Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
377,79 KB
Nội dung
BÁO CÁO ĐỀ TÀI KINH TẾ VĨ MÔ: VIỆT NAM VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG ĐỂ GIỮ MỨC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GVHD: TS.NGUYỄN TIẾN DŨNG LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên nhóm tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Tiến Dũng đã nhiệt tình hướng dẫn để chúng tôi thực hiện đề tài này và cũng xin cảm ơn các bạn trong lớp đã có những đóng góp ý kiến qúy báu cùng những nổ lực của tất cả các thành viên trong nhóm để hoàn thành đề tài này. MỤC LỤC I. KHÁI NIỆM KHỦNG HOẢNG. II. SƠ LƯỢC VỀ KHỦNG HOẢNG 2008. III. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG TỚI VIỆT NAM. IV.VIỆT NAM ĐÃ LÀM GÌ ĐỂ VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG. V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM. VI.CÁC CHỈ SỐ TĂNG TRƯỞNG 2009- 2010. NỘI DUNG I.KHÁI NIỆM KHỦNG HOẢNG. - Khủng hoảng là một quá trình, nhờ quá trình đó kinh tế thị trường được cứu thoát khỏi tình trạng cùng cực, kinh tế trong tương lai tránh được sai lầm từ sự phồn vinh tạm thời cùng với lạm phát lần trước; và tạo động năng để hồi phục tình trạng kinh tế vững chắc. Đình đốn là hiện tượng không dễ chịu, nhưng là sự ph ản ứng cần thiết. - Khủng hoảng kinh tế: là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế. Là sự tàn phá nền kinh tế. Khủng hoảng kinh tế đề cập đến quá trình tái sản xuất đang bị suy sụp tạm thời. Thời gian khủng hoảng làm những xung đột giữa các giai tầng trong xã hội thêm căng thẳng, đồng thời nó tái khởi độ ng một quá trình tích tụ tư bản mới. - Suy thoái kinh tế được định nghĩa trong Kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm. Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. II.SƠ LƯỢC VỀ KHỦNG HOẢNG. Khủng hoảng tài chính đầu tiên trong lịch sử đã nổ ra vào thời kỳ đế chế La Mã năm 88 trước Công Nguyên ( theo Giáo sư đại học Oxford, nhà lịch sử học Phillip Kay ). Khủng hoảng kinh tế đã diễn ra vào thời Trung cổ (Florence, năm 1342), thời đại Phục hưng (Venice, năm 1492), thời kỳ Cận đại (Pháp, năm 1720). Nhưng cho đến giữa thế kỷ 19, những hiện tượng đó mang tính chất địa phương là chủ yếu. Trong quá trình hình thành chủ nghĩa tư bản, tần số và sự ảnh hưởng của chúng tăng lên. Nhưng điều chính là tất cả những khủng hoảng đó đều được khắc phục. Và cứ mỗi lần một quốc gia nào đó thoát khỏi cuộc khủng hoảng thì nó lại trở nên hùng mạnh hơn trước khi rơi vào khủ ng hoảng. Khủng hoảng và suy thoái hiện nay thực chất là sự điều chỉnh sự mâu thuẩn giữa sản xuất và tiêu dùng, điều chỉnh sự mâu thuẩn giữa quyền lợi của các giai cấp, mâu thuẩn giữa người nghèo và người giàu, v.v… Hơn nữa, khủng hoảng có thể làm chứng cứ về việc kinh tế những nước công nghiệp phát triển chuyển đổi khoa học kỹ thuậ t và kinh tế-xã hội lên cấp độ mới. Khủng hoảng xuất hiện khi hệ thống tài chính và kinh tế tích lũy quá nhiều thành phần xơ cứng, không hiệu quả và không hợp lý. Một số cuộc khủng hoảng: - Khủng hoảng vào năm 1825 được coi là thảm họa tài chính toàn thế giới đầu tiên. - Khủng hoảng trong thị trường chứng khoán năm 1836-1837 đã bao phủ Anh, Đức và Hà Lan.Toàn bộ hệ thống ngân hàng những n ước đó bị thiệt hại nghiêm trọng - Vào năm 1857, một trong những khủng hoảng có quy mô lớn nhất thế kỷ 19 bùng nổ - Khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ năm 1861 - Vào năm 1914 khủng hoảng tài chính tiếp theo bùng lên. - Thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới hoàn toàn là khủng hoảng kinh tế. - Thời kỳ đình trệ năm 1920-1922 và giai đoạn Đại suy thoái năm 1929-1933 đã tác động đến đời sống mọi giới con ngườ i. - Khủng hoảng năm 1957-1958 lan tràn ra Mỹ, Canada và những nước Tây Âu. - Vào năm 1994-1995, khủng hoảng nổ ra ở Mexico, hai năm sau thị trường quỹ của châu Á sụp đổ. - Khủng hoảng tài chính năm 2007-2010: là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồ n gốc từ khủng hoảng tài chính ở Mỹ. Bong bóng nhà ở cùng với giám sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Mỹ dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008. Thông qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của Mỹ với nhiều nước. Cuộc khủng hoảng từ Mỹ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, dẫn tới nh ững đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới. Đầu tiên là việc các hợp đồng cho vay bất động sản thế chấp, tổng số khoảng 12 ngàn tỷ USD, trong đó 3 đến 4 ngàn tỷ USD là dưới chuẩn, khó đòi. Những người không có khả năng trả nợ cũng được cho vay. Khi các chứng khoán này mất giá thảm hại, thị trường không có ng ười mua, nên các ngân hàng, công ty bảo hiểm, các tổ chức tài chính nắm hàng ngàn tỷ USD chứng khoán đó không bán được, mất khả năng thanh khoản, và mất khả năng thanh toán, đi đến gục ngã hoặc phá sản. Nhiều ngân hàng vì mất khả năng thanh khoản đã co lại, rút lại tín dụng, điều này đã khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận thị trường vốn và bị ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất kinh doanh. III. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG TỚI VIỆT NAM. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ diễn biến phức tạp, lan rộng tới nhiều nướ c và đã dẫn tới suy thoái kinh tế thế giới. Sự tác động này tới nền kinh tế Việt Nam được thể hiện qua một số yếu tố sau: - Đối với thị trường tài chính: + Vì chưa có định chế tài chính nào của Việt Nam đầu tư vào trái phiếu MBS và các hợp đồng cho vay cầm cố như Mỹ nên ảnh hưởng trực tiếp thì cũng có giới hạn. + Tiền tệ Việt Nam, vì kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn chiếm 30% tổng sản lượng, chu chuyển vốn thị trường thế giới. Trong điều kiện hội nhập “nhất cử, nhất động” c ủa một nền kinh tế nào đó cũng có ảnh hưởng nhất định đối với thế giới, chưa nói tới một nền kinh tế lớn như Mỹ. Giá bất động sản ở Việt Nam có thể xuống thấp hơn nữa. Mà bất động sản xuống thì tài sản ngân hàng cũng xuống theo và nợ xấu có thể tăng lên. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước thì dư nợ cho vay bất độ ng sản tính đến cuối tháng 9/2008 là 115.500 tỷ VND, chiếm 9,15% tổng dư nợ toàn hệ thống. +Thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ, nửa đầu năm 2008 tỉ số chứng khoán tụt dốc nhanh chóng . Đầu tháng 1-2008, Vn-Index còn trên 900 điểm, tới đầu tháng 6-2008, hàn thử biểu kinh tế lần đầu rơi xuống dưới ngưỡng 400 điểm. Thị trường tiếp tục giằng co trong quý III-2008. Từ sau tháng 10-2008, thị trường chứng khoán liên tục giảm điểm. Tới ngày 11-12- 2008, Vn-Index chỉ còn 288 điểm. Tại Hà Nội, HaSTC-Index còn 101 điểm. Trước đó, thị trường Hà Nội thậm chí còn lùi về sau vạch xuất phát, tụt xuống 97,61 đ iểm khi kết thúc phiên giao dịch ngày 27-11-2008. . Đến cuối năm 2008, giá trị các chỉ số chứng khoán giảm tới 70% so với đầu năm. Ngay một số cổ phiếu thuộc nhóm “blue-chip” còn có mức sụt giảm lớn hơn nhiều, như SSI (- 84%) và FPT (- 78%). Bảng 2: Tương quan chặt chẽ giữa các chỉ số chứng khoán Ngày DJAI Nikkei 225 Vn-Index 30/9/2008 -777,68 -483,75 -22,30 -6,98% -4,12% -4,66% 10/10/2008 -128 -881,06 -18,58 -1,49% -9,62% -4,68% 16/10/2008 -733,08 -1089,02 -12,54 -7,87% -11,41% -3,16% 23/10/2008 -514 -213,71 -14,48 -5,70% -2,46% -3,86% 6/11/2008 -443,48 -622,1 -13,54 -4,85% -6,53% -3,57% 11/11/2008 -176,58 -272,13 -9,38 -1,99% -3% -2,67% - Đối với hoạt động xuất nhập khẩu: Các chỉ số về GDP theo sức mua Năm GDP theo sức mua (tỷ USD) GDP sức mua theo đầu người (USD) 2007 230,8 2700 2008 245,1 2800 2009 258,1 2900 Nền kinh tế Mỹ bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vì xuất khẩu chiếm tới 60% GDP, trong khi đó Mỹ là thị trường nhập khẩu quan trọng các mặt hàng dệt may, da giày, thuỷ sản…của nước ta. Điều này được thể hiện thông qua hai tác động sau: - Thứ nhất, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của Mỹ đối với Việt Nam (Việt Nam là m ột trong 37 nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Mỹ, trong đó có một số mặt hàng đứng thứ hạng cao như: Dệt may, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, đồ gỗ, thuỷ sản ) có xu hướng giảm sút vì hai lý do + Hàng xuất khẩu của Việt Nam phần lớn vẫn là các loại hàng thô, trong khi giá các nguyên liệu thô trên thị trường thế giới đang giảm, kể cả khi không có khủng hoảng ở Mỹ . + Sự eo hẹp của thị trường tài chính dẫn đến eo hẹp thị trường nhập khẩu hàng hóa, nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm đi. - Thứ hai, tỷ giá VND/USD bị tác động nhiều và cần được điều chỉnh linh hoạt do đồng Việt Nam được xác định giá gắn với đồng USD. Khi đồng USD giảm trên thị trường thế giới thì có thể dẫn tới lạ m phát trong nước nếu đồng VND không lên giá, và khi đó người tiêu dùng chịu giá cả tăng do nhập khẩu. Nhưng nếu tỷ giá VND/USD giảm (tức là VND lên giá so với USD) ở mức không phù hợp sẽ làm cho xuất khẩu vào Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam bị lỗ. Trong khi để cạnh tranh bán hàng vào Mỹ, nhiều nước có mặt hàng tương đồng cũng đã giảm giá. Nhìn vào lĩnh vực xuất khẩu, năm 2008 mức xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng ngoạn mục (do tăng về số lượng và cả giá cả). Nhưng sáu tháng đầu năm 2009 tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 27,6 tỷ USD, kém xa so với mục tiêu đề ra (mục tiêu đặt ra cho cả năm là 64,75 tỷ USD) giảm tới 10,15% so với cùng kỳ (mục tiêu là tăng 13%). Các chỉ số về GDP theo tỷ giá Năm GDP theo tỷ giá (tỷ USD) GDP tỷ giá theo đầu người (USD) Tăng trưởng 2007 71,4 823 8,5% 2008 89,83 1024 6,2% 2009 92,84 1040 5,3% Hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đều suy giảm: Nếu so cùng kỳ, 6 tháng đầu năm 2009 hàng dệt nay giảm 1,3%; giày dép giảm 8,7%; thuỷ hải sản giảm 10,7%. Nếu năm 2008 giá xuất khẩu rất cao thì năm nay giá các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều giảm sút nghiêm trọng: giá dầu thô giảm 53%; giá cà phê giảm 28,3% và còn có xu hướng giảm tiếp, giá cao su giảm 44%; giá gạo giảm hơn 20% Do ảnh hưởng c ủa cuộc khủng hoảng, nhu cầu nhập khẩu hàng Việt Nam ở hầu hết các thị trường chính đều giảm như thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Australia Hơn nữa để chống trọi với tình trạng thiếu hụt phương tiện thanh toán và bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, ở hầu hết các thị trường này đều đang gia tăng các biện pháp bảo hộ, từ chố i đơn hàng, tung tin thất thiệt để hạ uy tín của hàng Việt Nam. Các chỉ số về xuất nhập khẩu [...]... Việt Nam năm 2009 phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng kinh tế thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản, các nước EU, do đây là đối tác đầu tư và thương mại quan trọng của Việt Nam trong thời gian qua Mức độ suy giảm cũng như triển vọng phục hồi của các nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ là yếu tố quan trọng đến kinh tế Việt Nam trong thời gian tới Kinh tế Việt Nam đã gặp phải nhiều khó khăn trong... giảm tốc độ tăng trưởng Tức là vẫn giữ được tăng trưởng dương nhưng có suy giảm so với trước, chứ không bị tốc độ tăng trưởng âm như các quốc gia có nền kinh tế phát triển Lại một sự điều chỉnh rất hợp lý khi quí 1 còn giữ được tăng trưởng tuy không cao nhưng do bắt mạch được nền kinh tế nên Chính phủ trong quí 2 lại tiếp tục điều chỉnh mục tiêu từ mục tiêu ngăn chặn suy giảm tăng trưởng kinh tế, được... độ tăng trưởng kinh tế, Chính phủ dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 (GDP) tăng khoảng 7-7,5%; CPI tăng khoảng 7%; nhập siêu dự kiến 19,5% kim ngạch xuất khẩu, tương đương 14,6 tỷ USD (Ủy ban Kinh tế yêu cầu nhập siêu không được vượt năm 2010, đạt khoảng 13,5 tỷ USD, bằng 18% kim ngạch xuất khẩu) Về thâm hụt ngân sách nhà nước, Chính phủ đề xuất khoảng 5,5% GDP (125.100 tỷ đồng), Ủy ban Kinh. .. giữ được tốc độ tăng trưởng hợp lý, vừa kiểm soát được lạm phát Chính năm 2009 vừa qua, có nhiều nét đặc biệt và để lại nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành kinh tế Có lẽ cũng chính vì những thành quả mà Việt Nam đã đạt được trong năm 2009 mà tại Diễn đàn kinh tế thế giới diễn ra ở Thụy Sĩ, tổng thổng nước chủ nhà đã mời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo về kinh nghiệm vượt qua. .. nội dung : “duy trì và phục hồi tăng trưởng kinh tế Và từ đầu tháng 12-2009, để ngăn chặn nguy cơ lạm phát cao tăng trở lại do hàng loạt các biện pháp kích thích kinh tế như kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng, cho vay bù lãi suất v.v thì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chặn tái lạm phát cao trở lại, lại được đề cao - Bài học thứ hai: Trong khi vượt qua khủng hoảng chúng ta đã lựa chọn giải... sự phát triển kinh tế trong điều kiện khủng hoảng để có các chính sách vĩ mô và vi mô và đã gặt được những kết quả khả quan mà chúng ta đã thấy Bước sang năm 2010 này thì mục tiêu ngăn chặn lạm phát cao trở lại và tái cấu trúc kinh tế, tám nhóm giải pháp ở trên mà Chính phủ đã triển khai, hi vọng tiếp tục sẽ gặt hái được những thành công VI MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHÍNH Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009... "đóng băng" IV VIỆT NAM ĐÃ LÀM GÌ ĐỂ VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG Trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, từ qúy I năm 2008 Chính Phủ Việt Nam đưa ra một loạt giải pháp để ngăn chặn phòng ngừa những hậu quả khôn lường của “Cơn Bão Tài Chính” Việt Nam đã kịp thời áp dụng các biện pháp hợp lý nhằm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng: - Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt nhiều biện pháp kích thích tài... phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 của Chính phủ, nước ta có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm nay Chính phủ cũng khẳng định có thể đảm bảo về cơ bản những mục tiêu kinh tế chủ chốt như: kiềm chế lạm phát, ổn định mức thu - chi ngân sách nhà nước, xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế Nhìn lại kết quả tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2010 cho thấy có khá nhiều tín hiệu lạc quan cho... trọng hơn - Ủy ban Kinh tế tán thành với dự kiến huy động vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước khoảng 152 nghìn tỷ đồng, giảm 15,5%; vốn trái phiếu Chính phủ 45 nghìn tỷ đồng, giảm 34% so với ước thực hiện năm 2010 Tóm lại, mặc dù bị tác động mạnh của cuộc khủng hoảng toàn cầu, nhưng khả năng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam vẫn khả quan do cả những yếu tố khách quan và nội lực chủ quan Nguồn thông tin:... hết các nước trên thế giới đều phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hoặc âm Việt Nam cũng không thoát khỏi yếu tố này Ngoài ra, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể chững lại, thậm chí vốn đã cam kết sẽ thực hiện trễ hơn bởi khoảng 80% vốn đầu tư vào Việt Nam là đi vay Khi không đi vay được thì nhà đầu tư sẽ khó giải ngân vào Việt Nam Vốn cam kết thì lớn, nhưng vốn thực hiện có thể thấp, . KHỦNG HOẢNG. II. SƠ LƯỢC VỀ KHỦNG HOẢNG 2008. III. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG TỚI VIỆT NAM. IV.VIỆT NAM ĐÃ LÀM GÌ ĐỂ VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG. V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM. VI.CÁC CHỈ SỐ TĂNG. BÁO CÁO ĐỀ TÀI KINH TẾ VĨ MÔ: VIỆT NAM VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG ĐỂ GIỮ MỨC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GVHD: TS.NGUYỄN TIẾN DŨNG LỜI. thoái trong chu kỳ kinh tế. Là sự tàn phá nền kinh tế. Khủng hoảng kinh tế đề cập đến quá trình tái sản xuất đang bị suy sụp tạm thời. Thời gian khủng hoảng làm những xung đột giữa các giai tầng