GA ĐỊA 6 NĂM HỌC 2013-2014 Ngày soạn : 1 / 10 /2013 Ngày giảng: 3 / 10 /2013 Tiết 11 - Bài 10 I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Nêu được tên các lớp cấu tạo của Trái Đất và đặc điểm của từng lớp. - Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất. Tích hợp - Dùng năng lượng địa nhiệt thay thế năng lượng hóa thạch 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét về vị trí, độ dày của các lớp cấu tạo bên trong Trái Đất. - Xác định được 7 mảng kiến tạo lớn trên bản đồ hay quả địa cầu. II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích đối chiếu thông tin từ bài viết, tranh ảnh. - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, lắng nghe, phản hồi tích cực, hợp tác và làm việc nhóm - Thể hiện sự tự tin : Trình bày suy nghĩ, ý tưởng về kết quả làm việc nhóm nhỏ. III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DH TÍCH CỰC: - Đàm thoại, đặt vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm - Kỹ thuật động não, HS làm việc cá nhân, suy nghĩ – cặp đôi - chia sẻ, trình bày 1 phút. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - GV :Tranh vẽ cấu tạo bên trong của Trái Đất. Tranh ảnh về tích hợp, tranh ảnh liên quan bài học.Phiếu học tập. - HS : học bài cũ, đọc trước bài mới. V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định tổ chức. 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’- Cho biết Trái Đất có hình dạng như thế nào? - Nêu kích thước và diện tích của Trái Đất? 3. Bài mới: Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống. Chính vì vậy từ lâu các nhà khoa học đã dày công tìm hiểu Trái Đất được cấu tạo ra sao? Bên trong nó gồm những gì? Các em sẽ được tìm hiểu qua bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo bên trong của Trái Đất.(20’) *MT : HS hiểu hình vẽ và ghi nhớ được cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: lớp vỏ, lớp trung gian, lớp lõi. Tích hợp - Dùng NL địa nhiệt thay thế NL hóa thạch Cách tiến hành. 1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất. GV: THẠCH KIM PHƯƠNG TRANG 1 GA ĐỊA 6 NĂM HỌC 2013-2014 GV: Để tìm hiểu cấu tạo bên trong của Trái Đất là một vấn đề rất khó khăn. Với trình độ kĩ thuật hiện tại, con người chỉ mới khoan sâu vào lòng đất chỉ đạt được 15.000m, trong khi bán kính của trái đất dài hơn 6.370km, thì độ khoan sâu thật nhỏ. Vì vậy để tìm hiểu các lớp đất sâu hơn phải dùng phương phát nghiên cứu gián tiếp: + Phương pháp địa chấn + Phương pháp trọng lực + Phương pháp địa từ Ngoài ra, gần đây con người nghiên cứu thành phần, tính chất của các thiên thạch và mẫu đất, các thiên thể khác từ mặt trăng để tìm hiểu thêm về cấu tạo và thành phần của Trái Đất GV chiếu hình 26 sgk: Cấu tạo bên trong của Trái Đất KNS : Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích đối chiếu thông tin từ bài viết, tranh ảnh. G? Quan sát hình cho biết Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? H: gồm 3 lớp: Lớp vỏ, lớp trung gian, lớp lõi GV yêu cầu HS dựa vào h.26 và bảng ở trang 32sgk : thảo luận nhóm theo phiếu học tập GV phát. CH: Trình bày đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất Nhóm 1,2: Lớp vỏ Nhóm 3,4: Lớp trung gian Nhóm 5,6: Lớp lõi LỚP ĐỘ DÀY TRẠNG THÁI NHIỆT ĐỘ Lớp vỏ Lớp trung gian Lớp lõi KNS : - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, lắng nghe, phản GV: THẠCH KIM PHƯƠNG TRANG 2 GA ĐỊA 6 NĂM HỌC 2013-2014 hồi tích cực, hợp tác và làm việc nhóm - Thể hiện sự tự tin : Trình bày suy nghĩ, ý tưởng về kết quả làm việc nhóm nhỏ. -Đại diện nhóm trình bày. -Nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV chuẩn kiến thức LỚP ĐỘ DÀY TRẠNG THÁI NHIỆT ĐỘ Lớp vỏ Từ 5-70 km Rắn chắc Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng tối đa chỉ tới 1.000 0 C Lớp trung gian Gần 3.000 km Từ quánh dẻo đến lỏng Khoảng 1.500 0 C đến 4.700 0 C Lớp lõi Trên 3.000 km Lỏng ở ngoài, rắn ở trong Cao nhất khoảng 5.000 0 C G? Theo em khi càng xuống sâu nhiệt độ bên trong Trái Đất như thế nào? H: Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng cao G? Các em xem lại phần nhiệt độ của Trái Đất: Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao và cao nhất là 5000 0 C . Vậy theo em ta có thể làm gì với nhiệt độ trong lòng đất? H trả lời. GV : Tích hợp năng lượng: Dùng năng lượng địa nhiệt thay thế năng lượng hóa thạch - Năng lượng từ lòng đất (địa năng): Nhiệt độ đất tăng 10 0 C mỗi lần xuống sâu dưới mặt đất 20m đến 30m. Các nhà khoa học cho rằng: nguồn gốc của nhiệt độ này là do những hạt nhân Uranium, thorium và Potassium tự phân hạch và do những lớp địa chất vận động và ma sát với nhau. Ma sát làm tăng nhiệt độ các lớp địa chất. Những khối Plasme từ trung tâm Trái Đất lên tới gần mặt đất thường phun ra khỏi lòng đất thành núi lửa cùng làm tăng nhiệt độ của các lớp đất. Người ta có thể bơm nước vào lòng đất để lấy ra nước nóng dùng làm năng lượng. Năng lượng này thường được dùng vào các mục đích sau: • Dưới 100 0 C thì dùng để cung cấp nước nóng cho tiện nghi nhà ở, trung tâm thương mại và dịch vụ công cộng; • Trên 100 0 C đến dưới 200 0 C thì dùng cho công nghiệp; • Trên 200 0 C thì có thể dùng để sản xuất điện. Một số nước trên thế giới đã sử dụng thành công địa năng để - Gồm ba lớp: + Lớp vỏ: Dày từ 5- 70 km, rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, tối đa tới 1000 0 C. + Lớp trung gian: Dày gần 3000 km, trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 1500-4700 0 C. + Lớp lõi: Dày trên 3000km, lỏng ở ngoài rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000 0 C. GV: THẠCH KIM PHƯƠNG TRANG 3 GA ĐỊA 6 NĂM HỌC 2013-2014 sản xuất điện năng, điển hình là Iceland. Theo Hiệp hội Địa nhiệt, hiện đang có 24 quốc gia khai thác địa nhiệt, để sản xuất điện năng. Năm 2003 điện địa nhiệt đã đạt 57.000 Gwh. Mỹ đi đầu về sản xuất điện địa nhiệt, chiếm 32% công suất điện địa nhiệt toàn thế giới. GV Liên hệ Việt Nam : Việt Nam chúng ta có khu du lịch suối nước nóng Bình Châu- Khu vực này nằm trên miệng núi lửa đã tắt, sau thời gian nước mưa động lại tạo nên những con suối nước nóng như hiện nay. Nước nóng được dùng trong sinh hoạt, dịch vụ, chữa bệnh…( Không cần dùng điện, củi, than … để nấu nước nóng . Tiết kiệm được nhiên liệu hóa thạch). Có thể xây dựng đường dẫn nước nóng về các tỉnh để sử dụng nhằm tiết kiệm năng lượng truyền thống (nhiên liệu hóa thạch) Hình ảnh về KDL Suối nước nóng Bình Châu- BR-Vũng Tàu GV? Trong ba lớp, lớp nào mỏng nhất? H: Lớp vỏ Trái Đất GV chuyển ý: Lớp vỏ Trái Đất tuy là mỏng nhất nhưng có cấu tạo và vai trò rất quan trọng. Ta cùng tìm hiểu mục 2 Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất (15’) * MT : Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất. KNS : Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích đối chiếu thông tin từ bài viết, tranh ảnh. Cách tiến hành. - HS dựa vào thông tin sgk và H.27: Gv chiếu 1 số hình ảnh về lớp vỏ Trái Đất cho H quan sát và tìm hiểu 2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất GV: THẠCH KIM PHƯƠNG TRANG 4 GA ĐỊA 6 NĂM HỌC 2013-2014 Núi An- Đét Núi đồi Hà Giang Cao nguyên Di Linh G? Nêu cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất? H: Là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất, dày từ 5-70km, chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng Trái Đất Gv chiếu 1 số hình ảnh về hoạt động trên Trái Đất cho H quan sát và tìm hiểu Vịnh Hạ Long Hưởng ứng giờ Trái Đất Khai thác dầu G? Vai trò của lớp vỏ đối với sự sống trên Trái Đất? H: Có vai trò rất quan trọng.Là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên: Nước, không khí, sinh vật… và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người Gv chiếu hình ảnh các địa mảng chính cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất G? Quan sát cho biết vỏ trái đất được tạo thành bởi những địa mảng chính nào? HS: Vỏ trái đất được cấu tạo bởi các điạ mảng nằm kề nhau. Có 7 địa mảng chính: Mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Âu- Á, Phi, Thái Bình Dương, Ấn Độ, Nam Cực. GV gọi H lên bảng xác định vị trí 7 địa mảng chính GV bổ sung chuẩn xác kiến thức. ( Đa số các nhà khoa học cho rằng lớp vỏ Trái Đất gồm có 7 địa mảng lớn và 4 địa mảng nhỏ. 7 địa mảng lớn là: mảng Á- Âu, Bắc - Là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất, dày từ 5-70km, chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng Trái Đất - Có vai trò quan trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên: Nước, không khí, sinh vật… nơi sinh sống và hoạt động của xã hội loài người - Vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. Có 7 địa mảng chính: Mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Âu- Á, Phi, Thái GV: THẠCH KIM PHƯƠNG TRANG 5 Mac ma GA ĐỊA 6 NĂM HỌC 2013-2014 Mỹ, Nam Mỹ, Thái Bình Dương, Phi, Ấn Độ, Nam Cực) G? Cho biết Việt Nam thuộc địa mảng nào? Xác định được trên lược đồ? H: Việt Nam thuộc mảng Âu-Á. H xác định vị trí của Việt Nam trên lược đồ các địa mảng. G:Quan sát hình cho biết đây là biểu hiện của kiểu di chuyển nào của 2 địa mảng? H: Hai mảng tách xa nhau: Vật chất dưới sâu trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đáy đại dương. G:Quan sát hình cho biết đây là biểu hiện của kiểu di chuyển nào của 2 địa mảng? H: Hai mảng xô vào nhau:Đá bị nén ép, nhô lên thành núi, núi lửa, động đất. GV chiếu hình ảnh : Sự dịch chuyển của mảng Ấn Độ về phía lục địa Á- Âu và kết quả của sự chuyển dịch: Himalaya - nóc nhà thế giới. G? Qua quan sát thì các điạ mảng có cố định một chỗ không? H: Các địa mảng luôn di chuyển rất chậm tạo thành núi, động đất, núi lửa… G? Quan sát hình 27 và chỉ ra những chỗ tiếp xúc của các địa mảng Bình Dương, Ấn Độ, Nam Cực. GV: THẠCH KIM PHƯƠNG TRANG 6 GA ĐỊA 6 NĂM HỌC 2013-2014 H: Xác định trên lược đồ hình 27 G chuẩn kiến thức . -Các địa mảng di chuyển rất chậm, hai địa mảng có thể tách xa hoặc xô vào nhau tạo thành núi, động đất, núi lửa… 4. Đánh Gía: 4’ Câu 1:Nêu cấu tạo bên trong của Trái Đất. Nối các ý ở cột A với cột B sao cho đúng Cột A Cột B a/Lớp vỏ Trái Đất • 1/Độ dày từ 5 đến 70 km b/ Lớp trung gian • 2/ Ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng c/ Lớp lõi • 3/Trên 3000km • 4/ Trạng thái rắn chắc • 5/ Lỏng ở ngoài, rắn ở trong • 6/ Gần 3000km ĐÁP ÁN: a-1,4 b-2,6, c-3,5 Câu 2: Nêu cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất. Vai trò của lớp vỏ đối với đời sống? H lên xác định được 7 địa mảng chính trên lược đồ và xác định vị trí của Việt Nam thuộc mảng Á-Âu. 5 .HĐNT- 1’ - Trả lời các câu hỏi, bài tập sgk. - Tìm hiểu trước bài thực hành. 6. Rút kinh nghiệm GV: THẠCH KIM PHƯƠNG TRANG 7 . tìm hiểu 2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất GV: THẠCH KIM PHƯƠNG TRANG 4 GA ĐỊA 6 NĂM HỌC 2013-2014 Núi An- Đét Núi đồi Hà Giang Cao nguyên Di Linh G? Nêu cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất? H: Là lớp. thế NL hóa thạch Cách tiến hành. 1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất. GV: THẠCH KIM PHƯƠNG TRANG 1 GA ĐỊA 6 NĂM HỌC 2013-2014 GV: Để tìm hiểu cấu tạo bên trong của Trái Đất là một vấn đề rất khó. lõi KNS : - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, lắng nghe, phản GV: THẠCH KIM PHƯƠNG TRANG 2 GA ĐỊA 6 NĂM HỌC 2013-2014 hồi tích cực, hợp tác và làm việc nhóm - Thể hiện sự tự tin : Trình