phân tích mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và cải cách tổ chức hiện nay_5

16 304 1
phân tích mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và cải cách tổ chức hiện nay_5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH    BÀI KIỂM TRA QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC CÔNG Huế, tháng 1 năm 2013 Giảng viên bộ môn: TS. Nguyễn Thị Hà Lớp: Cao học Hành chính công 16M Học viên: Nguyễn Thị Thu Hiền HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH    BÀI KIỂM TRA QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC CÔNG Huế, tháng 1 năm 2013 Giảng viên bộ môn: TS. Nguyễn Thị Hà Lớp: Cao học Hành chính công 16M Học viên: Nguyễn Thị Thu Hiền Mục lục Trang 1. Phân tích mối quan hệ giữa đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công đối với cải cách hành chính Việt Nam hiện nay……………….1 2. Phân tích các yếu tố cấu thành văn hoá tổ chức công. Vai trò văn hoá trong tổ chức công …………………………………………………………… 5 ________________________________________________________________________________ ____________________________________ Nguyễn Thị Thu Hiền 1 1- MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC CÔNG ĐỐI VỚI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HIỆN NAY Chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo cơ hội lớn cho Việt Nam; nhưng đồng thời cũng đặt ra vô vàn những thách thức khi phải tự đổi mới mình trong quá trình hội nhập ấy. Sự chuyển mình mạnh mẽ của đất nước cùng với những sự thay đổi to lớn của bối cảnh quốc tế đặt ra những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi cải cách hành chính trong giai đoạn tới phải thay đổi ngay từ trong lòng tổ chức công, mà cụ thể là đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức. Trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 và 2011-2020, Chính phủ đều nhấn mạnh đến nhiệm vụ “Cải tiến phương thức quản lý, điều hành của các cấp, các ngành” trong nội dung cải cách tổ chức bộ máy hành chính. Phương thức quản lý và điều hành tổ chức công là “phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động, biện pháp có tính công nghệ vận dụng hoạt động của bộ máy quản lý để giải quyết công việc” của tổ chức hoạt động trong khu vực công. Cải cách hành chính đặt ra nhiều nhiệm vụ cấp bách mà mục tiêu chung là hướng tới việc đảm bảo cho các cơ quan hành hành chính Nhà nước đủ năng lực hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Đấy cũng chính là mục tiêu của việc đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công. Vậy cho nên muốn thực hiện cải cách hành chính thành công thì phải đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức, mà cụ thể ở đây là tổ chức công. Đổi mới phương thức quản lý và điều hành là một trong những là cơ sở thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính. Nếu không đổi mới phương ________________________________________________________________________________ ____________________________________ Nguyễn Thị Thu Hiền 2 thức quản lý và điều hành thì cải cách hành chính sẽ bị rơi vào cái gọi là “bình mới, rượu cũ”. Đây không chỉ đơn giản là mối quan hệ song hành mà mối quan hệ giữa cải cách hành chính và đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công là mối quan hệ điều kiện. Ta sẽ càng thấy rõ mối quan hệ giữa cải cách hành chính và đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công thông qua việc phân tích sự cần thiết của việc đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công và tầm quan trọng của việc đổi mới trong bối cảnh cải cách hành chính hiện nay. Ta có thể nhận thấy phương thức quản lý và điều hành đang được áp dụng ở nước ta từ trước đến nay đã được hình thành và gắn liền với những đặc điểm của truyền thống văn hóa Việt Nam. Nhiều mô thức quản lý hành chính nhà nước được hình thành trong lịch sử hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm trước đây, cho đến nay vẫn còn ảnh hưởng đậm nét trong hoạt động hàng ngày của các cơ quan nhà nước và nhiều trường hợp được thừa nhận một cách mặc nhiên. Trong khi đó, đất nước ta lại đang thực hiện quá trình cải cách hành chính, chuyển đổi kinh tế một cách sâu rộng và mới đây nhất là ta đã gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Hơn nữa, trong bối cảnh khoa học kĩ thuật, nhất là công nghệ thông tin đang bùng nổ như hiện nay với những mô hình như e-government, cyberadministration…thì tổ chức công nhất thiết phải tự đổi mới, mà cụ thể và trước tiên hết là đổi mới phương thức quản lý và điều hành để phù hợp với tình hình xã hội luôn chuyển biến và phát triển cũng như hội nhập thế giới. Đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công mang ý nghĩa vô cùng to lớn đối với bản thân tổ chức công đó, cộng hưởng thêm những kết quả khác từ công cuộc hành chính mà tạo ra ý nghĩa đến toàn thể xã hội trên nhiều bình diện khác nhau. ________________________________________________________________________________ ____________________________________ Nguyễn Thị Thu Hiền 3 Trong bộ máy tổ chức công, việc đổi mới phương thức quản lý và điều hành giúp tổ chức có thể quản lý được các công việc được tốt hơn, thuận lợi cho việc kiểm tra thực hiện các quyết định quản lý hành chính nhà nước. Giúp cho tổ chức làm việc một cách khoa học, logic, chặt chẽ, tạo ra thói quen, nề nếp làm việc khoa học trong tổ chức. Đổi mới phương thức quản lý và điều hành góp phần làm giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng thêm nhịp điệu hoạt động của cơ quan. Ví dụ như: Cơ chế một cửa, một dấu và một cửa liên thông như hiện nay chính là kết quả của sự đổi mới từ nhận thức đến phương thức quản lý và điều hành của người cán bộ quản lý hành chính. Những kết quả đạt được từ việc đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công tạo ra ý nghĩa khác trên bình diện kinh tế - xã hội - chính trị. Xét trên bình diện kinh - tế, đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công là điều kiện quan trọng tạo ra và nâng cao năng suất lao động của tổ chức. Đổi mới phương thức quản lý và điều hành còn góp phần làm giảm nhiều chi phí không cần thiết trong quá trình vận hành công việc hằng ngày của cơ quan nhà nước. Ví dụ như: Rút ngắn thời gian giải quyết công việc; Mang lại lợi ích kinh tế thiết thực; Giảm quỹ tiền lương, tức là giảm chi phí hành chính. Ngoài ra còn là điều kiện giảm bớt biên chế hành chính nhà nước. Mặc dù vậy, ta vẫn thấy tình trạng hoạt động kém hiệu quả, cồng kềnh, cho nên đổi mới phương thức quản lý và điều hành yếu tố cần thiết. Về bình diện chính trị, đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công là thực hiện chủ trương về cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xét về mặt xã hội, những hoạt động đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công với những kết quả khả quan hơn sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa cơ quan tổ chức công và người dân do làm việc thiết thực hơn, từ đó sẽ làm tăng thêm lòng tin của nhân dân với hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hơn nữa, muốn đổi ________________________________________________________________________________ ____________________________________ Nguyễn Thị Thu Hiền 4 mới các phương thức quản lý và điều hành tổ chức công thì các tổ chức công phải tiếp thu những kinh nghiệm của các nước tiên tiến. Đây cũng là quá trình tiệm cần nhu cầu xã hội ở quy mô thế giới, chắt lọc những thành quả để vận dụng phù hợp thực tiễn đất nước, đáp ứng tốt hơn cho xã hội. Mặt khác, như đã nói ở trên, hiện nay nhiều phương thức quản lí và điều hành tổ chức công còn mang nặng tư tưởng, dáng dấp của văn hoá cũ chưa phù hợp với tình hình mới thì đổi mới phương thức quản và điều hành tổ chức góp phần tạo nên những người cán bộ, công chức văn hoá hơn. Như vây, đổi mới phương thức quản lý và điều hành trong tổ chức công hiện nay cần phải hướng theo việc xây dựng và áp dụng phương thức quản lý và điều hành hiện đại kết hợp với truyền thống; Bảo đảm tính khoa học của quá trình điều hành; Tạo được sự điều hành thuận lợi, đơn giản và phù hợp; Giảm nhẹ cường độ và nâng cao năng suất lao động, góp phần tinh giảm biên chế. Các biện pháp đổi mới phương thức quản lý và điều hành có thể kể đến: Xây dựng mô hình mẫu và quy trình chuẩn cho quá trình điều hành hoạt động của các cơ quan; Tăng cường sử dụng thiết bị hiện đại để xử lý công việc, đặc biệt là thu thập, xử lý thông tin, truyền đạt các quyết định; Xây dựng các định mức cần thiết và thực hiện việc tiêu chuẩn hoá trong công việc; Đổi mới quy trình kiểm tra hoạt động của cơ quan, công sở; Bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho cán bộ, công chức. Các biện pháp đổi mới phương thức quản lý và điều hành khi tiến hành cần đảm bảo được mục tiêu cải cách hành chính. Từ việc nhận thức được tầm quan trọng và mối quan hệ giữa đổi mới phương thức quản lý và điều hành trong bối cảnh cải cách hành chính của đất nước ta hiện nay, chúng ta cần quyết tâm thực hiện đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công một cách toàn diện và sâu sắc để có thể hoàn thành tốt quá trình cải cách hành chính. ________________________________________________________________________________ ____________________________________ Nguyễn Thị Thu Hiền 5 2- PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VĂN HOÁ TỔ CHỨC CÔNG. VAI TRÒ VĂN HOÁ TRONG TỔ CHỨC CÔNG Để có thể tồn tại phát triển trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế đang ngày càng trở nên gay gắt trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, mọi loại hình thiết chế tổ chức xã hội phải tái cấu trúc lại chính mình để thích nghi và phát triển, dựa trên cơ sở phát huy nguồn lực nội sinh và tìm kiếm, kết hợp các nguồn lực ngoại sinh. Lý luận và thực tiễn cho thấy, văn hóa là một nguồn lực nội sinh có thể tạo nên sự phát triển đột phá và bền vững cho một tổ chức, khi tổ chức đó biết khai thác, vận dụng các yếu tố văn hóa vào hoạt động của mình. Với những lý do như vậy, các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức cũng cần nhận thức được vai trò quan trọng của xây dựng văn hóa tổ chức phù hợp để nâng cao sức cạnh tranh và tạo ra khả năng phát triển bền vững. Khái niệm "văn hóa tổ chức" (Organization Culture) được tổng - tích hợp từ hai khái niệm "văn hóa" và "tổ chức”. Xét trong khuôn định nghĩa văn hoá tổ chức thì văn hóa được hiểu là những hành vi ứng xử, thái độ, suy nghĩ của con người, trình độ văn hóa, giao tiếp của con người trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Và tổ chức công là một bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lý nhà nước, luôn gắn với một chức năng chuyên biệt, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, nơi phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao. Vậy thì, ta có thể hiểu văn hoá tổ chức công là một hệ thống những giá trị, những niềm tin, sự đối xử, giao tiếp của các thành viên trong tổ chức được hình thành trong quá trình hoạt động của tổ chức công, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ của các nhân viên làm việc trong tổ chức công, ảnh hưởng đến cách làm việc trong tổ chức. ________________________________________________________________________________ ____________________________________ Nguyễn Thị Thu Hiền 6 (1) Các yếu tố cấu thành văn hoá tổ chức công rất đa dạng, phong phú và mỗi yếu tố đều có ảnh hưởng nhất định tới tâm lý, thái độ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức. Có một số cách để phân loại các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức, như yếu tố vật thể, phi vật thể; khách quan hay chủ quan Tuy nhiên, ta sẽ phân loại các yếu tố cấu thành văn hoá công sở thành yếu tố cấu thành bên trong và bên ngoài công sở. Các yếu tố bên trong cấu thành văn hoá tổ chức công bao gồm: - Con người: là nhân tố quan trọng và then chốt nhất. Trong các nguồn lực có thể khai thác như nguồn lực tự nhiên, nguồn lực khoa học - công nghệ, nguồn lực con người thì nguồn lực con người là quyết định nhất, bởi lẽ những nguồn lực khác chỉ có thể khai thác có hiệu quả khi nguồn