1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

cach lam nghien cuu khoa hoc

4 241 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 46 KB

Nội dung

5 bước để làm một đề tài NCKH WEDNESDAY, 17 APRIL 2013 10:10 DUCSUTRAN Email Print PDF Bạn là sinh viên. Bạn rất đam mê NCKH. Bạn muốn làm một đề tài NCKH nhưng bạn chưa biết bắt đầu từ đâu! Bài viết này sẽ giúp bạn hình dung cách thức làm một đề tài NCKH (nhóm ngành Khoa học Xã hội nhân văn, đặc biệt là Khoa học hành chính, Khoa học Pháp lý) và 5 bước đơn giản để bạn thực hiện nghiên cứu một đề tài khoa học mà bạn thích! Nghiên cứu khoa học là gì vậy? Thật ra, công việc nghiên cứu khoa học (trong sinh viên) chỉ là những nghiên cứu, tìm tòi nhằm phát hiện ra những cái mới, giải quyết những vấn đề mà thực tiễn và lý luận đặt ra! Chẳng hạn như bạn nhìn thấy "nạn kẹt xe" tại TP. HCM, bạn muốn thực hiện một công trình NCKH để giảm thiểu tình trạng kẹt xe tại đô thị này đó chính là NCKH! NCKH là một công việc phức tạp, đòi hỏi bạn phải có tư duy và chịu khó. Nghiên cứu khoa học, được và mất gì? Ở các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới thì công việc NCKH là một hoạt động của sinh viên và giảng viên trong các trường Đại học. Ở Việt Nam chúng ta, NCKH còn "lạ lẫm" với đa số sinh viên. Tuy nhiên, có thể nói NCKH vừa là quyền lợi và cũng là nghĩa vụ của sinh viên. Nghiên cứu khoa học sẽ mang lại cho bạn rất nhiều thứ! Bạn sẽ chủ động hơn trong học tập, những phương pháp học tập và tư duy mới sẽ hình thành! Cách thức phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, bạn sẽ giỏi hơn trong giao tiếp, trong cách làm việc nhóm (teams word) bạn cũng sẽ có đựoc niềm vui từ sự thành công, sự tôn trọng, yêu quý từ mọi người xung quanh bạn! Đặc biệt đây là giai đoạn tiền đề tạo điều kiện cho bạn làm tốt luận văn tốt nghiệp sau này! Hơn nữa, bạn sẽ có những khoản tiền thưởng (thường thì rất ít), bạn còn đựoc cộng điểm, và được các nhà tuyển dụng ưu tiên trong quá trình phỏng vấn! Tuy nhiên, để thành công trong NCKH bạn cũng phải mất đi nhiều thứ. Thời gian, tiền bạc và công sức! Thời gian để tìm tòi, đọc tài liệu, đi thực tế, khảo sát, viết báo cáo Tiền để photo tài liệu, in ấn, và các chi phí khác! Công sức là rất lớn, bạn sẽ phải nỗ lực tư duy trong một thời gian dài 5 bước để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học Nếu thực sự bạn có niềm đam mê NCKH, bạn đừng ngần ngại mà hãy bắt tay ngay để thực hiện một công trình khoa học về bất cứ một vấn đề nào đó mà bạn thích! Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, xin hãy làm theo 5 bước sau đây: 1.Tìm ý tưởng Bạn có thể tìm ý tưởng từ việc đọc sách, báo, Internet, nghe đài hoặc qua quan sát thực tế. Khi bạn phát hiện ra vấn đề, hẫy chọn cho mình một hướng nghiên cứu phù hợp. Ảnh minh họa Ảnh minh họa 2.Xác định hướng nghiên cứu Khi bạn đã tìm ra ý tưởng hãy tìm đọc nhiều tài liệu về vấn đề đó. Chẳng hạn như về "thực trạng vi phạm pháp luật của trẻ em vị thành niên trên địa bàn TP.HCM", bạn hãy tìm đọc tất cả các laọi sách báo viết về chủ đề này. Bạn có thể sử dụng công cụ [url]www.google.com.vn[/url] 3.Chọn tên đề tài Sau khi đã có trong tay nhiều tài liệu bạn hãy đặt cho mình tên của đề tài! Lưu ý, tên đè tài phải ngắn gọn và phải thể hiện được vấn đề bạn đang định nghiên cứu. tên đè tài phải thể hiện đầy đủ đối tượng, phạm vi, chủ thể, khách thể, thời gian, không gian nghiên cứu. 4.Lập đề cương Bạn hãy thể hiện ý tưởng của mình thành một đè cương sơ khởi bao gồm những nội dung sau đây: + Đặt vấn đề +Mục đích nghiên cứu +Phạm vi nghiên cứu (Phạm vi về không gian, thời gian, đối tượng nghiên cứu) +Phương pháp nghiên cứu +Câu hỏi nghiên cứu +Các giả thuyết +Kết cấu đề tài +Nguồn số liệu, tài liệu tham khảo 5.Tham khảo ý kiến của giảng viên Sau khi đã lập được đề cương sơ khởi bạn nên chủ động tìm gặp giảng viên đẻ họ tư vấn cho bạn! Lưu ý bạn nên hẹn trước thầy cô và nhớ mang theo đề cương cũng như viết sẵn những vấn đề mà bạn cần tư vấn nhé! Đó là 5 bước đơn giản đẻ làm một đề tài NCKH, topic sau sẽ viết về "Cách thức lập đề cương NCKH" để hướng dẫn các bạn kỹ hơn các bước lập đề cương. Chúc các bạn thành công! Trần Đức Sự (2007) Kính gửi: Các đơn vị trực thuộc Để đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học, cải tiến phát huy sáng kiến… góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2009 – 2010, BGH nhà trường hướng dẫn các cá nhân, đơn vị trong toàn trường đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học như sau: I.Đề cương đề tài nghiên cứu khoa học: A. Phần mở đầu: 1. Lí do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu). Trình bày được 2 ý chính: - Lí do lí luận: khái quát tính chất, vị trí, tầm quan trọng của vấn đề (đối tượng) nghiên cứu trong đề tài; - Lí do thực tiễn: Khái quát những yếu kém, bất cập trong thực tiễn so với vị trí, yêu cầu nêu trên. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích: Nghiên cứu để làm gì?, là cái đích mà cuộc nghiên cứu hướng đến, là vấn đề trung tâm xuyên suốt đề tài.Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “để phục vụ cho điều gì?”. Mục đích nghiên cứu là cơ sở để đề ra nhiệm vụ nghiên cứu. Chú ý:Mục đích khác mục tiêu Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”, “nhằm đạt được cái gì?”. Mục đích của đề tài: (nhằm phục vụ cái gì?) Mục tiêu của đề tài: (nhằm đạt được gì?) 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tiêu điểm, là vấn đề mà đề tài cần tập trung nghiên cứu giải quyết. Đối tượng nghiên cứu của một đề tài có thể là thực trạng, biện pháp, giải pháp về vấn đề nghiên cứu. 4. Giả thuyết khoa học Giả thuyết khoa học là giai đoạn trước của việc nhận thức các quy luật và thường thể hiện trong mệnh đề điều kiện. Giả thuyết khoa học phải được kiểm chứng (qua thử nghiệm, thực nghiệm, v.v.). 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là sự xác định (khu biệt, giới hạn, cụ thể hoá) đối tượng nghiên cứu của đề tài. Sự xác định phạm vi nghiên cứu thường thể hiện ở các mặt: + Không gian; + Thời gian. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Thường chia thành 3 nhiệm vụ: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan tới vấn đề nghiên cứu của đề tài; - Mô tả thực trạng, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu; - Đề xuất các biện pháp, giải pháp, khuyến nghị (kiến nghị). 7. Nội dung nghiên cứu: - Cơ sơ lý luận liên quan tới vấn đề nghiên cứu của đề tài; - Thực trạng vấn đề nghiên cứu; - Một số biện pháp, giải pháp về vấn đề nghiên cứu; - Kết luận – đề xuất - kiến nghị. 8. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là công cụ nghiên cứu khoa học trong thực hiện nhiệm vụ đề tài. Phương pháp nghiên cứu khoa học do mục tiêu và đối tượng nghiên cứu quyết định. Phương pháp nghiên cứu: trình bày các phương pháp nghiên cứu mà ta sử dụng. Gồm có một số phương pháp như sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi. - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp thống kê toán học. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp trắc nghiệm. - … Trong các phương pháp nêu trên, tác giả nghiên cứu cần chỉ ra : + Phương pháp nào là phương pháp chủ đạo; + Phương pháp nào là phương pháp bổ trợ. B. Phần nội dung nghiên cứu 1. Cơ sở lí luận Chương 1.Cơ sở lý luận: Thường đề cập đến những vấn đề lý luận chung, như: khái niệm, vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, những vấn đề cơ bản của vấn đề nghiên cứu; Khái quát hoá các lý thuyết, học thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trình bày với bố cục logic với chương hai thực trạng nhằm thể hiện rõ nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu. 2. Thực trạng Chương 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: - Giới thiệu khái quát về đơn vị nghiên cứu (trường, phòng, khoa, trại thực nghiệm, tổ bộ môn): + Lịch sử hình thành và phát triển; + Cơ cấu tổ chức; + Chức năng, nhiệm vụ. - Phản ánh kết quảphân tích tình hình, thực trạng của vấn đề nghiên cứu; - Chỉ ra được nhữngnguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm. 3. Đề ra giải pháp Chương 3. Đề ra giải pháp: Nêu lên quan điểm, phương hướng, mục tiêu hay dự báo tình hình phát triển và đề xuất các giải pháp, phương pháp giải quyết vấn đề. C. Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận Kết luận nhằm đưa ra một tóm tắt kết quả bao gồm: - Những điểm mới rút ra được (quan trọng nhất) liên quan đến mục tiêu nghiên cứu; - Những nội dung có thể ứng dụng được trong thực tiễn. - Những điểm còn tồn tại của đề tài nghiên cứu (hướng cho nghiên cứu tới); 2. Đề nghị (khuyến nghị) nhằm nêu được: - Những đề nghị liên quan đến đề tài và ứng dụng của đề tài trong thực tiễn. - Đề nghị những gì cụ thể với cơ quan, tổ chức nào (từ gần đến xa): + Đối với cơ quan, đơn vị liên quan trực tiếp đến đề tài. + Đối với các cơ quan khác có liên quan. - Tránh đề nghị chung chung, thiếu cụ thể hoặc không xuất phát từ kết quả nghiên cứu. Đề nghị phải có tính khả thi và hiệu quả. D. Tài liệu tham khảo E. Phụ lục - Phần phụ lục để dành cho các thông tin sau: + Nội dung của một số phương pháp nghiên cứu (điều tra, phỏng vấn). + Kết quả của các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng. II. Đề cương các sáng kiến, cải tiến, giải pháp đổi mới kết cấu nội dung đơn giản có thể bao gốm: 1. Lý do (sự cần thiết) của sáng kiến, cải tiến, giải pháp đổi mới. 2. Thực trạng những vấn đề bất cập trong lĩnh vực hoạt động hoặc quản lý (từ thực tiễn, từ văn bản quản lý). 3. Chỉ rõ những nguyên nhân, yếu tố chi phối gây ra những hạn chế bất cập. 4. Đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ, khắc phục để vấn đề bất cập đó góp phần thúc đẩy phát triển đối với đơn vị và Nhà trường. 5. Xây dựng các mô hình, các phần việc để hiện thực các giải pháp đề xuất. Trước khi tiến hành làm đề cương chi tiết các cá nhân, đơn vị tiến hành đăng ký theo mẫu kèm theo hướng dẫn này. Các đề tài nghiên cứu cấp khoa trở lên cần có biên bản đánh giá nghiệm thu của Hội đồng Khoa học Nhà trường (có mẫu kèm theo). * Chú ý: 1. Nhận dược hướng dẫn này đề nghị trưởng các đơn vị triển khai cho các thành viên trong đơn vị thực hiện các nội dung nêu trên. 2. Từng cá nhân nhận các hướng dẫn có liên quan qua file trên máy tính của đơn vị mà văn thư của trường đã chuyển để thực hiện. 3. Thời gian đăng ký từ tháng 7/2010 (gửi đăng ký tại từng đơn vị tổng hợp gửi cho ủy viên thư ký: đ/c Tuấn) để thông qua Hội đồng khoa học của trường hàng tháng. . (nhóm ngành Khoa học Xã hội nhân văn, đặc biệt là Khoa học hành chính, Khoa học Pháp lý) và 5 bước đơn giản để bạn thực hiện nghiên cứu một đề tài khoa học mà bạn thích! Nghiên cứu khoa học là. nghiên cứu. 4. Giả thuyết khoa học Giả thuyết khoa học là giai đoạn trước của việc nhận thức các quy luật và thường thể hiện trong mệnh đề điều kiện. Giả thuyết khoa học phải được kiểm chứng. các cá nhân, đơn vị trong toàn trường đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học như sau: I.Đề cương đề tài nghiên cứu khoa học: A. Phần mở đầu: 1. Lí do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài

Ngày đăng: 13/02/2015, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w