Tuần: 02 Tiết: 03 Bài 3: THOÁT HƠI NƯỚC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài học này học sinh cần: 1. Kiến thức: - Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống của thực vật. - Mô tả được cấu tạo của lá phù hợp với chức năng thoát hơi nước. - Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rể trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh. 3. Thái độ: - Tích cực trồng cây và bảo vệ cây xanh ở trường học, nơi ở và đường phố. - Rèn luyện tư duy hệ thống. - Rèn luyện phương pháp tự học. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1. Thầy: Bài giảng, SGK, tranh treo hình 31, 3.2,3.3 sgk và bảng 3. 2. Trò: SGK, đọc bài trước ở nhà…. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá? 3. Bài mới: Thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá. Vậy quá trình thoát hơi nước diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu cơ chế thoát hơi nước ở lá qua bài học hôm nay. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1: Vai trò của quá trình thoát hơi nước . - Nước có vai trò gì trong cây? - Thoát hơi nước có vai trò gì trong cây? →Hướng dẫn học trò quan sát hình 3.1 sgk Hoạt động 2: Thoát hơi nước qua lá: → Hướng dẫn học sinh quan sát hình, đọc dữ liệu hình 3.2, 3.3 và - Cây sử dụng khoảng 2% lượng nước đi qua cây để chuyển hoá vật chất, tạo chất hữu cơ cho cây. - Là động lực đầu trên giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ đến các bộ phận khác trong cây, liên kết các bộ phận của cây, tạo đọ cứng cho cây thân thảo. - Khí khổng mở cho CO 2 khuếch tán vào lá, cung cấp cho quang hợp. - Làm giảm nhiệt độ của lá. I. Vai trò của quá trình thoát hơi nước: Cây sử dụng khoảng 2% lượng nước đi qua cây. Vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cơ thể thực vật: - Là động lực đầu trên giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ đến các bộ phận khác trong cây, liên kết các bộ phận của cây, tạo đọ cứng cho cây thân thảo. - Khí khổng mở cho CO 2 khuếch tán vào lá, cung cấp cho quang hợp. - Làm giảm nhiệt độ của lá. II. Thoát hơi nước qua lá: 1. Lá là cơ quan thoát hơi nước: - Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước. bảng 3 trang 16 và 17 sgk. - Những số liệu nào trong bảng 3 cho phép khẳng định rằng, số lượng khí khổng có vai trò quan trọng trong sự thoát hơi nước ở lá cây? - Vì sao mặt trên lá cây đoạn không có khí khổng vẫn có sự thoát hơi nước? - Những cấu trúc nào tham gia vào quá trình thoát hơi nước ở lá? - Thoát hơi nước qua khí khổng và qua cutin nhiều hay ít là phụ thuộc vào yếu tố nào của khí khổng và cutin? - Sự đóng mở của khí khổng phụ thuộc vào yếu tố nào? Cơ chế đóng mở khí khổng? Hoạt động 3: Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước. - Đọc sgk, cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước? Hoạt động 4: Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lý cho cây trồng. - Cơ sở khoa học của việc tưới tiêu hợp lý là gì? - Tại sao cần phải tưới nước cho cây trồng một cách hợp lý? - Số liệu về khí khổng trên 1 mm 2 ở mặt trên và mặt dưới lávới cường độ thoát hơi nước mg trong 24 giờ của mỗi mặt lá: khí khổng có ở mặt dưới nhiều hơn mặt trên, luôn có cường độ thoát hơi nước cao hơn ở cả 3 loại cây. - Vì nó có thể thoát hơi nước qua lớp cutin mỏng. - Con đường thoát hơi nước:Lớp cutin, khí khổng. - Phụ thuộc vào sự đống mở khí khổng, độ dày của cutin. - Phụ thuộc vào hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. + Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra, thành dày căng theo thành mỏng, khí khổng mở ra. + Khi mất nước, thành mỏng hết căng, thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại. - Nước, Ánh sáng, Nhiệt độ, gió, ion khoáng… - Cơ sở khoa học của việc tưới tiêu hợp lý là cân bằng nước. Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra. - Để đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường và đạt năng suất. - Thoát hơi nước chủ yếu qua khí khổng phân bố nhiều hơn ở mặt dưới của lá. - Con đường thoát hơi nước: + Lớp cutin. + Khí khổng 2. Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutin. - Thoát hơi nước chủ yếu là qua khí khổng, sự đóng mở khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. + Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra, thành dày căng theo thành mỏng, khí khổng mở ra. + Khi mất nước, thành mỏng hết căng, thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại. - Thoát hơi nước qua cutin: cutin càng dày, thoát hơi nước càng giảm. Và ngược lại. III. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước. - Nước - Ánh sáng - Nhiệt độ, gió, ion khoáng… IV. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lý cho cây trồng. Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra. 4. Củng cố: - Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng? → Vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh lá. → ý thức bảo vệ môi trường. 5. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập sgk. - Đọc bài 4. - Sưu tập ảnh màu (in màu nếu lấy từ internet) cây thiếu các nguyên tố dinh dưỡng. Phải có chú thích cây thiếu gì? biểu hiện ra sao? Đẹp, đúng sẽ cộng vào điểm miệng. Ngọc Hiển, ngày……tháng……năm 201 ký duyệt . khí khổng đóng lại. - Nước, Ánh sáng, Nhiệt độ, gió, ion khoáng… - Cơ sở khoa học của việc tưới tiêu hợp lý là cân bằng nước. Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào. quá trình thoát hơi nước. - Nước - Ánh sáng - Nhiệt độ, gió, ion khoáng… IV. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lý cho cây trồng. Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào và. dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ đến các bộ phận khác trong cây, liên kết các bộ phận của cây, tạo đọ cứng cho cây thân thảo. - Khí khổng mở cho CO 2 khuếch tán vào lá, cung cấp