tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ

15 286 1
tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

27/09/2013 World of Tanks Việt nam wot.go.vn/2-224/[Dau-An-Lich-Su] Dien-bien-chien-thang-Dien-Bien-Phu-07/05/1954.htm 1/15 I- ĐIỆN BIÊN PHỦ TRỞ THÀNH ĐIỂM QUYẾT CHIẾN CHIẾN LƯỢC GIỮA TA VÀ PHÁP Cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị TW Đảng ta đã họp bàn chủ trương tác chiến Đông Xuân 1953-1954. Sau khi phân tích tình hình, ta chủ trương chưa tập trung đánh địch ở đồng bằng, mà trước hết cần phá được âm mưu tập trung lực lượng của địch bằng cách đưa quân chủ lực lên Tây Bắc, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó. Trận địa pháo 12,7mm ở điện Biên Phủ - Ảnh: TƯ LIỆU Tháng 11/1953, Đại đoàn 316 của ta gấp rút hành quân lên Tây Bắc, mở chiến dịch giải phóng Lai Châu. Nhận được tin này, Nava cho rằng tấn công chủ yếu của Việt Minh không phải là đồng bằng Bắc Bộ như ông ta phán đoán mà có thể chính là Tây Bắc, như vậy cả Thượng Lào và Luông Phabăng đều bị uy hiếp. Do đó, Nava đã quyết định đánh chiếm Điện Biên Phủ để ngăn Việt Minh đánh Lai Châu, từ đó có thể bảo vệ Thượng Lào và Luông Phabăng. Ngày 20/11/1953, địch đã mở cuộc hành binh Caxtô, cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Lúc này, Nava vẫn coi đây chỉ là “cuộc hành binh thứ yếu, có tính chất phòng vệ chiến lược và tính chất chính trị địa phương”, chứ chưa có ý định lấy Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược. Đến khi Đại đoàn 316 tiêu diệt và bức hàng 24 đại đội địch, giải phóng toàn bộ khu vực Lai Châu, uy hiếp Điện Biên Phủ từ phía Bắc, Nava mới chợt nghĩ đến một kiểu phòng ngự kinh điển quân sự: Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, thành phố Vécđông (Verdun) bên bờ sông Mơ (Meusu) đã trở thành nổi tiếng khi quân đội Pháp, bằng hệ thống phòng ngự vững chắc, trong 10 tháng trời kiên cường chiến đấu đã tiêu diệt nhiều đạo quân và đẩy lùi tất cả các đợt tấn công của quân Đức. Tại Điện Biên Phủ, Nava muốn đặt một “cái bẫy” bằng một “con nhím khổng lồ” như một cái “máy nghiền” để “nghiền nát” quân chủ lực Việt Minh. Đầu tháng 12/1953, Nava đã quyết định giao chiến với ta ở Điện Biên Phủ vì cho rằng quân ta chưa đủ khả năng đánh một tập đoàn cứ điểm, hơn nữa do đường sá và phương tiện giao thông kém nên không thể chuyên chở vũ khí hạng nặng ra chiến trường cũng như khó bảo đảm việc tiếp tế, Nava đã quyết tâm xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm lớn với hy vọng nghiền nát bộ đội chủ lực của ta. Ngày 6/12/1953, sau khi nghe báo cáo của Tổng quân ủy về phương án tác chiến tại Điện Biên Phủ trên cơ sở những 27/09/2013 World of Tanks Việt nam wot.go.vn/2-224/[Dau-An-Lich-Su] Dien-bien-chien-thang-Dien-Bien-Phu-07/05/1954.htm 2/15 nhận định: “… trước sự uy hiếp của ta (ở Tây Bắc), địch đã phải bị động đối phó, phân tán một bộ phận lực lượng cơ động Điện Biên Phủ để yểm hộ cho Tây Bắc, để che chở cho Thượng Lào, để phá kế hoạch tiến công của ta”… “Vô luận rồi đây địch thay đổi thế nào, địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ căn bản là có lợi cho ta”(1), Bộ Chính trị TW Đảng ta đã nhất trí mở chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến của Tổng quân ủy. Như vậy, việc Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược hoàn toàn nằm ngoài Kế hoạch Nava. Theo Nava và nhiều nhà quân sự Pháp, Mỹ, Điện Biên Phủ có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với Đông Dương nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Điện Biên Phủ là một “ngã tư chiến lược”, là một “chiếc bàn xoay” có thể xoay từ phía Việt Nam - Lào - Đông Bắc Thái Lan - Đông Mianma và cả đến Vân Nam Trung Quốc. Điện Biên Phủ được coi là một chiếc “chìa khóa” quan trọng để bảo vệ Thượng Lào và tạo ra bàn đạp để đánh chiếm các vùng đã mất ở Tây Bắc. Nava và các nhà quân sự Pháp, Mỹ còn hy vọng Điện Biên Phủ sẽ được xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm hùng mạnh, là nơi đọ sức và có thể tiêu diệt chủ lực của Việt Minh. Về phía Pháp, Nava cho rằng khó khăn lớn nhất là việc tiếp tế. Nhưng ông ta hoàn toàn tin rằng khó khăn này có thể dễ dàng khắc phục được bằng cách tiếp tế theo đường hàng không. Ở Điện Biên Phủ đã có sẵn một sân bay cũ còn tốt, máy bay có thể hạ cánh bốn mùa, khả năng hạ cánh 100 lần và thả dù từ 100 đến 200 tấn/ngày, do vậy, có thể tiếp tế đầy đủ cho một đội quân vài vạn người để chiến đấu lâu dài. Về phía Việt Minh, Nava tính toán rằng ta không thể mở được đường vận chuyển cơ giới qua vùng Tây Bắc, do vậy, sẽ không thể cung cấp đủ lương thực cho hàng vạn người chiến đấu lâu dài ở Tây Bắc. Đồng thời, Việt Minh cũng sẽ không thể chịu đựng được thời tiết khí hậu khắc nghiệt ở Tây Bắc. Vào mùa mưa, họ sẽ thiếu thốn lương thực và phải đối phó với nạn dịch, sẽ không còn đủ sức chiến đấu. Nava cũng cho rằng với phương tiện vận chuyển có hạn, ta không thể nào kéo pháo hạng nặng lên núi để đáp trả những trận oanh tạc dữ dội của quân Pháp. Hơn nữa, theo ý kiến của các pháo thủ quân Pháp, Việt Minh đặt pháo ở sườn núi phía lòng chảo thì sẽ bị phát hiện dễ dàng, còn nếu đặt pháo ở các chỏm núi thì sẽ không bắn tới các tập đoàn cứ điểm được bố trí trong lòng chảo. Chính vì vậy, Nava và bộ chỉ huy Pháp đã khẳng định Việt Minh không có đủ sức tấn công vào Điện Biên Phủ. Về phía ta, vấn đề cung cấp, tiếp tế được coi là vấn đề khó khăn nhất. Trong điều kiện tuyền tuyến cách xa hậu phương đến 400- 500km, thời tiết khắc nghiệp, địa hình hiểm trở, đường xá hư hỏng ta phải bảo đảm cung cấp một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, đồ dùng, thuốc men một cách nhanh chóng, liên tục, dài ngày. Đặc biệt, việc tiếp tế cần được giữ bí mật ở mức cao nhất nhằm tránh địch phát hiện và đánh phá. Việc đánh lớn và dài ngày cũng là một thách thức không nhỏ. Phải chiến đấu dưới chiến hào, địch lại mạnh hơn về phi pháo, bộ đội ta chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, sức khỏe giảm sút và khó tránh khỏi thương vong. Công tác tổ chức hậu cần, nuôi dưỡng bộ đội, chăm sóc thương bệnh binh vì thế sẽ gian khổ hơn. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Tổng tư lệnh quân đội, được giao nhiệm vụ trực tiếp làm Bí thư Đảng ủy kiêm Chỉ huy trưởng mặt trận. Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng được giao nhiệm vụ làm Chủ tịch Hội đồng cung cấp mặt trận. Ngoài ra, đồng chí Trần Đăng Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục cung cấp, được giao phụ trách công tác đường xá, tiếp tế cho chiến dịch. 27/09/2013 World of Tanks Việt nam wot.go.vn/2-224/[Dau-An-Lich-Su] Dien-bien-chien-thang-Dien-Bien-Phu-07/05/1954.htm 3/15 Do thời gian rất gấp nên việc chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ được tiến hành hết sức khẩn trương. Trọng tâm của công tác này là làm đường và vận chuyển lương thực, đạn dược. Về công tác làm đường, ta đã hoàn thành việc sửa chữa và mở rộng đường từ Tạ Khoa đi Cò Nòi, khai thông tuyến đường từ Tuần Giáo đi Điện Biên Phủ, bảo đảm đường xá từ Ba Khe qua Việt Bắc và Suối Rút về vùng tự do Liên khu 3, Liên khu 4, gấp rút mở thêm tuyến đường Mường Luân – Nà Sang… Về công tác vận chuyển, ta sử dụng sức người là chính. Hàng vạn dân công đã được huy động để vận chuyển lương thực và đạn dược ra tiền tuyến. Họ chủ yếu sử dụng gồng gánh và xe đạp thồ. Trong khi dân công đang đưa gạo và đạn ra mặt trận thì bộ đội cũng tiến hành kéo pháo vào trận địa. Ta phải tính toán rất kỹ về giờ giấc cũng như lộ trình để bảo đảm khi bộ đội và pháo vào đến trận địa thì gạo và đạn cũng đã có đủ. Các lực lượng công binh, dân công, thanh niên xung phong và bộ đội đã sửa chữa lại trên 200km đường 41 từ Hòa Bình lên Suối Rút, từ Suối Rút đến Sơn La, gần 300km đường từ Yên Bái tới Sơn La (theo trục đường 13), làm mới hoàn toàn 89 km đường từ Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ. Ta cũng đã hoàn thành hàng ngàn km đường kéo pháo, đường cơ giới vào sở chỉ huy, vào kho, vào các trận địa, các đường phụ từ Thanh Hóa lên Điện Biên Phủ, các tuyến đường cho xe trâu, xe đạp thồ, đường gánh bộ cho dân công. Tính trung bình mỗi xe đạp thồ được từ 150 đến 200kg. Khi đi trên những con đường vượt qua các mỏm núi có đá sắc nhọn, anh em lấy quần dài, áo ngoài quấn vòng quanh săm lốp để tăng sức chịu đựng cho xe. Kỷ lục thồ liên tục tăng từ 160 đến 195, rồi 250kg. Hai người có kỷ lục thồ cao nhất là anh Ma Văn Thắng: 352kg, anh Cao Văn Ty: 320kg. Nói về lực lượng vận tải thô sơ của ta, trong cuốn “Trận Điện Biên Phủ”, ký giả G. Roa đã viết: “Đã có hàng trăm tấn bom được ném xuống các tuyến giao thông và những con đường tiếp vận của Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng chẳng bao giờ cắt đứt nổi những con đường ấy… Tướng Nava bị thua chính là những chiếc xe đạp thồ những kiện hàng từ 200 đến 300kg, được điều khiển bởi những con người ăn không thật no và ngủ thì nằm ngay trên những mảnh nilông trải trên đất. Không phải là phương tiện này khác đã đánh bại Tướng Nava mà chính là trí thông minh, cái ý chí quyết thắng của đối phương đã quật ngã ông ta”. Ta kéo pháo vào trận địa hai lần. Lần thứ nhất bắt đầu vào ngày 15/1/1954. Theo kế hoạch tác chiến ban đầu, Đại đoàn 351 đã dùng xe kéo pháo vào trận địa theo đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ. Đến cây số 69 thì việc kéo pháo hoàn toàn dùng sức người. Bộ binh và công binh ta đã phối hợp kéo pháo trên chặng đường gian khổ hơn 15km đường núi khúc khuỷu và nhiều dốc cao. Phải mất bảy ngày pháo mới vào được đến trận địa. Đến chiều ngày 25/1/1954 thì có lệnh kéo pháo ra do lúc này phương châm tác chiến đã thay đổi. Các chiến sĩ của ta lại dùng tay kéo pháo ra, đến ngày 5/2 thì hoàn thành. Việc kéo pháo ra cũng gian khổ và nguy hiểm không kém khi kéo pháo vào. Lần kéo pháo thứ hai diễn ra vào đầu tháng 3/1954. Lần này, các đơn vị bộ binh và công binh đã kịp thời mở được 63km đường cho ôtô kéo pháo nên chỉ trong vòng hai ngày, đến đêm 11/3, pháo ta đã vào chiếm lĩnh trận địa an toàn và bí mật. Bộ đội ta đã chặt tre, nứa luồn xuống dưới lớp cỏ rồi chống lên như giàn mướp. Lá cỏ tuy khô nhưng thân dài và rất dai, không bị đứt gãy, tạo thành giàn ngụy trang vô cùng kín đáo. Máy bay địch bay ở trên không thể nào phát hiện ra được dưới lớp cỏ khô ấy là một con đường kéo pháo. 27/09/2013 World of Tanks Việt nam wot.go.vn/2-224/[Dau-An-Lich-Su] Dien-bien-chien-thang-Dien-Bien-Phu-07/05/1954.htm 4/15 Trận địa pháo ta được xây dựng ngay trên những sườn núi. Hầm pháo được khoét sâu vào thành núi, ngoài ra còn có hầm đạn, hầm trực chiến, hầm chỉ huy và hầm làm nơi hội h?p, nghỉ ngơi, hầm thương binh, hầm nấu ăn … Để nối liền các khẩu đội pháo, công binh ta đã đào một đường hào giao thông khá rộng và sâu, có rãnh thoát nước và hố tránh pháo. Ta cũng bố trí những trận địa giả để phân tán hỏa lực địch. Trận địa pháo ta được ngụy trang cẩn thận, dù là địch từ dưới lòng chảo Điện Biên nhìn lên hay máy bay địch bay trên đều khó có thể phát hiện ra. Trong khi đó, từ trận địa pháo, quân ta có thể quan sát rõ toàn bộ lòng chảo Điện Biên – sân bay Mường Thanh, khu hầm Đờ Cát, đồi A1, C1, đồn Bản kéo, đồi Độc Lập. Chỉ tính riêng pháo 105 ly, ta đã đưa 24 khẩu vào Điện Biên Phủ. Trong suốt chiến dịch, cả 24 khẩu pháo đều an toàn. Để làm được điều kì diệu này, chúng ta đã xây những hầm pháo rất kiên cố, nắp hầm dày đến 3 m, có thể chịu được những phát đạn 155 ly nổ chậm hoặc nhiều quả nổ ngay trên nắp hầm. Những hầm này được mật danh là hầm “Đại Thọ”, bảo đảm an toàn cho cả khẩu pháo lẫn các pháo thủ. Quân Pháp rất chủ quan và cho rằng nếu có pháo lớn, ta cũng khó lòng đưa lên được núi rừng trùng điệp Tây Bắc. Hoặc có đưa lên được thì họ cũng sẽ làm cho pháo của ta im tiếng sau những phút đầu. Họ còn cho rằng nếu có giao chiến thì ta cũng không có khả năng tiếp tế đạn đầy đủ cho các khẩu pháo. Có lần khi được hỏi về cái thế ở thấp dưới lòng chảo Điện Biên, Đờ Cát đã từng nhún vai trả lời: “Được lắm, họ từ trên cao bắn xuống chúng tôi ư? Tôi sẽ đội cái mũ calô đỏ của tôi lên cho họ trông tôi rõ hơn”. Và khi biết quân ta kéo pháo vào trận địa. Đờ Cát cho rải truyền đơn thách thức Tướng Giáp. Truyền đơn viết: “Hãy tấn công Điện Biên Phủ đi”, dưới ký tên: Đại tá Đờ Cát. Sự chủ quan của Pháp đối với lực lượng pháo binh của ta còn thể hiện rõ trong tính toán của Bộ Tham mưu Pháp. Ngày 9 tháng 3 năm 1954 (bốn ngày trước khi quân ta nổ súng tấn công Điên Biên Phủ), Bộ Tham mưu Pháp dự tính rằng: “Trong trường hợp họ (chỉ Quân đội nhân dân Việt Nam) tổng áp chế tập đoàn cứ điểm từ 5 giờ đến 7 giờ đồng hồ thì họ chỉ có thể tiến hành giao chiến nhiều nhất là 5, 6 ngày, kể cả công kích bằng sức mạnh vào hai hoặc ba trung tâm đề kháng”. Cùng với việc xây dựng trận địa pháo, quân ta đã xây dựng trận địa bao vây từ cả bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Những căn hầm lớn được khoét sâu vào lòng núi làm sở chỉ huy, chỗ sinh hoạt cho bộ đội. Các chiến sĩ có thể hoạt đôïng và sinh hoạt bình thường ngay cả khi địch bắn phá. Hệ thống giao thông hào được xây dựng rất công phu, có đầy đủ bệ bắn, ụ súng máy, đài quan sát, ổ chiến đấu của cá nhân và tiểu đội. Giữa trận địa của các đơn vị chiến đấu ở phía trước với sở chỉ huy và các đơn vị dự bị là những đường hào sâu hơn 1,3m, rộng 1,2m, bờ hào được bồi đất cao hơn 0,4m, ở mỗi đoạn lại có chỗ tránh cho cáng thương nên giao thông hai chiều thông suốt. Hệ thống này bảo đảm cho các chiến sĩ có thể tiến công địch rất nhanh chóng và thuận lợi, đồng thời rất an toàn. Kể cả sau khi nổ súng tấn công rồi, quân ta vẫn tiếp tục đưa những đường hào tiến sâu vào lòng núi, sát sau lưng địch, từ đó xông lên bất ngờ khiến chúng không kịp trở tay. II. BỐ TRÍ BINH LỰC CỦA HAI BÊN Tập đoàn cứ điểm của Pháp tại Điện Biên Phủ có tổng cộng 49 cứ điểm và mỗi cứ điểm đều có khả năng phòng ngự. Nhiều cứ điểm nằm sát cạnh nhau tạo thành 8 cụm cứ điểm có lực lượng cơ động và hỏa lực riêng, có hệ thống công sự vững chắc, xung quanh có hàng rào dây thép gai dày đặc và có khả năng phòng ngự độc lập. Mỗi cụm cứ điểm mang tên một thiếu nữ: 27/09/2013 World of Tanks Việt nam wot.go.vn/2-224/[Dau-An-Lich-Su] Dien-bien-chien-thang-Dien-Bien-Phu-07/05/1954.htm 5/15 Gabrien (Gabrielle) - tức đồi Độc Lập Bêatrixơ (Béatrice) - Tức đồi Him Lam Annơ Mari (Anne Marie) - gồm các cứ điểm ở phía tây bắc sân bay Mường Thanh, là Bản Kéo, Căng Na… Huyghet (Huguette)- gồm các cứ điểm ở phía tây sân bay Mường Thanh, hữu ngạn sông Nậm Rốm. Clôđin (Claudine) - gồm các cứ điểm ở phía nam sân bay Mường Thanh, hữu ngạn sông Nậm Rốm. Êlian (Éliane)- gồm các cứ điểm ở phía đông nam sân bay Mường Thanh, tả ngạn sông Nậm Rốm, là khu vực sở chỉ huy củ Đờ Cát Đôminich (Dominique) - gồm các cứ điểm ở phía đông sân bay Mường Thanh, tả ngạn sông Nậm Rốm. Idaben (Isabelle) - gồm các cứ điểm ở phía nam sân bay Hồng Cúm. Mỗi cụm cứ điểm là một hệ thống hỏa lực nhiều tầng, có chiến hào ngang dọc. Một số cứ điểm còn có hầm ngầm. Hàng rào dây thép gai bao quanh các cứ điểm dày 50 đến 200m. Ngoài ra còn có các bãi mìn dày đặc và hàng rào điện sát mặt đất. Tám cụm cứ điểm này được tổ chức thành ba bộ phận lớn: Phân khu Trung tâm: là khu quan trọng nhất, bao gồm 4 cụm cứ điểm: Huyghet, Clôđin, Êlian và Đôminich (theo tài liệu cũ của địch thu được tại Điện Biên Phủ thì còn có cả Bêatrixơ- Him Lam), lấy trận địa trung tâm nằm giữa thung lũng Mường Thanh (châu lỵ Điện biên phủ), có cơ quan chỉ huy tập đoàn sứ điểm GONO, trận địa pháo, kho hậu cần, sân bay phía đông có các cụm đồi A, C, D, E đã trở thành một bộ phận phòng ngự quan trọng nhất của phân khu này. Phân khu Bắc: nằm cách trận địa trung tâm từ 2 – 3km về phía bắc và đông bắc gồm các cụm cứ điểm: Bêatrixơ (Him Lam), Gabrien (Độc Lập), có nhiệm vụ án ngữ phía đông bắc, ngăn chặn hướng tiến công của ta từ Tuần Giáo vào; Annơ Mari (Bản Kéo) có nhiệm vụ bảo vệ trận địa trung tâm và mở rộng vùng trời an toàm cho sân bay Mường Thanh. Phân khu Nam: nằm cách phân khu trung tâm 7km về phía nam, bao gồm cụm cứ điểm Idaben (Hồng Cúm), sân bay dự bị, trận địa pháo, có nhiệm vụ ngăn chặn hướng tiến công của quân ta từ phía nam và giữ đường thông với Thượng Lào. Ngoài ra, ở đây còn có một đội dự bị mạnh gồm ba tiểu đoàn bộ binh và một đại đội xe tăng làm nhiệm vụ cơ động tác chiến giữa phân khu trung tâm và phân khu Nam.(2) Trong số các cứ điểm của Pháp ở Điện Biên Phủ, cứ điểm Gabrien (Độc Lập)- với chiều dài 500m, chiều rộng 200m, do Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 7 Angiêri – một đơn vị được coi là rất thiện chiến – chống giữ. Các tướng Pháp và Mỹ đều tin rằng Điện Biên Phủ là một cứ điểm bất khả xâm phạm, một hệ thống phòng ngự dã chiến mạnh nhất mà quân đội Pháp xây dựng kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, một cái bẫy khổng lồ sẵn sàng nghiền 27/09/2013 World of Tanks Việt nam wot.go.vn/2-224/[Dau-An-Lich-Su] Dien-bien-chien-thang-Dien-Bien-Phu-07/05/1954.htm 6/15 nát Việt Minh. Nava đã cử đại tá Crixchian Mari Phecđinăng đờ la Croa Đờ Cát (Christian Marie Ferdinand de la Croix Castries) làm tư lệnh tập đoàn Điện Biên Phủ. Đờ Cát thuộc dòng dõi quý tộc, trong dòng họ của ông ta có khá nhiều người giữ những chức vụ cao trong quân đội. Ôâng ta là một nhà thể thao có tài, một kỵ sĩ cừ khôi và có bằng lái máy bay dân dụng. Năm 1939, Đờ Cát tình nguyện tham gia đội xung kích chống phát xít Đức và chiến đấu ở Đức, Bắc Phi, Italia. Năm 1946, Đờ Cát được cử sang Đông Dương chỉ huy một số đơn vị cơ giới nhẹ và được đánh giá là người giỏi sục sạo. Năm 1951, ông ta sang Đông Dương lần thứ hai với chức vụ chỉ huy trưởng khu Nam đồng bằng Bắc Bộ. Và ngày 8 tháng 12 năm 1953, Đờ Cát chính thức nhậm chức tư lệnh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Nava tin rằng Đờ Cát có đầy đủ phẩm chất và tài năng để đảm nhiệm chức vụ này. Khi có người hỏi tại sao lại trao quyền chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cho một đại tá mà không trao cho một viên tướng, Nava trả lời: “Cả tôi và Cônhi đều không trông lon mà xét người nên cũng chẳng sùng bái gì lắm mấy ngôi sao cấp tướng. Tôi khẳng đinh trong số các chỉ huy được lựa chọn, không ai có thể làm giỏi hơn Đờ Cát!”(3). Người Mỹ cũng tỏ ra hài lòng với sự lựa chọn của Nava. Đến năm1953, mỗi tháng Mỹ viện trợ cho Pháp trên vạn tấn hàng, chính phủ Mỹ phái sang Đông Dương hàng trăm nhân viên quân sự, cử tướng O. Đanien cầm đầu phái đoàn viện trợ quân sự để đốc thúc và giám sát việc viện trợ cho Pháp. Tính đến tháng 1 năm 1954, Mỹ đã chi viện cho cuộc chiến tranh ở Đông Dương 360 máy bay, 1.400 xe tăng, 390 tàu chiến, 16.000 ôtô, 75.000 khẩu súng các loại, cộng thêm tiền để xây sân bay Cát Bi, căn cứ Cam Ranh, Phú Quốc. Để cứu vãn sự thất bại khó tránh khỏi của quân đội viễn chinh Pháp ở Điện Biên Phủ, Mỹ đã thông qua một kế hoạch hành binh mang tên Vôtua (Diều hâu), dự kiến sẽ sử dụng 80- 90 máy bay B.29 và 150 máy bay chiến đấu của hạm đội 7 ném bom nghiền nát quân ta đang bao vây ở Điện Biên Phủ. Ta có năm Đại đoàn trực tiếp tham chiến ở Điện Biên Phủ: 1. Đại đoàn 308: tức Sư đoàn "Quân Tiên Phong", đơn vị "anh cả" của toàn quân, được đối phương ca ngợi là "Sư đoàn thép lừng danh, niềm tự hào của Việt Minh", trong chiến dịch Điện Biên Phủ mang biệt danh "Việt Bắc", có 3 Trung đoàn, gồm: - Trung đoàn 102, tức "Trung đoàn Thủ Đô" nổi tiếng mang mật danh "Ba Vì". - Trung đoàn 88: mật danh "Tam Đảo". - Trung đoàn 36: mật danh "Sa Pa". 2. Đại đoàn 312: tức Sư đoàn "Chiến Thắng", được đối phương gọi là "Sư đoàn xung kích, sư đoàn thiện chiến đánh đồng bằng", trong chiến dịch Điện Biên Phủ mang mật danh "Bến Tre", gồm: - Trung đoàn 209: tức Trung đoàn Sông Lô nổi tiếng, mang mật danh “Hồng Gai”. 27/09/2013 World of Tanks Việt nam wot.go.vn/2-224/[Dau-An-Lich-Su] Dien-bien-chien-thang-Dien-Bien-Phu-07/05/1954.htm 7/15 - Trung đoàn 165: tức Trung đoàn Lao Hà, mật danh " Đông Triều". - Trung đoàn 141: tức Trung đoàn Phủ Thông, mang mật danh " Đầm Hà". 3. Đại đoàn 316: được gọi là "Sư đoàn sơn chiến, đơn vị ưu tú của Việt Minh chuyên đánh rừng núi", mang mật danh "Biên Hòa", có 3 Trung đoàn, gồm: - Trung đoàn 98: tức Trung đoàn Tây Bắc, mật danh " Ba Đồn". - Trung đoàn 174: tức Trung đoàn Cao- Bắc- Lạng, mật danh " Sóc Trăng". - Trung đoàn 176: mật danh " Lạng Sơn" (chỉ có một tiểu đoàn tham gia chiến dịch). 4. Đại đoàn 304: tức Sư đoàn "Vinh Quang", mật danh "Nam Định", có 3 Trung đoàn, gồm: - Trung đoàn 57: mật danh " Nho Quan". - Trung đoàn 9: mật danh " Ninh Bình". - Trung đoàn 66: không tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ mà phối thuộc Đại đoàn 325 đi chiến đấu ở chiến trườn Lào, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp khen ngợi là: "một mình Trung đoàn 66 ở Thượng Lào chiến đấu như một Đại đoàn"(4). 5. Đại đoàn 351, tức Sư đoàn Công- Pháo, được đối phương gọi là "Sư đoàn nặng", mật danh "Long Châu", có bốn Trung đoàn, gồm: - Trung đoàn 151: công binh. - Trung đoàn 45: lựu pháo, mật danh "tất thắng". - Trung đoàn 675: sơn pháo. - Trung đoàn 367: pháo cao xạ, mật danh " Hương Thủy". Ngoài ra còn có 3 tiểu đoàn pháo cối và 1 tiểu đoàn hỏa tiễn 6 nòng (loại Cachiusa nổi tiếng của Hồng Quân Liên Xô, từng làm khiếp đảm quân Phát xít Đức). Hai đại đoàn tác chiến ở các hướng phối hợp: 1. Đại đoàn 320: tức Sư đoàn đồng bằng trong thời gian chiến dịch Điện Biên Phủ hoạt động ở đồng bằng Bắc Bộ, mang mật danh "Thẩm Dương' có ba trung đoàn, gồm: - Trung đoàn 64: mật danh " Quyết thắng". - Trung đoàn 48: mật danh " Thăng Long". 27/09/2013 World of Tanks Việt nam wot.go.vn/2-224/[Dau-An-Lich-Su] Dien-bien-chien-thang-Dien-Bien-Phu-07/05/1954.htm 8/15 - Trung đoàn 52. 2. Đại đoàn 325: tức sư đoàn Hương Giang, đứa con của Bình- Trị- Thiên khói lửa, trong thời gian chiến dịch Điện Biên Phủ mang biệt danh "Hoàng Sơn", có 3 trung đoàn gồm: - Trung đoàn 101: hoạt động hướng Trung, Hạ Lào. - Trung đoàn 18: hoạt động tại chiến trường Bình- Trị- Thiên. - Trung đoàn 95: làm lực lượng dự bị của Bộ, đứng chân ở địa bàn Liên khu 4. Ngoài ra các đại đoàn kể trên, còn có một trung đoàn bộ binh thiện chiến thuộc Bộ là trung đoàn 148. Trong tờ trình của Tổng quân ủy gửi lên Bộ Chính trị ngày 6 tháng 12 năm 1953 dự kiến: "Thời gian để tác chiến ở Điện Biên Phủ ước độ 45 ngày" và "đây sẽ là một trận công kiên lớn nhất từ trước đến nay". Ta sẽ phải sử dụng 3 Đại đoàn bộ binh, toàn bộ pháo binh, công binh, phòng không và "quân số tổng quát của chiến dịch sẽ là 42.000 người". Dự kiến đánh Điện Biên Phủ trình Bộ Chính trị theo tinh thần " đánh chắc, tiến chắc". Khi triển khai kế hoạch tiến công Điện Biên Phủ, bộ phận tham mưu của ta đi trước để chuẩn bị chiến dịch đã đề nghị phương án " đánh nhanh, giải quyết nhanh" trong khi bộ đội ta đang sung sức, tinh thần chiến đấu rất cao, còn địch chưa củng cố xong trận địa, chưa đứng vững chân tại Điện Biên Phủ. Phương án " đánh nhanh, giải quyết nhanh" dự định tập trung toàn lực tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trong hai ngày ba đêm. Tuy nhiên, sau khi thận trọng cân nhắc và theo dõi diễn biến của tình hình mặt trận, Đảng ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã đi đến quyết định chuyển sang phương châm "đánh chắc, tiến chắc". Quyết định này đã được Bác Hồ và Bộ Chính trị hoàn toàn nhất trí. Hồi tưởng về quyết định quan trọng này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị chỉ huy trưởng của chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa, đã nhấn mạnh: " Thay đổi cách đánh trong tình thế toàn mặt trận từ trên xuống dưới quyết tâm chiến đấu theo phương án đánh nhanh giải quyết nhanh, các đơn vị đã vào vị trí chiến đấu, chờ giờ nổ súng là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của tôi"(5). 27/09/2013 World of Tanks Việt nam wot.go.vn/2-224/[Dau-An-Lich-Su] Dien-bien-chien-thang-Dien-Bien-Phu-07/05/1954.htm 9/15 Trận địa pháo 12 ly 7 ở điện Biên Phủ - Ảnh: TƯ LIỆU III. BA ĐỢT TIẾN CÔNG CỦA QUÂN TA TIÊU DIỆT CỨ ĐIỂM ĐIỆN BIÊN PHỦ. Trưa 13/3/1954, lần đầu tiên pháo 105 ly của ta khai hỏa ở Điện Biên. Quân Pháp bàng hoàn khi thấy sự xuất hiện của pháo 105 ly, nhưng cho đến lúc này Đờ Cát vẫn nửa tin, nửa ngờ, cho rằng làm sao ta có thể kéo pháo hạng nặng lên Điện Biên Phủ được, mà nếu có cũng không đáng kể. Các cứ điểm của địch cũng dùng pháo bắn trả dữ dội nhưng không có kết quả, 6 chiếc Moran, 1 trực thăng và 6 khu trục đành nằm im trong sân bay không dám cất cánh. Trong đợt tiến công thứ nhất ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản kéo. Sở dĩ ta chọn tấn công ba cứ điểm này trong trận mở màn vì chúng cách xa Mường Thanh, ở vào vị trí tương đối cô lập, quân ta sẽ có lợi thế khi bao vây và triển khai lực lượng tấn công. Tiêu diệt được các cứ điểm này, ta sẽ mở được đường để tiến sâu vào trung tâm Mường Thanh và đánh đòn phủ đầu khiến binh lính Pháp kinh hoàng. Him Lam là một trong số những vị trí phòng thủ kiên cố nhất của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Cứ điểm này được gọi là "Quả đấm sắt", nằm trên đường đi Tuần Giáo nhằm ngăn chặn hướng tiến công của ta vào vòng ngoài Điện Biên Phủ. Nếu mất Him Lam thì Mường Thanh sẽ nguy to. Chính vì vậy Pháp đã dốc sức xây dựng Him Lam. Pháo đài Him Lam do một viên cố vấn Mỹ ở chiến trường Triều Tiên thiết kế và trực tiếp giám sát xây dựng. Tướng Mỹ O. Đanien, Nava cùng nhiều quan chức cao cấp khác của Pháp đã đến tận nơi để tham gia ý kiến và kiểm tra. Đúng 17g ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta bắn dồn dập hàng loạt phát đại bác vào các vị trí cứ điểm ở Điện Biên Phủ, nhất là Him Lam, gây chấn động toàn bộ cứ điểm. Ngay từ đầu, quân địch ở Him Lam đã bị tổn thất nặng nề. Đại đoàn 312 của ta đồng loạt tiến công trên ba hướng và đến 23 giờ ta tiêu diệt được khu trung tâm và chiếm hoàn toàn cứ điểm Him Lam. Trong trận đánh mở màn chiến dịch này, quân ta đã tiêu diệt gần 300 tên, bắt sống gần 200 tên. Quân Pháp đã bắn hết 6.000 viên đạn đại bác 105 ly để chống trả cuộc tấn công của ta nhưng không tránh nổi thất bại. Ngay trong trận mở màn cả trung tâm đề kháng Him Lam đã bị quân đội Việt Nam tiêu diệt gọn, 750 lính Pháp bị tiêu diệt và bắt sống. Đơn vị Pháp trấn giữ Him Lam là đơn vị thuộc Lữ đoàn 13, lữ đoàn chưa hề biết đến thất bại, kể cả trong những trận đánh khó khăn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai, vậy mà chỉ sau một đêm đã bại trận dưới tay Việt Minh. Điều đó làm cho Pháp hết sức hoang mang. Nhưng điều cho Pháp kinh hoàng nhất vẫn là sự xuất hiện rầm rộ pháo hạng nặng của ta. Thủ tướng Pháp Lanien than thở: "Sự dữ dội bất ngờ của hỏa lực đối phương làm cho các đơn vị của chúng ta kinh hãi", tướng Cônhi thì tỏ ra cực kì bi quan và nói với các sĩ quan phụ tá và các nhà báo rằng: " Điện Biên Phủ quả là một cái bẫy, không phải đối với Việt Minh mà là đối với chúng ta rồi". còn thiếu úy Giắckê, bị ta bắt làm tù binh trước khi trận mở màn bắt đầu, đã nói với các chiến sĩ của ta: " Các ông đẫ tiêu diệt được Him Lam thì các ông có thể đánh được bất cứ chỗ nào ở Điện Biên Phủ". 4. Đại đoàn 304: tức Sư đoàn “Vinh Quang”, mật danh “Nam Định”, có ba trung đoàn, gồm: - Trung đoàn 57: mật danh “ Nho Quan”. - Trung đoàn 9: mật danh “ Ninh Bình”. - Trung đoàn 66: không tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ mà phối thuộc Đại đoàn 325 đi chiến đấu ở chiến trường Lào, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp khen ngợi là “một mình Trung đoàn 66 ở Trung Lào chiến đấu như một đại đoàn”(4). 27/09/2013 World of Tanks Việt nam wot.go.vn/2-224/[Dau-An-Lich-Su] Dien-bien-chien-thang-Dien-Bien-Phu-07/05/1954.htm 10/15 5. Đại đoàn 351, tức Sư đoàn Công- Pháo, được đối phương gọi là “sư đoàn nặng”, mật danh “Long Châu”, có bốn trung đoàn, gồm: - Trung đoàn 151: công binh. - Trung đoàn 45: lựu pháo, mật danh “Tất thắng”. - Trung đoàn 675: sơn pháo. - Trung đoàn 367: pháo cao xạ, mật danh “ Hương Thủy”. Ngoài ra còn có 3 tiểu đoàn pháo cối và 1 tiểu đoàn hỏa tiễn 6 nòng (loại Kachiusa nổi tiếng của Hồng quân Liên Xô, từng làm khiếp đảm quân phát xít Đức). Hai đại đoàn tác chiến ở các hướng phối hợp: 1. Đại đoàn 320: tức Sư đoàn “Đồng bằng”, trong thời gian chiến dịch Điện Biên Phủ hoạt động ở đồng bằng Bắc Bộ, mang mật danh “Thẩm Dương’ có ba trung đoàn, gồm: - Trung đoàn 64: mật danh “ Quyết thắng”. - Trung đoàn 48: mật danh “ Thăng Long”. - Trung đoàn 52. 2. Đại đoàn 325: tức Sư đoàn Hương Giang, đứa con của Bình- Trị- Thiên khói lửa, trong thời gian chiến dịch Điện Biên Phủ mang biệt danh “Hoành Sơn”, có ba trung đoàn gồm: - Trung đoàn 101: hoạt động hướng Trung, Hạ Lào. - Trung đoàn 18: hoạt động tại chiến trường Bình- Trị- Thiên. - Trung đoàn 95: làm lực lượng dự bị của Bộ, đứng chân ở địa bàn Liên khu 4. Ngoài ra các đại đoàn kể trên, còn có một trung đoàn bộ binh thiện chiến thuộc Bộ là Trung đoàn 148. Trong tờ trình của Tổng quân ủy gửi lên Bộ Chính trị ngày 6 tháng 12 năm 1953 dự kiến: “Thời gian để tác chiến ở Điện Biên Phủ ước độ 45 ngày” và “đây sẽ là một trận công kiên lớn nhất từ trước đến nay”. Ta sẽ phải sử dụng 3 đại đoàn bộ binh, toàn bộ pháo binh, công binh, phòng không và “quân số tổng quát của chiến dịch sẽ là 42.000 người”. Dự kiến đánh Điện Biên Phủ trình Bộ Chính trị theo tinh thần “ đánh chắc, tiến chắc”. Khi triển khai kế hoạch tiến công Điện Biên Phủ, bộ phận tham mưu của ta đi trước để chuẩn bị chiến dịch đã đề nghị phương án “ đánh nhanh, giải quyết nhanh” trong khi bộ đội ta đang sung sức, tinh thần chiến đấu rất cao, còn địch chưa củng cố xong trận địa, chưa đứng vững chân tại Điện Biên Phủ. Phương án “ đánh nhanh giải quyết nhanh” dự định tập trung toàn lực tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trong hai ngày ba đêm. . trị TW Đảng ta đã nhất trí mở chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến của Tổng quân ủy. Như vậy, việc Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược hoàn toàn nằm ngoài. dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm lớn với hy vọng nghiền nát bộ đội chủ lực của ta. Ngày 6/12/1953, sau khi nghe báo cáo của Tổng quân ủy về phương án tác chiến tại Điện Biên Phủ. nhiều nhà quân sự Pháp, Mỹ, Điện Biên Phủ có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với Đông Dương nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Điện Biên Phủ là một “ngã tư chiến lược”, là một “chiếc

Ngày đăng: 09/02/2015, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan