Mức cổ tức này không cao hơn mức mà Hội đồng quản trị đề nghị sau khi đã tham khảo ý kiến các cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông; - Số lượng thành viên của Hội đồng quản trị; - Bầu, bãi mi
Trang 1Dàn ý thảo thuận
I Lý thuyết :
-khái niệm phân quyền
-Các hình thức phân quyền
-Sự cần thiết phân quyền trong tổ chức
II.Phân tích sự phân quyền công ty cổ phần đầu tư CADIF:
- Giới thiệu về công ty cổ phần đầu tư CADIF
- Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty
- Liệt kê các nhà quản trị trong sơ đồ bộ máy tổ chức với các chức năng , nhiệm vụ -Nhận xét sự phân quyền của công ty:
+ Ưu điểm
+Nhược điểm
III Kết luận: đánh giá về sự phân quyền công ty CADIF nói riêng và khái quát về
sự phân quyền nói chung
Trang 2I.Lý thuyết:
1 Khái niệm phân quyền.
-Phân quyền là quá trình chuyển giao nhiệm vụ và quyền hạn cho bộ phận hay cá nhân trong tổ chức có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ đó
-Nhiệm vụ được hiểu là những công việc hay những phần công việc mà các thành viên trong tổ chức phải thực hiện để đạt mục tiêu
-Quyền hạn được hiểu là quyền được sử dụng các nguồn lực của tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ
-Trách nhiệm được hiểu là nghĩa vụ phải hoàn thành nhiệm vụ và hoàn thành đúng với yêu cầu của người giao
- Trong trường hợp quyền hạn không được giao phó, người ta nói đến tập quyền Tập quyền là quá trình thâu tóm quyền ra quyết định vào trong tay một người
- Trong mỗi tổ chức đều có sự phân quyền nào đó, nhưng không thể có sự phân quyền tuyệt đối
- Quyền hạn được giao cho các chức vụ chứ không phải giao cho cá nhân, nhưng vì mỗi chức vụ do một cá nhân cụ thể nắm giữ trong một thời gian nhất định, vì vậy quyền hạn luôn gắn liền với cá nhân
- Nhà quản trị có thể và cần phải giao quyền hạn xuống cho nhân viên để họ có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ nhưng vẫn phải gánh chịu trách nhiệm
2 Các hình thức phân quyền:
- Phân quyền theo chức năng:
Là hình thức phân quyền theo các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, chẳng hạn như sản xuất, cung ứng, maketing, nhân sự, tài chính…
-Phân quyền theo chiến lược:
Là hình thức phân quyền cho các cấp bậc trung gian phía dưới để thực hiện các chiến lược, chẳng hạn như xác định giá cả, chọn lựa đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm…
3 Sự cần thiết của phân quyền trong tổ chức
- Nhà quản trị cơ sở gắn trực tiếp vs các tình huống thực tế hơn
Trang 3- Việc giao quyền hạn tương đối lớn sẽ khuyên khích phát triển các nhà quản trị chuyên nghiệp.
- Khả năng thực hiện quyền tự quản nhiều hơn, vì vậy việc thực hiện công việc nhanh hơn
- Đào tạo cấp dưới, tạo điều kiện cho họ phát triển, từ đó động viên kích thích họ làm việc tốt hơn
- Giảm áp lực về công việc đối với các nhà quản trị cấp trên, tạo điều kiện cho họ tập trung vào các vấn đề chiến lược
+ Một số vấn đề nảy sinh khi phân quyền:
- Sự kiểm soát chặt chẽ của người lãnh đạo khiến người thực hiện không thấy thoái mái
- Phạm vi quyền hạn có thể không rõ rang
- Người dưới quyền không đủ năng lực
- Quyền hạn không tương xứng với trách nhiệm
II.Phân tích sự phân quyền công ty cổ phần đầu tư CADIF:
1 Giới thiệu về công ty cổ phần đầu tư CADIF:
Được thành lập vào 09/10/2009 chính thức đi vào hoạt động ngày 01/12/2009, công ty Cổ phần Đầu tư CADIF (CIC) được thành lập với sứ mệnh “nhằm thu hút rộng rãi vốn của các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật thành phố Cần Thơ, tạo công
ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, mang lại cổ tức cho các cổ đông, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh” Công ty Cổ phần Đầu tư CADIF hoạt động ở các lĩnh vực:
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê;
- Cho thuê nhà ở, cao ốc văn phòng, cho thuê kho bãi;
- Đầu tư xây dựng, khai thác, kinh doanh các công trình: hạ tầng kỹ thuật đô thị, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu dân cư, nhà hàng, khách sạn, chợ, siêu thị theo phương thức hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT);
Trang 4- Xây dựng công trình công ích (thi công xây dựng các công trình thủy lợi).
