1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy định về cơ chế tài chính của hải quan

21 365 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 99,57 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN KẾ TOÁN CÔNG Tên đề tài: QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh Nhóm: Nhóm 6 – CHĐ2 – K23 TP. Hồ Chí Minh – Tháng 01/2015 Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh MỤC LỤC Nhóm 6 Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh PHẦN 1: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài: Hải quan Việt Nam là cơ quan có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Kể từ khi gia nhập WTO, việc mở cửa thị trường khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu đã gia tăng nhanh chóng, đặt ra yêu cầu ngành Hải quan phải thực hiện cải cách, hiện đại hóa. Theo Tổng cục Thống kê, nếu như năm 2008, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 143,3 tỷ USD thì đến năm 2012 đã đạt 228,9 tỷ USD, tăng 85,6 tỷ USD so với năm 2008, tương đương mức tăng gần 60% trong 5 năm. Trong năm 2014, dự toán thu ngân sách Nhà Nước là 782.700 tỷ đồng, thực hiện cả năm ước đạt 846.400 tỷ đồng, trong đó tổng thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu là là 224.000 tỷ đồng, chiếm 26,47% tổng thu ngân sách Nhà Nước (Theo Đánh giá tình hình thực hiện kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2014 của Bộ Tài Chính ngày 08/01/2015), đây là một con số không hề nhỏ có được nhờ tăng trưởng mạnh mẽ về kim ngạch xuất nhập khẩu, kết hợp với những sửa đổi, bổ sung về cơ chế, chính sách và làm tốt công tác quản lý thu trong lĩnh vực hải quan. Chính vì vai trò quan trọng của Hải Quan như vậy, nên nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Những quy định về cơ chế tài chính của cơ quan Hải Quan”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được các quy định của Nhà nước về cơ chế tài chính đối với cơ quan Hải Quan bao gồm các quy định về khoản thu ngân sách nhà nước (các khoản thu thuế xuất – nhập khẩu), các nguồn kinh phí hoạt động hàng năm được giao và việc sử dụng các nguồn kinh phí được Nhóm 6 Trang 3/19 Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh giao này như thế nào, quá trình quản lý và điều hành kinh phí, các quy định về việc lập, phân bổ, giao dự toán, điều chỉnh dự toán và quyết toán kinh phí tại cơ quan Hải Quan … - Tìm hiểu tình hình thực hiện quy định về cơ chế tài chính tại các đơn vị thuộc ngành Hải Quan như thế nào, từ đó đưa ra những điểm còn hạn chế của cơ chế tài chính này, làm cơ sở cho việc cải thiện các quy đinh của Nhà Nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các đơn vị thuộc ngành Hải Quan. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các quy định về cơ chế tài chính hải quan tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Các quy định được đề cập đến trong Luật ngân sách nhà nước, các thông tư, nghị định liên quan đến vấn đề cơ chế tài chính hải quan tại Việt Nam. 1.4 Các văn bản liên quan: Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà Nước. Thông tư 59/2009/BTC hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với ngành Hải Quan năm 2011 đến 2015. Quyết định số 16/2011/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 03 năm 2011 về việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải Quan giai đoạn 2011 đến 2015. Quyết định số 1441/2011/QĐ-BTC do Bộ Trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2011 về cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải Quan giai đoạn 2011 đến 2015. Nhóm 6 Trang 4/19 Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh Quyết định số 1233/QĐ-TCHQ do Tổng cục trưởng tổng cục hải quan ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2011 về quy chế quản lý tài chính đối với các đơn vị thuộc ngành hải quan giai đoạn 2011 đến 2015. Nhóm 6 Trang 5/19 Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Khái quát chung về cơ quan Hải quan: 2.1.1 Lịch sử phát triển: Tổng cục Hải quan được thành lập vào ngày 10 tháng 9 năm 1945, với tên gọi ban đầu là "Sở thuế quan và thuế gián thu" trực thuộc Bộ Nội vụ với nhiệm vụ ban đầu là thu các quan thuế nhập cảnh và xuất cảnh, thu thuế gián thu. Sau đó, ngành được giao thêm nhiệm vụ chống buôn lậu thuốc phiện và có quyền định đoạt, hòa giải đối với các vụ vi phạm về thuế quan và thuế gián thu. Sau đó, đổi thành Nha thuế quan và thuế gián thu trực thuộc Bộ Tài Chính. Năm 1954 thành lập Sở Hải quan thuộc Bộ Công thương. 27/2/1960 Chính phủ đã đã có Nghị định 03/CP (do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký) ban hành Điều lệ Hải quan đánh dấu bước phát triển mới của Hải quan Việt nam. Ngày 17/6/1962 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/TNgT/QĐ - TCCB đổi tên Sở Hải quan trung ương thành Cục Hải quan thuộc Bộ ngoại thương. Sau khi thống nhất đất nước, ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nước phê chuẩn Nghị quyết số 547/NQ/HĐNN7 thành lập Tổng cục Hải quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Yêu cầu đối với Hải quan Việt Nam lúc này là thực hiện quản lý Nhà nước về Hải quan trước tình hình: Hoạt động giao lưu hợp tác với nước ngoài phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, kinh tế thị trường bộc lộ những khuyết tật, hạn chế, khối lượng hàng hóa XNK khá lớn tạo nguồn thu thuế XNK hàng năm chiếm tỷ lệ từ 20 - 25% GDP, tình trạng buôn lậu gia tăng, nhập lậu tài liệu phản động, ấn phẩm đồi truỵ, chất nổ, ma tuý khá nhiều. Ngày 29- 06-2001, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh ký quyết định số 29/2001/QH10 ban hành Luật Hải quan, có hiệu lực từ 01-01-2002. Ngày 4 tháng 9 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ký Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg chuyển Tổng cục Hải quan vào Bộ Tài chính. Ngày 14 tháng 6 năm 2005, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã ký quyết định số 42/2005/QH11 ban hành "Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan". Luật này có hiệu lực từ ngày 01-01-2006. Ngày 23/6/2014, Quốc hội đã thông qua Nhóm 6 Trang 6/19 Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh Luật Hải quan số 54/2014/QH13, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Luật Hải quan số 54/2014/QH13 là văn bản pháp quy quan trọng của Tổng cục Hải quan, nhằm thực hiện chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao sức cạnh tranh trong nước và quốc tế của các doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế; nâng cao thẩm quyền, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hải quan; tăng cường công tác bảo vệ an ninh quốc gia và an ninh kinh tế, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, gian lận thương mại. 2.1.2 Khái niệm: Theo quy định tại điều 1 Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ Tướng Chính Phủ, tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan. Tổng cục Hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức: Theo quy định tại điều 3 Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg, Tổng cục Hải quan ở Trung ương gồm:  Tổ chức hành chính: Giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, bao gồm: - Các vụ (Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài vụ - Quản trị); - Văn phòng (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh); - Thanh tra; - Các cục (Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan);  Và tổ chức sự nghiệp: - Trung tâm Phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu (có Chi nhánh ở một số khu vực); - Viện Nghiên cứu Hải quan; - Trường Hải quan Việt Nam; - Báo Hải quan. Nhóm 6 Trang 7/19 Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh Cơ quan hải quan ở địa phương gồm các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Tổng cục Hải quan và các Chi cục Hải quan (Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). 2.2 Quy định về cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan: 2.2.1 Nguồn kinh phí hoạt động: Theo quy định tại điều 3, điều 4 thông tư 59/2011/TT-BTC ngày 12 tháng 05 năm 2011, kinh phí hoạt động của Tổng cục Hải quan được phân bổ hàng năm theo mức ổn định là 1,9% trên dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm do Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao Tổng cục Hải quan thực hiện và được tổng hợp trong dự toán thu - chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Tài chính trình Chính phủ, trình Quốc hội quyết định. Dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm làm cơ sở để xác định kinh phí hoạt động của Tổng cục Hải quan gồm các khoản thuế và các khoản thu khác (theo phụ lục xác định dự toán thu). Theo quy định tại Quyết định 1233/QĐ-TCHQ của Bộ Tài Chính ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2011 còn bao gồm cac nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật: - Kinh phí vay nợ, viện trợ; - Kinh phí thu được từ việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; - Kinh phí do địa phương hỗ trợ; - Kinh phí hợp pháp khác. Tổng cục Hải quan tự trang trải các khoản chi tăng thêm theo chính sách, chế độ mới