HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
Giáo viên hướng dẫn: TS Hoàng Mai
Học viên: Trần Thị Hồng Minh
Lớp: CHHCC 16M
Huế, 01-2013
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Cải cách hành chính đã trở thành một chương trình cấp thiết, thường xuyên,lâu dài và bền bỉ của các Chính phủ ở nhiều khu vực nói chung và khu vực ĐôngNam Á nói riêng trong vài thập kỷ gần đây Đối mặt với làn sóng nhu cầu kinh tếvà tiến bộ xã hội ngày càng tăng lên, và trước sự mong muốn ngày càng lớn về mộtchất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn của mọi tầng lớp dân cư, nhiều Chính phủ đã chủđộng thực hiện những sáng kiến cải cách để đạt được hiệu quả, hiệu suất và khảnăng đáp ứng trong hệ thống hành chính của mình Trong đó, phân cấp quản lý đãtrở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nhiều quốc gia, đặc biệt là cácquốc gia đang phát triển Kinh nghiệm ở các nước đạt nhiều thành công trong cảicách hành chính cho thấy, với mục đích phân chia quyền lực, nâng cao khả nănggiải quyết các vấn đề, cũng như thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức địa phương,phân cấp quản lý được coi là một trong những lĩnh vực có tác động mạnh mẽ đếncác hoạt động chính trị trong nước và thu hút nhiều sự quan tâm của các hoạt độnghợp tác phát triển
Phân công, phân cấp trong hoạt động quản lý nhà nước là một chủ trươnglớn, nội dung quan trọng được đề cập một cách có hệ thống và nhất quán trong cácvăn kiện của Đảng ta thời gian gần đây Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấphành Trung ương Đảng (Khóa VIII) đề ra phương hướng “phân định trách nhiệm,thẩm quyền giữa các cấp chính quyền theo hướng phân cấp rõ hơn cho địa phương,kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tậptrung dân chủ” Văn kiện Đại hội Đảng IX xác định “phân công, phân cấp, nângcao tính chủ động của chính quyền địa phương” và “phân cấp mạnh và toàn diệngiữa các cấp trong hệ thống hành chính nhà nước” là một trong những định hướngnhằm cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước
Ở Việt Nam, trong công cuộc đổi mới đất nước, cùng với sự phát triển củanền kinh tế thị trường định hướng XHCN và mở cửa, hội nhập quốc tế đã tạo ranhững tiền đề và đòi hỏi đổi mới, tăng cường phân cấp quản lý giữa Trung ươngvà địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương nhằm phát huy mạnh mẽhơn tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyềnđịa phương các cấp trong quản lý, điều hành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xãhội trên địa bàn
Trang 3NỘI DUNG
I THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÂN CẤP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Việc phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương ởViệt Nam đã được hình thành từ thời kỳ đầu của Chính phủ Việt Nam Dân chủCộng hòa Ngày 18 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch nước đã ký Sắc lệnh số 73/SL-CTN trao quyền quyết định mức thu thuế nhà nước cho các khu và cho phép chínhquyền các khu được sử dụng số thuế đó để bảo đảm chi cho bộ máy và đóng gópcho TW Tiếp đó, trong gần nửa thế kỷ, cả thời kháng chiến cũng như thời xâydựng hòa bình, Nhà nước ta đã nhiều lần thực hiện phân cấp Song trong quá trìnhphát triển cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, nói chung các quyếtđịnh được tập trung về trung ương Đến những năm 1990, cùng với sự nghiệp đổimới kinh tế và cải cách nền hành chính, việc phân cấp được đặt lại và từng bướcđược nâng dần theo sự phát triển của công cuộc đổi mới kinh tế và hành chính củađất nước
1.1 Những chủ trương và cơ chế về phân cấp giữa Chính phủ và chính quyềnđịa phương
Bước vào những năm đầu khởi xướng sự nghiệp đổi mới về kinh tế, Nghịquyết Đại hội VI của Đảng chỉ mới quy định " có sự phân định rành mạch nhiệmvụ, quyền hạn, trách nhiệm từng cấp theo nguyên tắc tập trung dân chủ " Nghịquyết hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành TW khoá VII đã nêu rõ "Phân định rõ thẩmquyền và trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền Tập trung vào trung ương quyếtđịnh những vấn đề vĩ mô Đồng thời phân cấp quản lý để phát huy tính chủ động vàtinh thần trách nhiệm của chính quyền địa phương";
Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành TW khóa VIII quy định cụthể hơn " việc nào do cấp nào giải quyết sát với thực tế hơn thì giao cho cấp đó"
Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã tổng kết thực tiễn 15 năm đổi mớivà đề ra nhiệm vụ phân cấp giữa trung ương và địa phương rõ nét hơn: "Thực hiệnmạnh mẽ việc phân cấp trong hệ thống hành chính đi đôi với nâng cao tính tậptrung, thống nhất trong việc ban hành thể chế Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạncủa từng cấp, từng tổ chức, từng cá nhân Đề cao trách nhiệm cá nhân, khenthưởng, kỷ luật nghiêm minh Khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đảy tráchnhiệm gây khó khăn, chậm trễ trong công việc và giải quyết khiếu nại của dân "
Cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Chính phủ đã xây dựng và banhành Chương trình Tổng thể Cải cách hành chính 2001-2010: "Đến 2005, về cơ bảnban hành xong và áp dụng các quy định mới về phân cấp trung ương - địa phương,phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương, nâng cao thẩm quyền và tráchnhiệm của chính quyền địa phương, tăng cường mối liên hệ và trách nhiệm củachính quyền địa phương trước nhân dân Gắn phân cấp công việc với phân cấp tàichính, tổ chức và cán bộ Định rõ những loại việc địa phương toàn quyền quyếtđịnh, những việc trước khi địa phương quyết định phải có ý kiến của TW và nhữngviệc phải thực hiện theo quyết định của trung ương" Và, đến Nghị quyết số
Trang 408/2004/NQ-CP, ngày 30 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là NQ08) về "tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chínhquyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương", thì có thể nói đã có một bước tiếnquan trọng về thể chế hoá việc phân cấp giữa trung ương và địa phương
Nghị quyết 08 của Chính phủ đã tham khảo kết quả Dự án Điều tra cơ bản"về chức năng, nhiệm vụ và phân công, phân cấp quản lý nhà nước trung ương-địaphương" của Ban Tổ chức -Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), khái quát tìnhhình phân cấp trong những năm vừa qua, quy định rõ mục tiêu, quan điểm, nguyêntắc và định hướng phân cấp Từ 35 khuyến nghị của Dự án, Chính phủ đã nêu rõ 6lĩnh vực quan trọng cần phân cấp cho chính quyền cấp tỉnh: quy hoạch, kế hoạch vàđầu tư phát triển; quản lý ngân sách nhà nước; quản lý đất đai tài nguyên, tài sảnnhà nước; quản lý doanh nghiệp nhà nước; quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụcông; quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức
Như vậy, sau một thời gian nhất định, nhận thức và quyết tâm chính trị cũngnhư thể chế hoá về phân cấp trung ương - địa phương càng rõ hơn, mạnh mẽ hơn vàcụ thể hơn
1.2 Những lĩnh vực đã được phân cấp giũa Chính phủ và chính quyền cấptỉnh
Trong quá trình thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, trên cáclĩnh vực kinh tế, xã hội, với mức độ khác nhau, đều có sự phân cấp giữa Chính phủvà các cấp chính quyền ở địa phương Mức độ và phạm vi phân cấp của mỗi lĩnhvực đều dựa trên nguyên tắc rất cơ bản là, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nướcvĩ mô mọi lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc bằng hệ thống văn bản quy phạm phápluật và chính sách nhất quán, đồng bộ; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Sựphân công, phân cấp là để định rõ thẩm quyền và trách nhiệm, đồng thời phát huytính chủ động, sáng tạo, phát huy lợi thế và vị trí của mỗi cấp trong hệ thống hànhchính nhà nước theo sự quản lý thống nhất của Chính phủ
- Quy hoạch và kế hoạch
Trước yêu cầu bức xúc của cuộc sống, mỗi hộ gia đình đã trở thành một đơnvị kinh tế tự chủ, sản xuất hàng hoá với nhiều thành phần kinh tế, đa dạng hoá cáchình thức sở hữu, vận hành theo cơ chế thị trường, sự quản lý tập trung và điềuhành bằng mệnh lệnh hành chính không còn hiệu lực Cách kế hoạch hóa từ sảnxuất cho đến lưu thông, phân phối sản phẩm đều do trung ương quyết định, địaphương chỉ biết chấp hành và thực hiện theo mệnh lệnh hành chính và sự điều hànhcủa trung ương, của cấp trên, không còn phù hợp Cùng với từng bước đổi mới kinhtế, công tác quy hoạch, kế hoạch đã dần dần được cải tiến, và có lẽ cũng là lĩnh vựcđược phân cấp sớm cho chính quyền địa phương
Từ chỗ tất cả các quy hoạch của địa phương cấp tỉnh đều phải được Chínhphủ phê duyệt, kế hoạch các cấp chính quyền ở địa phương được xây dựng trên cơsở hệ thống các chỉ tiêu pháp lệnh của trung ương, của cấp trên giao, đến nay, Thủtướng Chính phủ chỉ phê duyệt quy hoạch phát triển ngành và các vùng kinh tếtrọng điểm, các tỉnh và thành phố trong các vùng kinh tế trọng điểm Các tỉnh,thành phố còn lại được chủ động hoàn toàn về xây dựng và quyết định quy hoạchphát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, của các tiểu vùng lãnh thổ thuộc tỉnh, của cácđơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các vùng kinh tế công nghiệp, các khu công
Trang 5nghiệp (trừ một số khu công nghiệp lớn, tập trung do trung ương quyết định), nôngnghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ; quy hoạch xây dựng nông thôn, xây dựng đôthị loại III trở xuống Trong công tác kế hoạch, đã hủy bỏ việc cấp dưới bảo vệ kếhoạch trước cấp trên, cấp trên giao chỉ tiêu pháp lệnh cho cấp dưới Đến nay, kếhoạch phát triển kinh tế, xã hội của cấp nào do cấp đó quyết định, kể cả kế hoạchhàng năm và kế hoạch 5 năm
- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở
Có thể nói đây là lĩnh vực phân cấp khá mạnh Trước đây mọi công trình xâydựng đều được quyết định bởi trung ương, trực tiếp là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉgiao cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư các công trình nhóm C trởxuống, nhưng phải có sự thỏa thuận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi quyếtđịnh Nay phân cấp cho cấp tỉnh quyết định các dự án nhóm B, và một số côngtrình, một số dự án nhóm A không thuộc diện có tính kỹ thuật phức tạp và côngnghệ cao cũng đã phân cấp cho chính quyền cấp tỉnh quyết định
- Về ngân sách Trong các nhiệm vụ được phân cấp thì nhiệm vụ này được quan tâm nhiều
nhất Từ chỗ căn cứ vào dự toán thu chi được duyệt, các nguồn thu có được trên địabàn, thừa rút về trung ương, thiếu trung ương cấp bù, đến nay việc phân cấp ngânsách giữa trung ương và địa phương đã được Luật Ngân sách quy định theo hệthống ngân sách nhà nước 4 cấp Mỗi cấp được xác định nguồn thu và nhiệm vụ chirõ ràng, ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ ngân sách địa phương trên cơ sở số dân,địa lý hành chính và tính chất công việc, và hỗ trợ ổn định từ 3 đến 5 năm, tạo điềukiện cho các cấp chính quyền chủ động về ngân sách, phát triển và nuôi dưỡngnguồn thu để tăng ngân sách địa phương phục vụ cho nhu cầu xây dựng kết cấu hạtầng Chỉnh phủ điều hành ngân sách trung ương theo quyết định của Quốc hội,chính quyền cấp tỉnh quyết định việc điều hành ngân sách địa phương Theo quyếtđịnh của HĐND, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện một số chế độ, tiêuchuẩn định mức chi tiêu ngân sách, quyết định một số loại phí, mức phí và cáckhoản đóng góp của dân trong khuôn khổ quy định của pháp luật
- Về quản lý đất đai, tài nguyên, tài sản
Đây là khâu yếu nhất trong quản lý tài sản công của các cấp chính quyền địaphương trước đây, bởi nhiệm vụ này tập trung quá cao về trung ương Hiện nay,theo Luật Đất đai mới được ban hành, đã có sự phân định trách nhiệm và thẩmquyền quản lý đất đai, tài sản công giữa Chính phủ và các cấp chính quyền địaphương Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vicả nước, quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đai của các tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương Chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý trựctiếp đất đai, tài sản công trên địa bàn Theo đó, sau khi được Hội đồng nhân dân cấptỉnh quyết định kế hoạch sử dụng đất, Uỷ ban nhân cấp tỉnh thực hiện việc địnhhạng mức cho thuê đất, giao đất, thu hồi đất, định giá đất trong khuôn khổ quy địnhchung của Chính phủ, và quản lý, sử dụng, khai thác quỹ đất công Chính quyền cáccấp trực tiếp chịu trách nhiệm và quản lý sự biến động của đất đai trên địa bàn Sựbiến động đó phải được cập nhật lưu giữ trên sổ sách cũng như trên thực địa
Trang 6Hiện nay Chính phủ đã có Nghị quyết 08 và đang xúc tiến tạo lập thể chế đểxác định quyền tài sản của mỗi cấp chính quyền địa phương, theo đó có tài sản cấptỉnh, tài sản cấp huyện và tài sản cấp xã
- Về quản lý doanh nghiệp nhà nước
Với tư cách là đại diện chủ sở hữu, chính quyền cấp tỉnh được sắp xếp, tổchức lại doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý, thành lập mới các doanhnghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền của tỉnh xét thấy có đủ điều kiện và thật sự cầnthiết Đồng thời, chính quyền tỉnh là đại diện chủ sở hữu về vốn nhà nước tại cácdoanh nghiệp
- Về quản lý các tổ chức hoạt động dịch vụ công
Theo Nghị quyết 08 của Chính phủ, phân cấp cho chính quyền cấp tỉnh đượcsắp xếp, tổ chức lại hệ thống các tổ chức sự nghiệp cho phù hợp với thực tế của địaphương; quyết định tổng biên chế và bố trí cán bộ, viên chức sự nghiệp trong cácđơn vị sự nghiệp thuộc cấp tỉnh quản lý
- Về tổ chức và nhân sự
Trước đây, khi các tỉnh cần có thêm một biên chế, cần tuyển chọn hoặc tiếpnhận một cán bộ có trình độ cao về công tác tại địa phương…, đều phải xin trungương, trực tiếp là Bộ Nội vụ Hoặc tỉnh muốn đề bạt một giám đốc sở đều phảiđược sự đồng ý bằng văn bản của bộ, ngành cấp trên trực tiếp Thực hiện chươngtrình cải cách hành chính, đến nay đã phân cấp khá nhiều việc cho chính quyền địaphương Theo đó, về tổ chức bộ máy, ngoài những tổ chức "cứng" theo quy địnhcủa Chính phủ, căn cứ vào hướng dẫn của trung ương, chính quyền cấp tỉnh cóquyền căn cứ vào thực tế của địa phương để quyết định thành lập hoặc giảm bớtnhững tổ chức giúp việc hoặc các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công khác; xác địnhtổng biên chế của các cơ quan hành chính nhà nước trình Thủ tướng Chính phủquyết định và quyết định việc phân bố cán bộ, công chức cho các cơ quan hànhchính thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, uỷ ban nhân cấp huyện, và số lượng cán bộchuyên trách, công chức cấp xã; quyết định chế độ thu hút cán bộ, công chức cónăng lực về làm việc tại địa phương Bổ nhiệm giám đốc sở không cần sự thoảthuận bằng văn bản của bộ
1.3 Những kết quả đã đạt được; những khó khăn, trở ngại khác nhau, từ cáccơ quan trung ương, từ các cấp chính quyền địa phương trong phân cấp
1.3.1 Những kết quả đã đạt được
Kết quả đạt được trong việc thực hiện phân cấp giữa Chính phủ và chínhquyền địa phương gắn liền với sự nghiệp đổi mới kinh tế, xã hội và công cuộc cảicách nền hành chính nhà nước Theo cách tiếp cận trên, có thể thấy rõ những kếtquả của phân cấp đã tác động thúc đẩy cải cải kinh tế và hành chính trong nhữngnăm vừa qua
- Nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền ởđịa phương Tuy nhiên mức độ chủ động của mỗi cấp cũng như mỗi đơn vị trongcùng một cấp có khác nhau, nhưng qua những việc được phân cấp rõ ràng về tráchnhiệm và thẩm quyền, cấp nào, đơn vị nào cũng đều tỏ ra lo lắng, thấy rõ hơn tráchnhiệm của mình trước dân; Chủ động hơn trong việc tổ chức thực hiện các nhiệmvụ của địa phương về phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng; ổn địnhtrật tự an toàn xã hội; phòng chống thiên tai, dịch bệnh cũng như các vấn đề về xã
Trang 7hội khác; Khắc phục từng bước việc trông chờ, ỷ lại vào sự chỉ đạo, điều hành củatrung ương
- Phát huy và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực tại chỗ cả về vật chất, tinhthần và trí tuệ, tranh thủ nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài, để phát triểnkinh tế, xã hội, tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn
- Nhiều địa phương đã huy động tối đa nguồn vốn theo phương thức "nhànước và dân cùng làm" trong xây dựng kết cấu hạ tầng cho sản xuất cũng như phúclợi xã hội, tạo cơ sở và tiền đề cho kinh tế, xã hội phát triển Đặc biệt là xây dựngđường sá giao thông, hệ thống điện, nước sản xuất và nước sinh hoạt, trường học,trạm y tế, chợ, cơ sở vui chơi, giải trí; phát triển các khu đô thị ở thành phố, thị xã,thị trấn, thị tứ, làm thay đổi bộ mặt thành thị và nông thôn trên địa bàn
- Trên lĩnh vực kinh tế, gần như địa phương nào cũng chủ động phát huy lợithế riêng có của mình, khai thác tiềm năng đất đai, lao động cơ cấu lại kinh tế trênđịa bàn, phát triển các ngành nghề, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triểnthương mại, dịch vụ, du lịch… sát hợp với thực tế hơn Ngoài các khu công nghiệptập trung, khu kinh tế động lực của trung ương, đến nay hầu hết các tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương đều có các khu công nghiệp và tranh thủ được các nguồn vốnđầu tư của trong nước cũng như từ nước ngoài và phát triển doanh nghiệp, tạo nênsự sôi động trong sản xuất, kinh doanh trên từng địa bàn
- Việc thu, chi và quản lý ngân sách ở các địa phương có tiến bộ rõ Hầu hếtcác địa phương đều thông qua phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nuôi dưỡngvà tăng thêm nguồn thu, thực hiện việc chi ngân sách chủ động, kịp thời và có hiệuquả hơn
- Về các nhiệm vụ khác như y tế, giáo dục, bảo vệ tài nguyên rừng, các côngtrình thuỷ, các khu di tích lịch sử, cũng như các chương trình và dự án về xoá đói,giảm nghèo, bảo vệ môi trường được phân cấp, nhiều địa phương đã thực hiện cóhiệu quả; các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh được giải quyết kịp thờivà nhanh chóng, đặc biệt là khi phân cấp cho chính quyền tỉnh được quyết định sửdụng nguồn kinh phí dự phòng phục vụ cho các yêu cầu đột xuất
- Đội ngũ cán bộ các cấp chính quyền có bước trưởng thành, qua thực thi cácnhiệm vụ được phân cấp, qua thực hiện các biện pháp quản lý nền kinh tế thịtrường ở từng địa phương Nhiều địa phương đã bộc lộ rõ năng lực, trách nhiệm vàtính năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ địa phương Mỗi nơi có những đặcđiểm và điều kiện cụ thể khác nhau, nhưng số đông các địa phương đã có nhữngbước tiến mới
- Hội đồng nhân dân bước đầu hoạt động có thực quyền hơn Những côngviệc đã phân cấp cho chính quyền địa phương, nhất là về đầu tư, về quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất, thu, chi ngân sách… đều do Hội đồng nhân dân quyết định, nênthực quyền của cơ quan dân cử được nâng lên Và người dân có thêm cơ hội đểtham gia bàn và quyết định những nhiệm vụ quan trọng của địa phương, tính côngkhai, minh bạch từng bước được thực hiện Dân bắt đầu có sự quan tâm đến nhữnghoạt động của HĐND ở địa phương Nhờ đó vai trò cũng như trách nhiệm của cơquan dân cử và tính dân chủ được cải thiện so với trước, hạn chế sự tuỳ tiện trongviệc quyết định các vấn đề quan trọng của nhân dân ở địa phương
Trang 8- Qua phân cấp, chính quyền địa phương đã bảo đảm được nhiều công việcmà trước đây các cơ quan trung ương phải lo, phải làm; các cơ quan trung ương cóđiều kiện hơn trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước vĩ mô, ban hành cácvăn bản quy phạm pháp luật, giải quyết các vấn đề đối ngoại trong các mối quan hệquốc tế và khu vực, phục vụ cho nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
1.3.2 Những vấp váp và trục trặc trong thực hiện phân cấp
Bên cạnh những kết quả bước đầu, đang xuất hiện những vấp váp và trục trặccần được nghiên cứu, khắc phục để thúc đẩy công tác phân cấp đúng hướng, đạtmục tiêu và hiệu quả cao hơn, bền vững hơn
Một là, có những việc rất cần cho người dân, cho doanh nghiệp nhưng chưa
được phân cấp, hoặc phân cấp không rõ ràng, như việc tổ chức và hoạt động củacác đơn vị dịch vụ công bao gồm, giáo dục phổ thông, dạy nghề; y tế; các dịch vụphục vụ cho sản xuất như khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, bảo vệ thực vậtvà phòng chống dịch bệnh Đặc biệt là về vấn đề giải quyết các công việc cho dânthông qua các thủ tục hành chính, nhiều việc đáng được phân cấp sớm cho chínhquyền cấp cơ sở nhưng vẫn còn rất chậm trễ Kết quả phân cấp mà người dân mongđợi là được tiếp cận với chính quyền tiện lợi hơn, dễ dàng hơn khi có công việc thìchưa đạt được nhiều
Hai là, trong thực hiện phân cấp ở cả tầm vĩ mô và vi mô từ thể chế cho đến
tổ chức thực hiện còn có những khập khiễng
- Về thể chế, Nhà nước ta thực hiện quản lý thống nhất, thông qua hệ thốngthể chế, địa phương chỉ cụ thể hoá và vận dụng thực hiện trong khuôn khổ của thểchế nhà nước trung ương đã quy định Nhiều việc phân cấp cho địa phương nhưngthể chế chưa có hoặc có chưa đủ rõ Ví dụ như, chủ trương xoá bỏ sự phân biệt kinhtế trung ương và kinh tế địa phương; xoá bỏ chế độ cấp hành chính chủ quản đốivới doanh nghiệp nhà nước; cơ chế hoạt động của các loại hình tổ chức dịch vụcông trước hết là giáo dục, y tế; nội dung quản lý nhà nước, thẩm quyền và tráchnhiệm của mỗi cấp chính quyền ở địa phương; tính chất và vị trí của mỗi cấp tronghệ thống 4 cấp ngân sách, 4 cấp kế hoạch Thực tế những bất cập về thể chế đó lànhững vấn đề cơ bản làm trở ngại đáng kể cho việc phân cấp, hoặc phân cấp chắpvá, thiếu cơ sở khoa học và tính bền vững
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng quy hoạch của chính quyền địa phương trướchết là thể hiện quy hoạch của trung ương trên địa bàn, đặc biệt là quy hoạch về kếtcấu hạ tầng Chúng ta đã phân cấp cho địa phương quyết định quy hoạch, kế hoạch,trong khi quy hoạch của trung ương, đặc biệt là quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuậtphục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quy hoạch ngành chưa đượcxác định và công khai Khi TW thay đổi hoặc mở rộng quy hoạch, địa phương hếtsức khó khăn, vì có những việc đã cam kết với các nhà đầu tư nước ngoài
- Về tổ chức thực hiện phân cấp, bên cạnh việc tạo động lực cạnh tranh, thiđua phát triển, đã xuất hiện tư tưởng cục bộ, có một số địa phương cạnh tranhkhông lành mạnh Điều này được thể hiện trên một số vịêc cụ thể sau đây: Tronglĩnh vực thu hút đầu tư, nhiều địa phương đã không chăm lo thực hiện tốt các quyđịnh trong khuôn khổ của pháp luật, tạo điều kiện cho nhà đầu tư và doanh nghiệplàm ăn thuận lợi, mà lo bàn tính việc hạ quá khung sàn về tiền thuê đất, vượt quákhung trần về thời gian ân hạn tiền thuê quyền sử dụng đất, thời hạn nộp thuế theo
Trang 9quy định của luật; Tranh đua nhau phát triển các nhà máy, các khu công nghiệp,không tuân thủ quy hoạch, như hội chứng nhà máy mía đường, bia, xi măng làmgiảm hiệu quả đầu tư và khả năng thu hồi vốn của các công trình; Đua nhau tranhthủ các dự án đầu tư hạ tầng bằng ngân sách nhà nước, phân bổ các công trìnhkhông theo đúng mục đích và sự cần thiết, làm tăng nhanh độ phân tán trong đầu tưxây dựng kết cấu hạ tầng, cảng biển nước sâu, sân bay, cảng cá, đường tránh thànhphố, thị xã… đang là hội chứng gây lãng phí và thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tếđất nước
Ba là, tuy chưa nhiều nhưng đã xuất hiện tư tưởng mạnh ai nấy làm, chưa có
sự hợp tác chặt giữa các địa phương với các bộ, trước hết là với các đơn vị trungương tản quyền xuống địa phương, giữa các địa phương với nhau Ngay giữa cácđịa phương trong một vùng kinh tế động lực, sự phối hợp đang dừng lại ở mứckhuyến cáo, chưa có cơ chế phối hợp và nội dung phối hợp rõ ràng Tình trạng chưanhất quán về một số nhiệm vụ giữa các cơ quan trung ương với nhau cũng đang lànhững ách tắc cho địa phương trong thực hiện phân cấp, như việc kiểm định antoàn công nghệ giữa Bộ Khoa học - Công nghệ và Bộ Lao động -Thương binh xãhội, việc đào tạo nghề giữa Bộ Giáo dục và Bộ Lao động - Thương binh xã hội Đó là chưa nói đến những việc tréo giò nhau giữa tỉnh và huyện Cấp huyện cấpđăng ký kinh doanh cho hộ gia đình, HTX, tỉnh cấp đăng ký kinh doanh cho doanhnghiệp; cấp huyện quyết định quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong các vùngđô thị, các cụm công nghiệp, nhưng trước khi chủ tịch ký phải có ý kiến chấp thuậnbằng văn bản của Sở Xây dựng, Sở Công nghiệp…
1.3.3 Những trở ngại hạn chế kết quả của phân cấp
Một là, thiết chế tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính nhà
nước đang là trở ngại lớn hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nói chung vàviệc phân cấp nói riêng
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thiết chế tổ chức bộ máy hành chínhnhà nước ta được chia thành 4 cấp, Chính phủ và 3 cấp chính quyền địa phương.Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện chức năng quản lýnhà nước vĩ mô các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại,bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ và thống nhất Các cấp chínhquyền ở địa phương (HĐND và UBND) tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tậptrung dân chủ, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật vàcác văn bản của cơ quan hành chính cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhândân Mỗi cấp có cùng những nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng tươngtự; thực hiện cơ chế vận hành cấp trên chỉ đạo, điều hành cấp dưới theo thứ bậchành chính
Thiết chế tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 3 cấp với cơ chế vận hànhnhư trên có sự trùng lặp chức năng, nhiệm vụ giữa các cấp Một nhiệm vụ trên cùngmột địa bàn nhiều cấp cùng thực hiện như vấn đề quy hoạch, kế hoạch, phát triểnnông nghiệp, công nghiệp, y tế, giáo dục Hiện nay, cấp dưới chưa thể thực hiệncác quyết định của Thủ tướng Chính phủ khi chưa có sự chỉ đạo của cấp trên, làmchậm trễ công việc và trách nhiệm không rõ ràng Điều quan trọng hơn là thiết chếtổ chức và cơ chế vận hành đó không bảo đảm sự thống nhất, thông suốt, nhanh,
Trang 10Do vậy, thiết chế tổ chức và cơ chế vận hành bộ máy hành chính đang là vấnđề phải được nghiên cứu, cải tiến và đổi mới
Hai là, tư tưởng vì lợi ích cục bộ trong bộ máy công quyền còn đang rất nặng
nề Thông thường quyền lực đi liền với lợi ích, có quyền lực của tổ chức và lợi íchcủa tổ chức, quyền lực của cá nhân và lợi ích của cá nhân Trong nền kinh tế thịtrường, quyền và lợi đang len lỏi vào trong bộ máy công quyền, đang làm cho có sựnứu kéo, duy trì cơ chế "xin cho" để bảo vệ quyền uy và lợi ích cục bộ của các cơquan công quyền Sự nứu kéo đó được thể hiện trong cả thể chế và cả tổ chức thựchiện, cả cơ quan có thẩm quyền phân cấp và cơ quan nhận phân cấp Thực tế chothấy trong những nhiệm vụ đã đuợc phân cấp thì các nhiệm vụ liên quan đến các dựán đầu tư xây dựng các công trình, quyết định cấp phép đầu tư được thực hiện khánhanh chóng, những việc liên quan trực tiếp đến dân thì chậm hoặc thiếu sự tậptrung cao trong việc tổ chức thực hiện, như việc giải quyết các thủ tục hành chính,giải quyết các khiếu nại, tố cáo; các hoạt động dịch vụ công, nhất là tại các cơ sở ytế, các tổ chức điều trị, các cơ sở phục vụ sản xuất, kinh doanh như khuyến công,khuyến nông, bảo vệ thực vật Ngay trong những vấn đề đó, những công đoạn nàocó quyền lợi hơn thì được cố giữ (như độc quyền in, phát hành các biểu mẫu, hoáđơn đỏ…, ở đây muốn đề cập đến việc in và phát hành, còn việc ban hành biểu mẫutất nhiên phải thống nhất)
Điều đáng lo ngại là tư tưởng cục bộ nói trên, cộng với tình trạng một bộphận cán bộ, công chức tha hoá, kém năng lực, phẩm chất và trách nhiệm, đang làmméo mó việc thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp, đang làm sâu thêm hố ngăncách giữa các cơ quan nhà nước với nhân dân, không chỉ làm giảm kết quả củaphân cấp mà còn làm giảm hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước nói chung
II NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCGIỮA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI2.1 Nhận thức đúng việc phân cấp trong hệ thống hành chính nhà nước
Như phần trên đã phân tích, phân cấp giữa Chính phủ và các cấp chính quyềnở địa phương là một tất yếu khách quan thúc đẩy quá trình dân chủ hoá đời sống xãhội, ở nhà nước theo chính thể liên bang cũng như nhà nước theo chính thể đơnnhất; là một xu thế của thời đại chống lại một nhà nước tập quyền lỗi thời với sựphát huy quyền dân chủ trực tiếp của công dân tự quản lý, tự quyết định nhữngcông việc của chính mình theo luật pháp
Phân cấp nhằm bảo đảm yêu cầu tiện lợi của nhân dân trong mối quan hệgiữa nhà nước với nhân dân; nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của cáccấp chính quyền địa phương; phát huy mọi lợi thế riêng có về vật chất, tinh thần vàtrí tuệ của nhân dân địa phương; bảo đảm cho nhân dân được tham gia trực tiếp vớichính quyền trong phát triển kinh tế, xã hội, trong xây dựng cuộc sống cộng đồng;tạo động lực thi đua và hợp tác lành mạnh, thúc đẩy các địa phương cùng phát triển
Phân cấp, thông qua việc chuyển giao những nhiệm vụ thích đáng cho cấpdưới, nhằm phân định rõ ràng nhiệm vụ giữa các cấp, làm cho mỗi cấp đều nhận rõvà chủ động, sáng tạo làm đúng, làm đích thực những nhiệm vụ phải làm và cầnlàm Cấp trên không bao biện, làm thay, cấp dưới không trông chờ, ỷ lại Không cósự chồng lấn hoặc bỏ sót những nhiệm vụ đáng ra mỗi cấp phải làm và cần làm