- Xây dựng nhà các loại (thi công xây dựng các công trình dân dụng);
- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ (thi công xây dựng các công trình giao thông);
- Khai thác cát;
- Tư vấn quản lý dự án, tư vấn thẩm tra thiết kế kỹ thuật, dự toán, tư vấn giám sát công trình xây dựng dân dụng, giao thông Tư vấn đầu tư xây dựng công trình Tư vấn tài chính lựa chọn nhà thầu;
- Dịch vụ thiết kế, trồng, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, hòn non bộ, cung cấp nước sạch;
- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan;
- Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh;
• Chiến lược hợp tác và đầu tư dài hạn với các đối tác trong và ngoài nước
• Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, bất động sản để tạo sự khác biệt cho thương hiệu CIC
Trang 5• Hoàn thiện môi trường làm việc chuyên nghiệp, trên cơ sở đội ngũ nhân lực giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ, đoàn kết và hướng tới mục tiêu chung là vì sự thịnh vượng của công ty.
Triết lý kinh doanh của công ty :
-Đầu tư có trọng điểm, có tính đến sự tương hỗ cho nhau của các dự án, hiệu quả đầu tư cao;
-Chất lượng sản phẩm là sự sống còn của doanh nghiệp, là yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững;
-Đối tác, khách hàng là bạn hàng: công ty cùng chia sẻ lợi ích, trách nhiệm, thuận lợi và khó khăn cùng đối tác;
-Táo bạo và đột phá: rút ngắn khoảng cách, đi tắt đón đầu, tạo thế cạnh tranh lành mạnh;-Cải tiến liên tục: không có sự vĩnh cửu, mọi sáng kiến đều được tôn trọng và đóng góp vào thành công chung;
-Tinh thần đoàn kết và sự thống nhất: là nền tảng tạo nên sức mạnh phát triển vững chắc của công ty
-Phương châm hành động: dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết định kịp thời, triển khai quyết liệt
II Sự phân quyền trong bộ máy tổ chức công ty CADIF:
*Sơ đồ tổ chức:
Trang 7* Chức năng nhiệm vụ các nhà quản trị trong công ty cổ phần đầu tư CADIF:
1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông
a Đại hội đồng cổ đông thường niên có quyền thảo luận và thông qua:
- Báo cáo tài chính kiểm toán hàng năm;
- Báo cáo của Ban kiểm soát;
- Báo cáo của Hội đồng quản trị;- Kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của Công ty
b Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường thông qua quyết định bằng văn bản về các vấn đề sau:
- Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm;
- Mức cổ tức thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần phù hợp với Luật Doanh nghiệp
và các quyền gắn liền với loại cổ phần đó Mức cổ tức này không cao hơn mức mà Hội đồng quản trị đề nghị sau khi đã tham khảo ý kiến các cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông;
- Số lượng thành viên của Hội đồng quản trị;
- Bầu, bãi miễn và thay thế thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
- Tổng số tiền thù lao của các thành viên Hội đồng quản trị và Báo cáo tiền thù lao của Hội đồng quản trị;
- Bổ sung và sửa đổi Điều lệ Công ty;
- Loại cổ phần và số lượng cổ phần mới sẽ được phát hành cho mỗi loại cổ phần, và việc chuyển nhượng cổ phần của thành viên sáng lập trong vòng ba năm đầu tiên kể từ ngày thành lập;
- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi Công ty;
- Tổ chức lại và giải thể (thanh lý) Công ty và chỉ định người thanh lý;
- Kiểm tra và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và các cổ đông của Công ty;
Trang 8- Quyết định giao dịch bán tài sản Công ty hoặc Chi nhánh hoặc giao dịch mua có giá trị
từ 50% trở lên tổng giá trị tài sản của Công ty và các Chi nhánh của Công ty được ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;
- Công ty mua lại hơn 10% một loại cổ phần phát hành;
- Việc Giám đốc điều hành đồng thời làm Chủ tịch Hội đồng quản trị;
- Công ty hoặc các Chi nhánh của Công ty ký kết hợp đồng với những người được quy định tại Điều 120.1 của Luật Doanh nghiệp với giá trị bằng hoặc lớn hơn 20% tổng giá trị tài sản của Công ty và các Chi nhánh của Công ty được ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;
- Các vấn đề khác theo quy định của Điều lệ này và các quy chế khác của Công ty;
c Thông qua các vấn đề khác theo qui định của pháp luật.
2.Nhiệm vụ , quyền hạn của Hội đồng quản trị
a Hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông
b Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác
c Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do luật pháp, Điều lệ, các Quy chế nội bộ của Công ty và Quyết định của Đại hội đồng cổ đông quy định Cụ thể, Hội đồng quản trị có những quyền hạn và nhiệm vụ sau:
- Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm;
- Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng
cổ đông thông qua;
- Lựa chọn công ty kiểm toán;
- Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty;
Trang 9- Giải quyết các khiếu nại của Công ty đối với cán bộ quản lý cũng như quyết định lựa chọn đại diện của Công ty để giải quyết các vấn đề liên quan tới các thủ tục pháp lý chống lại cán bộ quản lý đó;
- Đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo từng loại;
- Đề xuất việc phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu và các chứng quyền cho phép người sở hữu mua cổ phiếu theo mức giá định trước;
- Quyết định giá chào bán trái phiếu, cổ phiếu và các chứng khoán chuyển đổi;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc điều hành;
- Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; tổ chức việc chi trả cổ tức;
- Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty
d Những vấn đề sau đây phải được Hội đồng quản trị phê chuẩn:
- Thành lập Chi nhánh hoặc các Văn phòng đại diện của Công ty;
- Thành lập các công ty con của Công ty;
- Trong phạm vi quy định tại Điều 108.2 của Luật Doanh nghiệp và trừ trường hợp quy định tại Điều 120.3 Luật Doanh nghiệp phải do Đại hội đồng cổ đông phê chuẩn, Hội đồng quản trị tùy từng thời điểm quyết định việc thực hiện, sửa đổi và huỷ bỏ các hợp đồng lớn của Công ty (bao gồm các hợp đồng mua, bán, sáp nhập, thâu tóm công ty và liên doanh);
- Việc vay nợ và việc thực hiện các khoản thế chấp, bảo đảm, bảo lãnh và bồi thường của Công ty;
- Các khoản đầu tư không nằm trong kế hoạch kinh doanh và ngân sách vượt quá 5% vốn điều lệ Công ty tại thời điểm tương ứng hoặc các khoản đầu tư vượt quá 10% giá trị kế hoạch và ngân sách kinh doanh hàng năm;
- Việc mua hoặc bán cổ phần của những công ty khác được thành lập ở Việt Nam hay nước ngoài;
Trang 10- Việc định giá các tài sản góp vào Công ty không phải bằng tiền liên quan đến việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu của Công ty, bao gồm vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ và bí quyết công nghệ;
- Việc công ty mua hoặc thu hồi không quá 10% mỗi loại cổ phần;
- Các vấn đề kinh doanh hoặc giao dịch mà Hội đồng quyết định cần phải có sự chấp thuận trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình;
- Quyết định mức giá mua hoặc thu hồi cổ phần của Công ty
e Hội đồng quản trị phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông về hoạt động của mình, cụ thể là
về việc giám sát của Hội đồng quản trị đối với Giám đốc điều hành và những cán bộ quản
lý khác trong năm tài chính Trường hợp Hội đồng quản trị không trình báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông, báo cáo tài chính hàng năm của Công ty sẽ bị coi là không có giá trị và chưa được Hội đồng quản trị thông qua
f Thành viên Hội đồng quản trị (không tính các đại diện được uỷ quyền thay thế) được nhận thù lao cho công việc của mình dưới tư cách là thành viên Hội đồng quản trị Tổng mức thù lao cho Hội đồng quản trị sẽ do Đại hội đồng cổ đông quyết định Khoản thù lao này sẽ được chia cho các thành viên Hội đồng quản trị theo thoả thuận trong Hội đồng quản trị hoặc chia đều trong trường hợp không thoả thuận được
g Tổng số tiền trả thù lao cho các thành viên Hội đồng quản trị phải được ghi chi tiết trong báo cáo thường niên của Công ty
h Thành viên Hội đồng quản trị nắm giữ chức vụ điều hành (bao gồm cả chức vụ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch), hoặc thành viên Hội đồng quản trị làm việc tại các tiểu ban của Hội đồng quản trị, hoặc thực hiện những công việc khác mà theo quan điểm của Hội đồng quản trị là nằm ngoài phạm vi nhiệm vụ thông thường của một thành viên Hội đồng quản trị, có thể được trả thêm tiền thù lao dưới dạng một khoản tiền công trọn gói theo từng lần, lương, hoa hồng, phần trăm lợi nhuận, hoặc dưới hình thức khác theo quyết định của Hội đồng quản trị
i Thành viên Hội đồng quản trị có quyền được thanh toán tất cả các chi phí đi lại, ăn, ở và các khoản chi phí hợp lý khác mà họ đã phải chi trả khi thực hiện trách nhiệm thành viên
Trang 11Hội đồng quản trị của mình, bao gồm cả các chi phí phát sinh trong việc tới tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị, hoặc các tiểu ban của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông.
3.Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiếm soát
- Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám Đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính;
- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của Công ty; báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên;
- Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của Công ty bất cứ lúc nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại Điều 27.8 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Đầu tư CADIF;
- Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại Điều 27.8 Điều lệ tổ chức
và hoạt động của Công ty Cổ phần Đầu tư CADIF, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận yêu cầu Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu;
- Việc kiểm tra của Ban kiểm soát quy định tại điều này không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty;
- Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, cải tiến
cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty;
Trang 12- Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý Công ty theo Điều 119 Luật Doanh nghiệp, Ban kiểm soát phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi
vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả;
- Ban kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện nhiệm vụ được giao Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông;
- Ban kiểm soát không được tiết lộ bí mật của Công ty
4.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc
a Chức năng, nhiệm vụ:
- Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật
về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;
- Giám đốc phải điều hành công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty;
b Quyền hạn và nhiệm vụ của Giám đốc theo Điều lệ tổ chức và hoạt công ty Cổ phần Đầu tư CADIF:
- Thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua;
- Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có Nghị quyết của Hội đồng quản trị, bao gồm việc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất;