1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lý luận về văn hóa thanh tra và chuẩn mực đạo đức cán bộ thanh tra

9 897 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 140 KB

Nội dung

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH o0o TIỂU LUẬN Bộ môn: Giám sát, kiểm tra, thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước Giảng viên: TS Lương Thanh Cường Tên tiểu luận: Lý luận về văn hóa thanh tra và chuẩn mực đạo đức cán bộ thanh tra Học viên: Trần Ngọc Huy Vũ Lớp: Cao học HCC 16M Huế, tháng 3 năm 2013 Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, các ngành, các cấp, các địa phương phải tự xây dựng cho mình chuẩn mực văn hóa nghề, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Đối với ngành Thanh tra yêu cầu về xây dựng văn hóa thanh tra và chuẩn mực đạo đức thanh tra càng trở nên cấp bách bởi thanh tra thuộc nhánh hành pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước, có chức năng thực thi pháp luật và kiểm soát sự tuân thủ pháp luật nên thanh tra là bộ phận của nền công vụ, hoạt động thanh tra là hoạt động công vụ của Việt Nam. Nói cách khác, hoạt động thanh tra là hoạt động công vụ nhưng mang tính chính trị sâu sắc. Vì vậy, biểu hiện của văn hóa thanh tra trong đời sống vừa mang tính chât là một bộ phận của văn hóa công vụ, vừa nằm trong không gian văn hóa chính trị. 65 năm đã qua, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL ngày 23-11-1945 về việc thành lập và quy định quyền hạn Ban Thanh tra đặc biệt và Tòa án đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành Thanh tra Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả to lớn đóng góp vào sự phát triển của đất nước, tạo nên niềm tự hào cho truyền thống của ngành Thanh tra, thực tiễn hoạt động thanh tra đang bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, nếu không được phát hiện, khắc phục kịp thời thì hình ảnh của ngành Thanh tra sẽ bị ảnh hưởng thậm chí gây bức xúc trong quần chúng và đối tượng thanh tra. Để vượt qua được những yêu cầu cấp thiết đặt ra là ngành Thanh tra phải phát huy được những giá trị văn hóa dân tộc đồng thời cũng phát huy được những nét đặc thù văn hóa của ngành góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, xây dựng môi trường văn hóa ngày càng hoàn thiện tạo cơ sở cho việc giáo dục lý tưởng, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, bản lĩnh của cán bộ thanh tra trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2 I. Quan niệm về văn hóa, văn hóa thanh tra và chuẩn mực đạo đức cán bộ thanh tra 1. Quan niệm về văn hóa và văn hóa thanh tra Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất, tinh thần và ứng xử mang tính biểu trưng, do con người sang tạo và tích lũy được qua quá trình lao động, trong sự tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên và lịch sử của mình cũng như sự hoàn thiện của bản thân mình. Văn hóa là hiện tượng xã hội gắn liền với hoạt động của con người. Văn hóa được biểu thị như là phương thức hoạt động, bao gồm các giá trị sản phẩm vật chất và tinh thần cũng như năng lực phát triển của chính bản thân con người. Theo nghĩa rộng nhất, văn hóa là toàn bộ những gì con người sang tạo ra. Văn hóa trước hết phải là sản phẩm mang dấu ấn của con người nhưng những sản phẩm đó phải chứa đựng những giá trị hướng con người tới mục tiêu “chân”, “thiện”, “mỹ”, ngày nay là hướng con người tới xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Khi xã hội có sự phân công lao động, đã hình thành những nghề nghiệp chuyên môn thì hoạt động nghề nghiệp của con người cũng là hoạt động phản ánh văn hóa, có ý nghĩa văn hóa. Văn hóa khi đó gắn liền với nghề nghiệp, xác định những giới hạn hoạt động nghề nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể Các cơ quan thanh tra nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng trong cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính nhà nước, là thiết chế bảo vệ pháp