- Tại kho: Vật tư phải được đảm bảo yêu cầu bảo quản tốt về cả số lượng và chất lượng Vì vậy hàng ngày khi có các nghiệp vụ nhập, xuất kho NVL, căn cứ
b. Đối với công tác kế toán NVL:
- Các nhân viên kế toán đã phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình biến động và sử dụng NVL tại Công ty;
- Kế toán tổng hợp NVL được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung rất phù họp với thực trạng NVL có quy mô, chủng loại khá đa dạng và đặc thù sản xuất kinh doanh tại Công ty;
- Kế toán chi tiết NVL được áp dụng theo phương pháp thẻ song song nên công tác hạch toán có ưu điểm là đơn giản, dễ đối chiếu, dễ kiểm tra.
2.2. Hạn chế:
Bên cạnh các mặt tích cực, công tác kế toán của Công ty còn có một số hạn chế thiếu sót nhất định cần hoàn thiện như sau:
- - Sự phối kết hợp giữa phòng ban kế toán của Công ty với bộ phận kế toán dưới các tổ đội còn chưa hợp lý, chặt chẽ khiến cho công tác nghiệm thu thanh quyết toán, lưu trữ hồ sơ của các công trình nhất là các công trình do đơn vị tự tìm kiếm còn gặp nhiều khó khăn, vưởng mắc;Thực trạng NVL tại Công ty khá đa dạng và phong phú trong khi đó việc lập bảng phân bổ vật liệu của Công ty không phản ánh cho từng loại vật liệu mà phản ánh tổng cộng cho tài khoản 152, cách làm này gây khó khăn cho việc quản lý vật liệu của Công ty;
- Công ty áp dụng phuơng pháp tính giá NVL theo phương pháp giá thực tế đích danh. Phương pháp này chỉ thích họp vối những doanh nghiệp có ít chủng loại vật tư và không phù hợp với những doanh nghiệp có số lượng vật tư khá nhiều như Công ty CP Xây Dựng số 9. Vì vậy điều này gây khó khăn trong quá trình hạch toán, dễ sảy ra tình trạng vật tư sử dụng không đúng thòi hạn, không đảm bảo chất lượng, gây lãng phí, ứ đọng vốn;
2.3. Một số ý kiến đề suất nhằm hoàn thiện công tác kế toán.
Ý kiến 1: Bộ phận phòng ban kế toán trong Công ty và bộ phận kế toán của các tổ đội nên có sự hợp tác, kế hợp chặt chẽ hơn, các thông tin kế toán nên được thông báo một cách nhanh chóng, đầy đủ để kế toán tại các tổ đội nắm vững được tình hình chung trong công tác thi công công trình giúp công tác nghiệm thu, thanh quyết toán giải quyết nhanh chóng hơn.
Ý kiến 2: Về việc lập bảng phân bổ nguyên vật liệu.
Hiện nay, bảng phân bổ vật liệu của Công ty chưa phản ánh từng loại vật liệu mà phản ánh tổng cộng cho tài khoản 152. Như vậy sẽ gây khó khăn cho quản lý nguyên vật liệu.
Vì vậy Công ty nên lập bảng phân bổ vật liệu chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu. Mẫu bảng phân bổ nguyên vật liệu như sau:CH số 11 - BI - ĐH KĨQD Chuyên Photocopy - Đánh mây - In Luận
văn, Tiểu ìuận S: 6.280.688
Bảng 3.1: Bảng phân bổ NVL
Đơn vị:... Mẫu số: 07-VT
Bộ phận:... (Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Tháng...năm...CH số 11 - BI - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh mây - In Luận văn, Tiểu ìuận S: 6.280.688
Điều này cho phép Công ty tạo ra khả năng hạ giá thành sản phẩm có thể thực hiện được bằng cách quản lý và theo dõi chặt chẽ cả về mặt số lượng và giá trị, vật liệu xuất dùng trong tháng của từng loại, từng nhóm và từng thứ vật liệu.
Ý kiến 3 : Công ty nên sử dụng giá hạch toán để thay thế cho giá thực tế đích danh trong việc tính giá NVL xuất kho. Hàng ngày hoặc định kỳ 5 đến 10 ngày, thủ kho phải chuyển các chứng từ nhập, xuất kho lên phòng kế toán. Sau đó kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết theo giá hạch toán quy định. Cuối tháng, tiến hành điều chỉnh giá hạch toán sang giá thực tế theo hệ số giá như sau :
Giá thực tế NVL tồn + kho đầu
kỳ Hệ số giá =
Giá hạch toán NVL + tồn kho
đầu kỳ
Giá thực tế NVL xuất kho = Hệ số giá NVL X Giá hạch toán NVL xuất kho
Ngày... tháng...năm...
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
+ Các cột dọc 1521, 1522,... phản ánh chi tiết các loại vật liệu dùng trong tháng được tính theo giá thực tế;
+ Các dòng ngang phản ánh đối tượng sử dụng NVL;
+ Hàng ngang phản ánh đối tượng sử dụng của các loại vật liệu.
Giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ
Giá hạch toán NVL xuất kho
Phương pháp này sẽ thích hợp vối Công ty CP Xây Dựng số 9 khi số lượng và chủng loại vật tư nhiều như hiện nay. Phương pháp sẽ giúp công việc hạch toán
được tiến hành thuận lợi hơn, công tác tính giá thành cũng nhanh chóng
hơn.KẾT LUẬN
Trong quá trinh thực tập tại Công ty xây dựng số 9, em đã được các cô chú, anh chị trong phòng ban kế toán giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để hoàn thành bản báo cáo này. Qua 3 tháng thực tập em đã bổ sung được kiến thức thực tế và nắm vững hơn về lý thuyết kế toán, từ đó nhận thức được tầm quan trọng của quá trình thực tế tại doanh nhất là đối vói sinh viên chuẩn bị ra trường. Đây chính là điều kiện để sinh viên tìm hiểu sâu hơn những kiến thức mà chỉ có qua công tác thực tế mối có được, tạo tiền đề thuận lợi cho sinh viên bước vào công tác thực tế sau này.
Vối những nội dung được trình bày trong bản báo cáo này, em đã cố gắng phản ánh trung thực nhất tình hình tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp. Trên cơ sở những hiểu biết của mình, em đã mạnh dạn đưa ra nhận xét và một vài kiến nghị về công tác quản lý và tổ chức hạch toán kế toán tại Công
ty
Do trình độ thực tế, nhận thức của bản thân và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bản báo cáo này cũng không tránh khỏi những sai sót và hạn chế, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉ bảo của thầy cô giáo và các cô, chú, anh, chị phòng tài chính kế toán của Công ty để em có được kiến thức đầy đủ hơn và hoàn thành bài báo cáo này.