Công lao to lớn, sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chí Minh đã đưa Người lên địa vị người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà lý luận sáng tạo của cách mạng Việt Nam, được các dân t
Trang 1Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh
Công trình khoa học: “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh – nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam”
Chương trình khoa học cấp bộ trọng điểm 2005-2007: “Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản
Việt Nam”
********************
Đề tài nhánh
Hồ Chí Minh – nhà mác xít sáng tạo của Đảng và
Trang 2Tập thể tác giả
Phó Giáo s−, Tiến sĩ Phạm Ngọc Anh
Tiến sĩ Trần văn hải
Giáo s−, Tiến sĩ Mạch Quang Thắng
Phó Giáo s−, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tuấn
Phó Giáo s−, Tiến sĩ Trịnh Tùng
Phó Giáo s−, Tiến sĩ Phạm Xanh
Phó Giáo s−, Tiến sĩ Đàm Đức V−ợng
Cộng tác viên chính của đề tài
1 PGS,TS Nguyễn Đức Bách 17 Th.S Nguyễn Xuân Quang
2 GS,TS Hoàng Chí Bảo 18 CN Chu Lam Sơn
Trang 3
Mục lục Mở Đầu……… 1
Phần thứ nhất 8
Đặc điểm và bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh 8 Chương một Về một số khái niệm 10
I Tư tưởng……… 10
II Nhà tư tưởng……… ………… 11
III Hệ tư tưởng ……… 14
IV Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” và “Nhà mácxít sáng tạo Hồ Chí Minh”………
20 1 Về khái niệm-định nghĩa “Tư tưởng Hồ Chí Minh” ……… 21
2 Về khái niệm “Nhà mácxít sáng tạo Hồ Chí Minh”……… 35
Chương hai Các nhân tố tác động và cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 43 I Bối cảnh xuất hiện nhà tư tưởng Hồ Chí minh 43
1 Hồ Chí Minh xuất hiện ở vào thời điểm gạch nối giữa các thời kỳ lịch sử tư tưởng của dân tộc Việt Nam 44
2 Đất nước vừa có chiến tranh vừa có hoà bình 53
II Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 62
1 Tinh hoa văn hoá của dân tộc……… 62
2 Tinh hoa văn hoá của nhân loại……… 73
3 Lý luận Mác - Lênin……… 81
4 Phẩm chất, năng lực của chính bản thân Hồ Chí Minh……… 85
Trang 4Chương ba
Quá.trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh 88
I Vấn đề phân kỳ các giai đoạn phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh 88
II Các thời kỳ chủ yếu trong quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh 93
1 Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân và xác định chí hướng cưu nước (trước năm 1911) 93
2 Thời kỳ nghiên cứu, khảo sát thực tế đến với chủ nghĩa Lênin 1920) 97
(1911-3 Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam 1930) 99
(1921-4 Thời kỳ thử thách, khó khăn, kiểm nghiệm tiến tới giành thắng lợi đầu tiên trong thực tiễn cách mạng Việt Nam (1930-1945) 101
5 Thời kỳ tiếp tục bổ sung, phát triển và hoàn thiện (1945-1969) 109
Chương bốn
Khái luận về đặc điểm và bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh 114
I Khái luận về đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh……… 114
1 Đặc điểm thứ nhất: Tư tưởng Hồ Chí Minh có sự kế thừa và phát triển truyền thống Việt Nam, tinh hoa tri thức văn hoá của nhân loại………… 114
2 Đặc điểm thứ hai: Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành và phát triển từ tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo của Hồ Chí Minh……… 116
3 Đặc điểm thứ ba: Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm lý luận lịch sử, nhưng có giá trị và ý nghĩa thời đại……… 119
II Khái luận về bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh ……… 120
1 Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc chủ nghĩa Mác-Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, mang bản chất khoa học, cách mạng và có tính hệ thống……… 121
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh- chủ thuyết của cách mạng Việt Nam………… 125
Trang 52 Thực tế hiện nay và yêu cầu thực hành sáng tạo phương pháp luận Hồ
Chí Minh……… 133
II Cách thức tiếp cận phương pháp luận Hồ Chí Minh………… 141
1 Tiếp cận từ phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin……… 141
2 Tiếp cận từ các hoạt động thực tiễn và tư tưởng, đạo đức, nhân cách văn hóa của Hồ Chí Minh……… 147
Chương sáu Quá trình phát triển, đặc điểm, ý nghĩa của phương pháp luận Hồ Chí Minh 157 I Con đường và cách thức hình thành, phát triển phương pháp luận Hồ Chí Minh……… 157
1 Con đường hình thành, phát triển phương pháp luận Hồ Chí Minh…… 157
2 Cách thức hình thành, phát triển phương pháp luận ở Hồ Chí Minh… 173
II Đặc điểm phương pháp luận Hồ Chí Minh……… 184
1 Gắn thực hành với hiểu biết, lý luận, theo nguyên tắc đi từ cụ thể đến trừu tượng và trở về thực hành……… 184
2 Gắn toàn diện với trọng điểm, để phát hiện và giải quyết linh hoạt mâu thuẫn trong quá trình phát triển……… 187
3 Gắn nắm vững cái tất yếu với ứng phó sáng tạo trước cái ngẫu nhiên hay “dĩ bất biến, ứng vạn biến” có nguyên tắc……… 190
4 Chú ý trí tuệ, phẩm chất sáng tạo cá nhân và coi trọng đoàn kết sáng tạo của toàn dân theo nguyên tắc “đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”……… 192
5 Gắn sáng tạo của Đảng với sáng tạo của dân……… 194
6 Tư duy tổng hợp - tích hợp nguồn lực và văn hóa trên cơ sở tự lập, tự cường……… 196
7 Giữ chữ Tín trong nhân cách văn hóa, tin ở dân, học hỏi dân, dựa vào dân để đổi mới và sáng tạo……… 199
III ý nghĩa của phương pháp luận Hồ Chí Minh……… 201
1 ý nghĩa nhận thức……… 201
2 ý nghĩa thực hành……… 203
3 ý nghĩa giáo dục……… 205
Chương bảy Quan điểm và cách thức thực hành sáng tạo phương pháp luận Hồ Chí Minh hiện nay 206 I Quan điểm thực hành sáng tạo phương pháp luận Hồ Chí Minh hiện nay……… 206
1 Thực hành sáng tạo phương pháp luận Hồ Chí Minh theo lý tưởng, mục tiêu hoạt động của Đảng……… 206
2 Thực hành sáng tạo phương pháp luận Hồ Chí Minh là thực hành một
Trang 6cách thống nhất giữa phương pháp tư duy, phương pháp làm việc và phương pháp (hay đạo) làm người Việt Nam……… 209
3 Thực hành sáng tạo phương pháp luận Hồ Chí Minh gắn liền và thông qua các điều kiện, tiền đề lịch sử - cụ thể……… 212
4 Bồi dưỡng phương pháp luận Hồ Chí Minh gắn với việc “trồng người” nhằm bồi dưỡng nhân cách văn hóa Việt Nam……… 213
5 Thực hành sáng tạo phương pháp luận Hồ Chí Minh đi đôi với kiên quyết phê phán những cách nghĩ, cách làm, cách ứng xử sai lầm, thù địch đối với tư tưởng, đạo đức và nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh……… 216
II tiếp tục xây dựng phương pháp nghiên cứu về Hồ Chí Minh,
để thúc đẩy thực hành sáng tạo phương pháp luận của
1 Đối tượng nghiên cứu về tư tưởng, nhân cách văn hóa Hồ Chí
2 Đặc điểm, vai trò phương pháp nghiên cứu về Hồ Chí Minh………… 219
3 Tiếp tục xây dựng các phương pháp nghiên cứu về tư tưởng, nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay……… 225
III Bồi dưỡng và thực hành sáng tạo phương pháp luận Hồ Chí Minh trong thực tế hiện nay……… 235
Quan niệm chung về sáng tạo lý luận và phát triển sáng tạo
I Quan niệm tổng quát về lý luận và sáng tạo lý luận………. 244
II về xác định phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin 249
Chương chín
những vấn đề sáng tạo tư tưởng lý luận
của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam 272
I Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện ở việc xác định
Trang 7sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam để đề ra đường lối đúng đắn theo một tư tưởng nhất quán………
282
IV Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện ở việc Người rất kiên quyết và sớm đưa chủ nghĩa xã hội vào các nước thuộc địa và phụ
V Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện ở việc gắn kết vấn
đề độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, giai cấp với dân tộc, dân tộc với dân chủ, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người… 300
VI Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện trong việc tạo dựng một nước Việt Nam mới, dân chủ cộng hoà……… 311VII Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện ở việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, vì một nền hoà bình và dân
VIII Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh thể hiện ở quan điểm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kháng chiến và kiến quốc, xây dựng lý luận quân sự, bảo đảm thành công trong tiến trình cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa……… 328
IX Sáng tạo tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh về vấn đề thời
Những biến đổi của dân tộc và của thế giới hiện nay tác động
đến sự vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh 362
I Một số tình hình đất nước hiện nay………. 362
II Một số tình hình thế giới……… 385
Chương mười một tư tưởng Hồ Chí Minh - tài sản tinh thần quý báu
của đảng và dân tộc Việt Nam
393
I vai trò, giá trị và ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với
đảng và dân tộc Việt Nam 393
Trang 81 Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và dân tộc Việt Nam 393
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta 410
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh với tiền đồ và tương lai phát triển của dân tộc Việt Nam 414
II Con đường, phương pháp phát huy giá trị của tư tưởng
Hồ Chí Minh vào cuộc sống 417
1 Quan niệm về thực chất con đường, phương pháp phát huy giá trị của
tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống……… 417
2 Những nguyên tắc phương pháp luận phát huy giá trị của tư tưởng Hồ
3 Các hình thức, biện pháp cụ thể phát huy giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống 429
Chương mười hai
Tư tưởng Hồ Chí Minh – tầm vóc thời đại 432
I tư tưởng Hồ Chí Minh trong lòng nhân loại tiến bộ…………. 432
II tư tưởng Hồ Chí Minh và sự phát triển tiến bộ của nhân
Danh mục tài liệu tham khảo chủ yếu………
478
Trang 9được xác lập và củng cố vững chắc nhờ công lao to lớn, sự nghiệp vĩ đại mà Người đã cống hiến cho cách mạng Việt Nam
Hồ Chí Minh là người đã tìm ra đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản; đó là con đường kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,
từ đó chấm dứt sự khủng hoảng đường lối cứu nước, mở ra một thời đại mới trong lịch sử dân tộc - thời đại Hồ chí Minh
Người đã có công đầu trong việc truyền bá, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, vận dụng thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin để đánh thức các tiềm năng tinh thần truyền
Trang 10thống Việt Nam, bồi dưỡng những nhân tố mới bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Người đã xây dựng những tiền đề tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự
ra đời của một chính đảng của giai cấp công nhân ở Việt Nam, thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước để sáng lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam Người thường xuyên quan tâm chăm sóc, giáo dục, rèn luyện và lãnh đạo
Đảng ta vượt qua mọi thử thách khó khăn, đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi to lớn như ngày nay
Người đã dày công xây đắp nên khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc làm nền tảng sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù Tư tưởng lớn của Người được diễn đạt cô đọng trong khẩu hiệu chiến lược "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công" đã trở thành nguồn cổ vũ, động viên, thành ngọn cờ tập hợp, vẫy gọi mọi người Việt Nam yêu nước trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và chấn hưng đất nước
Hồ Chí Minh là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam, "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu", đã bồi dưỡng cho họ tinh thần quyết chiến, quyết thắng, làm nên những chiến công vang dội, được cả loài người khâm phục và ca ngợi
Người đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu á, người đặt nền móng cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
Người là nhà chiến lược thiên tài đã cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mở ra thời kỳ sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
cũ và làm thất bại một bước chủ nghĩa thực dân mới, góp phần tác động sâu
xa vào tiến trình lịch sử thế giới trong thế kỷ XX
Người đã khai phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa qua chủ nghĩa tư bản, bị chiến tranh tàn phá, từng bước làm cho "người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm", để đi tới một xã hội dân giàu, nước mạnh, trong đó dân
là chủ, cán bộ nhà nước là công bộc, người đầy tớ của nhân dân
Trang 11Người là nhà giáo dục vĩ đại, đã định hướng cho sự ra đời một nền văn hóa-đạo đức mới, một xã hội với nhân cách mới, góp phần cùng với Đảng
đào tạo ra một thế hệ chiến sĩ cách mạng kiểu mới, từ những lãnh tụ lớp đầu cho tới đội ngũ cán bộ, chiến sĩ hoạt động ở cơ sở, tất cả đều một lòng một dạ sống, chiến đấu theo tấm gương của Người: tận trung với nước, tận hiếu với dân, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, khiêm tốn, giản dị và chính
họ đã góp phần đưa tư tưởng Hồ Chí Minh đến thắng lợi rực rỡ như ngày nay
Công lao to lớn, sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chí Minh đã đưa Người lên
địa vị người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà lý luận sáng tạo của cách mạng Việt Nam, được các dân tộc đang đấu tranh giải phóng
và nhân loại tiến bộ hết lòng ca ngợi và khâm phục
Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có tác dụng quyết định đến sự thành bại của cách mạng Việt Nam Thế nhưng đối với
Đảng Cộng sản Việt Nam, nhận thức đúng giá trị dân tộc, tầm vóc thời đại
của tư tưởng Hồ Chí Minh là cả một quá trình
Mãi đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), Đảng Cộng sản Việt Nam mới khẳng định nhất quán một vấn đề có tính nguyên tắc: Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng Thành tựu mà Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam thu được qua hơn 20 năm đổi mới vừa qua đã chứng minh tính đúng đắn của đường lối do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo Tư tưởng
Hồ Chí Minh là sự bảo đảm vững chắc tư tưởng, lý luận cho những thành tựu to lớn đó, cho sự phát triển lớn mạnh của cách mạng nước ta, cho thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Bản chất khoa học, cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ bản chất khoa học, cách mạng triệt
để của chủ nghĩa Mác - Lênin, cần được nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống theo chiều sâu để truyền bá rộng rãi trong Đảng và xã hội nhằm nâng cao tiềm lực tư tưởng, trí tuệ khoa học của Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền, sự thống nhất tư tưởng về quan điểm chính trị trong Đảng và trong quần chúng, đảm bảo cho sự nghiệp đổi mới đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc được giữ vững, chủ nghĩa xã hội được xây dựng thành công ở nước ta
Trang 12Tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là một hệ thống các quan điểm lý luận toàn diện, sâu sắc về những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam được hình thành từ các nguồn gốc tư tưởng lý luận cơ bản: các giá trị tư tưởng, văn hóa của dân tộc Việt Nam; tinh hoa văn hóa loài người, chủ nghĩa Mac-Lênin Trong đó, chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh Trong học tập, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết các vấn đề thực tiễn bức xúc hiện nay, Đảng ta yêu cầu phải hiểu biết thấu đáo các nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Bởi lẽ, chỉ trên cơ sở nắm bắt các nguồn gốc phát sinh, mới thấy rõ Hồ Chí Minh đã kế thừa, đã bổ sung, hoàn thiện và phát triển sáng tạo những giá trị nào của văn hóa dân tộc, văn hóa nhân loại và chủ nghĩa Mác - Lênin, cho phép đi đến nhận định có căn cứ khoa học: Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà mácxít chân chính, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm đạt được mục tiêu (hoặc các giá
trị lý luận và thực tiễn) sau đây:
Một là, khẳng định vị trí thế giới quan, phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng
Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác - Lênin của Việt Nam
Hai là, khẳng định vai trò của Hồ Chí Minh trong việc truyền bá, phát
triển chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam, góp phần hiện thực hóa, làm phong phú, đa dạng các hình thức tồn tại các nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin, cho thấy tính phổ biến, sức sáng tạo, sức sống lâu bền
và sức hấp dẫn của nó
Ba là, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân
và khả năng soi đường của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vào niềm tin tất thắng của chủ nghĩa xã hội - con đường duy nhất đúng đắn
mà dân tộc ta đã lựa chọn
Khẳng định Hồ Chí Minh là nhà mácxít sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam có nghĩa là làm rõ những đóng góp lý luận của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin Chủ đề quan hệ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin, vai trò của Hồ Chí Minh trong việc truyền bá, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin
Trang 13đã được Đảng Cộng sản Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước
và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến
Trước năm 1991, trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951), lần thứ III (1960), lần thứ IV (1976), lần thứ V (1981) và lần thứ VI (1986), trong các tác phẩm của Trường-Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng,
Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh đều khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh là học trò xuất sắc của C Mác, Ph Ăngghen, V.I Lênin, có công rất lớn trong việc truyền bá, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam Việc Hồ Chí Minh vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin đã
đóng vai trò quyết định củng cố nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo đảm sự thống nhất về nhận thức, hành động của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, để Đảng xứng đáng là Đảng mang bản chất giai cấp công nhân, một đảng mácxít - lêninnít chân chính Đây cũng chính là nhân tố quyết
định hàng đầu mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Từ sau năm 1991, chủ đề này được đề cập sâu rộng hơn và bắt đầu xuất hiện một số đề tài, công trình khoa học quy mô, có bề thế, chủ yếu
được triển khai theo ba hướng cơ bản
Hướng thứ nhất: Nghiên cứu con đường Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu
nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin Đáng chú ý là các tác phẩm: Danien
Hemery: Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác, Nxb Lao động, Hà Nội, 2001; Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh - Một con người, một dân tộc,
một thời đại, một sự nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1990; Phạm Xanh: Nguyễn ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam (1921-1930), Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1990; Trần Văn Giàu: Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập III: Thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, v.v
Hướng thứ hai: Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin với tư cách là
nguồn gốc lý luận trực tiếp của tư tưởng Hồ Chí Minh Ngoài các sách giáo trình, giáo khoa, rất nhiều công trình khoa học đã phân tích khá sâu sắc,
toàn diện vấn đề này: Phạm Văn Đồng: Những về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; Viện Hồ Chí Minh: Nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh, tập 1, 2, 3, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1993; Trần Văn Giàu: Tư tưởng Hồ Chí Minh, sự hình thành về cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia,
Trang 14Hà Nội, 1998; Võ Nguyên Giáp (chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh và con
đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, v.v Hướng thứ ba: Nghiên cứu khái quát, bước đầu rút ra những sáng tạo
lý luận của Hồ Chí Minh trong quá trình vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam ở phương diện này, hầu như không có các công trình chuyên khảo riêng, mà thường được đề cập trong các tác phẩm viết về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung Đáng chú ý nhất là hai tác phẩm: Võ
Nguyên Giáp (chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 (tác phẩm này có chương III - từ
trang 59 đến trang 78: Tư tưởng Hồ Chí Minh những luận điểm sáng tạo
lớn, chỉ ra 8 sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh liên quan đến các vấn đề của
cách mạng Việt Nam); GS Song Thành: Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi
lạc, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005 (trong tác phẩm này có chương
tổng luận: Hồ Chí Minh, tấm gương vận dụng sáng tạo và phát triển chủ
nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam, từ trang 581 đến trang 610, chỉ ra 10 vấn đề
mà Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo)
Các hướng nghiên cứu trên chủ yếu chỉ mới dừng lại ở cách đặt, gợi ý vấn đề Trên bình diện lý thuyết, nghiên cứu cơ bản, chưa có một công trình nào đề cập toàn diện Hồ Chí Minh với tư cách nhà mácxít sáng tạo của
Đảng và cách mạng Việt Nam Đề tài này triển khai là một dịp để nghiên cứu thêm những vấn đề trên đây trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh Nghiên cứu đề tài này, trên bình diện lý thuyết và thực tiễn cần phải
đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:
- Làm rõ vai trò của Hồ Chí Minh trong việc truyền bá, tiếp thu, vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, định hướng tư tưởng lý luận cho sự lựa chọn con đường phát triển của dân tộc
- Nêu bật những cống hiến lý luận của Hồ Chí Minh vào kho tàng kinh
điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, làm căn cứ để khẳng định Hồ Chí Minh thật sự là một nhà mácxít sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam
- Rút ra một số bài học từ việc Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin để Đảng tự vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới, nhằm làm sáng tỏ và giải quyết các vấn
đề thực tiễn bức xúc đang đặt ra
Trang 15Vấn đề đặt ra là lớn và không đơn giản Công trình này chắc còn có nhiều khiếm khuyết Xin cảm ơn tất cả những tập thể và cá nhân đã tận tình cộng tác, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bản thảo và mong nhận được nhiều
ý kiến góp ý
Hà Nội, tháng 12 năm 2007
TM Ban Chủ nhiệm đề tài và những người biên soạn GS,TS Mạch Quang Thắng
Trang 16PhÇn thø nhÊt
§Æc ®iÓm vµ b¶n chÊt cña t− t−ëng Hå ChÝ Minh
Trang 17Chương một
Về một số khái niệm
I Tư tưởng
Thông thường người ta vẫn quan niệm: Tư tưởng là sự suy nghĩ - tư duy
hay ý nghĩ của con người được nêu lên thành những quan điểm về những sự vật hay hiện tượng khách quan, đặc biệt là những hiện tượng xã hội
Theo quan điểm triết học, tư tưởng là sản phẩm của vật chất có tổ chức
đặc biệt cao là bộ não con người, phản ánh tích cực thế giới khách quan trong khái niệm, phán đoán, lý luận và được thể hiện bằng các ngôn ngữ (nói hoặc viết) Tư tưởng không tách rời bộ não con người, đồng thời luôn gắn bó chặt chẽ với những biến động của xã hội
Vì vậy, cũng có thể nói Tư tưởng là sản phẩm của xã hội, bởi lẽ tư
tưởng của một người không thể tách rời những hoạt động xã hội của người
đó Thông qua các dạng ngôn ngữ, thể hiện tư tưởng của con người có thể biểu hiện một cách trừu tượng bằng các giả định, giả thiết; nhưng cũng có thể biểu hiện bằng sự phân tích sâu sắc, sự tổng hợp, khái quát thành những khái niệm, những qui luật và những điều mang tính qui luật một cách có hệ
Trang 18thống Nói một cách khác, dựa vào cách diễn đạt, mục đích của việc diễn
đạt có tính hệ thống khoa học, tư tưởng cơ giá trị giải đáp những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, khả năng dự báo sự phát triển của những hiện tượng xã hội để từ đó đưa ra những giải pháp đáp ứng yêu cầu hiện tại và chiều hướng phát triển Như vậy, ở góc độ khoa học, tư tưởng và lý luận gần như
đồng nghĩa
II Nhà tư tưởng
Từ khái niệm chung về Tư tưởng như trên, chúng ta có thể nêu lên
khái niệm về Nhà tư tưởng Nhà tư tưởng là người hoạt động trong lĩnh vực
lý luận Theo V.I Lênin, người hoạt động tư tưởng lý luận “Chỉ xứng đáng
với danh hiệu nhà tư tưởng, nhà lý luận khi nào họ đi trước phong trào tự phát, chỉ đường cho nó, khi nào họ biết giải quyết trước người khác tất cả
những vấn đề lý luận, chính trị, sách lược và các vấn đề tổ chức mà “những yếu tố vật chất của phong trào húc phải một cách tự phát”(1) Ba tiêu chí mà V.I Lênin đưa ra để khẳng định một người hoạt động tư tưởng - lý luận
được gọi là nhà tư tưởng Đó là:
- “Có được chuẩn bị đầy đủ về mặt lý luận”
- “Có được tầm mắt chính trị bao quát”
- “Có một nghị lực cách mạng và tài ba tổ chức để có thể sáng lập một chính đảng chiến đấu trên cơ sở một phong trào mới”(2)
Giới nghiên cứu có thể đưa ra những tiêu chí khác, hoặc mở rộng các tiêu chí của V.I Lênin mang tính học thuật và xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, chẳng hạn như lý luận phải được chuẩn bị đầy đủ, nhưng phải đi trước, phải có tác dụng dự báo và dẫn đường cho phong trào quần chúng; có tầm mắt chính trị bao quát và phải đề ra được và giải quyết thành công những vấn đề về chiến lược, sách lược của phong trào cách mạng , nhưng tựu chung tiêu chí lý luận luôn được coi là quan trọng hàng đầu Nói theo V.I Lênin, thực tiễn là nền tảng của lý luận, không có lý luận cách mạng thì
1 Xem V.I Lênin, Toàn tập, NXB Tiến Bộ, Mát xcơ va, 1975, tiếng Việt, t 5, tr 445-447
2 Xem V.I Lênin, Toàn tập, NXB Tiến Bộ, Mát xcơ va, 1975, tiếng Việt, t 5, tr 445-4
Trang 19không có phong trào cách mạng, việc tổng kết những bài học kinh nghiệm thực tiễn cũng là sự bổ sung làm lý luận ngày càng phong phú hơn, đầy đủ hơn, khoa học hơn
Thực tiễn là cơ sở của tư tưởng - lý luận, nhưng tư tưởng lý luận của một người còn phải thông qua hoạt động thực tiễn của chính người đó Có hoạt động thực tiễn người ta mới nhận thức được thực tiễn, phát hiện được
những vấn đề gì thực tiễn đang đặt ra và đòi hỏi người đó phải có năng lực
tổng kết thực tiễn Từ tổng kết thực tiễn người ta có thể rút ra được những
bài học thành công và chưa thành công, khái quát kinh nghiệm thực tiễn thành những qui luật và những vấn đề có tính qui luật trong quá trình vận
động và phát triển của thực tiễn, xác định phương châm, đề ra các giải pháp
để giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra Bởi vậy, có thể nói tư tưởng lý luận của một người - một nhà tư tưởng là sự kế thừa, bổ sung và phát triển, là quá trình vận động không ngừng
Theo các quan niệm học thuật, người hoạt động tư tưởng được gọi là
Nhà tư tưởng khi người đó trong hoạt động lý luận phải đề ra được những lý
thuyết, mới mẻ, một hệ thống quan điểm có thể thay đổi những quan niệm
lý thuyết hiện tại và trước đó Hệ thống quan điểm lý luận ấy phải là những
điều trừu tượng, cao siêu thể hiện bằng những tác phẩm lý luận đồ sộ nhưng
phải có tính khái quát Đó yêu cầu và là đặc tính chung của lý luận Tính
khái quát ấy có thể được diễn đạt theo lối suy tưởng, trừu tượng với lối lập luận bằng các mệnh đề chồng chéo theo các trường phái triết học phương Tây Nhưng trên thực tế không phải tất cả các nhà tư tưởng đều lập luận và diễn đạt theo lối đó
Lịch sử loài người đã ghi nhận Khổng Tử (551-479, trước Công nguyên), với những bài giảng-thuyết giáo của mình, những lập luận về quan hệ vua - tôi (quân - thân), quân tử - tiểu nhân, phụ - tử (cha - con), phu - phụ (chồng - vợ)
được các đệ tử của ông sắp xếp lại thành hệ thống Trong nhiều thế kỷ sau này, những người kế tục nổi tiếng của ông như Mạnh Tử và Tuân Tử (298-238 trước Công nguyên), Đổng Trọng Thư (thế kỷ thứ II trước Công nguyên) và trong thế
kỷ XI-XII, Chu Hy và một số người khác đã bổ sung, phát triển, hệ thống thành
những cuốn sách như Luận ngữ, Tứ thư, Ngũ kinh và luận giải thành Đạo học
Quan điểm với sự luận giải của Khổng Tử và các đệ tử của ông đã trở thành hệ
Trang 20tư tưởng thống trị của chế độ phong kiến Trung Quốc thời Trung cổ và có ảnh hưởng rộng rãi ở nhiều nước Châu á
ở mức độ nào đó, gần giống như Khổng Tử, M.C Găngđi (1869-1948)- một trong những lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở ấn Độ, cũng bằng hình thức thuyết giảng về thái độ đạo đức đối với việc giải quyết các vấn đề chính trị -xã hội, đạo đức hoá các hoạt động chính trị…M.C Găngđi
đề ra các chủ trương “bất phục tùng”, “bất hợp tác” với chế độ thống trị của thực dân Anh ở ấn Độ Ông phản đối việc tước đoạt các giai cấp bóc lột bằng bạo lực (chủ trương bất bạo động), đề ra chủ trương tẩy chay hàng hoá của Anh, kêu gọi nhân dân ấn Độ tự sản xuất và quảng bá việc tiêu dùng những hàng hoá do người dân ấn Độ sản xuất ra
M.C Găngđi cho rằng sự tiến bộ xã hội không phải ở sự gia tăng, mà ở
sự tự nguyện hạn chế nhu cầu tiêu dùng của con người Ông kêu gọi phải bảo
vệ sự thống nhất, đoàn kết những người theo đạo Hinđu và đạo Hồi Tuy là những quan điểm mang màu sắc duy tâm khách quan, nhưng M.C Găngđi
được nhân dân ấn Độ rất kính trọng và gọi ông là một “tâm hồn vĩ đại”, là
“Thánh” của phong trào giải phóng dân tộc ở ấn Độ Hệ thống quan điểm của ông được gọi là chủ nghĩa Găngđi và là hệ tư tưởng của Đảng Quốc Đại
ấn Độ cầm quyền trong nhiều thập kỷ
Khổng Tử, M.C Găngđi và những tác phẩm của các ông là như vậy, nhưng các ông đã được lịch sử gọi là những nhà tư tưởng lớn, những nhà sáng tạo ra học thuyết của riêng mình và hơn thế nữa, học thuyết của các
ông đã ảnh hưởng, chi phối xã hội, đời sống chính trị trên phạm vi khá rộng lớn Nói như vậy để thấy rõ, để được duy danh là nhà tư tưởng không chỉ căn cứ vào người đó có để lại những tác phẩm lý luận đồ sộ hay không mà phải căn cứ vào phong cách tư duy, diễn đạt lý luận Có người, do nhiều nguyên nhân và mục đích khác nhau các quan điểm được diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, dễ vận dụng Tác phẩm của người đó có thể là những bài thuyết giảng, những bài báo ngắn, những tham luận tại các diễn đàn, thư từ trao đổi, v.v… Vấn đề là nội dung quan điểm được nêu lên để nhằm mục
đích gì, phản ánh, thể hiện những vấn đề lý luận có ý nghĩa quan trọng và
có tính hệ thống khoa học hay không, có được thực tiễn kiểm nghiệm tính khoa học đúng đắn hay không Nói một cách khác, có cơ sở khoa học, thực tiễn hay không và thực tiễn chấp nhận như thế nào Nghiên cứu nguồn gốc
Trang 21tư tưởng Hồ Chí Minh, phong cách diễn đạt lý luận và hệ thống quan điểm tư tưởng lý luận của Người, chúng ta thấy rõ đây là một minh chứng đầy thuyết phục Vấn đề này sẽ được luận giải ở những phần sau
III Hệ tư tưởng
Theo quan niệm thông thường, Hệ tư tưởng là hệ thống các quan điểm,
tư tưởng phản ánh quyền lợi cơ bản đối lập nhau của các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội có giai cấp Hệ tư tưởng là bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng, được thể hiện trong các quan điểm về chính trị, luật pháp, thẩm mỹ, tôn giáo…và xét cho cùng phản ánh những quyền lợi về kinh tế, chính trị giữa các giai cấp Hệ tư tưởng có thể phản ánh đúng hoặc sai hiện thực, khoa học hoặc không khoa học, tiến bộ hoặc lạc hậu Điều này phụ thuộc ở chỗ hệ tư tưởng đó là của giai cấp tiến bộ hay lạc hậu và ở từng thời kỳ lịch
sử nhất định Trong lịch sử phát triển loài người, khi hệ tư tưởng của giai cấp, tầng lớp chủ nô lạc hậu và lỗi thời thì hệ tư tưởng phong kiến là tiến bộ; khi hệ tư tưởng phong kiến kìm hãm sự phát triển thì hệ tư tưởng tư sản
là tiến bộ; khi hệ tư tưởng tư sản thể hiện sự lỗi thời, phản động thì hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là tiến bộ và cách mạng Nói một cách khác, lợi ích của giai cấp, tầng lớp phản động, lạc hậu nuôi dưỡng hệ tư tưởng sai lầm, không khoa học; lợi ích của giai cấp tiến bộ, cách mạng là tiền đề hình thành và nuôi dưỡng hệ tưởng tiến bộ, cách mạng và khoa học
Các Mác (1818-1883) là người sáng lập ra các học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học (chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử)
và kinh tế chính trị học khoa học Cơ sở và điểm xuất phát của những quan
điểm tư tưởng khoa học này là sự kế thừa và phát triển những quan điểm của các nhà tư tưởng trước C Mác như Hêghen, L Phơbach, Ôoen, Môngtetxkiơ, J Rutxô… và sự phối hợp, cộng tác của người bạn chiến đấu của C Mác là Ph ăngghen
Ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi những nhu cầu của sự phát triển trong xã hội tư bản bộc lộ những tệ nạn xấu xa của nó; sự bóc lột
về kinh tế, nô dịch về chính trị đã thức tỉnh ý thức của giai cấp công nhân và cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, trong khi khoa học tự nhiên và khoa
Trang 22học lịch sử-xã hội có những phát minh mới đã tác động, thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực đời sống xã hội… Thực tiễn ấy
đòi hỏi lĩnh vực tư tưởng xã hội phải có một hệ thống lý luận mới nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra Mác và ăngghen - những nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học, đã xây dựng được một khoa học thực sự tiến bộ và cách mạng không chỉ để giải thích tại thế giới mà còn nhằm tiến tới cải tạo thế giới, thay đổi cả thế giới
Bước vào con đường hoạt động cách mạng và khoa học vào cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tư bản bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và thời kỳ hình thành của xã hội chủ nghĩa Theo quan điểm phương pháp luận và thế giới quan khoa học của C Mác và Ph Ăngghen, V.I Lênin đã kiên quyết và bảo vệ thành công sự trong sáng của chủ nghĩa Mác, chống lại sự tiến công của mọi loại kẻ thù V.I Lênin đã tổng kết về mặt lý luận các thành tựu mới của khoa học, những bài học kinh nghiệm mới của các cuộc đấu tranh giai cấp và nâng hệ thống quan điểm tư tưởng
lý luận của chủ nghĩa Mác lên tầm cao mới áp dụng phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác, V.I Lênin đã luận giải, phân tích các hiện tượng xã hội trong thời kỳ lịch sử mới và khái quát thành hệ thống các quan điểm về chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đặc biệt là sáng tạo ra học thuyết mới về giai đoạn đế quốc chủ nghĩa của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với kết luận khoa học về sự thắng lợi của nghĩa xã hội có thể diễn ra trong một nước hoặc một số nước
Tháng 11- 1917, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới bùng nổ và thắng lợi ở nước Nga đã biến những tư tưởng quan điểm của V.I Lênin trở thành hiện thực, giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa Mác đã gắn liền với tên tuổi của V.I Lênin Từ đó tới nay, những người cộng sản và giai cấp công nhân đã gắn liền những phát kiến vĩ đại của C Mác, sự bổ sung, phát triển sáng tạo của V.I Lênin với tên gọi chung chủ nghĩa Mác - Lênin Nói theo V.I Lênin, chủ nghĩa Mác đã đem lại cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động một thế giới quan khoa học, đúng đắn
về vai trò và sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân là người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội mới không còn các giai cấp bóc lột Từng bước nhận thức rõ vai trò và sứ mệnh lịch sử của mình, trên con đường phát triển của mình, giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trở
Trang 23thành người giương cao và nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Với sự giúp đỡ của giai cấp công nhân các nước xã hội chủ nghĩa tiên tiến, sau khi lật đổ chính quyền của các giai cấp thống trị, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động, chính đảng của giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc có thể và cần phải lãnh đạo nhân dân mình, dân tộc mình thực hiện những nhiệm vụ quá
độ xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
Với luận điểm này, V.I Lênin đã phát triển chủ nghĩa Mác, đề ra học thuyết cách mạng không ngừng cho chính đảng của giai cấp công nhân không chỉ ở các nước tư bản mà còn và chủ yếu cho chính đảng của giai cấp nhân các nước thuộc địa và phụ thuộc Kể từ khi Cách mạng Tháng Mười Nga đến năm 1991, xuất phát từ những hiện tượng mới của chủ nghĩa tư bản hiện đại, các đảng cộng sản và công nhân qua thực tiễn cách mạng ở nhiều nước đã tổng kết nhiều bài học kinh nghiệm cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhiều bài học kinh nghiệm của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc và nhất trí cao trong việc khẳng
định chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân toàn thế giới Thực tiễn qua những bài học kinh nghiệm này tỏ rõ rằng chủ nghĩa Mác - Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân có những biểu hiện đa dạng, phong phú; khi được vận dụng ở mỗi nước lại xuất hiện những đặc thù riêng Sự vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin trong hoàn cảnh đặc thù ấy lại được tổng kết và bổ sung làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác Trong hoàn cảnh đặc thù của các nước phương Đông, trong đó
có Việt Nam, từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, khi giai cấp công nhân Việt Nam mới hình thành và phong trào công nhân đang trong quá trình chuyển từ tự phát lên tự giác, Nguyễn ái Quốc-Hồ Chí Minh đã khẳng
định: “…khi chủ nghĩa tư bản phương Tây làm thay đổi phương Đông thì
đấu tranh giai cấp có trở nên quyết liệt hay không? Đại thể là có, nếu xét theo gương của Nhật Bản
Thật ra là có, vì sự Tây phương hoá ngày càng tăng và tất yếu của phương Đông - nói cách khác, chủ nghĩa Mác sẽ còn đúng cả ở đó Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng
Trang 24cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có
được” (1)
Một thuật ngữ - mệnh đề các nhà nghiên cứu lý luận Mác - Lênin
thường dùng, khi thì nói (hoặc viết) hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và
hệ tư tưởng cộng sản chủ nghĩa Về thực chất đó là những khái niệm khi nói
về hệ thống các tư tưởng quan điểm của giai cấp công nhân và đội tiên phong của nó là đảng cộng sản trong thời kỳ lịch sử hiện đại Nội hàm và bản chất của nó là hệ thống các quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, là vũ khí được vũ trang cho giai cấp công nhân các nước tư bản chủ nghĩa, các nước thuộc địa và phụ thuộc; giúp cho họ hiểu biết sâu sắc, khoa học và toàn diện về những quy luật và chiều hướng phát triển (triển vọng) của xã hội, dựa trên cơ sở phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin Nó nảy sinh trên cơ sở lợi ích và vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, kết tinh tri thức khoa học thời đại và tri thức khoa học truyền thống qua khứ, đồng thời đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn phát triển và tiến bộ của xã hội
Bản chất và tính khoa học của nó thể hiện ở chỗ nó hình thành, phát triển trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phê phán quá khứ; được bổ sung, hoàn thiện bởi những bài học kinh nghiệm thực tiễn được tổng kết trong các phong trào đấu tranh giai cấp Khác với hệ tư tưởng của các giai cấp khác,
hệ tư tưởng cộng sản chủ nghĩa phản ánh lợi ích của giai cấp công nhân và hoàn toàn phù hợp với đòi hỏi khách quan của sự phát triển và tiến bộ của xã hội Với tích cách là một giai cấp tiến bộ, giai cấp công nhân được tuyên truyền, giác ngộ và qua thực tiễn đấu tranh giai cấp ý thức được vai trò và
sứ mệnh lịch sử của mình Hệ thống các quan điểm của hệ tư tưởng cộng sản chủ nghĩa không bóp méo những quy luật lịch sử khách quan vì lợi ích của giai cấp công nhân mà ngược lại, với sự phê phán khoa học, hệ tư tưởng cộng sản chủ nghĩa kế thừa có chọn lọc tinh hoa của quá khứ V.I Lênin đã khẳng rõ điều này khi viết rằng: “…Chủ nghĩa xã hội là hệ tư tưởng của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, cho nên nó phụ thuộc vào những điều kiện chung của sự phát sinh, phát triển và củng cố của hệ thống tư tưởng, nghĩa là nó dựa trên cơ sở tư liệu của tri thức con người, lấy sự phát triển
1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB CTQG, H.1995, T.1 tr.465
Trang 25cao của khoa học làm tiền đề và đòi hỏi phải làm công tác khoa học”(1) Đặc trưng cơ bản của hệ tư tưởng cộng sản là tính khoa học được kết hợp chặt chẽ với tính cách mạng và tính đảng của giai cấp công nhân, tính nhân văn
và chủ nghĩa nhân đạo chân chính và sâu sắc Đặc trưng này thể hiện chỗ khi nó khẳng định rằng, chỉ có hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mới triệt để xoá bỏ quan hệ bóc lột và thống trị nô dịch, xây dựng một xã hội theo phương châm tất cả cho con người, vì con người Hệ tư tưởng cộng sản chủ nghĩa vì thế là lý tưởng, khát vọng cao đẹp và trong sáng nhất của con người mà trong đó, giai cấp công nhân và đội tiên phong của nó là đảng cộng sản là đội ngũ giương cao ngọn cờ chiến đấu nhằm đạt tới Cũng vì thế, cuộc đấu tranh giữa các hệ tư tưởng , giữa những người có hệ tư tưởng
đối lập nhau diễn biễn rất quyết liệt và gay go, phức tạp
Các đảng cộng sản và đảng viên của đảng là những đại biểu tiên phong trong việc truyền bá tư tưởng cộng sản chủ nghĩa trong giai cấp công nhân và quần chúng lao động đông đảo nhằm đưa hệ tư tưởng này vào thực tiễn phong trào cách mạng và thực tiễn cuộc sống; tổ chức quần chúng đấu tranh vì lý tưởng cao đẹp, trong sáng ấy và trước hết là đấu tranh với các hệ tư tưởng của các giai cấp bóc lột, lạc hậu, lỗi thời, chống lại mọi sự xuyên tạc, bóp méo hệ tư tưởng cộng sản chủ nghĩa Trong tiến trình của cuộc đấu tranh ấy, hệ tư tưởng cộng sản chủ nghĩa không ngừng mở rộng, phát triển phạm vi ảnh hưởng không chỉ trong các nước tư bản chủ nghĩa phát triển
mà cả trong các nước lạc hậu, kém phát triển đang dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân
Lịch sử phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và phong trào cách mạng giải phóng dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đã cho thấy rõ, nhiều đảng cộng sản và đảng công nhân ở Đông Âu nhờ giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ động sáng tạo trong việc phát động, tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa đã đưa sự nghiệp cách mạng của đất nước mình tới thành công và bắt tay vào công cuộc xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa Nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc Châu á, Cuba ở châu Mỹ la tinh, các đảng cộng sản đã giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặt cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của đất nước mình vào phạm trù cách
1
V I Lênin , Toàn tập, NXB Tiến bộ, M.1978, tiếng Việt, T.6, tr 449
Trang 26mạng vô sản thế giới và đã thành công trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay giai công công nhân và nhân dân lao
động Vận dụng học thuyết cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác Lênin, dưới sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp công nhân, các nước này đã bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Tính giai cấp và tính đảng của chủ nghĩa Mác - Lênin - hệ tư tưởng cộng sản chủ nghĩa được thể hiện rõ nét nhất ở việc các nước này tiếp tục và hoàn thành triệt để những nhiệm vụ dân chủ mà trong thời kỳ thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc còn tạm thời gác lại Hơn ở
-đâu hết, ở các nước này, chủ nghĩa Mác - Lênin - tư tưởng cộng sản chủ nghĩa được mở rộng phạm vi ảnh hưởng, được bổ sung những dữ liệu mới
để ngày càng có nhiều người trên thế giới thoát khỏi ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa, các tư tưởng lỗi thời và đứng dưới ngọn cờ chiến
Ăngghen từ trần,
Thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) và sự ra đời của nước Nga Xôviết đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người - thời kỳ thắng lợi mới của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và sự sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa Trước đó,
C Mác, Ph Ăngghen và các đồng chí của mình nhận định: cuộc cách mạng vô sản chỉ có thể đồng thời nổ ra và thắng lợi ở nhiều nước tư bản phát triển, nơi mà ở đó, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những tiền đề vật chất tương đối đầy
đủ cho sự hình thành một xã hội mới - xã hội cộng sản Đầu thế kỷ XX, căn
cứ vào tình hình nước Nga Sa hoàng - khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc, V.I Lênin đưa ra nhận định: cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi không chỉ ở một nước mà còn có thể nổ ra và thắng lợi
ở một số nước tư bản kém phát triển Hơn thế nữa, trên cơ sở nghiên cứu xu
Trang 27thế phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, sự thối nát và giãy chết của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa V.I Lênin tiên lượng: cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở một nước thuộc địa lạc hậu khi ở đó giai cấp công nhân và chính đảng của nó nắm vững và giương cao ngọn cờ lãnh đạo, khi mà có sự giúp đỡ của giai cấp công nhân và chính đảng của nó ở một số nước xã hội chủ nghĩa tiên tiến Cách mạng vô sản thế giới đã được V.I Lênin và các đồng chí của mình mở rộng từ các nước tư bản chủ nghĩa sang các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc Khẩu hiệu
của Mác: Vô sản toàn thế giới, liên hiệp lại! đã được Quốc tế Cộng sản và V.I Lênin phát triển thành Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức,
đoàn kết lại!
Sự vững vàng của nước Nga Xôviết trước sự bao vây, tiến công của các nước đế quốc, thành quả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những năm sau đó của Liên Xô, chiến thắng của Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, trong chiến tranh thế giới thứ hai, thắng lợi của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai và sự hình thành, lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới nhiều thập kỷ sau này đã thể hiện rõ tính khoa học, cách mạng và sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác Thực tiễn đó không chỉ diễn ra ở các nước châu Âu mà còn diễn
ra ở các nước châu á như Trung Quốc, Việt Nam, Mông Cổ, Triều Tiên, Cuba ở châu Mỹ la tinh và sau này xu hướng xã hội chủ nghĩa trở thành xu hướng tích cực ở nhiều nước khác Thực tiễn và xu hướng phát triển lịch sử
đó đã in đậm công lao và cống hiến của V.I Lênin và các đồng chí cùng thời, của Đảng cộng sản Liên Xô và nhiều nhà mácxít chân chính, các lãnh
tụ của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế V.I Lênin và các lãnh tụ ấy
Trang 281 Về khái niệm-định nghĩa “Tư tưởng Hồ Chí Minh”
Để đi tới khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh và Nhà mácxít sáng tạo
Hồ Chí Minh, chúng ta cần khái quát chung về phương pháp tư duy lý luận của Hồ Chí Minh và phong cách diễn đạt lý luận của Hồ Chí Minh để thống nhất sự khẳng định trước hết Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng
Trong toàn bộ các trước tác Hồ Chí Minh để lại, chúng ta thấy Người không có những tác phẩm lý luận đồ sộ Ngoài một số tác phẩm quan trọng
như Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường Kách mệnh, Sửa đổi lối làm việc
phần lớn tác phẩm của Người là những bài báo, bản tham luận tại một số diễn đàn, những lời kêu gọi và thư từ…Một số nhà nghiên cứu nước ngoài nhận định: Hồ Chí Minh là nhà tổ chức và chỉ đạo thực tiễn nổi tiếng thế giới Hoạt động của Người, đạo đức, lối sống của Người, cống hiến của
Người với dân tộc và loài người xứng đáng được tôn vinh là Anh hùng giải
phóng dân tộc của Việt Nam, danh nhân văn hoá kiệt xuất của thế giới, còn
duy danh là nhà tư tưởng - lý luận, một số người cho rằng: Hồ Chí Minh không bao giờ có tham vọng là một nhà tư tưởng lý luận; Hồ Chí Minh không để lại những tác phẩm lý luận, không bao giờ lý luận dài dòng, trừu tượng, vì Người ưa hành động chứ không thích tranh luận về các học thuyết Quan niệm trên đây là do họ đề cao những quan niệm thuần tuý triết học phương Tây, khi cho rằng đã là nhà tư tưởng thì phải đề ra được những nguyên lý, sáng tạo ra được học thuyết, phải có những tác phẩm lý luận đồ
Trang 29luật, công thức đảng cộng sản là sản phẩm của lý luận Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân lớn mạnh, nhưng đã được Hồ Chí Minh trả lời ngắn gọn: phải kết hợp phong trào công nhân và phong trào yêu nước với lý luận Mác - Lênin Rồi hàng loạt vấn đề chiến lược cách mạng, xây dựng lực lượng cách mạng, giành chính quyền, v.v cũng đã được trả lời qua những bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh, ngắn gọn, súc tích nhưng giá trị lý luận cực kỳ sâu sắc, khoa học, chính xác
C Mác và V.I Lênin cho rằng, lý luận chỉ sinh ra trên nền tảng thực tiễn, được tổng kết từ kinh nghiệm thực tiễn Nói một cách khác, lý luận nào cũng nảy sinh từ nhu cầu thực tiễn Tính khoa học, đúng đắn và cách mạng phải được thực tiễn cách mạng kiểm chứng Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng, chỉ đảng nào có lý luận tiên phong mới làm nổi vai trò cách mạng tiên phong Hồ Chí Minh và Đảng do
Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện đã làm đúng và làm tốt lời căn
dặn đó của V.I Lênin Chính phương pháp tư duy lý luận và phong cách
diễn đạt lý luận của Hồ Chí Minh, bản chất đích thực các quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh không chỉ khẳng định: Người là nhà tư tưởng lớn và
cao hơn nữa còn là nhà tư tưởng - lý luận có những sáng tạo đặc sắc
Về phương pháp tư duy lý luận Hồ Chí Minh rất hiếm khi nói và viết
về phương pháp luận có tính lý thuyết thuần tuý, nhưng người đọc, người nghe đều cảm nhận cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của Người là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Trong hoạt động chính
trị và chỉ đạo thực tiễn, Hồ Chí Minh thường nói nôm na về lối làm việc
Hồ Chí Minh là người có kinh nghiệm và tinh tế trong quan sát thực
tế Chắc chắn rằng việc nhìn sự việc, hiện tượng, xem xét đối tượng, Người
đã có sự ghi chép, suy ngẫm khoa học Vì vậy sự tổng hợp, đúc kết của Người là rất sắc sảo, cụ thể, chính xác Chúng ta thường quan niệm, một tác phẩm văn học hay, sinh động trước hết là do người viết có vốn sống, nắm
được thực tiễn và diễn đạt bằng cả tâm hồn và lí trí của mình Những bài viết tố cáo tội ác, sự dã man tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, nỗi thống khổ
của nhân dân lao động các nước thuộc địa đăng trên các báo Le Paria, La
Vie Ourière và tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp là kết quả của sự
quan sát thực tế, ghi chép, tổng hợp và suy ngẫm ấy
Trang 30Những kết luận như: "Trên đời này chỉ có hai giống người, giống người đi bóc lột và giống người bị bóc lột", rồi "Sự quí giá trên đời là tình hữu ái giai cấp"…Sự tổng hợp, đúc kết khoa học của Hồ Chí Minh về nỗi thống khổ của nhân dân các dân tộc thuộc địa có nguyên nhân gốc rễ là sự xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa thực dân và lời kết luận: Cuộc đấu tranh cách mạng ở các nước thuộc địa nhằm đánh đổ chủ nghĩa thực dân, giành
độc lập dân tộc cũng là cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản Rằng, đó là một trong hai cánh chim cách mạng vô sản; rồi luận điểm con đỉa hai vòi của chủ nghĩa đế quốc và việc muốn giết con vật ấy phải đồng thời cắt cả hai vòi… Đó là những kết luận được đúc rút từ thực tiễn thể hiện tầm tư tưởng - lý luận rất cao trong hoàn cảnh dân tộc Việt Nam và nhiều dân tộc khác ở châu á, châu Phi còn đang đắm chìm trong cảnh nô lệ bởi sự nô dịch của chủ nghĩa thực dân đế quốc
Về phong cách diễn đạt lý luận Lý luận có thể diễn đạt với nhiều
phong cách khác nhau Có lối diễn đạt trừu tượng, khái quát theo trường phái triết học phương Tây, với những mệnh đề chồng chéo Nhưng cũng có lỗi diễn đạt cô đọng, giản dị, cụ thể và dễ hiểu, dễ nhớ; vừa thể hiện tư duy hiện đại, vừa kết hợp cốt cách truyền thống của người phương Đông và vẫn làm nổi bật bản chất của sự việc, hiện tượng Đây là phương pháp diễn đạt
lý luận thường thấy ở Hồ Chí Minh Trong diễn đạt lý luận, Người kết hợp nhuần nhuyễn, khéo léo và tài tình giữa văn hoá văn minh hiện đại của phương Tây với truyền thống văn hoá phương Đông, truyền thống văn hoá Việt Nam Người thường nói: Những người cộng sản chúng ta rất quí trọng
cổ điển Có những dòng suối tiến bộ chảy từ ngọn suối cổ điển Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, càng phải quí trọng truyền thống của cha
ông Nhiều bài viết, bài nói của Người thể hiện những kiến thức phong phú
và văn hoá cổ điển Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh…đan xen nhau
Hồ Chí Minh diễn đạt cô đọng, giản dị không phải vì không diễn đạt
được theo lối kinh viện, hàn lâm Người xuất thân ra từ một gia đình trí thức nho giáo, hấp thụ nền Quốc học và Hán học từ tuổi thiếu niên Con đường tìm tòi cứu nước, giải phóng dân tộc, Người đã bôn ba ở nhiều nước tư bản lớn, nhiều nước thuộc địa, giao tiếp với nhiều nhà hoạt động chính trị, văn hoá, nghệ thuật, nhiều chính khách; sống và học tập, hoạt động ở giữa những trung tâm văn hoá khoa học, cách mạng của châu Âu, hoạt động sôi
Trang 31nổi trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, sự tổng hợp, phân tích những số liệu, bằng chứng sự việc và hiện tượng được Người diễn giải, khái quát tại những diễn đàn lớn của Đảng Cộng sản Pháp, của Quốc tế Cộng sản, qua những bài báo giàu tính chiến đấu đã thể hiện sự uyên bác của Người Ngay cả những bức thư, những lời trao đổi với các trí thức, các đại nho trong nước và Trung Quốc, lối diễn đạt ẩn dụ, nói và viết ít nhưng ý nhiều đã thể hiện vốn kiến thức nho học uyên thâm của Người
Vấn đề cơ bản chắc chắn ở mục tiêu của Người là nói và viết để làm
gì, nói và viết cho ai Trong tác phẩm Đường kách mệnh của Người - tác
phẩm lý luận đầu tiên của cách mạng Việt Nam xuất bản năm 1927, Hồ Chí Minh đã bộc bạch: "Mục đích sách này là để nói cho đồng bào ta biết rõ 1 - Vì sao chúng ta muốn sống thìphải cách mệnh 2 - Vì sao kách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai người 3 - Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi 4 - Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ 5 - Ai là bạn ta? Ai là thù ta?6 - Cách mệnh thì phải làm thế nào?" "Sách này muốn nói cho văn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ Chắc
có người chê rằng văn chương cụt quằn Vâng! Đây nói việc gì thì nói rất giản tiện, mau mắn, chắc chắn như 2 lần 2 là 4, không tô vẽ trang hoàng gì cả
Hơn sáu mươi năm nay, đế quốc chủ nghĩa Pháp đạp trên đầu; hơn hai mươi triệu đồng bào hấp hối trong vòng tử địa Phải kêu to, làm chóng để cứu lấy giống nòi, thì giờ đầu rãnh mà vẽ vòi, trau chốt"(1)
Ngay cả khi giải thích những vấn đề lý luận phức tạp cũng được diễn
đạt đơn giản bằng những câu nôm na, những câu nói dân gian, ví von, so sánh Chẳng hạn khi nói về nguyên tắc tập trung dân chủ, Người diễn giải,
"là để tất cả đảng viên bày tỏ ý kiến của mình"; "là thiểu số phục tùng đa
số, cấp dưới phục tùng cấp trên" Khi nói về nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, Người ví: "Khôn bầy hơn khôn độc", "nhiều người thì kinh nghiệm nhiều, người thì thấy rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề, góp kinh nghiệm, ý kiến của nhiều người thì được thấy rõ khắp mọi vấn đề, thì mới giải quyết được chu đáo, tránh được sai lầm” Hay khi
1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t 2, tr 261 - 262
Trang 32nói về sức mạnh của quần chúng, mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước
và quần chúng nhân dân, Người mượn câu nói dân gian:
"Dễ mười lần không dân cũng chịu
Khó trăm lần dân liệu cũng xong"
Và, nếu không có nhân dân thì Đảng và Chính phủ không có lực lượng; nếu không có Đảng và Chính phủ thì nhân dân không có ai dẫn
đường, v.v và v.v
Phong cách diễn đạt lý luận ngắn gọn, đơn giản hoá, dễ hiểu của Hồ Chí Minh thể hiện ngay cả trong thời kỳ Người chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và trong cả cuộc đời hoạt động của Người ở nhiều thời
kỳ sau này Tùy theo đối tượng, khi cần uyên bác, Người viết và nói rất uyên bác, nhưng nói chung, đối tượng giáo dục, tuyên truyền và giác ngộ của Người là các tầng lớp nhân dân Việt Nam nói chung mặt bằng dân trí thấp, hơn 90% còn mù chữ, Người không bao giờ viết và nói theo lối "tầm chương trích cú" Người viết rõ: Phải viết và nói sao cho họ hiểu, hiểu rồi làm được Người đã nhiều lần cảnh báo, những người nói dài, nói nhiều nhưng người nghe không hiểu, nếu không bị người nghe "la ó" đã là may những người viết dài mà rỗng tuyếch là “quyết không cho quần chúng xem” Mục đích của lý luận thể hiện ngay trong phong cách diễn đạt lý luận của Hồ Chí Minh Có thể khái quát đặc trưng phương pháp tư duy lý luận và phong cách diễn đạt lý luận của Hồ Chí Minh ở một số điểm sau:
- Là sự kết hợp nhuần nhuyễn, lôgíc giữa nhận thức lý luận, lập trường tư tưởng và mục đích, động cơ
- Là tính độc lập trong tư duy, sáng tạo trong tổ chức thực hiện, gắn bó chặt chẽ, thống nhất lý luận với thực tiễn, giữa cái chung và cái riêng, cái phổ biến và cái đặc thù
- Là sự kết hợp hài hoà, kế thừa có chọn lọc tri thức văn hoá văn minh hiện đại với truyền thống văn hoá, văn minh phương Đông; phương pháp và phong cách tư duy, diễn đạt hiện đại với cốt cách truyền thống của văn hoá dân tộc Việt Nam như tính khiêm tốn, giản dị, nhân văn của người dân Việt Nam; kết hợp với lối nói ẩn dụ, so sánh với sự diễn đạt theo tư duy lô gíc biện chứng
Trang 33- Là sự kết hợp nhiều phương pháp, nhiều cách diễn đạt một cách nhuần nhuyễn, lối so sánh (lô gíc hình thức) với tư duy biện chứng lô gíc, lấy cái đúng, cái phù hợp với thực tiễn làm trọng, làm cốt yếu
- Là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa tư tưởng và hành
động, giữa nói và làm, lấy thực tiễn kiểm nghiệm lý luận và lấy tổng kết bài học kinh nghiệm thực tiễn bổ sung cho lý luận để tạo thành hệ thống quan
điểm lý luận mang đặc điểm của riêng mình
Căn cứ vào những điểm đặc trưng trong phương pháp tư duy và phong cách diễn đạt lý luận trên đây, không phải không có người - cả trong nước
và ngoài nước cho rằng Hồ Chí Minh chưa phải là nhà tư tưởng, mặc dù họ rất kính trọng khi nhận định: Hồ Chí Minh là một nhà tổ chức, nhà hoạt
động lớn, kỳ tài hoặc thiên tài Họ còn cho rằng: Hồ Chí Minh “Không tỏ ra
là một nhà lý luận, và hình như rất ít chú ý về mặt này, thậm chí còn tỏ ra khó chịu hoặc coi thường những cuộc tranh luận về chủ nghĩa”(1), vì “Người không có tham vọng là nhà tư tưởng, nhà lý luận” Phải chăng trong nhìn nhận của những người này khi quan niệm nhà tư tưởng phải là những người
có những tác phẩm lý luận đồ sộ, phải đề ra những học thuyết có giá trị “lật ngược” những quan điểm hiện tại và hệ thống quan điểm có ý nghĩa, tầm cỡ một chủ nghĩa
Thực tế hiếm có nhà hoạt động lý luận nào lại nghĩ và đặt ra mục đích, mục tiêu là những quan điểm, lý lẽ của mình sẽ được người cùng thời và hậu thế duy danh là nhà tư tưởng, là học thuyết, là chủ nghĩa Nhưng lý lẽ của các vị, quan điểm của các vị khi đi vào thực tiễn, được kiểm chứng qua thực tiễn khiến giới nghiên cứu phải tìm hiểu rồi hệ thống và duy danh là nhà tư tưởng, là chủ nghĩa Đó là chưa kể tới việc từ lý lẽ, quan điểm của các vị, hậu thế còn bổ sung những dữ liệu mới làm phong phú thêm, hoàn chỉnh hơn Thực tế ấy có nghĩa là lý lẽ, quan điểm của một người phải trải qua lịch sử nhiều năm, thậm chí phải qua nhiều thế hệ kiểm chứng, nghiên cứu, bổ sung Như vậy, lý luận của người hoạt động tư tưởng được duy danh
là nhà tư tưởng phải là sự khái quát từ thực tiễn và có tính hệ thống
1
Xem J La-cu-tuya, Hồ Chí Minh, NXB Sơi, Pari, 1967, tiếng Pháp, tr 200 (J Lacouture: Hồ Chí Minh, Ed, Seuil, Paris, 1967, P.200)
Trang 34Quan điểm lý luận ấy không chỉ có ý nghĩa với thực tế hiện tại mà cao hơn là sự gợi mở, định hướng cho tương lai; còn hệ thống lý luận ấy được tương lai đối xử thế nào, chấp nhận hay không chấp nhận còn tuỳ thuộc vào giá trị khoa học, tính thời đại của nó có hay không Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi, của chủ nghĩa cơ hội, cải lương chỉ tồn tại và “sống được” trong những thời kỳ và hoàn cảnh nhất định, bị những người cách mạng chân chính đấu tranh, phê phán, loại bỏ Chủ nghĩa
M Găngđi, Chủ nghĩa tam dân… chỉ có giá trị ở một số nước, một khu vực
và chỉ có giá trị, ý nghĩa trong một thời kỳ nhất định rồi dần dần trở thành lỗi thời khi lịch sử loài người phát triển sang thời kỳ mới với những điều kiện và hoàn cảnh mới Còn chủ nghĩa Mác đã trải qua thời kỳ C Mác, qua thời kỳ V.I Lênin cho tới ngày nay vẫn tồn tại và thực tiễn, cách mạng thế giới đã minh chứng rõ tính khoa học, cách mạng và tính thời đại của nó Hơn thế nữa chủ nghĩa Mác còn không ngừng được bổ sung, phát triển bằng những bài học kinh nghiệm thực tiễn, những nguyên lý mới, những quy luật mới nhờ sự tổng kết đúc rút của nhiều nhà nghiên cứu, của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế mà một số lãnh tụ của các đảng là những nhà tư tưởng, những người tiêu biểu Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc ta là một trong những nhà tư tưởng như vậy
Để duy danh Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng thì điều quan trọng là phải tìm hiểu, phân tích những nguồn gốc hay nhân tố hình thành tư tưởng lý luận của Người, giá trị lịch sử và tính thời đại trong tư tưởng lý luận của Người Những vấn đề này chúng tôi sẽ luận giải ở phần sau Để khái niệm chung về Tư tưởng Hồ Chí Minh, theo chúng tôi phải nghiên cứu, xem xét một cách toàn diện, khoa học một số vấn đề sau:
Thứ nhất, Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải hình thành ngẫu nhiên
hoặc do Người tưởng tượng ra mà xuất phát từ thực tiễn, từ tổng kết thực tiễn Sự thất bại của các phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỷ XX thể hiện sự khủng hoảng cả về tổ chức lãnh đạo, cả về quan điểm đường lối Thực tiễn phong trào đặt ra vấn đề: Làm thế nào để phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc đi tới thành công Người thanh niên Nguyễn Tất Thành không theo lối mòn của các vị tiền bối mà tìm con
đường mới: sang Pháp, đến nhiều nước tư bản và nhiều nước thuộc địa để
“xem xét họ làm như thế nào” rồi trở về “giúp đồng bào chúng ta” thoát
Trang 35khỏi cảnh nô lệ, thuộc địa Từ nhận thức, và vốn tri thức đã có, từ đúc rút bài học thực tiễn, công việc và mục đích của Nguyễn Tất Thành không phải
là ngồi suy ngẫm để đề ra học thuyết mà bằng hoạt động thực tiễn, kết hợp với nghiên cứu để tìm ra lời giải đáp
Được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của V.I Lênin là bước khởi đầu để Hồ Chí Minh tiếp cận
những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc Việc Người tham gia Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành Đảng này gia nhập Quốc tế Cộng sản và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, người cộng sản Việt Nam đầu tiên; việc Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”; “chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng loài người khỏi ách áp
bức bóc lột” thể hiện rõ việc ra đi tìm đường cứu nước, quá trình hoạt động
thực tiễn của Người là quá trình tìm một học thuyết - một chủ nghĩa có thể dẫn dắt cả dân tộc đi tới mục tiêu độc lập, phồn vinh, nhân dân của Người
đi tới tự do hạnh phúc
Như vậy có thể thấy rõ, từ hành trang tư tưởng ban đầu là truyền thống yêu nước, khát vọng cứu nước giải phóng dân tộc, vốn tri thức Nho học, Hán học phong phú, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tin theo con đường của V.I Lênin mà C Mác là người phát lộ, Người đã trở thành một người mácxít Những quan điểm lý luận những năm sau đó của Người không phải là một học thuyết riêng, đứng ngoài chủ nghĩa Mác mà là sự vận dụng, cụ thể hoá chủ nghĩa Mác vào thực tiễn cách mạng Việt Nam,
nhưng thể hiện bản sắc riêng Việt Nam, bản sắc Hồ Chí Minh Đó là sản
phẩm, là kết quả nghiên cứu lý luận, hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh, của trí tuệ và tầm cao trí tuệ của Người
Thứ hai,- Như Hồ Chí Minh nói: Nghiên cứu lý luận nhưng không gắn
với thực tiễn thì là lý luận suông; hoạt động thực tiễn nhưng không có lý luận soi đường là thực tiễn mù quáng Nguyên tắc cơ bản trong nhận thức
và hành động của Hồ Chí Minh là luôn luôn thống nhất giữa lý luận với thực tiễn Theo Người, nếu không rõ nguồn gốc, cơ sở khoa học của lý luận, không thấy rõ tính phổ biến của các quy luật và những điểm đặc thù trong quá trình vận động của các quy luật khi vận dụng vào thực tiễn từng nước,
Trang 36từng thời kỳ thì việc nghiên cứu lý luận sẽ trở thành vô bổ Thấm nhuần sâu sắc chỉ dẫn của V.I Lênin: “Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng”, “chỉ có đảng nào có lý luận tiên phong mới làm nổi vai trò cách mạng tiên phong”, Hồ Chí Minh vừa hoạt động lý luận, vừa hoạt động và nghiên cứu thực tiễn và đây là nét đặc sắc trong toàn bộ cuộc
đời hoạt động cách mạng của Người
Hồ Chí Minh vừa nâng cao trình độ nhận thức lý luận, vừa tổng kết thực tiễn, đúc rút những bài học thực tiễn lịch sử trong truyền thống cha
ông, truyền thống dân tộc, những bài học kinh nghiệm cách mạng thế giới Quá trình chuẩn bị về chính trị - tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, cùng Đảng ta hoạch định đường lối lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành 30 năm chiến tranh cách mạng, thực hiện những nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa tiến hành kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc,
thống nhất Tổ quốc…là quá trình Hồ Chí Minh đồng thời vừa nghiên cứu lý
luận, vừa chỉ đạo thực tiễn, tổng kết thực tiễn để hình thành hệ thống những quan điểm lý luận về đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam từ giải phóng dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội Đó là những quan
điểm tư tưởng có tính thệ thống khoa học, lý luận, quan hệ hữu cơ và gắn bó chặt chẽ với thực tiễn, phù hợp với cách mạng Việt Nam, là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Thứ ba, Hồ Chí Minh là người có những dự báo, dự đoán thiên tài và
thực tiễn lịch sử đã minh chứng Đó là một cách nói Về mặt lý luận, có thể
khẳng định quan điểm của Hồ Chí Minh thể hiện tầm nhìn bao quát thời
đại, dự báo tương lai Tầm nhìn bao quát thời đại, dự báo và tiên đoán về
tương lai trong quan điểm của Hồ Chí Minh không thể hình thành một cách ngẫu nhiên hoặc may rủi mà phải ở tầm cao trí tuệ của Người Đó phải là năng lực tổng kết thực tiễn kỳ tài, nắm vững phương pháp luận và các quy luật, tính tất yếu trong sự vận động của các quy luật
Ngay trong khi cả dân tộc ta còn đắm chìm trong cảnh nô lệ, mất độc lập, tự do, Hồ Chí Minh vẫn tin tưởng rằng: “Người Đông Dương không chết! Người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi”; “luồng gió từ nước Nga thợ thuyền, từ Trung Quốc cách mạng, từ ấn Độ chiến đấu đang thổi đến giải độc cho người Đông Dương” “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người
Trang 37Đông Dương giấu một cái gì đó đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ thúc đẩy cho thời cơ đến” “Sự tàn bạo của chủ nghĩa thực dân đã chuẩn bị đất rồi”, những người ưu tú “chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi” Hoàn toàn có cơ sở khoa học và thực tế khi Hồ Chí Minh đưa ra nhận xét: “sức sống và nọc độc” của chủ nghĩa đế quốc thực dân là ở các nước thuộc địa và “cách mạng vô sản ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước”, hơn thế nữa nó còn tạo điều kiện, giúp đỡ cuộc cách mạng vô sản ở chính quốc đi tới thành công Rằng :”Chủ nghĩa cộng sản thâm nhập dễ dàng vào châu á, dễ dàng hơn là ở châu Âu”…
Tin theo và lựa chọn con đường cách mạng vô sản, hoạch định đường lối, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh không chỉ tin tưởng mà còn dự báo chiều hướng phát triển tương lai của cách mạng Việt Nam Qua các thời kỳ, Hồ Chí Minh đã có những tiên đoán chính xác lạ kỳ Năm 1941, vừa trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, Hồ Chí Minh dự báo khoảng 4-
5 năm nữa cách mạng Việt Nam sẽ thành công Năm 1944, Người lại nói
“thời cơ trong 1 năm, một năm rưỡi nữa, ta phải làm mau” và Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, dân tộc
ta giành lại nền độc lập
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và chống
Mỹ, cứu nước, cả dân tộc ta phải đương đầu chống trả cuộc chiến tranh xâm lược của những tên đế quốc có quân đội, nhà nghề, nhiều tiền, lắm súng, nhưng Người vẫn tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng Trong những năm 1965-
1969, khi đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ, bạn bè và nhân dân thế giới không ít người cho rằng Việt Nam “không đương đầu nổi” Nhưng Hồ Chí Minh và Đảng ta xác định rõ đường lối chiến lược thắng từng bước, từ “đánh cho Mỹ cút” để tạo thế và lực “đánh cho Nguỵ nhào” Diễn biến lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã diễn ra
đúng như lời tiên đoán của Hồ Chí Minh khi Người đã trở về với thế giới người hiền Loài người tiến bộ đã dành cho Việt Nam một vinh dự lớn, đó
là sự ngưỡng mộ, những lời ngợi ca “một nước nhỏ đã thắng hai đế quốc to” như Hồ Chí Minh đã nói
Trang 38Đấu tranh giành độc lập, kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, thống nhất Tổ quốc là sự nghiệp khó khăn, gian khổ, nhưng xây dựng đất nước phồn vinh, giàu mạnh, nhân dân hạnh phúc cũng không kém phần khó khăn gian khổ, lâu dài Hồ Chí Minh đã tiên lượng điều này Từ ngày đất nước sạch bóng quân xâm lược, non sông thu về một mối, công cuộc đổi mới xây dựng đất nước của dân tộc ta phải trải qua muôn vàn khó khăn, gian khổ và thử thách, nhưng dưới ngọn cờ Hồ Chí Minh, Đảng ta và cả dân tộc ta vẫn vững bước trên con đường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng đất nước mười lần tươi đẹp hơn như dự báo của Người Tầm nhìn thời đại, sự cống hiến, đóng góp vào cuộc đấu tranh của loài người tiến bộ, đặc biệt là với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc là ở chính những quan điểm lý luận, những bài học kinh nghiệm mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã tổng kết
và khái quát Điều này không có gì lạ, bởi tinh hoa truyền thống dân tộc Việt Nam, của cách mạng Việt Nam những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, những bài học kinh nghiệm của cách mạng thế giới đã được Hồ Chí Minh khái quát trong những quan điểm lý luận có tính hệ thống, được những thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ giải phóng dân tộc, kháng chiến chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước và đổi mới kiểm nghiệm tính khoa học, cách mạng
Nếu có thể nói - như một số báo chí và một số chính khách nước ngoài rằng, Hồ Chí Minh đã để lại cho thời đại một học thuyết thì học thuyết của
Người là Học thuyết về cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đi lên chủ
nghĩa xã hội cho các dân tộc thuộc địa Như đồng chí Phiđen Caxtơrô -
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hoà Cuba, đã khẳng
định: “Người đã tìm ra con đường kết hợp tư tưởng yêu nước của các dân tộc với sự cần thiết phải giải thoát họ khỏi sự bóc lột xã hội Sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội - là hai điển hình then chốt trong học thuyết của Người Đó là một cống hiến khác thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tư tưởng cách mạng thế giới”(1)
Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành, phát triển và được những bước tiến thắng lợi từ giải phóng dân tộc, 30 năm chiến tranh cách mạng và xây dựng
đất nước kiểm nghiệm tính khoa học, sáng tạo và đúng đắn Quá trình nhận
1
Phiđen Caxtơrô, Diễn văn đọc tại La Habana, ngày 17-3-1974, dẫn theo báo Thống
nhất, số 245, ngày 18-5-1974
Trang 39thức của Đảng ta với sự khẳng định cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam đối với cách mạng cũng từng bước ngày càng sâu sắc và hoàn chỉnh
Trong Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II 1951), đồng chí Tôn Đức Thắng đã nêu rõ: “Đường lối chính trị, nền nếp làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng ta hiện nay là đường lối, tác
(2-phong và đạo đức Hồ Chí Minh, là đường lối chính trị, tác (2-phong và đạo
đức cách mạng của Mác - Ănghen - Lênin - Xtalin ở Việt Nam Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong và đạo đức cách mạng của
Hồ Chí Minh; sự học tập ấy là điều kiện tiên quyết làm cho Đảng mạnh và làm cho cách mạng Việt Nam đi mau đến thắng lợi hoàn toàn”(1) Kể từ ngày Đảng được thành lập đến Đại hội Đảng lần này, các đồng chí lãnh đạo vẫn khẳng định Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng, người vạch đường chỉ lối cho Đảng và cách mạng Việt Nam, nhưng đây là lần đầu tiên Đảng ta chính thức và nhất trí rất cao trong việc đánh giá tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người Quan điểm này luôn thể hiẹn trong suốt các thời kỳ cách mạng sau đó và cho tới ngày nay Đó là sự nhất quán của các đồng chí lãnh
đạo của Đảng, Nhà nước, của toàn Đảng và toàn dân tộc
Ngày 9-9-1969, đọc Điếu văn của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt
trận Tổ quốc tại Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn đã khẳng định: “Hồ Chí Minh là người đầu tiên vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh nước ta, vạch đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam từng bước tiến lên, từ thắng lợi này đến thắng lợi khác… Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta”
Tại Lễ kỷ niệm lần thứ 80 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 1890/19-5-1970), Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh bao giờ cũng khái quát lý luận từ thực tiễn Do đó, Người không chỉ vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin mà còn phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin một cách thiết thực”(2)
1
Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm
của thời đại, NXB Sự thật, H.1970, tr 23
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, NXB CTQG, H.2001, T.9 tr.9
Trang 40Năm 1985, trong Diễn văn đọc Lễ kỷ niệm lần thứ 95 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường-Chinh lại khẳng
định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những cống hiến xuất sắc trong việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng thuộc địa Người
đã xây dựng thành một hệ thống chặt chẽ, đặt cơ sở cho việc hình thành
đường lối chiến lược và sách lược cũng như phương pháp và nghệ thuật tiến hành cách mạng ở một nước vốn là thuộc địa như nước ta”(1) Đây là lần
đầu tiên một đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước ta khẳng
định tư tuởng Hồ Chí Minh là một hệ thống lý luận chặt chẽ
Trước những chuyển biến của tình hình thế giới giữa những năm 80 của thế kỷ XX, những dấu hiệu chệch hướng của một số đảng cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa - kể cả Liên Xô đã ngày càng lộ rõ ở trong nước, cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng gay gắt, việc đổi mới tư duy
lý luận và phương pháp cách mạng đặt ra vô cùng cấp bách Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng ta, Tổng Bí thư Trường-Chinh nhấn mạnh: “Muốn đổi mới tư duy, Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng
và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng
và lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh” Với tinh thần ấy, đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI nói:
“Cuộc đời và tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kho tàng vô giá của Đảng và nhân dân ta, cả thế hệ hôm nay và mai sau Bác Hồ là nhà lý luận kiệt xuất trong việc vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta… Khai thác, hệ thống hoá, nghiên cứu nội dung và vận dụng di sản tinh thần phong phú của Bác Hồ vào công cuộc
đổi mới đất nước hiện nay là nhiệm vụ hàng đầu của những người làm công tác nghiên cứu lý luận”
Từ sự kiểm nghiệm bài học kinh nghiệm của những năm đầu công cuộc đổi mới ở nước ta, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) đã trân trọng và chính thức ghi vào Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ghi vào Điều lệ Đảng: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động” Theo quyết định của Đảng và Nhà nước, một
1
Trường-Chinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam, NXB.TTLL, H.1991, tr.180