luật, góp phần giữ gìn trật tự kỉ cương trong xã hội. Hoạt động thanh tra là hoạt động công vụ nhưng mang tính chính trị sâu sắc. Vì vậy, biểu hiện của văn hóa thanh tra trong đời sống vừa mang tính chất là một bộ phận của văn hóa công vụ vừa nằm trong không gian văn hóa chính trị. Có thể quan niệm, văn hóa thanh tra là một bộ phận của văn hóa Việt Nam, thuộc văn hóa tinh thần bao gồm những giá trị trong lịch sử phát triển ngành Thanh tra, tri thức nghê nghiệp ngành Thanh tra trong hệ thống chính trị- hành chính, phản ánh những giá trị của hoạt động thanh tra qua các giai đoạn lịch sử và đạo đức, phong cách quan hệ, ứng xử của 3 cán bộ thanh tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong sinh hoạt cá nhân. 2. Quan niệm về chuần mực đạo đức cán bộ thanh tra Đạo đức cán bộ thanh tra là một bộ phận của văn hóa thanh tra, là giá trị đặc trưng. Trong thực tiễn, văn hóa thanh tra chính là những kết quả, thành tựu tốt đẹp trong hoạt động thanh tra cũng như trong hành vi ứng xử của cán bộ thanh tra được gây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của ngành Thanh tra, trở thành giá trị phổ biến, hình ảnh đặc trưng và truyền thống của ngành. Chuẩn mực đạo đức được hiểu một cách chung nhất là những phép tắc, mang tính quy phạm- tính khuôn mẫu trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người, con người với xã hội. Đó là những yêu cầu, được thể hiện bằng những tiêu chuẩn cụ thể, làm cơ sở cho việc đánh giá hành vi của con người. - Chuẩn mực đạo đức cán bộ thanh tra là hệ giá trị được mọi người thừa nhận, có tính phổ quát, bao gồm những phẩm chất cấu thành nên nhân cách của người cán bộ thanh tra, là những nguyên tắc, quy phạm đạo đức được mọi người thừa nhận trở thành mực thước, khuôn mẫu để xem xét, đánh giá và điều chỉnh hành vi của cán bộ thanh tra. - Chuẩn mực đạo đức cán bộ thanh tra có quan hệ chặt chẽ với chuẩn mực pháp luật. Hệ thống chuẩn mực đạo đức gồm những chuẩn mực điều chỉnh hành vi có giá trị tích cực (những việc phải làm, nên làm) và những chuẩn mực điều chỉnh hành vi có giá trị tiêu cực (những việc không được làm, không nên làm). - Chuẩn mực đạo đức cán bộ thanh tra còn bao gồm những chuẩn mực điều chỉnh hành vi có thể làm. Trong đó, chuẩn mực đạo đức gồm những chuẩn mực điều chỉnh hành vi có giá trị tích cực (những việc phải làm, nên làm) là những yêu cầu tối thiểu trong định hướng, điều chỉnh hành vi của cán bộ thanh tra. Nó thuộc về chuẩn mực pháp lý, mang tính bắt buộc thực hiện. Vi phạm loại chuẩn mực này cán bộ thanh tra sẽ bị xử lý lỷ luật. Loại chuẩn mực đòi hỏi nên làm và không nên làm là chuẩn mực chịu nhiều sự tác động và kiểm 4 soát của dư luận xã hội. Nói cách khác, chuẩn mực đạo đức cán bộ thanh tra đều là những quy phạm xã hội, nhưng pháp luật chỉ là những chuẩn mực đạo đức tối thiểu. Chuẩn mực đạo đức cán bộ thanh tra có phạm vi rộng hơn quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cán bộ thanh tra. Tóm lại, đạo đức của cán bộ thanh tra là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa thanh tra. Xây dựng chuẩn mực đạo đức cán bộ thanh tra là một trong những nội dung quan trong của việc xây dựng văn hóa thanh tra. II. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thanh tra Tuy không trực tiếp đề cập đến nội dung xây dựng văn hóa thanh tra nhưng những quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, đặc điểm, chức năng của công tác thanh tra chính là cơ sở để xác định những nội dung cơ bản của văn hóa thanh tra và định hướng xây dựng văn hóa thanh tra, chuẩn mực đạo đức cán bộ thanh tra. Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác thanh tra. Ngay khi hòa bình lập lại 2/9/1945 tại phiên họp ngày 14/11/1945 Chính phủ thảo luận và đi đến quyết định cần phải thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Từ đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 64 /SL ngày 23/11/1945 thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Ban Thanh tra đặc biệt được giao quyền: “nhận các đơn khiếu nại của công dân; điều tra, hỏi chứng; xem xét tài liệu, giấy tờ của các UBND hoặc các cơ quan của Chính phủ cần thiết cho công việc giám sát; đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong UBND hay Chính phủ đã phạm lỗi trước khi mang ra Hội đồng Chính phủ hay Toà án đặc biệt xét xử”. Qua các giai đoạn, cùng với việc ban hành các Sắc lệnh, Đảng, Nhà nước ban hành chỉ thị, nghị quyết về công tác thanh tra. Các văn kiện đó thể hiện rõ nét quan điểm của Đảng và Nhà nước về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền 5 hạn của thanh tra và trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với công tác thanh tra. Trong Chỉ thị số 50/CT-TW ngày 4-4-1962 của Ban Bí thư đã xác định: “ Thanh tra chuyên nghiệp là tai mắt của lãnh đạo các cấp, có nhiệm vụ giữ gìn dân chủ, kỷ luật nhà nước, bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ… Thanh tra có nhiệm vụ theo dõi, xem xét sự chấp hành đúng đắn đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Chính phủ… các Bộ, các ngành, các cấp nhất định phải có cơ quan thanh tra của mình để theo dõi ngay từ đầu, để kịp thời uốn nắn, sửa chửa sai lầm, thiếu sót có thể xảy ra”. Như vậy, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác thanh tra cơ bản là nhất quán trong nhận thức về vị trí, vai trò của công tác thanh tra, mối quan hệ giữa thanh tra với yêu cầu quản lý nhà nước. Trong mỗi thời kỳ nhất định, Đảng, Nhà nước ta đưa ra chủ trương thích hợp, điều chỉnh kịp thời chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Thanh tra cho phù hợp với yêu cầu của tình hình Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Nếu Trung ương Đảng, Chính phủ có nghị quyết, chỉ thị đưa về các ngành, các địa phương, kết quả thế nào không có thanh tra khó mà biết được địa phương nào làm tốt, làm vừa, làm xấu; có làm hay không làm, trên không biết, địa phương nhiều khi tự mình cũng không biết; trên không thấu dưới, dưới không thấu trên. Thanh tra để theo dõi xem các kế hoạch, chỉ thị, chính sách đó, các địa phương chấp hành thế nào.” Như vậy theo Bác Hồ, vì thanh tra là công tác quan trọng của cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước, do đó phải được tiến hành thường xuyên, nếu không làm được như vậy thì tất yếu sẽ dẫn tới bệnh quan liêu, mệnh lệnh, gây ra những tai hại khác cho sự nghiệp cách mạng. Hoạt động thanh tra phải đản bảo tính độc lập tương đối, thanh tra phải tuân theo pháp luật và không ai được cản trở đến hoạt động thanh tra. Vì: “Thanh tra là tai mắt của cấp trên, là người bạn của cấp dưới” có nghĩa là qua thanh tra giúp cho việc nhận thức của quá trình quản lý nhà nước, đồng thời 6 đối với những người là lãnh đạo quản lý thì thanh tra chính là người bạn giúp nhìn thấy, biết được, phát hiện và chỉ cho thấy được những việc làm đúng, làm tốt để tiếp tục phát huy, những việc làm sai, làm không đầy đủ, làm thiếu trách nhiệm để khắc phục, sửa chửa nâng cao năng lực và trách nhiệm, như vậy, thanh tra chính là người bạn, người giúp đở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. III. Những thuộc tính và chức năng của văn hóa thanh tra 1. Những thuộc tính, đặc điểm của văn hóa thanh tra a. Tính cộng cảm của văn hóa thanh tra: là sự lan tỏa, truyền bá và ảnh hưởng của văn hóa thanh tra trong đời sống xã hội. Tính cộng cảm của văn hóa thanh tra vừa phản ánh sự hấp thụ vừa bao hàm sự lan tỏa, tạo nên một trong những đặc trưng cơ bản nhất của văn hóa thanh tra. Văn hóa thanh tra cũng là sản phẩm của xã hội, mặc dù thực tế nó có thể được sản sinh từ hoạt động của những cá nhân cụ thể (đặc biệt của cán bộ thanh tra) nhưng nó cũng tác động, điều chỉnh hành vi, ứng xử của nhiều chủ thể khác, đặc biệt là cán bộ thanh tra. b. Tính nhân bản của văn hóa thanh tra: thể hiện bản chất của văn hóa thanh tra gắn với con người, phục vụ con người. Do văn hóa thanh tra suy cho cùng là sản phẩm của con người nên tính nhân bản là bản chất của văn hóa thanh tra. Nhưng quan trọng hơn, do thanh tra là lực lượng bảo vệ pháp luật, bảo vệ con người, trực tiếp hướng đến con người nên tính nhân bản của văn hóa thanh tra càng được thể hiện rõ nét. c. Tính sáng tạo của văn hóa thanh tra: gắn liền với hoạt động sáng tạo của con người- cán bộ thanh tra- vì con người chính là chủ thể của sáng tạo. Người cán bộ thanh tra cần có cuộc sống nhân bản và do vậy cũng cần có sự sáng tạo. Ngành thanh tra luôn cần đến sự phát triển và không ngừng hướng tới sự tiến bộ và do vậy không ngừng hướng tới sự sang tạo. Sáng tạo là bản chất sự tồn tại của con người nói chung và do đó cũng là bản chất sự tồn tại của văn hóa thanh tra. 7 Trên bình diện khác, với tính chất là bộ phận của văn hóa công vụ, nằm trong không gian của văn hóa chính trị và có đầy đủ tính chất của văn hóa nghề, văn hóa thanh tra có những đặc điểm cơ bản sau: - Tính giai cấp. - Tính nhân dân (quyền lực nhà nước). - Tính dân tộc. - Tính lịch sử. 2. Chức năng của văn hóa thanh tra Văn hóa thanh tra cần phải được đặt ở trọng tâm của chiến lược phát triển nguồn nhân lực, ở công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực làm công tác thanh tra. Tiếp cận từ vị trí, vai trò của công tác thanh tra trong hoạt động công vụ, có thể khái quát các chức năng chính của văn hóa thanh tra như sau: a. Chức năng nhận thức: Văn hóa thanh tra là thước đo trình độ nhận thức của cán bộ thanh tra đối với nghề nghiệp của mình. Văn hóa thanh tra đòi hỏi mỗi cán bộ thanh tra phải nhận thức được đầy đủ về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nghề. Ở đây, văn hóa thanh tra trở thành động lực thúc đẩy cán bộ thanh tra phải thường xuyên trau dồi kiến thức nghề nghiệp cơ bản, hiểu biết được vị trí và tầm quan trọng của công tác để vận dụng nó trong thực tiễn. b. Chức năng thực tiễn: văn hóa thanh tra là cơ sở để điều chỉnh hành vi nghề nghiệp trong công tác. Nó đòi hỏi những người lao động phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của công việc trong quá trình lao động. Nhờ chức năg thực tiễn, văn hóa thanh tra khiến cán bộ thanh tra trở thành những người làm việc có kỷ luật, có sáng tạo, làm việc có hiệu quả, chất lượng. Văn hóa thanh tra sẽ giúp cán bộ thanh tra hướng mọi công việc của mình tới mục tiêu cao cả nhất, làm sáng tỏ chân lý, giúp cho xã hội phát triển ổn định và đúng hướng, Hiệu quả thực hiện công việc chính là thước đo trình độ văn hóa nghề của cán bộ thanh tra. 8 c. Chức năng giáo dục: trình độ văn hóa thanh tra cũng có khả năng giáo dục cho cán bộ thanh tra về đạo lý trong thực thi công vụ. Nó đòi hỏi ở cán bộ thanh tra những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ những chuẩn mực trong quan hệ với cấp trên, cấp dưới và những bạn bè đồng nghiệp, với các đối tượng thanh tra và những chủ thể khác lien quan đến công tác thanh tra. Văn hóa thanh tra cũng đòi hỏi cán bộ thanh tra gìn giữ sự đoàn kết, gắn bó trong tập thể người lao động, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Đối với công tác thanh tra, văn hóa thanh tra giúp cho cán bộ thanh tra duy trì những mối quan hệ nghề nghiệp tốt đẹp, giũ gìn đạo đức trong sạch, có tác phong nghề nghiệp đúng đắn. 9 . TIỂU LUẬN Bộ môn: Giám sát, kiểm tra, thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước Giảng viên: TS Lương Thanh Cường Tên tiểu luận: Lý luận về văn hóa thanh tra và chuẩn mực đạo đức cán bộ thanh tra Học. vụ và trong sinh hoạt cá nhân. 2. Quan niệm về chuần mực đạo đức cán bộ thanh tra Đạo đức cán bộ thanh tra là một bộ phận của văn hóa thanh tra, là giá trị đặc trưng. Trong thực tiễn, văn hóa thanh. và chuẩn mực đạo đức cán bộ thanh tra 1. Quan niệm về văn hóa và văn hóa thanh tra Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất, tinh thần và ứng xử mang tính biểu trưng, do con người sang tạo và

Ngày đăng: 07/02/2015, 20:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w