Bài 1: Một hợp chất ion cấu tạo từ M + và X 2- . Tổng số các hạt proton, notron và electron trong phân tử M 2 X là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối M + lớn hơn số khối ion X 2- là 23. Tổng số hạt proton, notron và electron trong M + nhiều hơn trong X 2- là 31 hạt. Xác định M và X. Bài 2: Hợp chất M được tạo thành từ cation X + (do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim tạo thành) và anion Y - (tạo bởi 4 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim). Tổng số hạt proton trong X + bằng 11 và trong Y - là 31. Hãy xác định công thức phân tử của M. Bài 3: Tổng số các loại hạt trong một nguyên tử X là 16, trong nguyên tử Y là 58. Giả sử sự chênh lệch giữa số khối và khối lượng mol nguyên tử trung bình không quá một đơn vị. Số khối của các nguyên từ X, Y lần lượt là A. 11 và 40. B. 11 và 41. C. 16 và 58. D. 8 và 29. Bài 4: Một hợp chất có công thức phân tử M 2 X. Tổng số hạt trong hợp chất là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 19. Tổng số 3 loại hạt trong X 2- nhiều hơn M 2+ là 17. Số khối của M và X là A. 23 và 32. B. 21 và 30. C. 25 và 34. D. 24 và 36. Bài 5: Tổng số các loại hạt trong MX là 108 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Số khối của M lớn hơn của X là 8. Tổng số các loại hạt trong M 2+ nhiều hơn trong X 2- là 8. Vậy công thức của MX là A. MgO. B. CaO. C. CaS. D. MgS. Bài 6: Tổng số các loại hạt trong nguyên tử của hai nguyên tố M và X lần lượt bằng 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MX a trong phân tử của hợp chất đó có tổng số proton của các nguyên tử bằng 77. a. Viết cấu hình electron nguyên tử và các ion bền có thể tạo ra từ M và X. b. Xác định công thức của hợp chất MX a . Bài 7: Nguyên tử của một nguyên tố X có cấu tạo bởi 115 hạt . Hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. a. Tìm A, N của nguyên tử à viết cấu hình electron của nguyên tử đó. b. Nguyên tử của nguyên tố Y được cấu tạo từ 36 hạt, hạt mang điện gấp đôi hạt không mang điện. Tìm A, N của nguyên tử Y và cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố đó. Bài 8: Cho hợp chất M x R y trong đó M chiếm 52,94% về khối lượng. Biết x + y = 5. Trong nguyên tử M số notron nhiều hơn số proton là 1. Trong nguyên tử R số notron bằng số proton. Tổng số hạt proton, notron và electron trong X là 152. Xác định công thức phân tử của X. Bài 9: Hợp chất N được tạo thành từ ion X + và ion Y 2- . Mỗi ion đều do 2 nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X + là 11, còn tổng số elrctron trong Y 2- là 50. Hãy xác định công thức phân tử và gọi tên N, biết rằng 2 nguyên tố trong Y 2- thuộc cùng một phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp. Bài 10: Cho hỗn hợp hai muối sunfat của kim loại A hóa trị II và sunfat của kim loại B hóa trị III. Biết tổng số các hạt proton, notron, electron trong nguyên tử A là 36, của nguyên tố B là 40. Xác định tên hai nguyên tố A và B. Bài 11: Một hợp chất A có cấu tạo từ ion M 2+ và X - . Trong phân tử A có tổng số hạt proton, electron, notron là 186 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 54 hạt. Số khối của ion M 2+ nhiều hơn của X - là 21. Tổng số hạt trong ion M 2+ nhiều hơn trong X - là 27. Tìm công thức của A. Bài 12: Hợp chất Y có công thức MX 2 , trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Trong hạt nhân M có số notron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong hạt nhân X số nơtron bằng số proton. Tổng số proton trong MX 2 là 58. Tìm công thức phân tử của Y. Bài 13: Phân mức năng lượng cao nhất của 2 nguyên tố lần lượt là 3d x và 3p y . Cho biết x + y = 10. Hạt nhân nguyên tử Y có số proton bằng số notron. a. Viết cấu hình e của nguyên tử X, Y và xác định X, Y. b. Hợp chất A tạo bởi X và Y có tổng số hạt proton trong phân tử là 58, viết phương trình ion biểu diễn quá trình hòa tan A bằng dung dịch HNO 3 , biết rằng trong phản ứng Y bị oxi hóa tới mức cao nhất và chỉ làm thoát ra khí NO duy nhất. Bài 14: a) Một nguyên tố X gồm 2 đồng vị là X 1 và X 2 . Đồng vị X 1 có tổng số hạt bằng 18. Đồng vị thứ 2 có tổng số hạt bằng 20. Biết rằng % các đồng vị trong X bằng nhau và các loại hạt trong X 1 cũng bằng nhau. Xác định khối lượng nguyên tử trung bình của X. b) Nguyên tố Cu có khối lượng trung bình là 63,54 gồm 2 đồng vị Y, Z. Biết tổng số khối là 128, số nguyên tử đồng vị Y = 0,37 số nguyên tử đồng vị X. Xác định số khối của Y và Z. Bài 15: Cho biết tổng số electron trong anion AB 3 2- là 42, trong các hạt nhân A cũng như B số P = N. Tính số khối của A và B. Bài 16: Một nguyên tố R có tổng số hạt là 52 hạt. Xác định số hiệu nguyên tử của R. Bài 17: Cho 5,9gam muối NaX tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thu được 14,4gam kết tủa. a) Xác định khối lượng nguyên tử của X. b) Nguyên tố X có 2 đồng vị. Xác định số khối của mỗi đồng vị, biết rằng phần trăm các đồng vị bằng nhau, đồng vị thứ 2 nhiều hơn đồng vị thứ nhất 2 nơtron. Bài 18: Có 2 kim loại X và Y, tổng số hạt trong cả 2 nguyên tử là 122 hạt. Nguyên tử Y có số ntoron nhiều hơn trong X là 16 hạt, và số Proton trong X = ½ số proton trong Y. Số khối của X bé hơn Y là 29. a) Xác định X, Y. b) Viết cấu hình của X, Y và ion X 3+ , Y 2+ , Y 3+ . Bài 19: Hòa tan hết 14,7gam hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bản tuần hoàn vào 146gam dung dịch HCl 15%, thu được dung dịch X có khối lượng tăng 14,2gam so với dung dịch HCl ban đầu. a) Xác định tên 2 kim loại. b) Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch X. Bài 20: Hợp chất Z được tạo bởi 2 nguyên tố M, X có công thức M a X b . Tổng số các loại hạt trong Z là 130, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số không mang điện là 38, số khối của M lớn hơn của X là 24. Tổng số hạt trong cation M 2+ nhiều hơn trong anion X 2- là 30 và a + b = = 2. a) Xác định công thức phân tử của Z. b) Viết cấu hình e của M 2+ . M 3+ và X 2- . Bài 21: Hợp chất M được tạo bởi cation X + và anion Y 3- , mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim tạo nên, biết tổng số proton trong X + = 11 và trong Y 3- = 47. Hai nguyên tố trong Y 3- thuộc 2 chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn có số thứ tự cách nhau 7 đơn vị. Hãy xác định công thức phân tử của M. Bài 22: Một hợp chất A tạo thành từ các ion X + và Y 2- . Trong ion X + có 5 hạt nhân của 2 nguên tố và có 10electron. Trong ion Y 2- có 4 hạt nhân thuộc 2 nguyên tố trong cùng 1 chu kì và đứng cách nhau 1 ô trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng số e trong Y 2- là 32. Hãy xác định các nguyên tố trong hợp chất A và lập công thức hóa học của A. Bài 23: Hai nguyên tố A và B tạo thành hợp chất X, khi đốt nóng tới 800 0 C tạo ra đơn chất A. Số e hóa trị trong nguyên tử của nguyên tố A bằng số lớp e của nguyên tử nguyên tố B. Số e hóa trị trong nguyên tố B bằng số lớp e của nguyên tố A. Điện tích hạt nhân của nguyên tử B gấp 7 lần của nguyên tử A. Xác định nguyên tố A, B và công thức phân tử của hợp chất X. Bài 24: Một hợp chất ion cấu tạo từ M + và X 2- . Tổng số các hạt P, N, E trong phân tử M 2 X là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối M + lớn hơn số khối X 2- là 23. Tổng số các hạt P,N,E trong M + nhiều hơn trong X 2- là 31 hạt. Viết cấu hình e của các nguyên tử và ion M, M + , X và X 2- . Bài 25: Phi kim X có electron viết sau cùng ứng với 4 số lượng tử có tổng đại số bằng 2,5. Tìm phim kim X và viết cấu hình e, quy ước m 1 nhận giá trị từ dương sang âm. Bài 26: Tổng số các loại hạt trong phân tử MX 3 là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số không mang điện là 60 hạt. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt trong X - nhiều hơn trong M 3+ là 16. M và X lần lượt là A. Al và Br. B. Cr và Cl. C. Al và Cl. D. Cr và Br. Bài 27: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 115 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số không mang điện là 25 hạt. X là nguyên tố nào. Bài 28: Hợp chất X được tạo ra từ các anion của hai nguyên tố A và B có dạng AB 2 . Trong phân tử X thì số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 44 hạt, tổng số hạt proton trong X là 46 hạt. Công thức phân tử của X là A. MgCl 2 . B. CaCl 2 . C. MgBr 2 . D. CaBr 2 . Bài 29: Hợp chất Z được tạo bởi hai nguyên tố M, X có công thức M a X b . Trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử M có n M = p M + 4, còn trong hạt nhân của X có n X = p x . Biết rằng tổng số hạt proton trong Z là 58 và a + b = 3. Công thức phân tử của Z là A. FeS 2 . B. CS 2 . C. CaC 2 . D. CO 2 . Bài 30: Oxit B có công thức X 2 O. Tổng số hạt cơ bản trong B là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số không mang điện là 28. B là chất nào sau đây? A. Na 2 O. B. K 2 O. C. Cl 2 O. D. N 2 O. Bài 31: Hợp chất M 2 X có tổng số hạt trong phân tử là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số không mang điện là 26. Khối lượng nguyên tử X lớn hơn M là 9. Tổng số hạt trong X 2- nhiều hơn trong M + là 17 hạt. Số khối của M và X lần lượt là A. 21 và 31. B. 23 và 32. C. 23 và 34. D. 40 và 33. Ngô Ngọc An_ Giải toán hóa 10 Bài 1: Cấu hình e ngoài cùng của nguyên tố X là 5P 5 . Tỉ số n và điện tích hạt nhân là 1,3962. Số n của X bằng 3,7 lần số n của nguyên tử thuộc nguyên tố Y. Khi cho 4,29g Y phản ứng với lượng dư X thì thu được 18,26g sản phẩm có công thức là XY. Tìm X,Y. Bài 2 : Có hai ion XY 3 2- và XY 4 2- có tổng số e trong hai ion lần lượt là 42 và 50. Hạt nhân nguyên tử X và Y đều có số P và N bằng nhau. Xác định điện tích hạt nhân và số khối của X và Y? Bài 3: Cation R + có cấu hình electron và sự phân bố e vào các obitan của nguyên tử R. Cho biết tên và kí hiệu của R. B Bài 4: Phân tử MX 2 có tổng số hạt là 196, nguyên tử M có số khối gấp đôi số P. Nguyên tử X có tổng số các loại hạt là 18. Xác định công thức hóa học và công thức cấu tạo của MX 2 . Tù đó xác định vị trí, chu kì nhóm của M và X trong bảng tuần hoàn? Bài 5 : Tổng số hạt P,N, E trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của A là 12 a. Xác định 2 kim loại A và B b. Viết các phương trình phản ứng điều chế A từ muối Cacsbonat của A và điều chế B từ oxit của B? Bài 6: Một hợp chất vô cơ B được tạo nên từ ion M 3+ và ion X - . Tổng số hạt trong hợp chất là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60.Nguyên tử khối của X lớn hơn nguyên tử khối của M là 8. Tổng số hạt trong X - nhiều hơn tổng số hạt trong ion M 3+ là 16. a. Viết cấu hình M 3+ và X - b. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn c. Tìm công thức hợp chất B Bài 7: a. Nguyên tử X có số khối nhỏ hơn 36 và tổng số các hạt là 52. Viết cấu hình e của X? c. Một nguyên tử Y có tổng số hạt là 62 số khối nhỏ hơn 43. Tìm nguyên tử khối của Y. Viết cấu hình e và cho biết tính chất hóa học cơ bản của Y? Bài 8 : Tổng số hạt của hai nguyên tố M và X là 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MX a . Trong phân tủ của hợp chất đó có tổng số P của các nguyên tử bằng 77. a. Hãy cho biết 4 số lượng tử ứng với e cuối cùng của M và X. b. Xác định vị trí của M và X trong bangt tuần hoàn. c. Xác định công thức phân tử của MX a Bài 9: Cho biết tổng số e trong AB 3 2- là 42, trong hạt nhân A,B số P bằng số N.Tìm số khối của B. Bài 10 : Một hợp chất B được tạo bởi một kim loại hóa trị II và một phi kim hóa trị I tổng số hạt trong phân tử B là 290. Tổng số hạt không mang điện là 110, hiệu số hạt không mang điện giữa phi kim và kim loại là 70.Tỉ lệ số hạt mang điệ của kim loại so với phi kim trong B là 2/7. Tìm A,Z của kim loại và phi kim trên. Bài 11: Hợp chất M được tạo bởi X 2+ và Y - . Mỗi ion chỉ chứa một loại nguyên tố. Tổng số hạt trong M là 140. Số hạt mang điện trong X 2+ ít hơn trong Y - là 13. Tổng số hạt không mang điện trong phân tử M là 48. Xác định công thức phân tử hợp chất của M. Bài 12: Hợp chất M được tạo bởi 2 ion X + và Y 2- . X + do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên và X + có 10e. Y 2- do 4 nguyên tử của 2 nguyên tố cùng chu kì và cách nhau 1 nguyên tố, Y 2- có 32e. Xác định công thức phân tử của M. Bài 13 : Hợp chất N được tạo thành từ 2 ion X + và Y 2- .Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên. Tổng số p trong X + là 11. Tổng số e trong Y 2- là 50, các nguyên tố trong Y 2- thuộc cùng nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp. Gọi tên hợp chất N. Bài 14: Hợp chất M được tạo nên bởi anion Y - và cation Z + . Tỉ số giữa Y - / Z + = 31 :9. A là nguyên tố có trong Y - và Z + có tống số các hạt trong nguyên tử là 21, tỉ lệ giữa các hạt mang điện và không mang điện là 1:2. Y - do 4 nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên, Z + do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên. Xác định công thức của M. Bài 15 : Nguyên tử Y có tổng số hạy là 46. Số hạt không mang điện bằng 8/15 số hạt mang điện, xác định Y. Z là số đồng vị của Y có ít hơn 1 notron. Z chiếm 4% số nguyên tử trong tự nhiên. Xác định nguyên tử khối trung bình của nguyên tố gồm 2 đồng vị Y và Z. Bài 16: Nguyên tố M tạo được oxit M 2 O 7 . Trong nguyên tử M có tổng số các loại hạt là 80. Tìm nguyên tố M Bài 17: Hợp chất M được tạo từ ba nguyên tố X,Y,Z, có tổng số điện tích hạt nhân bằng 16, hiệu điện tích hạt nhân X và Y là 1, tổng số e trong ion [YX 3 ] - là 32. tìm công thức của M. Bài 18 : Một hợp chất được tạo từ các ion M + và X 2 2- . Trong phân tử M 2 X 2 có tổng số hạt p,n,e, bằng 164, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52, số khối của M lớn hơn của X là 23 đơn vị. Tổng số hạt p,n,e trong ion M + nhiều hơn trong ion X 2 2- là 7 hạt. Xác định các nguyên tố M,X, và công thức M 2 X 2 . Viết cấu hình e (dạng chữ và dạng obitan) của M + . Bài 19: Một nguyên tố gồn 2 đồng vị X 1 và X 2 . Đồng vị X 1 có tổng số các hạt là 18, đồng vị X 2 có tổng số các hạt là 20. Biết rằng % các đồng vị trong X bằng nhau và các loại hạt trong X 1 cũng bằng nhau. Xác định nguyên tử khối trung bình của X. Nguyễn Xuân trường Hóa Đại cương tập 1(tr 13) Bài 1: Cho hợp chất MX 3 . Biết – Tổng số p, n, e, là 196 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. - Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8 - Tổng số 3 loại hạt trên trong ion X - nhiều hơn trong ion M 3+ là 16. Xác định M và X. Bài 2: Cho biết tổng số e trong anion AB 3 2- là 42. Trong hạt nhân A cũng như B thì số P bằng số N a. Tính số khối của A,B b. Viết cấu hình e của A,B Bài 3: Tổng số hạt p,n,e trong nguyên tử của một nguyên tố là 13. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó. Bài 4: Nguyên tử của kim loại M có số khối A = 56. Trong ion M 2+ có tổng số hạt p, n, e là 80. a. Viết cầu hình của M và của ion M 2+ b. Xác định số lớp, phân lớp, số e lớp ngoài cùng của M. Bài 5: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p,n,e là 58 và có số khối nhỏ hơn 40. Viết cấu hình e của X,X là kim loại,phi kim, khí hiếm? Bài 6: X là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố A,B có công thức phân tử AB 3 . Trong X có tổng số P = 64. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60.Mặt khác thì số p hoặc số n của nguyên tử B đều nhiều hơn số P hoặc số n tương ứng của nguyên tử A là 4 hạt. a. Xác định số khối của A,B b. Viết cấu hình e của A,B Bài 7: Hợp chất A cấu tạo từ ion M + và ion X 2- . Trong phân tử A có tổng số hạt p,n,e là 140 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của M + lớn hơn của X 2- là 23. Tổng số hạt p,n,e trong M + nhiều hơn trong X 2- là 31. a. Xác định 2 nguyên tố M và X b. Cho biết M,X thuộc loại nguyên tố nào? Hóa Đại Cương- Phạm Đức Bình Bài 1: Ở trạng thái tự nhiên, C chứa hai đồng vị 12 6 C, 13 6 C. Biết rằng C tự nhiên có nguyên tử khối trung bình bằng 12,011. Tính thành phần phần trăm các đồng vị ? Bài 2 : Một nguyên tử X của nguyên tố R có tổng số hạt bằng 54 và có số khối nhỏ hơn 38. a. Xác định số P và số N của nguyên tử X của R? b. Nguyên tố R có 2 đồng vị X,Y mà số N hơn kém nhau 2 hạt. Tổng số khối của hai đồng vị gấp 3 lần số điện tích hạt nhân của Cr (có Z=24). Hãy tính số khối và phần trăm số nguyên tử của mỗi loại đồng vị.Biết 1,43g Zn có thể tạo ra 2,992g ZnR 2 . Bài 3: Một nguyên tử R có tổng số các loại hạt bằng 115.Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Tính số P, số khối và tên của R? Bài 4: Trong một nguyên tử có tổng số các hạt là 95.Số hạt không mang điện bằng 0,5833 số hạt không mang điện. Tính số p,n,e ? Bài 5: Một hỗn hợp gồm 3 đồng vị có tổng số hạt là 183. Các số khối trong đồng vị thứ nhất,thứ hai, thứ ba lập thành cấp số cộng với công sai là 1.Trong đồng vị thứ nhất thì số p=n. Viết kí hiệu nguyên tử của ba đồng vị trên. Bài 6: Nguyên tử X có số khối nhỏ hơn 36 và tổng số các hạt là 52. Tìm số p,n suy ra X. Bài 7: Hỗn hợp hai đồng vị có nguyên tử lượng trung bình là 40,08.Hai đòng vị này có số n hơn kém nhau là 2.Đồng vị có số khối nhỏ hơn chiếm 96%. Còn lại là phần trăm các nguyên tử có số khối lớn hơn.Xác định số khối của các đồng vị. Bài 8: Một hỗn hợp gồm 2 đồng vị có nguyên tử lượng trung bình là 31,1 đvc.Với tỉ lệ phần trăm mỗi đồng vị là 90% và 10%. Tổng số các hạt trong hai đồng vị là 93 và số hạt không mang điện bằng 0,55 lần số hạt mang điện. Tính số hạt p và n trong mỗi đồng vị? Bài 9: Một nguyên tử có tổng số hạt bằng 62 và số khối nhỏ hơn 43. Tính số P,n, khối lượng mol nguyên tử. Bài 10: Nguyên tử X Số hạt không điện bằng 53,125% số hạt mang điện và tổng số hạt bằng 49. Nguyên tủ Y có số hạt mang điện lớn hơn số hạt không mang điện là 8 và số hạt mang điện bằng 52,63% số khối.Tìm số p,n, nguyên tử khối và xác định nguyên tố X,Y. Bài 11: Có 3 đồng vị của nguyên tố X mà tổng số hạt trong ba nguyên tử đồng vị là 75. Trong đồng vị thứ nhất có số p bằng số n, đồng vị thứ hai có số n kém thua trong đồng vị thứ ba là 1. - Xác định số khối trong mỗi đồng vị. - Trong X số nguyên tử của các đồng vị thứ nhất, thứ hai, thứ ba lần lượt theo tỉ lệ 115:3:2. Tìm khối lượng mol trung bình của X Bài 12: nguyên tử của nguyên tố X có số e ở mức năng lượng cao nhất là 4p 5 . Tỉ số giữa hạt mang điện và số hạt không mang điện là 0,6429. - Tìm số điện tích hạt nhân và số khối của X? - Nguyên tử nguyên tố R có số n bằng 57,143% số p của X. Khi cho R tác dụng với X thì thi được hợp chất RX 2 có khối lượng gấp 5 lần khối lượng của R đã phản ứng.Viết cấu hình e nguyên tử của R và phản ứng giữa R và X, với R,X đã xác định. Bài 13: Các ion A + ,B 2+ , X - ,Y 2- đều có cấu hình e của khí hiếm Ar. Hãy viết cấu hình e nguyên tử tương ứng của các ion trên. Với A,B,X,Y xác định hãy viết các phản ứng giũa A với X,Y và B với X,Y. Gọi tên các chất tạo thành. Bài 14: Viết cấu hình e của các ion Fe 2+ ,Fe 3+ ,S 2- biết rằng S ở ô 16, Fe ở ô 26 trong bảng tuần hoàn. Bài 15: Hợp chất A là MX a , trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng.M là kim loại, X là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân của M có n-p= 4, của X có n’ = p’ trong đó n,n’,p,p’ là số proton và số notron. Tổng số P trong MX a là 58. Xác định tên, số khối của M và tên, số thứ tự nguyên tố X trong bảng tuần hoàn.Viết cấu hình e của X. Bài 16: M là kim loại tạo ra 2 muối MCl x , MCl y , và 2 oxit MO x/2 , M 2 O y .Thành phần khối lượng của clo trong 2 muối có tỉ lệ 1:1,173 và của oxi trong hai oxit có tỉ lệ 1:1,352. - Tính khối lượng nguyên tử của m - Hãy cho biết trong các loại đồng vị sau đây của m thì đồng vị nào phù hợp với tỉ lệ số p/số n = 13/15 : 55 M, 56 M, 57 M, 58 M (M là một trong các kim loại sau: Mn = 54,935; Fe = 55,847; Ni = 58,715 ) . tố A bằng số lớp e của nguyên tử nguyên tố B. Số e hóa trị trong nguyên tố B bằng số lớp e của nguyên tố A. Điện tích hạt nhân của nguyên tử B gấp 7 lần của nguyên tử A. Xác định nguyên tố A,. định các nguyên tố trong hợp chất A và lập công thức hóa học của A. Bài 23: Hai nguyên tố A và B tạo thành hợp chất X, khi đốt nóng tới 800 0 C tạo ra đơn chất A. Số e hóa trị trong nguyên tử của nguyên. X + do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên và X + có 10e. Y 2- do 4 nguyên tử của 2 nguyên tố cùng chu kì và cách nhau 1 nguyên tố, Y 2- có 32e. Xác định công thức phân tử của M. Bài 13 : Hợp