do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo chủ trương và yêu cầu thay đổi chính sách hiện hành. Trường hợp do các yếu tố khách quan mà mức kinh phí được giao của Tổng cục Hải quan không đủ để bảo đảm mức chi tối thiểu để duy trì hoạt động của bộ máy thì Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh cho phù hợp. Kinh phí ngân sách nhà nước giao: Nhóm 6 Trang 8/19 Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh - Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ; - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo chương trình của Nhà nước; - Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác của Chính phủ ngoài nhiệm vụ thường xuyên; - Thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định. Phí và lệ phí được phép để lại theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, nguồn kinh phí hợp pháp khác được sử dụng theo quy định của pháp luật. 2.2.2 Sử dụng kinh phí: • Kinh phí hoạt động: Theo quy định tại điều 5 thông tư 59/2011/TT-BTC ngày 12 tháng 05 năm 2011, nội dung sử dụng kinh phí hoạt động bao gồm:  Chi đầu tư xây dựng: Tối thiểu 10% trên tổng dự toán chi được giao. - Thực hiện các dự án đầu tư, công trình của Tổng cục Hải quan theo kế hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tài chính được điều chuyển vốn đầu tư đã bố trí của dự án, công trình thuộc Tổng cục Hải quan để tập trung vốn thực hiện dự án, công trình đang triển khai nhưng chưa bố trí được vốn đảm bảo đẩy nhanh tiến độ sớm đưa vào khai thác, sử dụng. Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng thực hiện theo các quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng.  Chi mua sắm, hiện đại hóa trang thiết bị: Tối thiểu 25% trên tổng dự toán chi được giao. - Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ; - Chi ứng dụng công nghệ thông tin theo chương trình kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Thực hiện các chương trình, dự án theo nhiệm vụ chung của ngành Tài chính có phục vụ nhiệm vụ chuyên môn của Tổng cục Hải quan như: Dự án hạ tầng truyền thông, dự án cơ sở dữ liệu, dự án trung tâm đào tạo công nghệ thông tin và dự Nhóm 6 Trang 9/19 Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh phòng thảm họa và các chương trình, dự án khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc điều hành dự toán kinh phí, quản lý, mua sắm tài sản hiện đại hóa trang thiết bị nêu trên đảm bảo đáp ứng mục tiêu, yêu cầu hiện đại hoá của Tổng cục Hải quan và hệ thống Tài chính theo đúng quy định.  Chi thường xuyên: Tối đa 65% trên tổng dự toán chi được giao. Kinh phí chi thường xuyên của Tổng cục Hải quan gồm các nội dung sau: - Chi thanh toán cá nhân (bao gồm cả chi tiền lương tăng thêm; chi khen thưởng và phúc lợi tập thể theo chế độ nhà nước quy định; chi thuê khoán công việc và hợp đồng lao động thuê ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này). - Chi quản lý hành chính và chi bảo đảm nghiệp vụ chuyên môn, gồm: + Chi các khoản dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin truyền thông, liên lạc, hội nghị, chi công tác phí, thuê mướn và một số khoản chi khác theo quy định; + Chi tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thuế, hải quan; hỗ trợ người nộp thuế; + Chi các nghiệp vụ đặc thù về chống buôn lậu, kiểm tra, kiểm soát, tình báo hải quan nhằm ngăn chặn các hành vi trốn lậu thuế và vi phạm pháp luật thuế, hải quan; + Chi mua vật tư, ấn chỉ, chi ủy nhiệm thu thuế, trang phục, huấn luyện và nuôi chó nghiệp vụ, quản lý rủi ro và các khoản chi nghiệp vụ đặc thù khác; + Chi phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ; + Chi bồi thường thiệt hại cho tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật trong hoạt động nghiệp vụ; + Chi nghiên cứu khoa học cấp cơ sở; chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức theo chương trình, kế hoạch của hệ thống; + Chi sửa chữa tài sản, trang thiết bị, cơ sở vật chất, trụ sở làm việc phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ; Nhóm 6 Trang 10/19 [...]... dựng và mua sắm tài sản hiện đại hóa trang thiết bị của các đơn vị trong toàn ngành theo phân cấp của Bộ Tài chính 2.3 Thực trạng áp dụng các quy định về cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan: 2.3.1 Tình hình áp dụng quy định về cơ chế tài chính của Cục Hải quan Thừa Thiên Huế: Năm 2014 hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, song Cục Hải quan Thừa Thiên... hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính 2 Bộ tài chính, 12/05/2011 Thông tư 59/2011/TT-BTC, Hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan giai đoạn 2011 – 2015 3 Thủ tướng chính phủ, 10/03/2011 Quy t định 16/2011/QĐ-TTg, Về việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan giai... sau thông quan đến ngày 20/10/2014 đạt hơn 1,2 tỷ đồng, đạt 50% kế hoạch 2.3.2 Nhóm 6 Tình hình áp dụng quy định về cơ chế tài chính của Tổng Cục Hải quan: Trang 15/19 Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS TS Mai Thị Hoàng Minh Phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị Tổng kết công tác năm 2014 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2015 sáng ngày 25/12/2014, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan Nguyễn... cục Hải quan giai đoạn 2011-2015 4 Bộ tài chính, Tổng cục Hải quan, 30/06/2011 Quy t định 1233/QĐ-TCHQ, Về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với các đơn vị thuộc ngành hải quan giai đoạn 2011-2015 5 Hải quan Việt Nam, lịch sử phát triển www.customs.gov.vn/Lists/HaiQuanVietNam/Details.aspx?ID=5 6 Bộ tài chính, 25/12/2014 5 nhiệm vụ trọng tâm của ngành Hải quan năm 2015 http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1539781?... được phân bổ và giao trong dự toán chi hàng năm của Tổng cục Hải quan theo quy t định của Bộ trưởng Bộ Tài chính 2.2.3 Xử lý số dư kinh phí, các Quỹ từ năm 2010 trở về trước: Theo Quy t định 1233/QĐ-TCHQ của Bộ Tài Chính ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2011, kinh phí hoạt động của Tổng cục Hải quan, các đơn vị dự toán thuộc Tổng cục Hải quan từ năm 2010 trở về trước còn dư chưa sử dụng, thanh toán được... luật về thu NSNN; Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng; Tăng cường công tác chống buôn lậu; Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động buôn bán qua biên giới, kinh doanh TNTX, hàng hóa NK vào khu phi thuế quan Nhóm 6 Trang 20/19 Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS TS Mai Thị Hoàng Minh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Thủ tướng chính phủ, 15/01/2010 Quy t định số 02/2010/QĐ-TTg, Quy định chức năng, nhiệm vụ quy n... động của tổ chức đảng theo Quy t định của Ban Bí thư Trung ương Đảng; chi bảo đảm hoạt động của các đoàn thể theo quy định của pháp luật hiện hành + Các khoản chi thường xuyên khác Kinh phí hoạt động của Tổng cục Hải quan cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng (trừ vốn đầu tư xây dựng cơ bản) Nội dung các khoản chi này được quy định chi tiết tại Quy t định 1233/QĐ-TCHQ của. .. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, đơn vị sự nghiệp lập phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính gửi Tổng cục Hải quan để tổng hợp gửi Bộ Tài chính (cấp I) xem xét thẩm tra dự toán thu, chi; xác định phân loại đơn vị sự nghiệp; mức kinh phí Nhóm 6 Trang 12/19 Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS TS Mai Thị Hoàng Minh ngân sách nhà nước bảo đảm thường xuyên (đối với đơn vị tự... thực hiện thu tại Chi cục biên giới và chi nhánh Chi cục Hải quan cửa khẩu Nhóm 6 Trang 18/19 Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS TS Mai Thị Hoàng Minh Ngay sau khi Doanh nghiệp nộp thuế xuất nhập khẩu tại Ngân hàng, thông tin nộp thuế sẽ truyền sang Kho bạc Nhà nước để hạch toán thuế, đồng thời truyền sang cơ quan Hải quan để thông quan hàng hóa, như vậy doanh nghiệp không những giảm bớt... phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tính đến giữa tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thông quan tại Cục đạt trên 900 triệu USD, bằng 109% so với cùng kỳ 2013, trong đó kim ngạch xuất khẩu hơn 500 triệu USD, Nhóm 6 Trang 13/19 Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan GVHD: PGS TS Mai Thị Hoàng Minh nhập khẩu gần 400 triệu USD Năm 2014, Cục Hải quan Thừa Thiên Huế được Bộ Tài chính giao chỉ tiêu thu ngân . nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Những quy định về cơ chế tài chính của cơ quan Hải Quan . 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được các quy định của Nhà nước về cơ chế tài chính đối với cơ quan. CÔNG Tên đề tài: QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN GVHD: PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh Nhóm: Nhóm 6 – CHĐ2 – K23 TP. Hồ Chí Minh – Tháng 01/2015 Cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan. ngành theo phân cấp của Bộ Tài chính. 2.3 Thực trạng áp dụng các quy định về cơ chế tài chính của cơ quan Hải quan: 2.3.1 Tình hình áp dụng quy định về cơ chế tài chính của Cục Hải quan Thừa Thiên

Ngày đăng: 12/02/2015, 10:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w