Vài nét về địa bàn nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Tác động của du lịch đến sự phát triển đời sống kinh tế xã hội của đô thị cổ Hội An (Trang 27 - 30)

1.1 Điều kiện tự nhiên, địa lý – dân số:

Thị xã Hội An hiện nay là một trong 14 huyện, thị xã của tỉnh Quảng Nam, nằm ở vùng cửa sông-ven biển, cuối tả ngạn sông Thu Bồn, ôm trọn bờ bắc Cửa Đại. Trung tâm thị xã Hội An có toạ độ địa lý là 15053’ vĩ Bắc, 108020’ kinh Đông, cách thành phố 30km về phía Đông Nam và cách thĩ xã Tam Kỳ(thủ phủ của tỉnh Quảng Nam) chừng 50km về phía Bắc. Hội An đƣợc bao bọc bởi môi trƣờng sông-biển và giáp ranh với các huyện: phía Nam và Đông Nam giáp huyện Duy Xuyên; phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Điện Bàn; phía Bắc giáp biển Đông và có Cù Lao Chàm che chắn.

Thị xã Hội An có diện tích khiêm tốn nhất so với các huyện thị khác trong tỉnh Quảng Nam, tổng diện tích chỉ có 6.084 ha/1.040.514 ha tức là chỉ chiếm 0.58% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Hội An còn tạo nên cảm giác nhỏ bé hơn vì thị xã lại đƣợc chia thành 2 phần riêng biệt: Phần đất liền chỉ có 4.535 ha (74,53%) trong khi đó, phần hải đảo có đến 1.549 ha (25,47%) nhƣng gần nhƣ toàn bộ là núi đá và rừng.

Với nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,60C, lƣợng mƣa trung bình/ năm là 2069mm, số giờ nắng trung bình/năm là 2158 giờ, độ ẩm trung bình là 82,1% khí hậu ở đây khá thuận lợi cho việc kinh doanh du lịch dịch vụ và phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên vì Hội An thuộc dải đất miền Trung khắc nghiệt nên nó cũng không tránh khỏi những yếu tố thời tiết nhƣ bão lụt, hạn hán… hàng năm gây ra những tổn thất nhất định cho ngƣời dân cũng nhƣ quá trình xuống cấp của đô thị cổ.

Số dân của toàn thị xã năm 2004 có khoảng 83.186 ngƣời trong đó dân số nội thị khoảng 22.503 ngƣời (chiếm khoảng 46,83%). Nhƣ vậy, có thể thấy mật độ dân số ở thị xã Hội An khá cao, trên 1.364 ngƣời/km2, thậm chí cao nhất lên đến trên 12.723 ngƣời/km2 đối với trung tâm đó là khu phố cổ. Tổng số lao động toàn thị xã là 49.854 ngƣời. Tỷ suất sinh năm 2004 là 13,8%0..

1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội:

Để tiếp tục là tâm điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến tham quan du lịch và để kinh tế du lịch tiếp tục là điểm mạnh trong cơ cấu kinh tế của thị xã, chính quyền Hội An đã chủ trƣơng phát triển kinh tế – xã hội toàn diện, bền vững; bảo đảm ổn định vững chắc chính trị, an ninh, quốc phòng; cơ bản xây dựng đƣợc nền tảng vật chất, xã hội của Đô thị cổ vừa hiện đại, vừa đậm đà bản sắc văn hoá và lƣu giữ đƣợc những di tích kiến trúc cổ; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân.

Sinh hoạt kinh tế của ngƣời dân Hội An hiện nay chủ yếu là kinh tế du lịch, ngành kinh tế này nổi lên nhƣ một thế mạnh hàng đầu của thị xã. Sự xuất hiện ngày càng đông đảo du khách đến với Hội An đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế của Hội An, mặt khác làm biến đổi sâu sắc đời sống xã hội.

Hộp 2. Một vài con số đáng chú ý

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng bình quân trên 14,24% trong giai đoạn 1996 – 2004.. GDP bình quân theo đầu ngƣời của Thị xã. Cơ cấu kinh tế của Thị xã đã chuyển dịch theo định hƣớng tăng nhanh tỷ trọng ngành du lịch-thƣơng mại-dịch vụ, chiếm 58,79% trong cơ cấu kinh tế toàn thị xã.

1.3 Điều kiện văn hoá, y tế, giáo dục

1.3.1. Điều kiện văn hoá

Do đặc điểm tự nhiên thuận lợi nên trên vùng đất Hội An xa xƣa đã tồn tại và phát triển nền văn hoá Sa Huỳnh. Dƣới thời Vƣơng quốc Chămpa(thế kỷ 9-10), Hội An từng là thƣơng cảng phát triển. Đến thế kỷ 16-17, thƣơng cảng Hội An đƣợc tái sinh và phát triển trở lại, trở thành trung tâm thƣơng mại quốc tế phát triển rực rỡ vào bậc nhất của cả nƣớc và khu vực Đông Nam á.

Ngày 04/12/1999, tại thành phố Maraket (Maroc), Uỷ ban di sản văn hoá thuộc UNESCO công nhận đô thị cổ Hội An là Di sản thế giới. Đây là điểm mốc cho một nền du lịch phát triển sau này.

Ngày nay, bên cạnh khu di tích phố cổ, Hội An còn có những nét văn hoá đặc sắc khác nhu các Lễ hội văn hoá, các làng nghề thủ công mang đậm nét văn hoá dân gian và truyền thống.

1.3.2. Điều kiện y tế

Hiện nay ở Hội An có một bệnh viện công, 12 trạm y tế cơ sở với 200 giƣờng bệnh tại các trạm y tế. Tổng số nhân viên y tế là 183 ngƣời, bác sỹ là 44 ngƣời. Y tế Hội An góp phần quan trọng trong việc mang lại sức khoẻ cho ngƣời dân cũng nhƣ du khách đến với Hội An. Ngoài ra, Hội An cũng vừa xuất hiện một bệnh viện tƣ nhân khá khang trang và tiện nghi. Đây là một điểm thuận lợi đối với việc khám chữa bệnh cho dân và du khách.

1.3.3. Điều kiện giáo dục

Trên địa bàn thị xã có 13 trƣờng Mẫu giáo, 14 trƣờng Tiểu học, 07 trƣờng Trung học cơ sở, 02 trƣờng PTTH, 01 trƣờng Cao đẳng Điện III và

Trung cấp Thuỷ lợi II, 01 trƣờng PT Nội trú Dân tộc dành riêng cho dân tộc thiểu số các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Tổng số học sinh toàn thị xã tính đến năm 2002 là 19.649 và tổng số giáo viên là 875. Hội An là vùng đất nổi tiếng về những thành tích dạy và học của các thế hệ thầy cô giáo và học sinh.

Một phần của tài liệu Tác động của du lịch đến sự phát triển đời sống kinh tế xã hội của đô thị cổ Hội An (Trang 27 - 30)