Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
426,27 KB
Nội dung
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH Môn Phân cấp Quản lý Nhà nước GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI Giảng viên bộ môn: TS. Hoàng Mai Lớp: Cao học Hành chính công 16M Học viên: Nguyễn Lê Bảo Ngọc Huế, tháng 1 năm 2013 Nguyễn Lê Bảo Ngọc _____________________________________________________________________ 1 MỤC LỤC I- LỜI NÓI ĐẦU II- NỘI DUNG Chương 1: PHÂN CẤP TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC HIỆN NAY 1.1. Phân cấp trong quản lý hành chính Nhà nước 1.2. Ưu điểm và nhược điểm của phân cấp Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÂN CẤP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1 Những kết quả phân cấp đã đạt được 2.2 Những thách thức đối với việc phân cấp ở nước ta Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC PHÂN CẤP GIỮA CHÍNH PHỦ VÀ CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 3.1 Giải pháp về nhận thức. 3.2 Giải pháp về xây dựng pháp luật. 3.3 Giải pháp về đổi mới tổ chức, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của chính quyền các cấp, nhất là chính quyền địa phương các cấp. III- KẾT LUẬN Nguyễn Lê Bảo Ngọc _____________________________________________________________________ 2 I- LỜI NÓI ĐẦU Kể từ những năm 1980, thuật ngữ phân cấp và toàn cầu hoá trở thành chủ đề được nhắc đến thường xuyên trong những vấn đề chính trị trên thế giới và các nước đang phát triển. Ngày nay các quốc gia trên thế giới có nền dân chủ xã hội phát triển đều áp dụng phương thức phân quyền, tản quyền trong quản lý nhà nước với những mức độ khác nhau. Các phương thức này ngày càng tỏ rõ những ưu thế của nó, không một quốc gia phát triển, dân chủ và pháp quyền nào mà không sử dụng phương thức phân quyền cả chiều ngang, chiều dọc và phân quyền đã trở thành nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Do đó, để có thêm cách nhìn và góp phần đánh giá rõ vai trò, công dụng của phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước, bài viết bàn luận về phân quyền, phân cấp ở khía cạnh phương pháp luận, khía cạnh pháp lý của nó, mối liên hệ giữa giữa hình thức cấu trúc nhà nước với phân quyền và vấn đề phân cấp ở Việt Nam hiện nay. Việc nghiên cứu về lý thuyết phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất sâu sắc. Đề có thêm cách nhìn và góp phần đánh giá rõ vai trò, công dụng của phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước, bài viết bàn luận về phân quyền, phân cấp ở khía cạnh phương pháp luận, khía cạnh pháp lý của nó, mối liên hệ giữa giữa hình thức cấu trúc nhà nước với phân quyền và vấn đề phân cấp ở nước ta hiện nay. Nguyễn Lê Bảo Ngọc _____________________________________________________________________ 3 II- NỘI DUNG Chương 1: PHÂN CẤP TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC HIỆN NAY 1.1. Phân cấp trong quản lý hành chính Nhà nước Phân cấp quản lý hành chính nhà nước là một khái niệm tương đối mới mẻ ở Việt Nam, tuy nhiên cùng với xu thế dân chủ hoá hoạt động hành chính nhà nước thì phân cấp quản lý hành chính nhà nước ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Phân cấp cho địa phương được coi là một tất yếu khách quan khi cấp dưới có đủ điều kiện và năng lực để đảm nhiệm công việc thì cấp trên nên phân công, giao quyền và giao nguồn lực cho cấp dưới tự giải quyết những vấn đề đó mà không cần can thiệp của cấp trên để tạo sự chủ động, sáng tạo và những động lực phát triển cho cấp dưới. Nội dung của phân cấp là giao cho các cấp chính quyền, các bộ phận trong bộ máy nhà nước những nhiệm vụ, quyền hạn để thực hiện, giải quyết những công việc nhất định của nhà nước. Những nhiệm vụ, quyền hạn được giao cho các cơ quan nhà nước mỗi cấp được xác định sao cho hợp pháp và hợp lý, căn cứ vào vị trí, tính chất và chức năng của chúng trong bộ máy nhà nước thể hiện dưới dạng các quyền, trách nhiệm của cơ quan nhà nước đó. Cụ thể là: + Quyền, trách nhiệm về các công việc quản lý hoặc quyền cung ứng các dịch vụ công trong những lĩnh vực, với quy mô nhất định theo nguyên tắc các công việc được trao trọn gói cho từng cấp quản lý, có nghĩa là, việc của cấp này sẽ không thuộc việc của cấp khác. + Để thực hiện các quyền, các công việc tương ứng thì từng cấp được trao quyền về ngân sách, tài chính độc lập với cấp khác. Nguyễn Lê Bảo Ngọc _____________________________________________________________________ 4 + Quyền về tổ chức nhân sự để đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ, công việc quản lý hoặc cung ứng các dịch vụ công do mình đảm nhiệm. Phân cấp về hành chính được hiểu là phân bổ lại thẩm quyền, trách nhiệm và nguồn ngân sách cho việc bảo đảm các dịch vụ công giữa các cấp chính quyền của quốc gia. Điều này biểu hiện ở việc chuyển giao quyền và trách nhiệm thực hiện các chức năng công cộng (bao gồm cả việc xây dựng kế hoạch, quản lý và chi tiêu) từ chính quyền cấp trên xuống cho chính quyền cấp dưới. Phân cấp về hành chính thể hiện ở ba cấp độ cơ bản là: Phi tập trung hóa (tản quyền), ủy quyền và phân cấp quản lý. 1.2. Ưu điểm và nhược điểm của phân cấp Ưu điểm - Tạo ra sự thích ứng với chính quá trình quản lý như sự phân chia giữa chủ thể và đối tượng quản lý, phân chia các hoạt động quản lý thành nhóm hoạt động theo chức năng, theo địa dư hành chính. - Tạo cơ hội cho sự tham gia của nhân dân, của cộng đồng trong hoạt động quản lý nhà nước. - Tăng cường hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước. Do có sự tham gia nhiều hơn của dân chúng vào quản lý nhà nước (đặc biệt là giai đoạn ban hành và tổ chức thực hiện quyết định quản lý) sẽ làm cho hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước sát thực hơn với điều kiện thực tế và phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của dân hơn. Ngoài ra phân cấp QLNN còn giúp nâng cao hiệu quả quản lý do thu hút được nhiều nguồn lực địa phương vào tiến trình phát triển. - Làm tăng trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước đối với dân do nhân dân và các nhóm lợi ích trong quá trình quyết định có điều kiện để giám sát, đánh giá hoạt động của các cơ quan hành chính tốt hơn do vậy Nguyễn Lê Bảo Ngọc _____________________________________________________________________ 5 giảm tham ô, tham nhũng, lãng phí của công và giảm sách nhiễu. - Thúc đẩy các nhà chính trị, quản lý địa phương phải nâng cao năng lực của mình để tiếp nhận việc chuyển giao thẩm quyền trong quản lý và cung ứng dịch vụ công do cơ quan nhà nước cấp trên chuyển xuống. Chỉ khi nào cơ quan nhà nước cấp dưới đảm bảo có đủ năng lực để tiếp nhận sự chuyển giao thì mới thực hiện phân cấp do vậy các chính quyền địa phương muốn nhận được nhiều quyền hạn từ cấp trên xuống thì buộc phải tự nâng cao năng lực của mình. - Tạo ra tinh thần làm việc tốt hơn với nhiều cam kết và năng suất làm việc cao hơn. Phân cấp tạo ra cơ hội để có một chính phủ có trách nhiệm hơn, công khai và minh bạch hơn khi người dân tham gia vào quá trình ra quyết định có thể dễ dàng giám sát và đánh giá việc chính phủ tuân thủ các quyết định của mình; - Phân cấp có thể giúp các bộ của chính phủ trung ương vươn tới được nhiều hơn các lĩnh vực cần cung cấp dịch vụ của địa phương; Phân cấp giúp giảm bớt căng thẳng về tài chính đối với chính quyền trung ương khi chính quyền địa phương có thêm quyền nhiều hơn trong việc huy động các khoản ngân quĩ bằng cách thu phí và lệ phí đối với những dịch vụ mà chính quyền địa phương cung cấp; - Phân cấp có thể đem lại những chương trình sáng tạo, mang tính đáp ứng và đổi mới hơn bằng cách cho phép địa phương “làm thí điểm”; - Phân cấp cũng có thể làm tăng sự ổn định chính trị và thống nhất dân tộc bằng cách cho phép người dân có quyền kiểm soát tốt hơn các chương trình công cộng tại địa phương. - Phân cấp giúp loại bỏ những trở ngại trong quá trình ra quyết định thường do cách lập kế hoạch của chính phủ trung ương và do cách kiểm soát những hoạt động kinh tế và xã hội quan trọng; Nguyễn Lê Bảo Ngọc _____________________________________________________________________ 6 - Phân cấp có thể làm giảm bớt các thủ tục hành chính quan liêu phức tạp và có thể làm tăng tính nhậy cảm của các quan chức chính phủ trước những điều kiện và nhu cầu của địa phương; Nhược điểm Phân cấp cũng có những nhược điểm như sau: - Thứ nhất, nó có thể làm mất đi tính hiệu quả kinh tế theo qui mô và làm giảm sự kiểm soát đối với những nguồn lực tài chính khan hiếm của chính quyền trung ương. Năng lực hành chính và năng lực kỹ thuật yếu ở cấp địa phương có thể dẫn đến việc cung cấp dịch vụ kém hiệu quả hơn ở một số lĩnh vực. - Thứ hai, các trách nhiệm hành chính được chuyển cho cấp địa phương mà không kèm theo đủ nguồn tài chính khiến cho khó cung cấp hay phân phối dịch vụ đầy đủ. Phân cấp đôi khi còn khiến cho sự phối hợp các chính sách quốc gia trở nên phức tạp hơn và có thể dẫn đến tình trạng cán bộ địa phương trục lợi. - Thứ ba, trong quá trình thực hiện phân cấp, sự không tin tưởng giữa khu vực nhà nước và khu vưc tư nhân có thể làm xấu đi sự hợp tác ở cấp địa phương. Những người có trách nhiệm lập dự án hay chương trình cần phải có khả năng đánh giá đúng ưu điểm và nhược điểm của các tổ chức cả nhà nước lẫn tư nhân. Sự phân cấp thành công có quan hệ chặt chẽ với việc tuân thủ những nguyên tắc khi thiết kế phân cấp: tài chính phù hợp với chức năng (việc giao nhiệm vụ rõ ràng). Nguyễn Lê Bảo Ngọc _____________________________________________________________________ 7 Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÂN CẤP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1 Những kết quả phân cấp đã đạt được Thực hiện chương trình cải cách nền hành chính theo quyết định 136/2001/QĐ-TTg, những năm qua một số công việc trước đây do Chính phủ, Thủ tướng Chính hội khác; Khắc phục từng bước việc trông chờ, phủ giải quyết , nay được chuyển cho chính quyền địa phương thực hiện. Quá trình xây dựng và ban hành đầy đủ các Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức các bộ ngành Trung ương đã mang lại hai kết quả quan trọng, đó là khắc phục được một bước những trùng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm được nguyên tắc: một việc chỉ giao cho một cơ quan thực hiện và phân cấp tiếp một số việc cho chính quyền địa phương các cấp. Một là, nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền ở địa phương. Tuy nhiên mức độ chủ động của mỗi cấp cũng như mỗi đơn vị trong cùng một cấp có khác nhau, nhưng qua những việc được phân cấp rõ ràng về trách nhiệm và thẩm quyền, cấp nào, đơn vị nào cũng đều tỏ ra lo lắng, thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trước dân; Chủ động hơn trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của địa phương về phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng; ổn định trật tự an toàn xã hội; phòng chống thiên tai, dịch bệnh cũng như các vấn đề về xã ỷ lại vào sự chỉ đạo, điều hành của trung ương. Hai là, phát huy và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực tại chỗ cả về vật chất, tinh thần và trí tuệ, tranh thủ nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài, để phát triển kinh tế, xã hội, tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn. Bước đầu đã phân biệt hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước với hoạt động của đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công. Thông qua một loạt thể chế về tổ Nguyễn Lê Bảo Ngọc _____________________________________________________________________ 8 chức, nhân sự, tài chính công, trong thời gian qua chúng ta đã tạo lập được cơ chế để tiếp tục quá trình tách rõ hành chính với doanh nghiệp, hành chính với sự nghiệp theo quan điểm của Nghị quyết Đại hội Đảng IX. Chính dựa vào những kết quả trên đây mà chúng ta có điều kiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính gọn hơn, hoạt động hiệu quả hơn. Trong vòng 4 năm qua các đầu mối thuộc Chính phủ đã giảm xuống đáng kể, từ 48 đầu mối nay còn 39 đầu mối (26 Bộ và cơ quan ngang Bộ, 13 cơ quan thuộc Chính phủ) . Nghị định số 171/2004/NĐ-CP, số 172/2004/NĐ-CP của Chính phủ đã khẳng định mô hình tổ chức cứng được tổ chức nhất quán theo qui định của Trung ương, đồng thời trao quyền cho địa phương tự quyết định các tổ chức mềm cho phù hợp. Đội ngũ cán bộ các cấp chính quyền có bước trưởng thành, qua thực thi các nhiệm vụ được phân cấp, qua thực hiện các biện pháp quản lý nền kinh tế thị trường ở từng địa phương. Nhiều địa phương đã bộc lộ rõ năng lực, trách nhiệm và tính năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ địa phương. Qua phân cấp, chính quyền địa phương đã bảo đảm được nhiều công việc mà trước đây các cơ quan trung ương phải lo, phải làm; các cơ quan trung ương có điều kiện hơn trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước vĩ mô, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, giải quyết các vấn đề đối ngoại trong các mối quan hệ quốc tế và khu vực, phục vụ cho nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế 2.2 Những thách thức đối với việc phân cấp ở nước ta. Tuy nhiên trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong phân cấp quản lý hành chính là chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới kinh tế- xã hội của đất nước, nhất là yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Chức năng của từng cơ quan hành chính nhà nước còn chưa được phân định phù hợp, Nguyễn Lê Bảo Ngọc _____________________________________________________________________ 9 còn chồng chéo về thẩm quyền và nhiệm vụ. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ và chính quyền cấp tỉnh vẫn còn ôm đồm quá nhiều việc, trong khi đó chức năng chính là quản lý vĩ mô không được thực hiện tốt. Trong thực hiện phân cấp ở cả tầm vĩ mô và vi mô từ thể chế cho đến tổ chức thực hiện còn có những khập khiễng. Về thể chế, Nhà nước ta thực hiện quản lý thống nhất, thông qua hệ thống thể chế, địa phương chỉ cụ thể hoá và vận dụng thực hiện trong khuôn khổ của thể chế nhà nước trung ương đã quy định. Nhiều việc phân cấp cho địa phương nhưng thể chế chưa có hoặc có chưa đủ rõ. Ví dụ như, chủ trương xoá bỏ sự phân biệt kinh tế trung ương và kinh tế địa phương; xoá bỏ chế độ cấp hành chính chủ quản đối với doanh nghiệp nhà nước; cơ chế hoạt động của các loại hình tổ chức dịch vụ công trước hết là giáo dục, y tế; nội dung quản lý nhà nước, thẩm quyền và trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền ở địa phương; tính chất và vị trí của mỗi cấp trong hệ thống 4 cấp ngân sách, 4 cấp kế hoạch Thực tế những bất cập về thể chế đó là những vấn đề cơ bản làm trở ngại đáng kể cho việc phân cấp, hoặc phân cấp chắp vá, thiếu cơ sở khoa học và tính bền vững. Tư tưởng vì lợi ích cục bộ trong bộ máy công quyền còn đang rất nặng nề. Thông thường quyền lực đi liền với lợi ích, có quyền lực của tổ chức và lợi ích của tổ chức, quyền lực của cá nhân và lợi ích của cá nhân. Trong nền kinh tế thị trường, quyền và lợi đang len lỏi vào trong bộ máy công quyền, đang làm cho có sự nứu kéo, duy trì cơ chế "xin cho" để bảo vệ quyền uy và lợi ích cục bộ của các cơ quan công quyền. Sự nứu kéo đó được thể hiện trong cả thể chế và cả tổ chức thực hiện, cả cơ quan có hẩm quyền phân cấp và cơ quan nhận phân cấp. Thực tế cho thấy trong những nhiệm vụ đã đuợc phân cấp thì các nhiệm vụ liên quan đến các dự án đầu tư xây dựng các công trình, quyết định cấp phép đầu tư được thực hiện khá nhanh chóng, [...]... Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC PHÂN CẤP GIỮA CHÍNH PHỦ VÀ CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 3.1 Giải pháp về nhận thức Cần tiếp tục nhận thức đúng đắn về phân cấp, phân quyền trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của mỗi địa phương Nên sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với việc phân. .. vấn đề phân cấp, phân quyền, đến mối quan hệ giữa trung ương và địa phương thời gian qua.Chẳng hạn, Điều 2 Hiến pháp 1992 quy định: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Quyền lực nhà. .. kịp thời và hiệu quả Chẳng hạn, có thể chia đất nước thành 6 khu vực và thành lập các cơ quan hành chính khu vực (không thành lập Hội đồng nhân dân) để tiện cho cả địa phương và trung ương trong quản lý hành chính Trong quá trình thực hiện việc phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương cần khắc phục tình trạng hoạt động có tính hình thức của Hội đồng nhân dân ở một số cấp bằng việc phân cấp. .. trình tự, thủ tục để giải quyết những tranh chấp giữa trung ương với địa phương hoặc giữa các địa phương với nhau trong quá trình phân cấp, phân quyền _ 12 Nguyễn Lê Bảo Ngọc 3.3 Giải pháp về đổi mới tổ chức, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của chính quyền các cấp, nhất là chính quyền địa phương các cấp Đổi mới lại... pháp năm 1992 với việc phân định và xác định rõ chính quyền trung ương và chính quyền địa phương và như vậy, cần đổi chương IX của Hiến pháp là chính quyền địa phương, chứ không nên dùng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Theo xu hướng chung hiện nay thì cần nghiên cứu để tiếp tục phân quyền, phân cấp nhiều hơn cho chính quyền địa phương, nhất là tăng cường tính tự quản cho Hội đồng nhân dân để phát... nhiều nhiệm vụ, quyền hạn hơn theo hướng tăng cường tính tự quản của địa phương Trong quá trình nghiên cứu phân cấp, phân quyền cần tham khảo thêm kinh nghiệm và mô hình ở các nước có điều kiện tương tự như nước ta để việc phân cấp, phân quyền được tiến hành thực sự hiệu quả nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền mỗi cấp ở nước ta _ 14 Nguyễn Lê Bảo... trao theo tinh thần mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra là: “ xây dựng, bổ sung các thể chế và cơ chế vận hành cụ thể để bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp + Cần có những quy định pháp luật đầy đủ về thiết chế, về... vậy, trung ương nên tập trung vào xây dựng chính sách vĩ mô, pháp luật, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất về mặt thể chế, còn mỗi địa phương được quyền chủ động, sáng tạo trong việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn được trao 3.2 Giải pháp về xây dựng pháp luật Hiến pháp năm 1992 và các luật tổ chức bộ máy nhà nước cần ược sửa đổi trên cơ sở rà soát, tổng kết đánh giá những quy định pháp luật có liên... cấp nông dân và đội ngũ trí thức Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Bổ sung thêm các quy định pháp luật liên quan đến việc bảo đảm các điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ, vật chất kỹ thuật và các điều kiện khác để chính quyền địa phương các cấp có thể hoàn thành tốt những nhiệm vụ, quyền... chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền Tuy nhiên, không nên quan niệm tập trung là xấu, phân cấp là tốt hay ngược lại, mà vấn đề là ở chỗ phải tập trung những gì, phân cấp những gì, đến đâu, bao nhiêu là vừa sao cho đúng, cho phù hợp với tình hình và điều kiện hiện nay là quan trọng nhất Vấn đề quan trọng nhất ở nước ta hiện nay là phân công nhiệm vụ, quyền hạn gì? cho cấp nào? phân công đến đâu là phù . VIỆN HÀNH CHÍNH Môn Phân cấp Quản lý Nhà nước GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI Giảng viên. Chương 1: PHÂN CẤP TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC HIỆN NAY 1.1. Phân cấp trong quản lý hành chính Nhà nước Phân cấp quản lý hành chính nhà nước là một khái niệm tương đối mới mẻ ở Việt. trúc nhà nước với phân quyền và vấn đề phân cấp ở Việt Nam hiện nay. Việc nghiên cứu về lý thuyết phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất sâu sắc. Đề có