Phát triển văn hoá vật thể (trên mặt đất và trong lòng đất)

Một phần của tài liệu Tác động của du lịch đến sự phát triển đời sống kinh tế xã hội của đô thị cổ Hội An (Trang 65 - 73)

4. Tác động của Du lịch đến sự phát triển kinh tế – xã hội và văn hoá của đô thị cổ Hội An

4.3.1.Phát triển văn hoá vật thể (trên mặt đất và trong lòng đất)

Đây là tầng văn hoá nổi bật nhất trong giá trị văn hoá của đô thị cổ Hội An bởi vì sự hiện diện của khu phố cổ là thành tố chủ đạo cho quá trình giao lƣu kinh tế-văn hoá trong lịch sử và trong sự phát triển kinh tế du lịch ở Hội An hiện nay. Chƣa có nơi nào tập trung mật độ di tích dày đặc nhƣ ở phố cổ

Hội An, có đến 844 di tích/2km2 và cũng chƣa có nơi đâu hội tụ đủ gần nhƣ tất cả các loại hình kiến trúc cổ Việt Nam nhƣ ở nơi đây. Hơn 1000 di tích chia làm 3 nhóm theo công năng kiến trúc: Nhóm các công trình dân dụng (nhà ở, giếng, cầu, chợ), nhóm các công trình tín ngƣỡng (đình, chùa, lăng, miếu, hội quán, nhà thờ tộc) và các công trình có công năng đặc thù (thành, mộ). Mỗi nhóm đều có những đặc điểm riêng góp phần tăng thêm tính phong phú, độc đáo của văn hoá Hội An.

Từ 529 ngôi nhà (gồm nhà phố và nhà rƣờng)-đơn vị chính cấu thành đô thị cổ vừa là nơi cƣ trú, thờ tự tổ tiên vừa là điểm mua bán hàng đến chiếc Cầu Lai Viễn biểu trƣng cho tình hữu nghị 3 cƣ dân Nhật-Hoa-Việt từng một thời cộng cƣ trên phố cổ, đến 24 giếng nƣớc của ngƣời Chăm, Hoa, Việt, đến khu chợ từ hơn 150 năm nay vẫn là trung tâm thƣơng mại-dịch vụ của ngƣời dân phố Hội, rồi 11 ngôi đình làng bề thế vẫn là nơi tín ngƣỡng, thờ tự, sinh hoạt văn hoá-lễ hội dân gian của cộng đồng, rồi 23 ngôi chùa Phật, 30 lăng miếu thờ các vị thánh thần nhằm cầu mong quốc thái dân an, phong điều vũ thuận, 5 hội quán của ngƣời Hoa vẫn là tụ điểm sinh hoạt văn hoá-xã hội của các bang hội đồng hƣơng, 18 nhà thờ tộc vẫn nghi ngút khói hƣơng thể hiện lòng tri ân, tôn kính của cháu con đối với tổ tiên, 2 khu thành cổ-thủ phủ của xứ Quảng Nam xƣa, gần 1000 ngôi mộ cổ-nơi yên nghỉ cuối cùng của nhiều ngƣời Việt, ngƣời Hoa, ngƣời Nhật và các thƣơng nhân nƣớc ngoài thời xa xƣa... tất cả 11 loại hình di tích trên hiện vẫn tồn tại và làm cho Hội An trở thành một bảo tàng kiến trúc đô thị sống.

“Vẻ đẹp không trùng lặp chứa đựng trong các phố phường lịch sử, sự phong phú của các thể dáng kiến trúc, sự hoàn hảo của nghệ thuật chạm khắc trong nội thất các di tích kiến trúc cổ tạo nên sự điểm nổi bật trong không

gian riêng biệt của phố cổ Hội An. Những đặc điểm này đưa Hội An lên vị trí hàng đầu trong danh mục các di tích văn hoá của Việt Nam”

(Kamierz Kwiatkowski, kiến trúc sư người Ba Lan)

Đến nay Hội An đang ra sức phát huy thế mạnh của những di tích này để biến nó thành điểm mạnh thu hút sự quan tâm chú ý không chỉ đối với du khách trong nƣớc mà cả quốc tế.

Theo quan sát của chúng tôi, những bức tƣờng so le, trầm mặc, những mái ngói nhấp nhô xanh mƣợt màu rêu, những bờ nóc, bờ hồi uốn cong mềm mại, những đôi mắt cửa âm dƣơng thâm nghiêm, huyền bí, những đƣờng nét hoa văn chạm trổ tuyệt vời,... làm cho hồn phố có sức hấp dẫn kỳ lạ. Với một bề dày và chiều sâu văn hoá, dù là một đô thị cổ bé nhỏ nhƣng Hội An đã khẳng định đƣợc chỗ đứng của nó trong lòng ngƣời dân Việt Nam và thế giới.

Nhà văn Nguyên Ngọc đã từng khẳng định: “Trung tâm văn hoá của

Quảng Nam từ xưa và cho đến bây giờ có lẽ cũng vậy, là Hội An chứ không phải Đà Nẵng”.

Đƣờng phố Hội An cũng giống nhƣ đƣờng phố ở thành phố Huế và khu ohố cổ Hà Nội, cong, ngắn, hẹp, bố cục theo kiểu bàn cờ và đƣợc đặt tên một cách đầy ý nghĩa.

Những ngôi nhà “khiêm tốn”, nhỏ xinh, nép mình trong những dãy phố hẹp-nơi hơn 10 thế hệ kế tiếp nhau cƣ trú, bán buôn, nơi tình ngƣời gắn bó, giao thoa trong một cấu trúc phố thị-làng xã hoà quyện: chung vách-chung tƣờng. Nhƣ một sự đoàn kết, hợp lực tự nhiên, những ngôi nhà quần tụ bên nhau, nƣơng tựa lẫn nhau để cùng sống và tồn tại cho đến ngày nay. Ngôi nhà cổ Hội An là sự đan quyện tài tình, sự hài hoà các nét kiến trúc Hoa-Nhật-

Việt-Pháp. Bàn tay tài hoa của các thế hệ nghệ nhân đã dày công tạo dựng, pha trộn những kiểu trang trí nội thất và bố cục không gian sinh động. Ngôi nhà cổ hiện nay là điểm tham quan du lịch của thị xã và vẫn và sẽ đƣợc thị xã quan tâm bảo quản và sửa chữa trùng tu để nó vẫn mãi mang nét đẹp truyền thống.

Nhà thờ tộc là loại hình kiến trúc tín ngƣỡng phục vụ nhu cầu thờ tự tổ tiên, sinh hoạt huyết thống của từng dòng họ. Từ tấm lòng và sự đầu tƣ công sức của cháu con, nhà thờ tộc ở Hội An hiện nay là sự nâng cao về quy mô, trình độ kiến trúc-nghệ thuật,về công năng sử dụng so với nhà ở thông thƣờng. Thông qua các dịp giỗ tổ hàng năm, thông qua Tộc ƣớc thành văn hay bất thàn văn và thông qua các dịp sinh hoạt dòng họ, ngôi nhà thờ tộc hiện nay cũng là điểm đáng để du khách viếng thăm bởi nó chính là nơi giáo dục con ngƣời lòng biết ơn, kính trọng tổ tiên, nƣơng náu, đùm bọ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống và không ngừng củng cố huyết thống.

Giếng cổ phân bố trong và ngoài phố cổ là hệ thống đặc biệt về cấu trúc xây dựng, về kiểu dáng và về độ tinh khiết của nƣớc. Thƣ tịch cổ đã ghi lại rằng đây chính là nguồn nƣớc ngọt nổi tiếng mà từ những thế kỷ 9-10, ngƣời Chăm cổ đã từng cung cấp cho lái buôn Arập, Ba Tƣ khi cập bến xứ này. Dù hệ thống nƣớc may hiện nay đủ sức cung ứng cho phố cổ nhƣng ngƣời dân vẫn lấy nguồn nƣớc mát lành của các giếng cổ phục vụ cho sinh hoạt của mình, nhất là để chế biến món ăn và nƣớc uống. Hàng ngày sẽ có những ngƣời gánh nƣớc thuê mang nƣớc đến tận hộ gia đình nếu có nhu cầu. Hầu hết các món ăn và đặc sản ở Hội An của các nhà hàng nổi tiếng đều chế biến từ chính nguồn nƣớc của giếng cổ. Và chỉ có chế biến từ nguồn nƣớc này món ăn mới ngon và có hƣơng vị riêng của Hội An.

Những ngôi đình làng truyền thống của cƣ dân Việt hoặc ngƣời Việt gốc Hoa ở Hội An - trung tâm văn hoá tín ngƣỡng của từng cộng đồng. Cây đa, bến nƣớc, sân đình từ bao đời nay vẫn là những hình tƣợng vô cùng thiêng liêng, gần gũi, thân thƣơng đối với mọi thành viên trong làng xã. Đình làng luôn là hiện thân của tình đoàn kết, gắn bó giữa ngƣời với ngƣời trong mỗi địa phƣơng, là nơi giao lƣu văn hoá, tình cảm của nhân dân thông qua các biểu tƣợng thờ tự và các dịp hội hè, đình đám. Đây là biểu trƣng văn hoá của thị xã Hội An.

Lăng miếu ở Hội An tồn tại dƣới nhiều quy mô, kích cỡ tuỳ theo đối tƣợng thờ tự. Quan Công miếu với dáng vẻ kiến trúc uy nghiêm, bề thế, đã từng và đến nay vẫn là trung tâm tín ngƣỡng của cộng đồng cƣ dân ở Hội An. Khổng Tử miếu, Văn Thánh miếu, Ngũ Hành miếu... ngoài sự khác nhau về đức tin, mỗi công trình đều toát lên những đặc thù kiến trúc riêng biệt, thể hiện tính sáng tạo phong phú về văn hoá của con ngƣời Hội An.

Hội quán là nơi các du khách đến Hội An không khỏi dừng chân. Những công trình kiến trúc tuyệt vời này do các thế hệ cƣ dân gốc Hoa lần lƣợt xây dựng từ thế kỷ 17 và đều chọn hƣớng nhìn thông thoáng về phía dòng sông Thu Bồn. Các hội quán Phúc Kiến, Dƣơng Thƣơng, Hải Nam, Quảng Triệu, Triều Châu đều in đậm phong cách nghệ thuật Trung Hoa, có sự góp sức tạo dựng của những tài năng điêu khắc, kiến trúc ngƣời Việt. Vẻ đẹp hoành tráng của bố cục không gian, vẻ đẹp tao nhã thanh thoát của những đƣờng nét chạm trổ, vẻ đẹp của tâm hồn sâu lắng của những pho tƣợng Thần, Phật,... tất cả hoà quyện vào nhau để tạo nên giá trị nghệ thuật tổng hợp đặc sắc, diệu kỳ thu hút sự quan tâm chú ý của du khách gần xa.

Những ngôi mộ ở vùng ngoại vi Hội An còn in nhiều dấu tích yên nghỉ vĩnh hằng của bao thế hệ: Sa Huỳnh, Champa, Việt, Hoa, Nhật, Bồ Đào Nha,

Tây Ban Nha, Đức... Đến nay chúng vẫn tồn tại và đƣợc ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng ở Hội An trân trọng bảo vệ, giữ gìn. Bia mộ của họ vẫn còn khắc ghi những thông tin lịch sử cực kỳ quý giá.

4.3.2. Phát triển văn hoáphi vật thể

Hội An là nơi hợp cƣ của nhiều ngƣời từ nhiều lớp, nhiều nguồn và nhiều dân tộc nên ở Hội An hiện tồn tại nguồn di sản văn hoá phi vật thể hết sức phong phú và giá trị.

4.3.2.1. Các lễ hội văn hoá dân gian

Gần nhƣ hàng năm ở Hội An đều diễn ra các lễ hội văn hoá truyền thống của cƣ dân địa phƣơng, gồm các lễ hội của cƣ dân sông nƣớc nhƣ lễ hội cầu ngƣ-tế cá ông-đua thuyền, của cƣ dân thƣơng nghiệp nhƣ lễ hội vía Thiên Hậu Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Tài Thần... ; của cƣ dân nông nghiệp: tết Nguyên Đán, tết Nguyên Tiêu, tết Đoan Ngọ, tết Trung Thu... Các lễ hội này thƣờng có sự đan xen, quyện hoà của các yếu tố văn hoá Việt-Hoa, Hoa-Việt, Chăm-Việt. Lễ hội ở Hội An tuy không bề thế, phần hội nhỏ nhƣng lại diễn ra thƣờng xuyên, phản ánh chân thực văn hoá dân gian của một cảng thị thƣơng nghiệp và giàu tính nhân văn, nhân bản.

4.3.2.2. Phát triển làng nghề truyền thống

Hội An còn có nhiều làng nghề thủ công truyền thống đƣợc kế thừa từ ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, song lại thích nghi trong điều kiện của vùng đất mới.

Nằm cách Hội An 3 Km về hướng Tây, làng gốm Thanh Hà từng đóng vai trũ quan trọng trong quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế của éụ thị cổ Hội An. Vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngụi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Chính những người thợ gốm Thanh Hà đó làm nờn và cung cấp gạch, ngúi lợp, ngúi lỏt nền cho cỏc ngụi nhà cổ ở Hội An và cỏc khu vực chung quanh. Hiện nay, người dân làng gốm Thanh Hà đang làm đúng những công việc và theo đúng cách cha ông họ đó làm trong những thế kỷ trước. Trong đôi bàn tay khéo léo và điêu luyện của họ, những chiếc lọ hoa xinh xắn, những bỡnh trà, bỡnh rượu, những chiếc ấm, bồng binh, những chum, lu, hũ, vại và cả những con vật thân thương như trâu, Bũ, mào, lợn... cứ lần lượt ra đời. Ngày nay, những ngôi nhà cổ ở Hội An đang cần đến bàn tay khéo léo và khối óc thông minh, sáng tạo của những người thợ gốm Thanh Hà. Họ chính là đối tác duy nhất có thể cung cấp những viên gạch xây, những viên ngói lợp đúng tiêu chuẩn, hợp quy cách và chất lượng cao phục vụ công tác trùng tu, bảo tồn cả Hội An, Di sản Văn hóa Thế giới.

Làng mộc Kim Bồng

Làng mộc Kim Bồng thuộc xó Cẩm Kim nằm bờn kia sụng Hội An. Làng vốn rất nổi tiếng về nghề mộc của mỡnh vỡ hầu hết cỏc kiến trúc cổ kính của Hội An đều do bàn tay tài hoa của cha ông họ dựng nên từ những ngày vàng son của thương cảng mậu dịch quốc tế Hội An. Kỹ thuật của thợ mộc Kim Bồng quả là tuyệt hảo. Những tác phẩm chạm khắc của họ trên các đầu kèo, trên xiên, trên trính, trên án thư, bàn thờ, và cả bàn ghế, tủ, khay, đều là những kiệt tác mà bất cứ ai được trông thấy cũng phải trầm trồ, xuýt xoa thỏn phục. Núi túm lại, những gỡ thợ mộc Kim Bụng đó làm thỡ đẹp và hoàn hảo đến mức không thể nào chê. Thợ mộc Kim Bồng ngày nay vẫn giữ được nghề mỡnh sống với Hội An muụn đời cổ kính tuy nhiều người trong họ chuyển sang đóng, sửa tàu thuyền cho ngư dân các tỉnh Trung bộ Việt Nam và một số khác cứ hăm hở lao vào công tác trùng tu, sửa chữa các di tích của Khu phố cổ hoặc tạc tượng, điêu khắc trên gỗ, sản xuất đồ gỗ và hàng lưu niệm để bán cho du khách và xuất khẩu ra nước ngoài.

Làng rau Trà Quế

Nằm cỏch Khu phố cổ Hội An 3 Km về phớa Bắc, làng rau Trà Quế thuộc xó Cẩm Hà vốn nổi tiếng từ rất lõu trong tỉnh Quảng nam và Thành phố éà Nẵng. Dõn làng Trà Quế xưa nay vẫn là những nông dân chân lấm tay bùn, những người nuôi tôm nước lợ và đặc biệt họ luôn là những tay trồng rau cự phách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản phẩm rau Trà Quế bán rất chạy và được đánh giá cao vẳ độ tươi mới, chất lượng thơm ngon và rất an toàn. Mỗi ngày, từ Trà Quế hơn 8 tấn rau xanh tỏa đi và được tiêu thụ ở khắp mọi miền trong tỉnh và thành phố éà Nẵng. Rau Trà Quế khụng thể thiếu được trong các bữa ăn của người dân Quảng Nam-éà Nẵng. Vỡ thế, chẳng lạ gỡ khi ngay cả những người dễ ăn nhất cũng cho rằng bữa ăn chẳng có mùi vị gỡ nếu khụng cú rau xanh Trà Quế.

4.3.2.3. Ẩm thực đặc sắc

Hộp 6. Nét đặc trƣng trong văn hoá ẩm thực ở Hội An

Hội An trước đây đó nổi tiếng với thỳ đá gà, thả diều, chơi cây cảnh, câu cá, bài chũi; bài kiệu; hũ khoan đối đáp...

Cùng với các thú vui chơi giải trí là thú ẩm thực. Ăn uống là nhu cầu tất yếu của con người nhưng một khi thông qua sự lựa chọn, chế biến và sắm đặt của con người, nó trở thành một vấn đề văn hóa.

Từ góc độ này, có thể nói rằng, cư dân Hội An trải qua quá trỡnh phỏt triển lịch sử đó tạo nờn một thúi quan ẩm thực mang những nột riờng. Nột riờng này thể hiện trước hết ở việc sử dụng hợp lý các sản vật có sẵn tại địa phương vào bữa ăn thường ngày.

Trong các bữa ăn của cư dân Hội An thành phần cỏc chất từ tôm, cua, cá, rau

quả chiếm tỷ lệ nhiều hơn các loại thịt, mỡ. Nét riêng này thể hiện ở một số món ăn đặc sản của địa phương như Cao lầu, Phở (Phố hội), mắm dảnh (Cẩm An). Bánh tráng đập; Chè bắp; Hến trộn (Cẩm Nam); Mỡ Quảng (Cẩm Hà, Cẩm Chõu) rau sống, tam (tụm) hữu (Trà Quế)...

Sự phong phú về chủng loại các món ăn cũng là một nét độc đáo trong nắp ẩm thực của cư dân Hội An. Tại Hội An bên cạnh các món ăn truyền thống của người Việt, cũn cú cỏc mún ăn ảnh hưởng từ Trung Hoa như món bánh bao, lục tàu xá, xí mà, lương phảnh; hoành thánh, bánh quai vạc, cơm Dương Châu, bún gạo, khoai nhục Phúc Kiến, nậm nhự xỡ dầu, hoặc cỏc mún ăn của môt số nước khác như cải (ấn éộ), bi-tết, ốp-la

địa phương như nước dừa, nước chè, nước đậu ván, sữa đậu nành, rượu nếp, nước lá Lao...

Kinh nghiệm trong việc chế biến thức ăn, chế biến các món ăn đặc sản của người dân Hội An khá phong phú và có những bí quyết riêng. Chỉ riêng với việc dùng dầu để chế biến, người Hội An cũng đó phõn thành cỏc cấp độ khác nhau như Chiên, xào, um, chấy, ram.

Cùng với việc phong phú về chủng loại món ăn, bề dày truyền thống về kinh nghiệm chế biến, người Hội An cũng đó tạo nờn những thúi quen ẩm thực mang tính văn hóa. Bên cạnh nhu cầu ăn no, người Hội An cũng đó tiến đến việc ăn sao cho ngon, cho lịch sự. éiều này được phản ảnh trong một số đơn vị ca dao, tục ngữ của địa phương

Muốn đạt được yêu cầu ngon, lịch sự, rừ ràng khụng chỉ dựa vào các món ăn mà

Một phần của tài liệu Tác động của du lịch đến sự phát triển đời sống kinh tế xã hội của đô thị cổ Hội An (Trang 65 - 73)