Tiết 11 Năng động sáng tạo

3 1K 0
Tiết 11 Năng động sáng tạo

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 03/11/2013 Ngày giảng: 6/11/2013 Dạy lớp 9 BÀI 8, TIẾT 11: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO (Tiết 2) 1. Mục tiêu bài dạy: a- Kiến thức: - H/S hiểu cách rèn luyện tính năng động, sáng tạo. b-Kĩ năng: - Có ý thức học tập những tấm gương về năng động, sáng tạo. c- Thái độ: - Có ý thức rèn luyện tính năng động, sáng tạo. 2. Chuẩn bị của GV và HS a- Giáo viên: - Sưu tầm chuyện kể về tính năng động, sáng tạo; tục ngữ, ca dao, danh ngôn, thơ…về năng động, sáng tạo. b- Học sinh: - SGK + vở ghi. - Đọc truyện và trả lời phần gợi ý. 3-Tiến trình bài dạy: a- Kiểm tra bài cũ: (5’) - Câu hỏi : Năng động là gì, sáng tạo là gì? - Đáp án- biểu điểm: Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ dám làm. (4 đ) Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần, hoặc tìm ra các cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có. (6 đ) b. Dạy nội dung bài mới * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Như vậy để có được tính năng động, sáng tạo chúng ta cần phải làm như thế nào? Để trả lời được câu hỏi đó, tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu phần còn lại của bài “ Năng động, sáng tạo”. Hoạt động của Giáo viên TG Hoạt động của học sinh G: Cho HS chơi trò chơi tiếp sức. ? Tìm những biểu hiện năng động, sáng tạo và không năng động, sáng tạo? G: Cho HS viết lên bảng các biểu hiện theo thứ tự, mỗi em chỉ được ghi một biểu hiện, tiếp theo đến bạn khác. 24’ II. Bài học: Năng động, sáng tạo Không năng động, sáng tạo Chủ động dám nghĩ, dám làm, Say mê tìm tòi, Kiên trì, nhẫn nại, Tìm ra cái mới, cách làm mới, năng suốt, hiệu quả cao. Thụ động, do dự, lười suy nghĩ, bảo thủ, trì trệ, không dám nghĩ dám làm, bằng lòng với thực tại, không có chí vươn lên, ? Tìm một số tấm gương về năng động, sáng tạo? (trong học tập, lao động, khoa học kĩ thuật…) ? Để có tính năng động, sáng tạo trước hết phải có đức tính gì? Vì sao? G: Siêng năng, kiên trì chính là nền móng của tính năng động, sáng tạo. ? Năng động sáng tạo là gì? ? Để trở thành người năng động, sáng tạo chúng ta cần phải làm như thế nào? (Công dân nói chung, H/S nói riêng) G: Để trở thành người có tính năng động, sáng tạo phải giám nghĩ giám làm, luôn tìm ra cái mới hiêu quả chất lượng tốt hơn so với cái ban đầu… ? H/S rèn luyện tính năng động, sáng tạo như thế nào? G: H/S tìm ra nhiều cách học mới lạ, không dập khuôn máy móc, biết vận dụng điều đã học vào thực tế. G: Hãy đọc yêu cầu bài tập trong SGK. - H/S làm bài tập -> H/S nhận xét. -> GV. G: Hãy đọc yêu cầu bài tập. - H/S trả lời. 12’ chỉ học và làm theo người khác. H: - Nhà nông học: Lương Đình Của nghiên cứu ra giống lúa mới có năng suất cao… - Giáo sư Tôn Thất Tùng: Thay thận… - Galilê nhà thiên văn học nổi tiếng người ý tiếp tục nghiên cứu thuyết của Cô-péc-níc băng chiếc kính thiên văn tự chế sáng… -> Phải siêng năng, kiên trì. * Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống. - Công dân: Tích cực học tập, lao động, trong mọi việc không ngại khó ngại khổ, giám nghĩ giám làm, quyết tâm làm bằng được để tạo ra nhiều sản phẩm mới đẹp, hiệu quả, rút ngắn thời gian. - H/S: Tìm ra nhiều cách học mới, không phụ thuộc vào cái cũ, tìm ra nhiều cách giải bài so với cách giải của thầy cô… biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. 3- Rèn luyện tính năng động, sáng tao: - H/S cần tìm ra cách học tốt nhất cho mình. -Tích cực vận dụng điều đã biết vào cuộc sống. III- Bài tập: */ Bài 1: (2- SGK- tr 29) - Tán thành với quan điểm: d, e. - Vì ở thời đại nào cũng cần phải có tính năng động, sáng tạo đất nước mới phát triển nhanh, tiến kịp với các nước khác. */ Bài 2: (3- SGK- tr 30) ? Vì sao phải có tính năng động, sáng tạo? Để rèn luyện tính năng động, sáng tạo cần phải làm gì? - HS nhận xét- GV nhận xét, bổ xung. - Biểu hiện thể hiện tính năng động, sáng tạo: b, c, d. - Không năng động, sáng tạo: a, đ. */ Bài 5: (5- SGK- tr 30) - Có năng động, sáng tạo: Hoàn thành tốt công việc nhanh, hiệu quả chất lượng cao -> Cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xã hội phát triển mạnh. - Phải tích cực tự giác, giám nghĩ giám làm, tìm tòi ra những cái mới… c. Củng cố, luyện tập: (2’) ?- Vì sao phải năng động, sáng tạo? ?- Cách rèn luyện tính năng động, sáng tạo? d- Hướng dẫn H/S tự học ở nhà: (1’) - Học thuộc nội dung bài học. - Làm bài 6, 7 trang 31, chuẩn bị bài 9 “ Làm việc có năng suất ” * Rút kinh nghiệm sau bài dạy: . soạn: 03 /11/ 2013 Ngày giảng: 6 /11/ 2013 Dạy lớp 9 BÀI 8, TIẾT 11: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO (Tiết 2) 1. Mục tiêu bài dạy: a- Kiến thức: - H/S hiểu cách rèn luyện tính năng động, sáng tạo. b-Kĩ năng: -. tấm gương về năng động, sáng tạo. c- Thái độ: - Có ý thức rèn luyện tính năng động, sáng tạo. 2. Chuẩn bị của GV và HS a- Giáo viên: - Sưu tầm chuyện kể về tính năng động, sáng tạo; tục ngữ,. sao? G: Siêng năng, kiên trì chính là nền móng của tính năng động, sáng tạo. ? Năng động sáng tạo là gì? ? Để trở thành người năng động, sáng tạo chúng ta cần phải làm như thế nào? (Công dân nói

Ngày đăng: 13/02/2015, 21:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan