Tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Tác động của du lịch đến sự phát triển đời sống kinh tế xã hội của đô thị cổ Hội An (Trang 55 - 64)

4. Tác động của Du lịch đến sự phát triển kinh tế – xã hội và văn hoá của đô thị cổ Hội An

4.2. Tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội

Có thể nói hoạt động du lịch ở đô thị cổ Hội An đang ngày có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của thị xã. Lƣợng du khách đến Hội An ngày càng nbiều đã làm cho Hội An có một sức sống và một bộ mặt mới, vừa

cố gắng bảo lƣu những gì đang có vừa cố gắng hoà nhập với sự phát triển của trào lƣu chung.

Điều mà tôi quan tâm nhất đó là vấn đề ngƣời dân làm du lịch. Đa số ngƣời dân Hội An có xu hƣớng làm kinh tế du lịch và thu nhập từ nguồn này là đáng kể đối với rất nhiều hộ gia đình tại thị xã Hội An.

Khách du lịch tham quan, lƣu trú tăng lên tạo tiền đề cho một số loại hình dịch vụ phát triển khá mạnh nhƣ khách sạn ven sông, ven biển, du lịch sinh thái, làng nghề, tắm biển, buôn bán, ăn uống, đồ lƣu niệm, shop vải... tạo việc làm thƣờng xuyên cho hàng ngàn lao động. Trƣớc đây, thế mạnh truyền thống của kinh tế Hội An là tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và khai thác thuỷ sản. Nhƣng sau khi Hội An trở thành di sản thế giới, lƣợng khách đến Hội An ngày càng đông, rất nhiều hộ gia đình chuyển sang kinh doanh du lịch. Phố cổ Hội An trở thành phố xá của các loại hình dịch vụ du lịch. Đó là một lựa chọn đúng đắn và biết tận dụng thời cơ của ngƣời dân Hội An.

Mỗi năm số du khách trong và ngoài nước đến phố cổ Hội An ngày một đông, trung bình hàng năm tăng từ 20 đến 30%, trong đó phần lớn là du khách quốc tế ở hơn 60 quốc gia trên thế giới. Lượng khách đông khiến thị xã đã bé nhỏ càng bị thu hẹp lại, và vì thế mỗi năm có hàng chục nhà nghỉ, khách sạn mọc lên”.

(Phó trưởng Phòng Văn hoá-thông tin thị xã Hội An)

Không chỉ du khách mà cả những ngƣời Hội An xa quê lâu ngày trở về cũng bất ngờ trƣớc sự giàu lên nhanh chóng của một bộ phận cƣ dân phố cổ. Có đƣợc thành quả này nhờ vào sự linh hoạt của ngƣời dân phố Hội trong

trú, đi lại, tham quan đến may mặc, mua sắm các mặt hàng lƣu niệm... Theo thống kê của ngành du lịch Hội An, từ năm 1995 trở lại đây, có không dƣới 500 tỷ đồng từ nguồn vốn của các hộ tƣ nhân, kể cả trong và ngoài địa bàn thị xã đã đƣợc đầu tƣ cho ngành kinh tế khá mới mẻ nhƣng hiệu quả đem lại so với mặt bằng chung là vƣợt trội. Du lịch phát triển kéo theo các ngành nghề truyền thống phục vụ du khách. Nghề “may nóng” ở Hội An đã hình thành và phát triển nhanh đến không ngờ. Bây giờ cả thị xã có trên 300 hộ chuyên kinh doanh hàng vải sợi, tơ lụa và may quần áo cho du khách, giải quyết việc làm và mang lại thu nhập khá cao cho trên 2000 lao động may gia công.

“Khách Tây đến Hội An rất thích may áo quần do chính bàn tay người thợ Hội An cắt vải. Do vậy mỗi cửa hàng đều có sẵn một đội thợ may khoảng vài chục người để kịp may hàng cho khách lấy ngay trong ngày, thậm chí một vài giờ...”

(Nữ, 32 tuổi, chủ cửa hàng vải vóc và may quần áo)

Đời sống của ngƣời dân tăng lên nhờ vào nhiều nguồn thu khác nhau, tuy vậy không phải là tất cả các hộ đều tăng, chỉ những hộ gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch thì đời sống mới tăng lên rõ rệt. Những ngƣời không làm nghề buôn bán, kinh doanh hoặc không tham gia vào các hoạt động dịch vụ du lịch (cán bộ công nhân viên chức nhà nƣớc thuần tuý thu nhập chỉ dựa vào lƣơng) thì đời sống không nâng cao mấy.

Một thực tế là sự bùng lên về kinh doanh du lịch theo kiểu “người

người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch” vậy mà sự kinh doanh buôn bán

không những không bị “ế ẩm” mà ngƣợc lạ rất thuận lợi. Điều đó chứng tỏ

lƣợng khách du lịch đến với Hội An rất đông và sức tiêu thụ rất lớn. Còn một điểm khác biệt nữa, hầu nhƣ các hộ buôn bán đều có một sự thoả thuận

chung: “người Việt Nam một giá và người nước ngoài là một giá khác”. Chính vì vậy, khi khách trong nƣớc đến với Hội An họ không cảm thấy sự đắt đỏ quá mức nhƣ những địa điểm du lịch khác.

Nếu quay ngƣợc lại cách đây gần 10 năm, Hội An vẫn còn là một thị xã miền Trung nắng nóng và nghèo nàn thì sự kiện năm 1999 là bƣớc ngoặt cho sự phát triển nhanh chóng và vƣợt bật của thị xã. Hầu hết các hộ gia đình trong nội thị đều có những vật dụng cần thiết cho nhu cầu sống và sinh hoạt.

Biểu đồ 5. Tỷ lệ mua sắm vật dụng sinh hoạt của ngƣời dân

1. Có

2. Không

Có đến 85,7% ý kiến ngƣời đƣợc hỏi cho rằng đời sống vật chất đƣợc nâng lên đáng kể từ khi du lịch phát triển và họ đã mua sắm đƣợc các trang thiết bị và đồ dùng sinh hoạt cho gia đình.

85.7 14.3

1 2

Biểu đồ 6. Mức độ mua sắm thêm các vật dụng sinh hoạt

1. Tivi 2. Tủ lạnh 3. Bếp gaz

4. Xe máy 5. Máy giặt 6. Vật dụng khác

Bếp gaz và Tivi là hai vật dụng đƣợc đa số các hộ gia đình mua sắm, chiếm 54,5% và 58,8%. Tiếp theo tủ lạnh cũng đƣợc nhiều hộ gia đình chú ý (42,4%). Xe máy và máy giặt chỉ chiếm số ít bởi vì tuy cuộc sống vật chất tăng lên nhƣng dù sao đó cũng là những vật dụng tƣơng đối đắt tiền hơn so với 3 loại trên, do vậy nó không phổ biến bằng.

Có thể nói năm 1999 là điểm mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của ngành du lịch Hội An. Nhờ du lịch Hội An đã thay đổi theo hƣớng tích cực về nhiều mặt. Nền kinh tế ở Hội An phát triển nhanh chóng nhờ vào doanh thu của du lịch.

0 10 20 30 40 50 60 54.5 42.4 58.8 8.6 5.1 1 1 2 3 4 5 6

Đời sống ngƣời dân tăng lên từ nhiều nguồn khác nhau và không phải ngƣời dân nào hay hộ gia đình nào mức sống cũng tăng lên. Điều đó phụ thuộc vào ngƣời ấy hay hộ gia đình ấy có làm du lịch hay không. Nhƣ vậy, thế mạnh của du lịch Hội An rất lớn, góp phần cải thiện đời sống ngƣời dân đến mức đáng kể.

Qua khảo sát tại Hội An, không chỉ riêng khu phố cổ mà cả những khu không thuộc phố cổ thì sinh hoạt và kinh doanh rất phát triển. ở khu phố cổ, tất cả các ngôi nhà mặt đƣờng đều có cửa hàng kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho du khách. Dọc theo các tuyến phố, khách nƣớc ngoài ra vào mua bán tại các gian hàng rất nhiều. Những mặt hàng mà du khách, đặc biệt là du khách nƣớc ngoài chú ý và quan tâm nhiều nhất đó là cửa hàng vải vóc, quần áo may sẵn với những kiểu dáng rất đẹp, sang trọng và bắt mắt đƣợc may bằng những chất liệu vải nhẹ nhàng, thanh thoát và quyến rũ nhƣ lụa, tơ tằm, đũi... Các xƣởng thủ công mỹ nghệ nhƣ điêu khắc, thêu... cũng đƣợc du khách viếng thăm nhiều.

Đặc biệt với một diện tích nhỏ nhƣng Hội An tập trung một số lƣợng khách sạn và nhà hàng lớn. Hầu hết các nhà hàng ở Hội An tập trung phục vụ cho du khách nƣớc ngoài. Khách nƣớc ngoài rất thích không khí nhẹ nhàng, cổ kính của nhà hàng cùng với những món ăn mang đậm nét phƣơng Đông mà chỉ Hội An mới có.

Nguồn thu từ nhà hàng, khách sạn và các cửa hàng vải, quần áo... rất lớn, nhiều ngƣời dân từ một ngƣời bán hàng rong cách đây khoảng 10 năm thì giờ đã là những ông chủ, bà chủ của những ngôi nhà khang trang, sang trọng ở khu ngoại vi, sở hữu những khách sạn đẹp và hấp dẫn khách du lịch. Điều

Hội An của gần 10 năm về trƣớc là mấy, một Hội An nghèo nàn và kém phát triển.

Hộp 3. Có thể phân ra thành một số đôi tƣợng ngƣời dân trong hoạt động du lịch ở Hội An nhƣ sau:

Đối tượng thứ 1: Những ngƣời không buôn bán, không tham gia các dịch vụ du lịch (họ là những cán bộ, công nhân viên chức thuần tuý) thì đời sống không nâng cao vì họ chỉ sống nhờ vào đồng lƣơng.

Đối tượng thứ 2: số cán bộ, công nhân viên chức ngoài thu nhập từ lƣơng còn làm thêm các dịch vụ thì thu nhập tăng lên rất nhiều. Và hiện nay ở Hội An đối tƣợng này đang ngày càng có xu hƣớng tăng lên, thậm chí có những ngƣời là giáo viên, cán bộ nhà nƣớc cũng đã đầu tƣ xây dựng những khách sạn, nhà hàng, các cơ sở phục vụ cho kinh doanh du lịch.

Đối tượng thứ 3: Tuy là buôn bán kinh doanh phục vụ du lịch nhƣng nếu những ngƣời buôn bán kinh doanh lớn thì đời sống nâng cao rõ rệt thì những ngƣời buôn bán nhỏ cũng không tăng lên mấy.

Đối tượng thứ 4: Do đời sống tăng lên, khách du lịch đến Hội An nhiều nên những dịch vụ về vận chuyển ở Hội An phát triển. Những ngƣời làm nghề chở xích lô, xe thồ, lái xe du lịch... có thêm rất nhiều khách, đó là du khách trong và ngoài nƣớc đến tham quan Hội An. Nhờ đó mà nguồn thu nhập của họ tăng lên.

Đối tượng thứ 5: Đây mới chính là đối tƣợng có nguồn thu nhập cao nhất và chủ yếu nhất từ hoạt động kinh tế du lịch. Họ là những ngƣời kinh doanh nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng may mặc, vải vóc, các cửa hàng bán đồ lƣu niệm, thủ công mỹ nghệ,...

Không chỉ có những ngƣời ngoài khu vực nhà nƣớc làm kinh tế du lịch mà ngay cả những ngƣời làm công ăn lƣơng nhà nƣớc cũng tham gia tích cực vào hoạt động kinh tế du lịch. Nhiều hộ cho thuê mặt bằng kinh doanh, nhiều hộ trực tiếp kinh doanh theo kiểu vẫn đi làm nhà nƣớc nhƣng vẫn mở cửa hàng, cửa hiệu, nhà hàng, khách sạn... Đối với những ngƣời này thì nghề nghiệp là hình thức còn thu nhập từ nguồn thu kinh tế gia đình mới là chính và chủ yếu.

Hộp 4. Mạng lƣới kinh doanh khách sạn và nhà trọ phân theo thành phần kinh tế qua các năm

Số lƣợng khách sạn và nhà trọ Tổng số Thành phần kinh tế Kinh tế nhà nƣớc Kinh tế tập thể Liên doanh nƣớc ngoài Tƣ nhân Năm 2000 25 4 1 1 20 Năm 2001 30 4 1 1 24 Năm 2002 45 4 1 1 38 Năm 2003 63 4 1 1 57 Năm 2004 69 4 1 2 62 Số lƣợng buồng phòng khách sạn và nhà trọ Năm 2000 776 207 12 100 457 Năm 2001 872 254 12 100 506 Năm 2002 1.273 295 35 100 843 Năm 2003 1.997 388 35 100 1.474

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Hội An năm 2004

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy đời sống của ngƣời dân Hội An tăng lên nhờ du lịch. Các hộ gia đình kinh doanh du lịch theo hình thức tƣ nhân rất nhiều, theo số liệu và cũng nhƣ theo quan sát, chúng tôi nhận thấy số lƣợng khách sạn ở Hội An ngày càng tăng và đa phần trong số đó là của doanh nghiệp tƣ nhân.

Tại sao Hội An lại bảo tồn đƣợc khu phố cổ? Và tại sao khu phố cổ ở những địa phƣơng khác không làm đƣợc? Nhà sử học Dƣơng Trung Quốc đã

giải thích nguyên nhân này: “phố cổ Hội An có may mắn là một thời gian dài

đã ngủ say trong sự quên lãng lại thức giấc đúng lúc người ta nhận ra giá trị của phố cổ”.

Vài năm gần đây, thị xã Hội An đã có bƣớc chuyển khá mạnh về xây dựng lối sống văn minh văn hoá trong của cộng đồng dân cƣ Hội An. Trong cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Nhân tố đóng vai trò quan trọng và quyết định tới sự tồn vong của Di sản Hội An chính là những thế hệ dân cƣ đang sinh sống trong lòng Di sản, họ là chủ thể để giữ gìn và tôn vinh cho di sản này.

Nghị quyết số 02/NQ-HĐ ngày 31/05/1993 về nhiệm vụ phát triển du lịch đã đánh dấu mốc khởi đầu quan trọng về định hƣớng phát triển kinh tế du lịch của thị xã Hội An. Ngành du lịch Hội An đã chuyển động theo hƣớng du lịch văn hoá và trở thành ngành kinh tế trọng yếu của thị xã. Đặc biệt trong những năm 1996-2000, du lịch Hội An đã đạt tốc độ tăng trƣởng nhanh về cơ sở vật chất và hoạt động kinh doanh.

Nhận thức rõ nét ảnh hƣởng của kinh tế đến phát triển tinh thần, ngƣời dân Hội An đã nhanh chóng bắt nhịp với cuộc sống hiện tại. Cũng nhƣ các

địa phƣơng khác Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Hải Phòng... ngƣời dân Hội An cũng đang biến thế mạnh của mình thành động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

Qua khảo sát thực tế đánh giá của ngƣời dân về tác động của du lịch đến đời sống kinh tế xã hội, chúng tôi thu đƣợc kết quả theo xu hƣớng tích cực.

Bảng 7. Mối quan hệ giữa giới tính ngƣời đƣợc hỏi và mức độ tăng lên về thu nhập

Mức độ tăng lên Nam Nữ Total

Không tăng lên 50% 50% 100%

Tăng lên đáng kể 52,9% 47,1% 100%

Tăng lên rất nhiều 52,2% 47,% 100%

Trong nhận thức của những ngƣời tham gia trả lời bảng hỏi, tỷ lệ nam và nữ tƣơng đồng ý kiến trong việc đánh giá tác động của du lịch đến mức độ tăng lên về thu nhập. Nhƣ vậy không có sự khác biệt lớn trong mối quan hệ giữa giới tính và mức độ tăng thu nhập.

Một phần của tài liệu Tác động của du lịch đến sự phát triển đời sống kinh tế xã hội của đô thị cổ Hội An (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)