tiểu luận sự tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất , nhập khẩu

25 1.5K 8
tiểu luận sự tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất , nhập khẩu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT , NHẬP KHẨU  GVHD: PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN Page1     TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM  ĐẠI HỌC KINH TẾ- LUẬT                      TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 2 : SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ MỞ  GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Luân SVTH: Trần Thị Diễm Trang MSSV: K084010083  SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT , NHẬP KHẨU  GVHD: PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN Page2    PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lịch sử phát triển và vai trò của tỷ giá hối đoái gắn liền với qúa trình lớn mạnh không ngừng của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Cũng giống như vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng tới những biến đổi của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh t ế của mỗi quốc gia nói riêng. Nó có thể thay đổi vị thế và lợi ích của các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế. Tỷ giá hối đoái trực tiếp tác động đến sự thăng bằng trong cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia, mà trước hết là những thay đổi trong cán cân tài khoản vãng lai. Người ta thường nhận thấy rằng cán cân thương mại của một nước có thể xấu đi hay tố t lên khi có những biến động của tỷ giá hối đoái, nếu tỷ giá hối đoái tăng (đồng nội tệ mất giá) thì sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu như vậy cán cân thanh toán quốc tế của một nước sẽ được cải thiện và ngược lại nếu tỷ giá hối đoái giảm (đồng nội tệ lên giá) thì sẽ hạn chế xu ất khẩu và khuyến khích nhập khẩu làm cho cán cân thanh toán trở nên xấu đi. Qua đó ta thấy vai trò của tỷ giá hối đoái đến xuất , nhập khẩu cuả mỗi một quốc gia là vô cùng to lớn. Đó là lý do vì sao em chọn đề tài “ Tác động của tỷ giá hối đoái đối với xuất, nhập khẩu trong nền kinh tế mở”. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là đi sâu tìm hiểu tỷ giá hối đoái , tìm ra được vai trò cũng như tác động của tỷ giá hối đoái đối với hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế mở , trường hợp thực tế SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT , NHẬP KHẨU  GVHD: PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN Page3  của hai nền kinh tế : Việt Nam và Trung Quốc . Qua đó đề ra giải pháp , kiến nghị để hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái ở nước ta. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của bài là tỷ giá hốí đoái nói chung ,sự tác động của tỷ giá hối đoái đối với xuất, nhập khẩu của nền kinh tế mở. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ dừng lại ở việc tìm ra tác động của tỷ giá hối đoái đối với xuất , nhập khẩu của một nền kinh tế mở mà ở đây là Trung Quốc và Việt Nam không đi sâu vào việc tìm hiếu cơ chế tỷ giá của mỗi nước. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chuyên khảo: tham khảo các lý thuyết, các bài viết, sách vở có liên quan đến tỷ giá hối đóai và tác động của nó đối với xuất , nhập kh ẩu. Phương pháp phân tích thực chứng. Phương pháp chuẩn tắc: phân tích vấn đề dựa trên chính kiến và đưa ra những giải pháp mang tính chủ quan. . SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT , NHẬP KHẨU  GVHD: PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN Page4  PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1Tỷ giá hối đoái 1.1.1 Khái niệm Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau xung quanh vấn đề tỷ giá hối đoái: - Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện bằng một đồng tiền khác ở một thời điểm nhất định. Đây là cách hiểu phổ biến về tỷ giá tại các thị trường ngoại hối thực hiện việc mua bán các đồng tiền khác nhau. Ví dụ: 1USD=17.620VND. trong ví dụ này, giá của USD được biểu thị thông qua VND và 1USD có giá là 17.620VND. - Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi tiền tệ giữa các đồng tiền. Cách hiểu này về tỷ giá được áp dụng phổ biến trong thống kê, tính toán, đặc biệt là tính toán GDP, GNP, hoặc thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia. Ví dụ: Giả sử có 2 đồng tiền A và B, tỷ giá giữa chúng được thiết lập như sau: 1A = xB hoặc 1B = yA Lúc này các tỷ lệ 1: x hay 1: y đều là các tỷ lệ trao đổi giữa 2 đồng tiền. - Tỷ giá hối đoái là sự so sánh sức mua giữa các đồng tiền. Do vậy, người ta có thể xác lập được các tỷ lệ giữa các đồng tiền chủ yếu căn cứ vào tương quan sức mua của chúng trên thị trườ ng. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT , NHẬP KHẨU  GVHD: PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN Page5  Ví dụ: Ta có thể viết tắt: USD/VND = 17.620 hay 1USD = 17.620 VND Có nghĩa là trên thị trường sức mua của 1USD tương đương với sức mua của 17.620 đồng Việt Nam. Tóm lại: thực chất của tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa các đồng tiền và là mức giá mà tại đó các đồng tiền có thể chuyển đổi được cho nhau. Ö Với các khái niệm nêu trên, tỷ giá hối đoái là phạm trù kinh tế tồn tại khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường. Mọi sự biến động tỷ giá đều có thể dẫn đến sự thay đổi chính sách ngoại th ương, giá cả, lãi suất… từ đó tác động trực tiếp đến tài sản và thu nhập… của các nước. Tỷ giá hối đoái ngày càng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu đượcc trong đời sống kinh tế của quốc gia và kinh tế thế giới trước xu thế hội nhập hiện nay. 1.1.2 Phương pháp yết tỷ giá Xét từ thị trường giao dịch, đồng tiền quốc gia của thị trường này được coi là chủ thể, thì yết giá được thực hiện bằng hai cách sau: - Yết giá trực tiếp: là phương pháp lấy ngoại tệ làm đồng tiền yết giá, còn nội tệ là đồng tiền định giá. Ví dụ: tại Hà Nội 1USD = 17.620 VND (yết giá kiểu Châu Âu). - Yết giá gián tiếp: là phương pháp lấy nội tệ làm đồng tiền yết giá, còn ngoại tệ là đồng tiền định giá. Ví dụ: tại New York 1USD = 0,6235 GBP (yết giá kiểu Mỹ). Hiện nay hầu hết các quốc gia đều sử dụng cách yết giá trực tiếp, chỉ có một số ít các quốc gia có đồng tiền mạnh áp dụng yết giá gián tiếp. Yết giá trực tiếp hoặc gián tiếp chỉ là những phương pháp nêu tỷ giá tùy thuộc vào mục đích và tập quán của từng thị trường, hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến giá trị trao đổi và phương thứ c chuyển giao giữa các đồng tiền. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT , NHẬP KHẨU  GVHD: PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN Page6  Về cách yết giá trực tiếp hay gián tiếp, chưa có một văn bản nào quy định. Trên thực tế cũng không thể có một tổ chức nào quy định áp đặt vấn đề này, vì đó là việc làm hoàn toàn mang tính độc lập của mỗi quốc gia. Nhưng trong lịch sử trao đổi tiền tệ thì những đồng tiền mạnh như : USD, EUR, GBP đã và đang là đồng tiền yết giá. Đồng thời, những đồng tiề n quốc tế SDRs luôn luôn giữ vị trí đồng tiền yết giá vì chúng là ngoại tệ của các quốc gia thành viên. 1.1.3Phân loại tỷ giá hối đoái -Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá, có thể chia làm tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường a. Tỷ giá chính thức là tỷ giá do Ngân hàng TW của nước đó xác định. Trên cơ sở của tỷ giá này các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kì hạn, hoán đổi. b. Tỷ giá thị trường là tỷ giá được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu trên thị trường hối đoái. - Căn cứ vào kì hạn thanh toán, có thể chia làm tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kì hạn.  a. Tỷ giá giao ngay (SPOT) là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biểu độ do Ngân hàng Nhà nước qui định. Việc thanh toán giữa các bên phải được thực hiện trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo, sau ngày cam kết mua hoặc bán. b. Tỷ giá giao dịch kì hạn (FORWARDS) là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng tự tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng ph ải đảm bảo trong biên độ qui định về tỷ giá kì hạn hiện hành của Ngân hàng nhà nước tại thời điểm kí hợp đồng. - Căn cứ vào giá trị của tỷ giá, có thể chia làm tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT , NHẬP KHẨU  GVHD: PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN Page7  a. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá của một loại tiền tệ được biểu hiện theo giá hiện tại, không tính đến bất kì ảnh hưởng nào của lạm phát. b. Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá có tính đến tác động của lạm phát và sức mua trong 1 cặp tiền tệ phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài và hàng tiêu thụ trong nước. Tỷ giá này đại diện cho khả nă ng cạnh tranh quốc tế của nước đó. - Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối, có thể chia làm tỷ giá điện hối và tỷ giá thư hối a . Tỷ giá điện hối là tỷ giá thường được niêm yết tại ngân hàng. Đó là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Tỷ giá điện hối là tỷ giá cơ sở để xác định các lo ại tỷ giá khác. b . Tỷ giá thư hối tức là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. Tỷ giá điện hối thường cao hơn tỷ giá thư hối. - Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối có thể phân biệt tỷ giá mua và tỷ giá bán của ngân hàng. a. Tỷ giá mua là tỷ giá của ngân hàng mua ngoại hối vào. b. Tỷ giá bán là tỷ giá của ngân hàng bán ngoại hối ra. Tỷ giá mua bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán và khoản chênh lệch đó là lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. Thông thường thì ngân hàng không công bố tất cả tỷ giá của các hợp đồng đã kí kết trong môt ngày mà chỉ công bố tỷ giá của hợp đồng kí kết cuối cùng trong ngày đó, người ta gọi đó là tỷ giá đóng cửa. Tỷ giá đóng cửa được coi là chỉ tiêu chủ yếu về tình hình biến độ ng của tỷ giá trong ngày hôm đó. Tỷ giá được công bố vào đầu giờ của đầu ngày giao dịch được gọi là tỷ giá mở cửa. Trong nghiệp vụ mua bán ngoại hối của ngân hàng còn chia ra tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản. Tỷ giá chuyển khoản bao giờ cũng cao hơn tỷ giá tiền mặt . SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT , NHẬP KHẨU  GVHD: PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN Page8  1.1.4 Chức năng của tỷ giá - Chức năng so sánh sức mua của các loại tiền tệ khác nhau Thông qua tỷ giá có thể so sánh được giá cả trên thị trườg trong nước với thị trường thế giới , so sánh được năng suất lao động , giá thành trong nước với các nước khác. - Chức năng kích thích (điều chỉnh xuất , nhập khẩu, thu chi quốc tế) Thông qua việc điều hành các tỷ giá khác nhau để kích thích xuấ t khẩu, hạn chế nhập khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường ngoài nước , khuyến khích du lịch, kiều hối … để tăng thu nhập ngoại tệ hoặc hạn chế chi tiêu ngoại tệ ra nước ngoài. - Chức năng phân phối tỷ giá là một phương tiện phân phối lại thu nhập quốc dân. Nó có khả ănng phân phối lại thu nhâp giữa các ngành kinh tế đối ngoại trong một nước và có khả năng phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các nước có quan hệ kinh tế với nhau. Khi nhà nước phá giá tiền tệ nước mình có nghĩa là sẽ phân phối lại thu nhập của các nhà nhập khẩu, trợ cấp cho các nhà xuất khấu có khả năng cạnh tranh xuất khẩu và ngược lại. 1.2 Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩ u 1.2.1Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá -Lạm phát: Xét về mặt lý thuyết, nếu các yếu tố khác như nhau, khi tỷ lệ lạm phát của một nước tăng tương đối so với lạm phát của một nước khác, mức cầu đồng tiền nước đó giảm do xuất khẩu giảm vì giá cao hơn so với nước kia. Ngoài ra, người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước có lạm phát cao có xu hướng tăng nhập kh ẩu. Cả hai yếu tố này tạo áp lực giảm giá đồng tiền của nước có lạm phát cao. Tỷ lệ lạm phát thường khác nhau giữa các quốc gia, tạo nên các kiểu mậu dịch quốc tế để điều chỉnh thích hợp ảnh hưởng của lạm phát đến tỷ giá hối đoái. - Lãi suất: Lãi suất là một trong những công cụ được các chính phủ sử dụng trong quản lý vĩ mô n ền SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT , NHẬP KHẨU  GVHD: PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN Page9  kinh tế nhất là trong cơ chế thị trường, nó kích thích tập trung nguồn lực tài chính và phân bổ nguồn lực đó một cách có hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Đặc biệt, lãi suất còn là công cụ được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường, điều chỉnh giá trị đối ngoạ i của nôi tệ. Ví dụ nếu lãi suất trong nước cao hơn so với lãi suất nước ngoài hay lãi suất ngoại tệ sẽ dẫn đến những dòng vốn chảy và trong nước làm tăng cung ngoại tệ và tăng cầu nôi tệ=> nội tệ lên giá dẫn đến việc nhâp khẩu gia tăng nhưng xuất khẩu lại giảm sút. - Cán cân thanh toán quốc tế: Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có cán cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại. Sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế lại phụ thuộc vào các nguồn cung và cầu ngoại tệ cấu thành nên cán cân thanh toán quốc tế. Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm cho nguồn cung ngoại tệ giảm đi. Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn h ạn việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao. -Chính sách của chính phủ: Một chính phủ có thể tác động đến tỷ giá hối đoái bằng phương pháp trực tiếp hay gián tiếp: ● Can thiệp trực tiếp: Các NHTW có thể tác động đến tỷ giá bằng cách trực tiếp mua vào ngoại tệ hoặc bán nội tệ ra thị trường. Khi NHTW can thiệp vào thị trường hối đoái mà có sự đi ều chỉnh sự thay đổi trong mức cung tiền tệ, điều này gọi là can thiệp không vô hiệu hóa. Ngược lại, nếu muốn can thiệp vào thị trường hối đoái, trong khi vẫn duy trì mức cung tiền tệ, NHTW sẽ sử dụng can thiệp vô hiệu hoá bằng cách áp dụng các giao dịch trên thị trường ngoại hối đồng thời với các hoạt động trên thị trường mở. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT , NHẬP KHẨU  GVHD: PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN Page10  ● Can thiệp gián tiếp: NHTW có thể tác động đến đồng nội tệ một cách gián tiếp bằng cách tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến đồng nội tệ; như lãi suất, các biện pháp kiềm chế lạm phát… Một chính phủ cũng có thể tác động đến đến các tỷ giá hối đoái bằng cách áp đặt các hàng rào đối với tài chính và mậu dịch quốc tế, như thuế nhập kh ẩu, hạn ngạch nhập khẩu thuế đánh trên bất cứ thu nhập nào do đầu tư ở nước đó của các nhà đầu tư ngoại quốc. - Cán cân thương mại: Tỷ giá hối đoái được hình thành bới cung và cầu ngoại tê.Cán cân thương mại thể hiện chênh lệch giữa kim ngạch xuất nhập khẩu, do đó nếu một nền kinh tế nhập khẩu nhiều tức c ầu về ngoại tệ tăng hoặc ngược lại một nền kinh tế thiên về xuất khẩu thì cung ngoại tệ tăng và tất cả những điều này đều tác động đến tỷ giá hối đóai thông qua cung và cầu ngoại tệ. -Yếu tố tâm lý: Người dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối. Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Các hoạt động đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ vọng vào tương lai. 1.2.2 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất, nhập khẩu Vai trò của xuất nhập, khẩu trong nền kinh tế mở Trong nền kinh tế mở , một phần s ản lượng bán trong nước và một phần được xuất khẩu nước ngoài.Chúng ta có thể chía chi tiêu để mua sản lượng Y của nền kinh tế mở thành 4 yếu tố và được biếu thị thành đồng nhất thức: Y=C D +I D +G D +EX Tổng của 3 thành tố đầu là chi tiêu trong nước để mua hàng hóa và dịch vụ trong nước. EX là chi tiêu nước ngoài để mua hàng hóa và dịch vụ trong nước. Nhưng vì chi tiêu để mua hàng hóa nhập khẩu cũng là một bộ phận của chi tiêu trong nước điều này dẫn đến việc ta có khái niêm xuất khẩu ròng (NX). Từ đó ta có đồng nhất thức thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng và NX: Y=C+I+G+NX Hay NX = Y - (C+I+G) [...]... tỉ USD, bằng 1 7,3 % kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn mức 20% của kế hoạch và thấp hơn khá nhiều so với mức 2 2,5 % của năm trước 2.2. 2Tác động của tỷ giá hối đoái thực đối với hoạt động xuất, nhập khẩu nước ta từ 2000- 2010 - Tác động của tỷ giá hối đoái thực song phương đối với xuất, nhập khẩu Chú ý : Vì Việt Nam sử dụng cách yết gía trực tiếp nên ta có công thức : Tỷ giá hối đoái thực = (tỷ gía hối đoái. .. sẽ gia tăng , tư bản xuất khẩu sẽ giảm GVHD: PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN   Page 12  SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT , NHẬP KHẨU    CHƯƠNG 2: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM 2.1 Sự tác động của tỷ giá hối đoái đối với xuất, nhập khẩu của Trung Quốc Nếu như giai đoạn trước 1994 , Trung Quốc gặp khó khăn trong việc cân đối ngoại tệ khi lượng ngoại tệ tập trung... đổi xuất khẩu ròng tăng => sản lượng cũng tăng và ngược lại khi xuất khẩu ròng giảm=> sản lượng cũng giảm Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thực đến xuất khẩu ròng Tỷ giá hối đoái thực tế có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động xuất, nhập khẩu vì nó thể hiện sự cạnh tranh quốc tế giữa hàng hóa các nước Tỷ giá hối đoái thực tế= (Tỷ giá hối đoái danh nghĩa* giá hàng nội)/ giá hàng ngoại Khi tỷ giá hối đoái. .. ngoài sẽ gia tăng => xuất khẩu gia tăng đồng thơì giá hàng hóa nước ngoài cũng trở nên đắt hơn => giảm nhập khẩu => xuất khẩu ròng tăng.Chúng ta biểu thị mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực tế và xuất khẩu ròng như sau: NX=NX (tỷ giá hối đóai thực) Tỷ giá HĐ thực NX (tỷ giá HĐ thực) GVHD: PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN   Page 11  SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT , NHẬP KHẨU    0 Xuất khẩu ròng Hình này... Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cho rằng Trung Quốc đang sử dụng chính sách tỷ giá thấp nhân tạo để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm với giá rẻ hơn so với các nước, làm mất cân đối thị trường vốn, tài chính quốc t , đây là nguyên nhân gây khủng hoảng GVHD: PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN   Page 13  SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT , NHẬP KHẨU    2.2 Sự tác động của tỷ giá hối đoái đối với xuất, nhập khẩu của Việt... hệ giữa tỷ giá hối đoái thực tế và xuất khẩu ròng , tỷ giá hối đoái thực tế càng thấp, hàng nội càng tương đối rẻ so với hàng ngoại, do đó xuất khẩu ròng của chúng ta càng cao và ngược lại Khi tỷ giá của một quốc gia biến động sẽ gây tác động đầu tiên đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Khi tỷ giá tăng ( nội tệ giảm giá) gây tác động tiêu cực cho các doanh nghiệp nhập khẩu và ngược lại khi tỷ giá giảm... liệu, bột giấy, đồng nguyên liệu, bông và sợi các loại,phân bón, sắt thép, da nguyên liệu, máy móc, thiết bị…các mặt hàng tiêu dùng khác chiếm khoảng 30% Nếu như năm 2006 cả nước xuất khẩu GVHD: PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN   Page 15  SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT , NHẬP KHẨU    3 9,6 tỷ USD, nhập khẩu 4 4,4 tỷ USD thì chỉ trong 7 tháng đầu năm 200 7, kim nghạch xuất khẩu cả nước đạt trên 27 tỷ USD...   Page 22  SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT , NHẬP KHẨU    PHẦN III: KẾT LUẬN Tỷ giá hối đóai ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế mở thông qua việc ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu Mỗi quốc gia có một chính sách tỷ giá khác nhau và điều cốt lõi là làm sao để chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp với quốc gia mình và có thể khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để thúc...SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT , NHẬP KHẨU    Xuất khẩu ròng= Sản lượng- Chi tiêu trong nước Nếu sản lượng vượt quá chi tiêu trong nước , xuất khẩu phần chênh lệch= >xuất khẩu ròng mang giá trị dương Nếu sản lượng nhỏ hơn chi tiêu trong nước , nhập khẩu phần chênh lệch =>xuấtkhẩu ròng mang giá trị âm Khách với nền kinh tế đóng, trong nền kinh tế mở xuất, nhập khẩu đóng một vai... tranh của nền kinh tế - Tiếp tục duy trì cơ chế tỷ giá thả nối có quản lý của nhà nước GVHD: PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN   Page 21  SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT , NHẬP KHẨU    -Chính sách tỷ giá hối đoái phải đóng vai trò tích cực trong việc bảo hộ một cách hợp lý các doanh nghiệp trong nước - Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam, xây dựng chính sách khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập . tỷ giá hối đoái đối với xuất, nhập khẩu của Việt Nam 2.2.1Tổng quan về xuất , nhập khẩu cuả Việt Nam từ 2000 đến 2010 Nguồn : Bộ Thương Mại SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT , NHẬP. xuất khẩu SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT , NHẬP KHẨU  GVHD: PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN Page16  3 9,6 tỷ USD, nhập khẩu 4 4,4 tỷ USD thì chỉ trong 7 tháng đầu năm 200 7, kim nghạch xuất. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN XUẤT , NHẬP KHẨU  GVHD: PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN Page4  PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1. 1Tỷ giá hối đoái

Ngày đăng: 14/02/2015, 18:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan