phân tích mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và cải cách tổ chức hiện nay_18

9 282 0
phân tích mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và cải cách tổ chức hiện nay_18

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH TIỂU LUẬN Môn: QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC CÔNG Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hà Người thực hiện: Nguyễn Lê Bảo Ngọc Lớp: Cao học Hành chính công 16M HUẾ - 2013 MỤC LỤC Trang 1. Phân tích mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và cải cách hành chính Việt Nam hiện nay 1 2. Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức công và vai trò của văn hóa trong tổ chức công 5 Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và cải cách hành chính hiện nay. Phương thức quản lý và điều hành tổ chức công là phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động, biện pháp có tính công nghệ vận dụng hoạt động của bộ máy quản lý để giải quyết công việc của các tổ chức hoạt động trong khu vực công. Sự chuyển mình mạnh mẽ của đất nước cùng với sự thay đổi to lớn của bối cảnh quốc tế đặt ra những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi cải cách hành chính trong giai đoạn tới phải thay đổi ngay từ trong lòng tổ chức công mà cụ thể là đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công. Mục tiêu của việc đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công là hướng tới việc đảm bảo cho các cơ quan hành chính Nhà nước đủ năng lực hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Đổi mới phương thức quản lý và điều hành là một trong những cơ sở thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính. Nếu không đổi mới phương thức quản lý và điều hành thì cải cách hành chính sẽ không bao giờ đạt tới đích mong muốn mà sẽ bị rơi vào tình trạng “bình mới, rượu cũ”. Cải cách hành chính và đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công không chỉ có mối quan hệ song hành mà còn là mối quan hệ điều kiện. Phương thức quản lý và điều hành tổ chức công ở nước ta được hình thành và gắn liền với những đặc điểm của truyền thống văn hóa Việt Nam. Các hoạt động hằng ngày của các của các cơ quan nhà nước hiện nay vẫn còn mang đậm nét các mô thức quản lý quản lý hành chính nhà nước được hình thành trong lịch sử hành trăm năm thậm chí hành nghìn năm trước đây. Trong khi đó đất nước ta lại đang thực hiện quá trình cải cách hành chính và chuyển đổi kinh tế một cách sâu rộng thì việc đối mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công là một tất yếu khách quan. Đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công mang ý nghĩa vô cùng to lớn đối với bản thân tổ chức công đó kết hợp với nhưng kết quả đạt được từ công cuộc cải cách hành chính sẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội trên nhiều phương diện khác nhau. Việc đổi mới này sẽ giúp cho tổ chức có thể quản lý tốt các công việc của mình, đem lại sự thuận lợi hơn cho việc kiểm tra thực hiện các quyết định quản lý hành chính nhà nước, giúp cho tổ chức làm việc một cách khoa học, logic, chặt chẽ, tạo thói quen, nề nếp làm việc khoa học của tổ chức. Đổi mới phương thức quản lý và điều hành còn góp phần giảm bớt các thủ tục rườm rà, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công. Xét trên phương diện kinh tế thì đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công là điều kiện quan trọng nâng cao năng suất lao động của tổ chức và góp phần làm giảm nhiều chi phí không cần thiết trong quá trình vận hành công việc hằng ngày của các cơ quan hành chính nhà nước. Về mặt chính trị, đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công là thực hiện chủ trương về cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xét về mặt xã hội, hoạt động đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa cơ quan tổ chức công và người dân, từ đó làm tăng lòng tin của nhân dân với hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, muốn đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công thì các tổ chức phải biết tiếp thu những kinh nghiệm của các nước tiên tiến, chắt lọc những thành quả để vận dụng phù hợp với thực tiễn đất nước, đáp ứng tốt hơn cho xã hội. Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều phương phương thức quản lý và điều hành tổ chức công mang nặng tư tưởng, chưa phù hợp với tình hình mới do đó phải đổi mới một cách triệt để thì mới tạo nên một nền hành chính hiện đại và một đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, văn hóa hơn. Như vậy, đổi mới phương thức quản lý và điều hành trong tổ chức công hiện nay chính là việc xây dựng và áp dụng phương thức quản lý và điều hành hiện đại kết hợp với truyền thống, làm thế nào để đảm bảo được tính khoa học trong quá trình điều hành, tạo được sự sự thuận lợi, đơn giản, phù hợp trong điều hành cũng như giảm nhẹ cường độ và nâng cao năng suất lao động, góp phần tinh giảm biên chế. Muốn như vậy cần phải xây dựng mô hình mẫu và quy trình chuẩn cho quá trình điều hành hoạt động của các cơ quan; tăng cường sử dụng thiết bị hiện đại; xây dựng các định mức cần thiết và thực hiện việc tiêu chuẩn hóa trong công việc; đổi mới quy trình kiểm tra hoạt động của các cơ quan; bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho cán bộ công chức. Câu 2: Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức công và vai trò của văn hóa trong tổ chức công. Tổ chức công là tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước để tiến hành một công việc chuyên ngành của nhà nước. Tổ chức công là tổ chức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo văn bản để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, nơi phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao. Là nơi tiếp nhận yêu cầu, đề nghị, khiếu nại của công dân. Do đó, tổ chức công là một bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lý nhà nước. Văn hoá là toàn bộ những hoat động sáng tạo và giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Văn hoá là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động. Văn hoá tổ chức là hệ thống những giá trị niềm tin, sự mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại với các cơ cấu chính thức và tạo nên những chuẩn mực hành động như những giả thiết không bị chất vấn về truyền thống và cách thức là việc của tổ chức mà mọi người trong đó đều tuân theo khi làm việc. Văn hoá tổ chức công là một hệ thống được hình thành trong quá trình hoạt động của tổ chức công, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ của các nhân viên làm việc trong tổ chức công, ảnh hưởng đến cách làm việc trong tổ chức công và hiệu quả hoạt động của nó. Xây dựng văn hoá tổ chức công là xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, có kỉ cương và dân chủ. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như các thành viên của cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn như thế cán bộ phải tôn trọng kĩ luật cơ quan, phải chú ý đến danh dự của cơ quan trong cư xử với mọi người, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung, chống lại bệnh quan liêu, hách dịch, cơ hội. Văn hóa tổ chức công được cấu thành từ các yếu tố: - Con người: Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất, quyết định văn hoá tổ chức công. Con người là nhân tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả của tổ chức công. Tinh thần tự quản, tính tự giác của cán bộ công chức làm việc trong tổ chức công cao hay thấp, mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức, xung đột giữa các thành viên trong cơ quan ở mức độ lớn hay nhỏ, cách giải quyết các xung đột, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao hay thấp,…tất cả những yếu tố đó tạo nên văn hoá tổ chức công. - Thể chế: Hệ thống thể chế trong các tổ chức công cũng là vấn đề cần bàn tới. Thể chế có hoàn thiện, có đảm bảo tính nghiêm minh được mọi cá nhân trong tổ chức tuân thủ thì kỉ luật trong tổ chức công mới được đảm bảo. Từ đó mọi hoạt động của các tổ chức công diễn ra một cách có hệ thống, theo chuẩn mực đã được đề ra, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng của các cơ quan, đơn vị đó. Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, các bộ phận và các tổ chức khác nhau trong tổ chức công cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng. Các công việc, các nhiệm vụ sẽ được thực hiện một cách suôn sẻ, đạt mục tiêu khi có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa mọi tổ chức, cơ quan ở mọi lĩnh vực trong cả một hệ thống rộng lớn tổ chức công. - Tài chính: Tài chính của mọi tổ chức công đều phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước. Nguồn tài chính mà nhà nước có được là rất hạn hẹp. Việc sử dụng nguồn tài chính đó để tiến hành các hoạt động của các tổ chức cần được xem xét hợp lí, tránh việc thâm hụt ngân sách, lãng phí tiền bạc của nhà nước, làm giảm hiệu quả chất lượng tổ chức công. - Văn hóa tổ chức: Nền tảng văn hóa của tổ chức là yếu tố ảnh hưởng lớn đến đạo đức, tác phong làm việc của các thành viên trong tổ chức công. Vấn đề đạo đức và trách nhiệm của người quản lý và các thành viên trong tổ chức là nhân tố tinh thần, tác động. Văn hóa tổ chức là cách ứng xử, giao tiếp, cách phối hợp thực hiện công việc giữa các thành viên trong tổ chức và giữa các nhân viên với công dân. Phải làm sao để nhân viên trong tổ chức thấy rằng họ có cơ hội để làm việc tốt nhất. Họ tin rằng ý tưởng của mình được tính đến, họ cảm thấy những đồng nghiệp của họ có cam kết với chất lượng. Họ tạo ra một sự liên kết trực tiếp giữa công việc của mình với sứ mệnh của tổ chức. Tạo được niềm tin giữa các thành viên trong tổ chức với nhau và giữa khách hàng với tổ chức đặc biệt là coi trọng vấn đề đạo đức công vụ, nhấn mạnh nền hành chính phục vụ nhân dân thì hiệu quả cũng như chất lượng của tổ chức công cũng theo đó mà tăng lên. - Thông tin: Thông tin về các văn bản hành chính, thông tin về các loại thủ tục (các loại giấy tờ biểu mẫu, quy trình thực hiện, thời gian giải quyết, phí và lệ phí…) khi được công khai sẽ tạo điều kiện cho người dân thụ hưởng tốt hơn dịch vụ mà nhà nước cung cấp. Trong mọi tổ chức công, sự công khai thông tin là điều quan trọng không thể thiếu. - Mục tiêu tổ chức: Các mục tiêu được đề ra thích đáng và mức độ hoàn thành công việc theo mục tiêu cao hay thấp. Có những trường hợp đề ra mục tiêu quá cao trong khi tổ chức đó không có đủ điều kiện để thực hiện thì mức độ hoàn thành công việc cũng không cao. Cho nên khi đề ra các mục tiêu cần chú ý tới điều kiện hoàn cảnh ở trong tổ chức đó. - Cơ cấu tổ chức: Việc sắp xếp bố trí nhân sự trong các tổ chức công có phù hợp hay không cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng. Nhân viên làm việc trong các cơ quan tổ chức có được sắp xếp vào đúng vị trí, đúng ngành nghề, phù hợp với năng lực mà họ có, có phát huy được năng lực làm việc hay không cũng là vấn đề cần chú ý vì nó liên quan đến chất lượng, đến hiệu quả làm việc trong các tổ chức công. Ngoài ra, văn hóa tổ chức công còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: - Môi trường chính trị - Hệ thống cơ sở pháp luật của nhà nước - Xu thế hoạt động của thế giới - Các yếu tố của môi trường tự nhiên - Các mối quan hệ của tổ chức - Các công dân tại nơi tổ chức hoạt động - Văn hóa hành chính của hệ thống công vụ - Tiến độ phát triển của khoa học kỹ thuật - Đời sống kinh tế văn hoá của đất nước Vai trò của văn hoá trong tổ chức công: Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự phát triển và tiến bộ xã hội. - Đối với tổ chức công, phải xây dựng được văn hóa tổ chức công tiến bộ, văn minh, hiện đại từ đó góp phần tạo nên nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ. Tạo được tình đoàn kết và chống lại bệnh quan liêu, cửa quyền. Môi trường văn hóa tổ chức công tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của CBCC với cơ quan, với nhân dân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công. - Tính tự giác của cán bộ công chức trong công việc sẽ đưa tổ chức công này phát triển vượt hơn lên so với tổ chức công khác. - Văn hóa tổ chức công cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tính văn hóa từ bên trong và bên ngoài tổ chức công, từ quá khứ đến tương lai cho nên trong một chừng mực nào đó sẽ giúp tổ chức công tạo nên những chuẩn mực, phá tính cục bộ, sự đối lập có tính bản thể của các thành viên. Hướng các CBCC đến một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực văn hóa của tổ chức công. Đó chính là làm cho cán bộ công chức hoàn thiện mình. - Mỗi kiểu văn hóa có vai trò khác nhau đối với tiến trình phát triển của tổ chức công. Kiểu văn hóa quyền lực giúp tổ chức công có khả năng vận động nhanh, tạo nên tính bền vững trong khi theo đuổi mục tiêu của mình. Kiểu văn hóa vai trò giúp tổ chức công phát huy hết năng lực của CBCC, khuyến khích họ hăng say với công việc từ đó nhanh chóng đạt được mục tiêu của tổ chức công. Xây dựng, đổi mới, chấn chỉnh không ngừng hoàn thiện tổ chức công giúp tổ chức công phát triển bền vững, nhanh chóng đạt hiệu quả cao. Thắng lợi của mỗi tổ chức công không chỉ là mục tiêu kinh tế, chính trị hay xã hội mà trước hết và hơn hết đó là văn hóa tổ chức công. Con người tác động đến việc hình thành văn hóa tổ chức công thì đồng thời văn hóa tổ chức công với những giá trị bền vững của nó sẽ tác động trở lại đối với việc hoàn thiện nhân cách, phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân tồn tại trong nó. . Cải cách hành chính và đổi mới phương thức quản lý và điều hành tổ chức công không chỉ có mối quan hệ song hành mà còn là mối quan hệ điều kiện. Phương thức quản lý và điều hành tổ chức công. Hành chính công 16M HUẾ - 2013 MỤC LỤC Trang 1. Phân tích mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và cải cách hành chính Việt Nam hiện nay 1 2. Phân tích các yếu. cấu thành văn hóa tổ chức công và vai trò của văn hóa trong tổ chức công 5 Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều hành tổ chức công

Ngày đăng: 07/02/2015, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan