Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý chính sau đây: - Giải thích ý nghĩa câu chuyện: + Người mù trong câu chuyện là do khiếm khuyết v
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Đề chính thức
Môn: Ngữ văn - Lớp 12
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày thi: 21/9/2013 _
Đề thi này có 01 trang
Câu 1: (8,0 điểm)
Đọc câu chuyện ngụ ngôn sau:
THẦY BÓI XEM VOI Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó thế nào Chợt nghe người
ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
Đoạn năm thầy ngồi bàn tán với nhau.
Thầy sờ vòi bảo:
- Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun (co lại) như con đỉa Thầy sờ ngà bảo:
- Không phải, nó chần chẫn (tròn lẳn) như cái đòn càn.
Thầy sờ tai bảo:
- Đâu có, Nó bè bè trông như cái quạt thóc Thầy sờ chân bảo:
- Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.
Thầy sờ đuôi lại nói:
- Các thầy nói không đúng cả Chính nó tun tủn (rất ngắn) như cái chổi sể cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai, thành ra
xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu
(Theo Trương Chính, trích Ngữ Văn 6, NXB Giáo dục, 2011)
Suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện trên?
Câu 2: (12, 0 điểm)
Cảm hứng nhân đạo của ba tác phẩm: Chí Phèo (Nam Cao), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Vợ nhặt (Kim Lân).
HẾT
-Họ tên thí sinh: Số báo danh:
Trang 2Chữ ký của Giám thị 1: Chữ ký của Giám thị 2::
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Đề chính thức
Môn: Ngữ văn - Lớp 12
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)
Ngày: 21/9/2013
HƯỚNG DẪN CHẤM
-I HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo chú ý đến yêu cầu của kỳ thi chọn HS giỏi cấp tỉnh: chọn lựa
HS có năng khiếu để dự cấp quốc gia nhưng cũng khuyến khích, động viên các
em có đam mê, yêu thích văn học mà năng lực chưa vượt trội ở cấp tỉnh Do vậy, khi chọn lựa những giải cao để xếp đội tuyển phải chú ý đến tư chất và tính xuất sắc, nhưng khi chấm để xét giải cấp tỉnh cần chú ý đến tính phong trào
- Vì là đề mở nên khuynh hướng làm bài của thí sinh rất đa dạng Do đó, giám khảo nên có sự bàn bạc thảo luận đáp án Tùy vào tình hình thực tế (sau khi chấm một số bài), giám khảo có thể đề xuất điều chỉnh đáp án phù hợp Sự điều chỉnh này phải được ghi vào biên bản tổ chấm
- Sau khi cộng điểm thành phần, điểm bài thi được làm tròn đến 0,5 điểm
II ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1: Suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện ngụ ngôn Thầy bói xem
1 Yêu cầu về kĩ năng
Đáp ứng yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
2 Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý chính sau đây:
- Giải thích ý nghĩa câu chuyện:
+ Người mù trong câu chuyện là do khiếm khuyết về thị giác nên khi nhìn nhận sự vật, hiện tượng thường bị hạn chế Họ chỉ
có thể cảm nhận mọi thứ bằng xúc giác Đối tượng được xem xét ở đây là con voi, nhưng mỗi người mù chỉ chạm đến một bộ phận mà không biết đến cái tổng thể Cho nên, việc miêu tả con voi của mỗi người lại khác nhau và ai cũng cho là mình là đúng,
2,0
Trang 3từ đó dẫn đến sự bất đồng ý kiến, xô xát, đánh nhau.
+ Hình ảnh người mù hàm ý chỉ cách nhìn phiến diện, thiếu
khách quan dẫn đến sai lầm của con người về sự vật, hiện tượng
Trong thực tế, số người có cái nhìn như thế không phải là ít và
điều đó dẫn đến “người mù” rất đông
- Bàn luận và rút ra bài học:
+ Cuộc sống vô cùng đa dạng, phong phú và không ngừng
vận động, phát triển, nếu chúng ta không biết linh hoạt tìm tòi,
tiếp cận thì dễ dẫn đến sai lầm, thiếu sót trong việc nhìn nhận,
đánh giá sự vật, hiện tượng
+ Nếu cứ bảo thủ khẳng định cách nhìn nhận vấn đề của
mình là đúng, và luôn phủ nhận cách nhìn của người khác,
không chịu mở rộng cách nhìn, không suy xét sự việc, hiện
tượng một cách đa chiều, toàn diện thì sẽ biến mình thành kẻ hồ
đồ và khó tránh khỏi xung đột
+ Bài học rút ra: Khi xem xét mọi vấn đề, cần có cái nhìn
đúng đắn Cái nhìn đúng đắn đó chỉ có được khi chúng ta biết
chủ động nắm bắt sự vật, hiện tượng một cách toàn diện, đặt đối
tượng trong mối quan hệ với tổng thể
4,0
- Mỗi học sinh muốn có cái nhìn thấu đáo đối với sự vật hiện
tượng, phải thông qua học tập và rèn luyện thường xuyên
1,0
Lưu ý: Thí sinh chỉ đạt điểm tối đa khi đạt yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Tuy
nhiên, nếu thí sinh có kiến giải riêng, hợp lí và có sức thuyết phục thì vẫn cho điểm tùy theo mức độ diễn đạt Khuyến khích những bài viết có sáng tạo, lập luận sắc bén.
Câu 2: Cảm hứng nhân đạo của ba tác phẩm: Chí Phèo (Nam Cao),
Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Vợ nhặt (Kim Lân).
12, 0
1 Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh phải có kĩ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề
văn học Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng,
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
2 Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh cần lí giải cảm hứng nhân đạo và phân tích làm sáng
tỏ cảm hứng nhân đạo thể hiện qua ba tác phẩm Chí Phèo (Nam
Cao), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Vợ nhặt (Kim Lân) Nói đến
những điểm giống nhau và sắc thái riêng biệt trong cảm hứng
nhân đạo của ba tác phẩm Bài viết đáp ứng các ý cơ bản sau
đây:
- Cảm hứng nhân đạo là tình cảm hướng đến con người, bảo
vệ quyền làm người của con người Những biểu hiện cụ thể của
cảm hứng nhân đạo:
+ Tố cáo các thế lực chà đạp lên quyền sống của con người;
+ Cảm thông sâu sắc với số phận bị vùi dập, khốn khổ;
+ Nói lên ước mơ, khát vọng về quyền sống của con người
2,0
Trang 4- Điểm tương đồng trong cảm hứng nhân đạo trong ba truyện
ngắn của ba tác giả Nam Cao, Thạch Lam, Kim Lân: đều nói lên
số phận bi thảm và khát vọng vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn
của những kiếp người nghèo khổ trong xã hội cũ, tiêu biểu qua
các nhân vật Chí Phèo (tác phẩm cùng tên), chị em Liên (Hai
đứa trẻ) và mẹ con anh Tràng (Vợ nhặt)
2,0
- Nét riêng biệt trong việc thể hiện cảm hứng nhân đạo:
*Với truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao tập trung hướng tới
bi kịch bị tước đoạt quyền làm người, quyền được sống lương
thiện của con người (qua cuộc đời, số phận của nhân vật Chí
Phèo) Từ bi kịch đó, nhà văn thể hiện:
+ Sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc trước cảnh ngộ người nông
dân cố cùng bị lăng nhục, phát hiện và trân trọng những phẩm
chất tốt đẹp của con người; đồng thời tố cáo sự bất công của xã
hội đã hủy hoại nhân hình, nhân tính con người, xô đẩy họ đến
đường cùng
+ Nói lên tiếng nói khát khao, ước vọng làm người lương
thiện của người nông dân như Chí Phèo
*Với truyện ngắn Hai đứa trẻ, nhà văn Thạch Lam thể hiện:
+ Tấm lòng thương xót, cảm thông với những con người
nhỏ bé như bị lãng quên giữa phố huyện nghèo xơ xác, cuộc
sống buồn tẻ, vô vị qua việc miêu tả một cách chân thật cuộc
sống mờ nhạt, tăm tối của con người phố huyện
+ Sự đồng tình, trân trọng ước mơ rất nhỏ bé bình thường
của hai đứa trẻ qua việc miêu tả một cách tinh tế diễn biến tâm
trạng chờ đợi đoàn tàu cũng như ước mơ, khát khao vươn tới
một cuộc sống tốt đẹp hơn của hai chị em Liên
*Với Vợ nhặt, Kim Lân thể hiện:
+ Sự cảm thông, đồng cảm với những khổ nhục, tủi nhục
đến cùng cực của những con người khốn khổ một cách sâu sắc
qua việc miêu tả và thể hiện tâm trạng của mẹ con bà cụ Tứ một
cách chân thật và xúc động trong tình huống “nhặt vợ” độc đáo
Tâm trạng vui mà tội nghiệp, mừng mà tủi, vừa lo…
+ Mơ ước về một sự đổi đời: thể hiện ở “con đường thoát
nghèo” mà tác giả hé mở cuối thiên truyện bằng hình ảnh cờ đỏ
sao vàng phấp phới trong tâm trí Tràng
5,0
- - Nhận xét, đánh giá chung: Cùng là cảm hứng nhân đạo
nhưng cách thể hiện của mỗi tác giả trong mỗi tác phẩm khác
nhau (qua cách khai thác vấn đề, miêu tả và phân tích tâm lý
nhân vật, cách tạo tình huống truyện ở từng tác giả… góp phần
làm nên giá trị của tác phẩm) Đó là sự độc đáo, không lặp lại,
tạo nên phong cách riêng trong sáng tạo nghệ thuật
1,5
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến
thức Khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có khả năng cảm thụ văn học tốt, lập luận chặt chẽ, sắc bén.
Trang 5HẾT