PHÒNG GD & ĐT CHÂU THÀNH Trường THCS An Hòa Tổ Chuyên môn : HÓA – SINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số : 05/KH.H-Si An Hòa, ngày 14 tháng 09 năm 2013 KẾ HOẠCH Thực hiện “ Đề tài đổi mới phương pháp dạy học ” Năm học : 2013 – 2014 - Căn cứ hướng dẫn số 17/HD - SGDĐT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang về hướng dẫn nhiệm vụ GDTrH năm học 2013 – 2014 ; - Căn cứ vào Kế hoạch hoạt động của nhà trường năm học 2013 – 2014 ; - Căn cứ vào nội dung đổi mới của từng giáo viên đăng ký, tình hình thực tế của tổ chuyên môn và của trường THCS An Hòa ; Nay tổ chuyên môn Hóa – Sinh xây dựng kế hoạch giám sát việc thực hiện các đề tài đổi mới phương pháp dạy học, nội dung đổi mới về kiểm tra – đánh giá trong năm học 2013 – 2014 như sau : A/. Nhận định chung về việc thực hiện ở năm học 2012 – 2013 : I/. Thực trạng hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, nội dung đổi mới về kiểm tra – đánh giá của giáo viên : 1/. Ưu điểm : - Nhà trường đã tổ chức triển khai đầy đủ các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá đến từng tổ chuyên môn và từng giáo viên. - Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy học : được sự đầu tư khá chu đáo từ nguồn kinh phí của ngành, của trường và từ công tác xã hội hóa giáo dục, … - Nhà trường đã thành lập Tổ CNTT hoạt động có bài bản theo kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy cho giáo viên, đồng thời quan tâm việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sử dụng CNTT cho giáo viên. Hiện nay, tất cả giáo viên của trường nói chung và của tổ chuyên môn nói riêng, từ giáo viên trẻ tuổi đến giáo viên lớn tuổi đều sử dụng thành thạo vi tính để giảng dạy các tiết có ứng dụng CNTT hoặc bài giảng Powerpoint, … - Đa số giáo viên trong tổ đã xác định được ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, có trách nhiệm hơn và nhiệt tình hơn trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng như công việc được giao. - 1 - - Nhà trường đã nhận được nhiều hơn sự quan tâm, ủng hộ tích cực từ học sinh và phụ huynh học sinh, sự nhất trí cao của các tổ chức xã hội trong nhà trường. - Các giáo viên trong tổ, nhất là các giáo viên dạy chung môn – chung khối ngày càng đạt được sự thống nhất cao trong các vấn đề chuyên môn, về cách thức thực hiện, cấu trúc của ma trận đề kiểm tra 45 phút – thi HK, thảo luận sâu về đáp án và thang điểm chấm, …. - Nội dung và kết quả kiểm tra đã từng bước đánh giá đúng năng lực của học sinh. Đảm bảo học thật – kết quả thật, tránh bệnh thành tích. - Đa số giáo viên trong tổ thực hiện rất tốt và có hiệu quả đề tài đổi mới đã đăng ký với tổ chuyên môn và BGH nhà trường đầu năm. Thường xuyên cập nhật thong tin, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh hơn. 2/. Hạn chế : - Một bộ phận giáo viên chưa kịp thời nắm bắt, cập nhật thêm nội dung kiến thức có liên quan và ứng dụng vào chuyên môn. Dẫn đến việc giảng dạy đơn điệu, nhàm chán với học sinh, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh trong tiết dạy. - Tư duy, lối suy nghĩ của một số giáo viên trong tổ còn mang nặng tính hình thức, chưa chủ động và quyết tâm đổi mới nên chưa đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. - Chất lượng giảng dạy cuối năm của các giáo viên chưa đồng đều. II/. Công tác quản lý giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, nội dung kiểm tra – đánh giá của tổ chuyên môn : 1/. Ưu điểm : - Đầu năm học, TTCM thực hiện chỉ đạo của BGH nhà trường yêu cầu mỗi giáo viên phải lập một đề tài đổi mới về : phương pháp dạy học, kiểm tra – đánh giá học sinh, … Nội dung này tất cả giáo viên thực hiện rất tốt, kịp thời. - Trong các lần họp tổ chuyên môn đều dành phần nhiều thời gian để giáo viên thảo luận các vấn đề khó thực hiện, về phương pháp dạy học sao cho hiệu quả khi dạy một bài cụ thể, về nội dung sẽ kiểm tra – thi HK, … Nội dung này được duy trì thường xuyên và mang lại hiệu quả tích cực, thiết thực. - Công tác dự giờ thăm lớp, thao giảng được tiến hành chu đáo. Đa số giáo viên đã có sự đầu tư hơn vào bài dạy – tiết dạy về phương pháp, ĐDDH, … Nội dung này được thực hiện khá tốt. - TTCM thường xuyên nhắc nhở giáo viên thực hiện đổi mới phải bám sát đề tài đã đăng ký, duyệt đề kiểm tra 15 phút, ma trận – đề kiểm tra 45 phút – đáp án – thang điểm chu đáo. - 2 - - Thi HKII : giáo viên môn Sinh 6, 7, 8 chỉ lập ma trận và đề cương ôn tập, còn đề thi sẽ do TTCM ra theo ma trận mà giáo viên đã thống nhất. Hiệu quả bước đầu của việc làm đã mang lại tín hiệu tích cực như : giáo viên ôn tập chu đáo và kỹ hơn, phương pháp ôn tập cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn, kết quả điểm thi của học sinh chung môn – khối giữa các giáo viên đã đều hơn và tốt hơn năm học trước. - Công tác Kiểm tra nội bộ trong tổ được tăng cường hơn, số tiết và số giáo viên được kiểm tra đều tăng hơn. Qua kiểm tra cho thấy, đa số giáo viên được đánh giá khá tốt và cũng có giáo viên được đánh giá rất tốt. 2/. Hạn chế : * Đối với giáo viên : Bên cạnh những giáo viên hoàn thành đúng và tốt theo yêu cầu của BGH, của TTCM và thực hiện một cách tự giác, đạt hiệu quả thì vẫn còn số ít giáo viên thực hiện chưa tốt như : - Biên soạn và trình bày đề tài đổi mới còn qua loa, sơ sài, mang tính hình thức. - Chưa quan tâm đúng mức đến nội dung đề tài đã đăng ký để thực hiện trong quá trình giảng dạy. - Chưa quan tâm, chưa nhiệt tình trong việc thảo luận chuyên môn. - Dự giờ chưa đủ và đúng theo qui định, việc học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau thông qua các tiết dự giờ bị hạn chế. - Có học sinh dạng kém trong tổ ( môn Sinh học lớp 6 ). - Kết quả kiểm tra nội bộ của một số giáo viên được đánh giá chỉ ở mức đạt yêu cầu. * Đối với tổ chuyên môn ( nhất là TTCM ) : - Thiếu quyết đoán trong yêu cầu giáo viên thực hiện nhiệm vụ được phân công, còn nể nang trong xử lý sai phạm. - Thiếu kế hoạch kiểm tra cụ thể nên nắm bắt chưa kịp thời tình hình thực hiện của giáo viên để có hướng tư vấn, giúp đỡ kịp thời. - Hoạt động Kiểm tra nội bộ dàn trãi, chưa tập trung nên công tác tư vấn về phương pháp, về đổi mới chưa thật sự đạt hiệu quả. - 3 - B/. Kế hoạch giám sát, quản lý việc thực hiện đề tài đổi mới phương pháp dạy học, nội dung kiểm tra – đánh giá học sinh của giáo viên trong năm học 2013 – 2014 : I/. Mục tiêu cần đạt : 1) Đối với tổ chuyên môn và giáo viên: - Giúp giáo viên nắm được yêu cầu và cách thức đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra và đánh giá trên cơ sở đó tạo bước chuyển mạnh mẽ và thực chất về công tác đổi mới phương pháp dạy học. Ứng dụng có hiệu quả CNTT trong quản lý và giảng dạy góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. - Duy trì tốt nề nếp dạy – học, tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa trên Chuẩn kiến thức kỹ năng, Hướng dẫn giảm tải và thực hiện tốt quy chế chuyên môn. Đổi mới một cách thiết thực phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học của học sinh. Tích cực sưu tầm, mua sắm, tự làm các phương tiện, thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập. - Mỗi giáo viên phải chủ động đổi mới phương pháp dạy học của mình từ việc soạn bài đến giảng dạy trên lớp sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Chấm bài kiểm tra phải ghi nhận xét vào bài để học sinh khắc phục. - 100% giáo viên trong tổ : thực hiện nghiêm túc các phương pháp dạy học tích cực trong từng giờ dạy, có một đề tài đổi mới trong năm học này ( 2013 – 2014 ). - Sử dụng hợp lý, phát huy tối đa hiệu quả của thiết bị dạy học hiện có để góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. - Nghiên cứu và xác định đúng trọng tâm của toàn chương trình, từng bài, hướng dẫn kỹ để học sinh có phương pháp học tập bộ môn phù hợp. - Xây dựng hệ thống “ Ngân hàng câu hỏi ” cho các môn : Hóa học ( khối 8, 9 ) và Sinh học ( khối 6, 7, 8, 9 ) dựa trên Chuẩn KT – KN và Hướng dẫn giảm tải của bộ môn để học sinh có thêm tư liệu học tập cụ thể, giáo viên bộ môn ra đề kiểm tra – thi HK bám sát bộ “ Ngân hàng câu hỏi ” này. - Đánh giá hiệu quả của phương pháp đang thực hiện để tìm ra phương pháp hiệu quả hơn. - Tham gia và có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi để tham gia dự thi HS giỏi các môn Hóa học và Sinh học khối 9 các cấp. 2) Đối với học sinh : - Phấn đấu có từ 80% học sinh tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức trong học tập, rèn luyện kỹ năng giải bài tập hiệu quả hơn. - Không có học sinh gian lận trong học tập và trong thi cử. - 4 - II/. Nội dung hoạt động chủ yếu : - Nâng cao năng lực đổi mới phương pháp dạy học, nội dung kiểm tra đánh giá cho giáo viên. - Kiến nghị BGH trường tăng cường cơ sở vật chất hỗ trợ thực hiện việc đổi mới. - TTCM tăng cường, kiểm tra giám sát hoạt động dạy học của giáo viên. - Phổ biến kịp thời các văn bản có liên quan đến nội dung đổi mới trong năm học này. - Tổ chức dự giờ thăm lớp thường xuyên, rút kinh nghiệm có hiệu quả. - Tham gia tích cực phong trào thi GVDG cấp cơ sở ( trường ), Viết SKKN về đổi mới phương pháp, làm ĐDDH dự thi trong năm học này. - Tổ chức các tiết thao giảng ở tổ chuyên môn cũng như cấp trường đạt hiệu quả cao. - Tổ chức tiến hành kiểm tra nội bộ tập trung hơn đối với những giáo viên thực hiện chưa tốt đổi mới ở năm học 2012 – 2013, giúp giáo viên cải thiện những vấn đề chưa ổn. Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của tổ, của giáo viên và chất lượng học tập của HS. - Mỗi giáo viên phải đăng ký và thực hiện có hiệu quả 01 đổi mới trong năm học này, định kỳ báo cáo bằng văn bản với TTCM về tiến độ thực hiện và hiệu quả từng thời điểm. Cụ thể : STT Họ và tên GV Tên đề tài đổi mới đăng ký Định kỳ báo cáo với TTCM Ghi chú 1 Vương Thanh Phong Sử dụng hiện tượng thực tiễn có liên quan đến Hóa học áp dụng vào quá trình dạy học giúp kích thích sự hứng thú học tập môn Hóa học lớp 9 – trường THCS An Hòa. Sau mỗi bài kiểm tra 45 phút. 2 Nguyễn Văn Nam Rèn luyện kĩ năng lập PTHH bằng phương pháp tích cực môn Hóa 8. 3 Võ Thị Kim Nhạn Một số phương pháp rèn kĩ năng tìm hiểu tranh và trình bày tranh môn Sinh 7. Mỗi học kỳ báo cáo 01 lần. 4 Thích Năng Sử dụng ĐDDH để đạt hiệu quả cao trong tiết dạy Sinh học 9. 5 Trần Hồng Thắm Sử dụng hiệu quả thiết bị dạy - 5 - học vào ĐMPP phù hợp với đối tượng HS môn Sinh 8. 6 Lê Dương Hồng Khoa Hiệu quả sử dụng phiếu học tập trong môn Sinh 6. III/. Các giải pháp : 1/. Đối với tổ chuyên môn + TTCM : - Xây dựng các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên trong việc đổi mới phương pháp, tránh tư tưởng ngại khó hoặc đỗ lỗi cho các điều kiện khách quan. - Khuyến khích giáo viên sử dụng phòng học bộ môn ( các phòng thực hành : Hóa, Sinh ) và thiết bị dạy học hiện có của nhà trường. GVBM lập kế hoạch sử dụng ĐDDH trong suốt năm học, TTCM thường xuyên hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện của giáo viên. - Lập kế hoạch kiểm tra nội bộ, xoáy mạnh vào chuyên đề “ Đổi mới phương pháp ”. - Tăng cường thảo luận chuyên môn về việc thực hiện theo Chuẩn KT – KN; hướng dẫn giảm tải, về phương pháp dạy cho những bài khó, thực hiện đánh giá tiết dạy giáo viên theo Chuẩn KT – KN và hướng dẫn giảm tải; thực hiện đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên. - Quản lý chặt chẽ việc thực hiện chương trình, động viên giáo viên tham gia có hiệu quả các hoạt động như thao giảng, thi GVDG cấp trường, ứng dụng có hiệu quả CNTT trong giảng dạy Quản lý chặt chẽ việc dạy các tiết CNTT theo lịch đã đăng ký ở mỗi HK. - Tăng cường kỷ cương và nề nếp trong khâu quản lý tổ chuyên môn; kiểm tra, đánh giá năng lực của giáo viên phải đúng thực chất. - Tăng cường chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học thông qua các tiết dự giờ thăm lớp của giáo viên. Tiếp tục động viên giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, không chỉ phục vụ cho giảng dạy cá nhân mà còn dự thi cấp Huyện, Tỉnh. - Đẩy mạnh việc phối hợp chặt chẽ với Đoàn – Đội, các tổ chuyên môn khác để góp phần thực hiện thắng lợi phong trào thi đua xây dựng “ trường học thân thiện, học sinh tích cực ”. - Quản lý chặt chẽ việc lập ma trận, ra đề kiểm tra, đáp án – thang điểm, duyệt kỹ đề. - Kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các bài THTN, các TN theo quy định của chương trình. - Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp giảng dạy, GV phải tích cực sử dụng các phần mềm dạy học phù hợp với nội dung, chương trình bộ môn, đi vào chiều sâu, tránh hình thức và quá lạm dụng CNTT. Mỗi GV trong năm học này dạy ít nhất là 06 tiết có ứng dụng CNTT và 02 tiết thao giảng có ứng dụng CNTT. - 6 - - Chú trọng chất lượng giáo án của giáo viên, sau khi dự giờ phải tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm nghiêm túc, đúng thực chất tránh chung chung, sơ sài. - Lập kế hoạch kiểm tra nội bộ ( KTNB ) từng chuyên đề cụ thể đối với từng giáo viên, lựa chọn 02 giáo viên đăng ký với BGH và tiến hành kiểm tra toàn diện trong năm học này. - Hàng tháng thông báo với GV về hoạt động KTNB trong tháng, tên chuyên đề kiểm tra. Lên lịch dự giờ cụ thể, phối hợp với BGH tiến hành dự giờ đột xuất để kiểm tra giáo viên. 2/. Đối với giáo viên : - Tích cực hưởng ứng cuộc vận động “2 không” ; phong trào “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học, sáng tạo ”. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy – học. - Dạy học theo hướng phân hóa đối với học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh khá giỏi. - Biết cách thiết kế và xây dựng các kế hoạch phục vụ dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, làm thí nghiệm thực hành và tự làm đồ dùng dạy học. - Tiếp tục đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh. Đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm; đảm bảo việc đánh giá khách quan, công bằng, đúng trình độ. Không có tiêu cực trong cho điểm, thi cử. Các GV cần có biện pháp để phát huy hiệu quả “Ngân hàng câu hỏi” vào giảng dạy cũng như kiểm tra. - Đổi mới phương pháp dạy học làm tăng tính chủ động, tích cực học tập của học sinh, khắc phục dạy theo lối đọc chép, chiếu chép; dạy theo Chuẩn KT – KN và hướng dẫn giảm tải. Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên và học sinh; thiết kế câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm bài giảng, tránh nặng nề, quá tải. Dạy học bám sát đối tượng, coi trọng bồi dưỡng học sinh khá giỏi và bồi dưỡng học sinh dự thi HSG các cấp. - Trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và khả năng tự học của học sinh. Quan tâm đến việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong việc thực hiện chương trình, Chuẩn KT – KN và hướng dẫn giảm tải. - Tăng cường thảo luận chuyên môn ( không chỉ trong các lần họp tổ chuyên môn mà có thể vào các thời điểm gặp nhau và có thời gian rãnh ) về các vấn đề chuyên môn, phương pháp đã và sắp sử dụng trong các bài giảng của bộ môn. - Soạn giáo án phải chú trọng chất lượng của giáo án, sự thống nhất về mục tiêu và tiểu kết ( nội dung ghi bài ) giữa các giáo viên dạy chung môn – chung khối. Tìm hiểu kỹ về năng lực tiếp thu của HS. - Lập ma trận phải bám sát Chuẩn KT – KN, HD giảm tải và năng lực của HS mà mình phụ trách, thống nhất đáp án – thang điểm. Tránh tình trạng vì lo sợ yếu – kém nhiều mà cho đề quá dễ hoặc chủ quan rồi cho đề quá cao, HS không hoàn thành được. - 7 - - Biết cách tiếp nhận những thông tin phản hồi từ học sinh, sự đánh giá – nhận xét xây dựng từ đồng nghiệp, của tổ chuyên môn để phát huy mặt tốt và khắc phục mặt chưa tốt, kiên trì thực hiện, không chủ quan thỏa mãn. - Mỗi giáo viên phải tự giác báo cáo định kỳ với TTCM như đã thống nhất, có rút ra kinh nghiệm về mặt được và mặt hạn chế để có hướng điều chỉnh sau đó đạt hiệu quả cao hơn. Cụ thể, thời gian GV báo cáo với TTCM và thời gian TTCM báo cáo với BGH : Học kỳ I : ST T Họ và tên GV GV báo cáo với TTCM TTCM báo cáo với BGH Ghi chú 1 Vương Thanh Phong Trong tuần 06 Trong tuần 07 Trong tuần 11 Trong tuần 12 Sau 03 ngày thi HKI Sau 05 ngày thi HKI Sơ kết HKI 2 Nguyễn Văn Nam Trong tuần 09 Trong tuần 10 Trong tuần 14 Trong tuần 15 Sau 03 ngày thi HKI Sau 05 ngày thi HKI Sơ kết HKI 3 Võ Thị Kim Nhạn Đến 04/01/2014 Đến 06/01/2014 4 Thích Năng 5 Trần Hồng Thắm 6 Lê Dương Hồng Khoa Học kỳ II : ST T Họ và tên GV GV báo cáo với TTCM TTCM báo cáo với BGH Ghi chú 1 Vương Thanh Phong Trong tuần 28 Trong tuần 29 Trong tuần 31 Trong tuần 32 Sau 03 ngày thi HKII Sau 05 ngày thi HKII TK cuối năm 2 Nguyễn Văn Nam Trong tuần 24 Trong tuần 25 Trong tuần 28 Trong tuần 29 Sau 03 ngày thi HKII Sau 05 ngày thi HKII TK cuối năm - 8 - 3 Võ Thị Kim Nhạn * Khối 9 : Đến 17/05/2014 * Khối 9 : Đến 20/05/2014 TK cuối năm 4 Thích Năng TK cuối năm 5 Trần Hồng Thắm TK cuối năm 6 Lê Dương Hồng Khoa TK cuối năm IV/. Kiểm tra, đánh giá : - TTCM chỉ đạo hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn, bảo đảm thời gian sinh hoạt và chọn việc thực hiện “ Đổi mới phương pháp giảng dạy và nội dung kiểm tra – đánh giá ” làm nội dung chính cho hoạt động chuyên môn của tổ trong suốt năm học. - Duy trì việc kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra nội bộ, đánh giá việc soạn giảng của giáo viên ( nhất là các giáo viên được đề xuất kiểm tra toàn diện trong năm học theo kế hoạch của trường ), góp phần làm cơ sở để đánh giá giáo viên vào cuối năm học. - Duy trì tổ chức thao giảng – dự giờ, qua đó xếp loại tay nghề giáo viên gắn với việc thao giảng định kỳ, tham gia hội thi GV dạy giỏi cấp trường. C/. Tổ chức, thực hiện : - Giáo viên hoàn thành việc đăng ký và nộp đầy đủ đề tài đổi mới trong năm học này cho TTCM, đăng ký phương án báo cáo kết quả công việc với TTCM. - Sau đó, TTCM lập kế hoạch giám sát việc thực hiện đề tài đổi mới của giáo viên trong năm học 2013 – 2014 trình BGH duyệt và thống nhất thực hiện. - Phổ biến đến tất cả giáo viên trong tổ để cùng nhau thực hiện có hiệu quả nội dung đăng ký và kế hoạch này. - TTCM định kỳ báo cáo với BGH về kết quả thực hiện ( sau khi giáo viên báo cáo xong ). - Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì TTCM phải kịp thời đề xuất hoặc xin ý kiến chỉ đạo của BGH để điều chỉnh, xử lý cho phù hợp. - 9 - Nơi nhận : - Cô Dung – P.HT (để b/c) ; - Các GV trong tổ (để th/h) ; - Lưu. Tổ trưởng chuyên môn Vương Thanh Phong - 10 - . ” Năm học : 2013 – 2014 - Căn cứ hướng dẫn số 17/HD - SGDĐT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang về hướng dẫn nhiệm vụ GDTrH năm học 2013 – 2014 ; - Căn cứ vào Kế hoạch hoạt. năm học 2013 – 2014 ; - Căn cứ vào nội dung đổi mới của từng giáo viên đăng ký, tình hình thực tế của tổ chuyên môn và của trường THCS An Hòa ; Nay tổ chuyên môn Hóa – Sinh xây dựng kế hoạch. quả hơn. - Tham gia và có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi để tham gia dự thi HS giỏi các môn Hóa học và Sinh học khối 9 các cấp. 2) Đối với học sinh : - Phấn đấu có từ 80% học sinh tích cực