ tinh; phối hợp các tỉnh, thành phố trong vùng có kế hoạch phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch, thương mại, y tế, đào tạo, công nghiệp . Đầu tư hệ thống cung cấp nước sạch, triển khai công nghệ xử lý nước thải, chuyển xử lý rác thải theo công nghệ tiên tiến và tái chế, tái sử dụng vừa có tính phục vụ từng đô thị và cả vùng. Để đạt được mục tiêu trên, quá trình ban hành các quyết định, chương trình, chính sách, quy hoạch và kế hoạch hành động . phải đồng bộ, kết hợp hiệu quả các yếu tố ngắn hạn, dài hạn về kinh tế-xã hội-môi trường và bảo đảm sự tham gia rộng rãi của cộng đồng trong các vấn đề liên quan. Các cấp chính quyền phải giám sát, kiểm tra hoạt động quy hoạch đô thị và xây dựng, cải tạo theo 10 [...]... các đô thị vệ tinh, bảo tồn phát triển các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc, không gian xanh, cảnh quan đô thị Do đó, cần ưu tiên xây dựng các vành đai giao thông đối ngoại, vành đai liên kết các đô thị vệ tinh, các tuyến đường vành đai xanh để kết nối các khu đô thị cũng như các dự án về hạ tầng giao thông khác Các giải pháp chính sách trên nhằm tận dụng lợi thế nhờ mạng lưới trong đô thị hóa Chính... cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đô thị như mật độ xây dựng, tỷ lệ đất dành cho giao thông, cây xanh để từng bước hoàn thiện đô thị văn minh, hiện đại; (iii) Cần khuyến khích các dự án đầu tư đồng bộ, các khu nhà cao tầng tại các khu đô thị mới và các đô thị vệ tinh để đáp ứng nhu cầu về nhà ở, giảm tải cho đô thị trung tâm Chính sách nhằm hướng tới một đô thị thân thiện môi trường Để thực hiện... hoạch, đào tạo phát triển nguồn nhân lực đi đôi với cải thiện hệ thống tổ chức quy hoạch và quản lý đô thị các cấp, trên cơ sở có sự phối hợp đồng bộ của các ngành chức năng, các tỉnh, thành phố lân cận, việc phát triển đô thị bền vững cả vùng và khu vực Một số chính sách giải quyết các “ nút cổ chai” trong đô thị hóa Chính sách bảo đảm việc làm cho dân cư đô thị, đặc biệt là tầng lớp người lao động:... xanh”, quản lý nghiêm ngặt việc đầu tư xây dựng để bảo vệ vành đai xanh của đô thị Bên cạnh đó chính sách đô thị hóa phải gắn liền với bảo tồn di sản giữ gìn cảnh quan, bảo tần di sản và cảnh quan, không chỉ làm cho đô thị trở nên thân thiện mà chính các yếu tố này lại là những “cỗ máy in tiền" ổn định cho phát triển kinh tế Một đô thị hiện đại gắn bó hài hòa với tự nhiên, lịch sử chính là tạo môi trường... cư chính thức, người nhập cư, người nghèo, thu nhập thấp đều cần được tiếp cận với nơi ở thích hợp với việc làm và với dịch vụ tương thích, nhất là các việc làm tại các thị trường lao động thành thị không chính thức nhằm bảo đảm việc làm cho mọi người dân Chính sách phát triển cơ sở cơ sở hạ tầng giao thông và nhà ở đô thị: Để giải quyết vấn đề bức xúc trước mắt và lâu dài, nhằm hướng tới xây dựng... thị cũng như các dự án về hạ tầng giao thông khác Các giải pháp chính sách trên nhằm tận dụng lợi thế nhờ mạng lưới trong đô thị hóa Chính sách xây dựng mạng lưới nhà ở đô thị, để bảo đảm quan điểm “dãn dân vào các đô thị mới và đô thị vệ tinh”, cần tập trung vào các hướng chính: (i) Điều chỉnh giảm và chấm dứt hiện tượng phát triển hệ thống nhà chung cư trong các khu trung tâm Điều này cũng là tất... đại, đòi hỏi trước hết phải phát triển toàn diện, bền vững hệ thống giao thông đô thị Cùng với việc khai thác tối đa và hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, cần phải tập trung các nguồn lực để đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các công trình giao thông đồng bộ, hiện đại, liên kết hợp lý các phương thức vận tải giữa đô thị và nông thôn, đáp ứng nhu cầu giao thông nội vùng, quốc gia và quốc tế Phát... là tạo môi trường sống thân thiện cho tất cả mọi người Chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chính là vun đắp cho nguồn vấn nhân lực” ngày càng mạnh, làm bệ đỡ cho quá trình đô thị hóa phát triển bền vững trong hiên tại và tương lai Để thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cần: (i) Xác định loại lao động chất lượng cao cần ưu... trong những lĩnh vực 4 - (ii) (iii) then chốt, đội ngũ giáo viên phổ thông, giảng viên đại học có chất lượng nhiều mặt ngang với chuẩn mực khu vực trong các trường nằm trong các vùng trọng điểm Đa dạng hóa phương thức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, theo đó cần hình thành và tập trung đầu tư phát triển các trung tâm đào tạo chất lượng cao, bao gồm các trường đại học hàng đầu cả nước, các trung . quá tải ở các đô thị, nhất là các đô thị lớn. Sự gia tăng dân số cơ học quá mức ở các đô thị sẽ đẩy các đô thị rơi vào tình trạng đô thị hóa “cưỡng bức”. của các đô thị và chiến lược công nghiệp hóa, đô thị hóa không được đặt trong mối quan hệ phát triển của khu vực nông thôn. 1.2 . Vấn đề nhà ở đô thị

Ngày đăng: 01/04/2013, 13:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w