lực con người được phát huy. Văn hoá là thứ được tạo ra bởi con người, được nhận thức và biến đổi cũng bởi con người. Con người tác động đến việc hình thành văn hóa công sở thì đồng thời văn hóa công sở với những giá trị bền vững của nó sẽ tác động trở lại đối với việc hoàn thiện nhân cách, phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân tồn tại trong nó. Giá trị văn hoá tổ chức được hình thành từ mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức mà bản chất cũng chỉ là mối quan hệ giữa con người với nhau trong khuôn khổ thiết chế tổ chức, công việc… Mối quan hệ đó có thể mang tính thoả hiệp hay xung đột, được tiết chế bằng quy định tổ chức tạo nên động lực cạnh tranh và hình thành giá trị văn hoá cho tổ chức. - Thể chế: Văn hoá tổ chức, đặc biệt là tổ chức công không thể hình thành một cách tự phát giữa mối quan hệ các cá nhân trong tổ chức mà được hình thành thông qua các hoạt động, thể chế của tổ chức. Thực tiễn cho thấy hệ thống thể chế, đặc biệt là thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thể chế văn hoá tác động rất sâu sắc đến việc hình thành và hoàn thiện văn hoá tổ chức. Thể chế trong tổ chức công đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo các hoạt động của tổ chức ________________________________________________________________________________ ____________________________________ Nguyễn Thị Thu Hiền 7 diễn ra theo quy định, chuẩn mực đề ra một cách hệ thống, có sự phối hợp đồng bộ giữa các cá thể, bộ phần trong tổ chức. Thể chế được ví như đường “trung đạo”, “xương sống” cho các hoạt động kỉ luật của tổ chức công. - Điều kiện tài chính và vật chất của công sở: Tài chính của tổ chức công phần lớn xuất phát nguồn ngân sách nhà nước. Nguồn tài chính trong tổ chức công không chỉ dùng để duy trì đảm bảo các hoạt động của tổ chức mà còn góp phần xây dựng nên văn hoá tổ chức. Bởi đặc thù tài chính trong tổ chức công phải tuân theo các nguyên tắc: Công khai; Liên tục; Phân công rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận trong công sở; Dân chủ hoá trong quá trình điều hành; Tuân thủ pháp luật. Tất cả những nguyên tắc đặc thù này của tài chính trong khu vực công tạo cho khu vực công một giá trị văn hoá khó mà xen lẫn với văn hoá tổ chức doanh nghiệp. - Yếu tố tổ chức: Nền tảng văn hóa của tổ chức là yếu tố ảnh hưởng lớn đến đạo đức, tác phong làm việc của các thành viên trong tổ chức công. Vấn đề đạo đức và trách nhiệm của người quản lý và các thành viên trong tổ chức là nhân tố tinh thần, tác động. Văn hóa tổ chức là cách ứng xử, giao tiếp, cách phối hợp thực hiện công việc giữa các thành viên trong tổ chức và giữa các nhân viên với công dân. Phải làm sao để nhân viên trong tổ chức thấy rằng họ có cơ hội để làm việc tốt nhất. Họ tin rằng ý tưởng của mình được tính đến, họ cảm thấy những đồng nghiệp của họ có cam kết với chất lượng. Họ tạo ra một sự liên kết trực tiếp giữa công việc của mình với sứ mệnh của tổ chức. Tạo được niềm tin giữa các thành viên trong tổ chức với nhau và giữa khách hàng với tổ chức đặc biệt là coi trọng vấn đề đạo đức công vụ, nhấn mạnh nền hành chính phục vụ nhân dân thì hiệu quả cũng như chất lượng của tổ chức công cũng theo đó mà tăng lên. [...]... trình đi lên của tổ chức công, được vật chất hoá trong các cấu trúc thiết chế hành chính và công nghệ hành chính Thứ hai, trình độ học vấn và trình độ văn minh trong hoạt động của các tổ chức công thể hiện và chuyển hóa vào văn hóa tổ chức công Trong đó, trình độ học vấn và văn minh trong tổ chức công chính là trình độ của những con người trong tổ chức ấy Và trình độ văn minh ấy thể hiện qua các tiêu... như địa lý và khí hậu của vùng miền khác nhau có thể có ảnh hưởng những phong cách ăn mặc hay giờ giấc hoạt động của tổ chức công từ đấy mà hình thành nét riêng biệt tổ chức công Ngoài ra, các công dân tại nơi tổ chức công hoạt động ảnh hưởng lên văn hoá tổ chức công liên quan như dân trí và dân ý và văn hóa dân tộc, văn hóa khu vực và văn hóa của địa phương nơi công sở đóng Ví dụ như tổ chức công đó... các yếu tố trên với tư cách là các yếu tố cấu thành nên văn hoá tổ chức công thì ta không thể bỏ qua một thực tế là chúng cũng đồng thời là sản phẩm, là kết quả của hiệu quả điều hành tổ chức công và tác động ngược lại lên tổ chức Nói cách khác, ở đây luôn có mối quan hệ hai chiều giữa hai yếu tố này (2) Từ các phân tích trên, ta có thể thấy các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức công không hề đơn giản... bộ, sự đối lập có tính bản thể của các thành viên Hướng các thành viên trong tổ chức công đến một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực văn hóa của tổ chức công Đó chính là làm cho các thành viên trong tổ chức hoàn thiện mình Yếu tố dân tộc, hiện đại và hệ giá trị này thấm nhuần trong mỗi thành viên tổ chức công, được chắt lọc, kế thừa và Nguyễn Thị Thu Hiền... không cũng là vấn đề cần chú ý vì nó liên quan đến chất lượng, đến hiệu quả làm việc trong các tổ chức công Các yếu tố bên ngoài cấu thành văn hoá tổ chức công bao gồm: Môi trường chính trị, hệ thống chính sách hay hệ thống cơ sở pháp luật của Nhà nước liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và cách thức hoạt động của tổ chức công cho nên ảnh hưởng lên văn hoá tổ chức công Nguyễn Thị Thu... tài sản vô hình ở các tổ chức công hiện nay bao gồm các yếu tố như: thông tin khoa học - công nghệ, tổ chức bộ máy và nghệ thuật quản lý, sự tín nhiệm của nhân dân đối với cán bộ, công chức nhà nước Những điều này có thể coi là sự chuyển hoá các năng lượng tinh thần của con người vào hoạt động tổ chức công, đó chính là văn hoá trong tổ chức công Thứ ba, vai trò của văn hóa thể hiện là nền tảng mang... nội lực của tổ chức công thì cần xác định vai trò của văn hóa tổ chức công Sơ lược thì vai trò văn hóa tổ chức công bao gồm ba nội dung, đó là: Thứ nhất, văn hóa tổ chức công cũng như ở văn hóa các lĩnh vực khác, cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tính văn hóa từ bên trong và bên ngoài tổ chức công, từ quá khứ đến tương lai cho nên trong một chừng mực nào đó sẽ giúp tổ chức công tạo nên... trong khi tổ chức đó không có đủ điều kiện để thực hiện thì mức độ hoàn thành công việc cũng không cao Cho nên khi đề ra các mục tiêu cần chú ý tới điều kiện hoàn cảnh ở trong tổ chức đó - Cơ cấu tổ chức: Việc sắp xếp bố trí nhân sự trong các tổ chức công có phù hợp hay không cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng Nhân viên làm việc trong các cơ quan tổ chức có được sắp xếp vào đúng vị... Thông tin: trong tổ chức công có vai trò rất khác biệt đối với thông tin bình thường Thông tin trong tổ chức công là tài sản của Chính phủ có giá trị liên tục nhất Thông tin góp phần tạo nên văn hoá tổ chức công Bởi tuỳ theo đặc điểm tổ chức công, mà thông tin công mang những nguyên tắc khác nhau: công khai hay bí mật, phục vụ cho đối tượng, tầng lớp chính trị nào Ngoài ra, văn hoá tổ chức công như đã trình... động công sở, quan hệ ứng xử và môi trường chính trị mang đậm màu sắc văn hoá nhân văn, nhân ái và nhân bản, với các giá trị chân, thiện, mỹ Cho nên, các tổ chức công rất khuyến khích, thậm chí bao cấp việc học tập cho các thành viên là nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của tổ chức để từ đấy mà phát triển, nâng văn hóa tổ chức lên tầm văn minh mới Những kết quả của việc nâng cao trình độ học vấn và văn . đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công là mối quan hệ điều kiện. Ta sẽ càng thấy rõ mối quan hệ giữa cải cách hành chính và đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công. Hiền 1 1- MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC CÔNG ĐỐI VỚI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HIỆN NAY Chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại. hình mới thì đổi mới phương thức quản và điều hành tổ chức góp phần tạo nên những người cán bộ, công chức văn hoá hơn. Như vây, đổi mới phương thức quản lý và điều hành trong tổ chức công hiện

Ngày đăng: 07/02/2015, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan