ứng dụng mô hình đầu tư công - tư (ppp) nhằm đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại tp.hcm

162 808 3
ứng dụng mô hình đầu tư công - tư (ppp) nhằm đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại tp.hcm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM BÁO CÁO NGHIỆM THU (Đã chỉnh sửa theo góp ý Hội đồng nghiệm thu) ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐẦU TƢ CÔNG - TƢ (PPP) NHẰM ĐA DẠNG HOÁ CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Chủ nhiệm đề tài: PGS, TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT Thành viên đề tài: TS. Huỳnh Thị Thúy Giang TS. Trần Thị Hải Lý TS. Nguyễn Hữu Huy Nhựt Ths. Phạm Dƣơng Phƣơng Thảo Ths. Nguyễn Huy Thao Ths. Lê Thị Phƣơng Vy Ths. Nguyễn Thị Đoan Trân Ths. Bùi Xuân Cƣờng Vũ Văn Điệp Đặng Lê Hoàng THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 9/ 2013 TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại Tp.HCM là rất cao, đòi hỏi khối lượng vốn lớn nhưng bài toán khó đối với TP.HCM hiện nay chính là vốn và hiệu quả đầu tư của các công trình. TP HCM chủ trương huy động vốn ngoài ngân sách theo hình thức hợp tác công –tư (PPP). Xuất phát từ thực trạng trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng một mô hình ứng dụng PPP cụ thể, khả thi để triển khai cho các dự án giao thông đô thị thành công, phù hợp đặc thù của TP.HCM. Từ đó có thể ứng dụng PPP ở quy mô rộng hơn. Đề tài đã hệ thống hóa các nghiên cứu về PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, những bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, đối chiếu với các văn bản pháp lý về PPP tại VN như quyết định 71/2010/QĐ- TTg để phát hiện những bất cập, từ đó đề xuất hoàn thiện các hành lang pháp lý triển khai đối với hình thức PPP ở VN; phân tích thực trạng phát triển hạ tầng giao thông tại TP.HCM, đánh giá các dự án thể hiện dưới hình thức PPP đã và đang triển khai và tìm ra những tồn tại, trên cở sở đó nghiên cứu đề xuất giải pháp; phỏng vấn các chuyên gia và nhà đầu tư tư nhân để thu thập thông tin làm cơ sở phân tích và xử lý bằng các mô hình kinh tế lượng. Kết quả cho thấy có 5 nhân tố tác động đến việc triển khai mô hình PPP cho phát triển hạ tầng giao thông tại VN nói chung và tại TP.HCM nói riêng, đó là (1) lợi nhuận đầu tư, (2) khung pháp lý đầy đủ và minh bạch, (3) chia sẻ rủi ro phù hợp giữa nhà nước và tư nhân, (4) kinh tế vĩ mô ổn định và (5) tìm được đối tác tin cậy. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tế, đề tài đề xuất những kiến nghị với Trung ương như gia tăng vai trò của Chính phủ thông qua ổn định kinh tế vĩ mô, hoàn thiện hành lang pháp lý, ổn định và phát triển thị trường tài chính; thực hiện mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM. Đề tài cũng đề xuất những kiến nghị cụ thể đối với UBND TP.HCM; đề xuất một dự án CSHT giao thông theo hình thức PPP tại TP.HCM và các điều kiện cơ sở thực thi dự án. ABSTRACT Although the need of infrastructure development at Ho Chi Minh City is increasing rapidly, funding cannot be satisfied from the State budget or traditional ODA sources, and the efficiency of projects is questioned. The PPP model has considerable potential. The aim of this study is finding effective and suitable way to apply PPP model into infrastructure development for HCM city and for Vietnam. We systematically research concepts, theories, and empirical studies about PPP model to develop infrastructure in countries all over the world, drawing conclusions, comparing with 71/2010/QĐ-TTg document of Vietnam in order to find out problems. Besides, we also examine the real development at HCM city, projects which are applied PPP model experimentally in VN. Survey to have specialists’ opinions is included in our research. Econometric models are also used to find out five determinants to attract private investors to infrastructure projects. They are (1) benefit of investment, (2) sufficient and explicit legislation, (3) reasonable risk allocations between public and private sector, (4) stable macroeconomic conditions, and (5) finding reliable business associate. Based on these finding results, we suggest solutions to The Vietnamese Government and to The HCM City Committee of People. We also suggest an infrastructure project to be applied PPP model at HCM city as an illustration. MỤC LỤC Trang Mục lục Danh sách các chữ viết tắt Danh sách bảng Danh sách hình MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PPP 5 1.1. Phân biệt PPP với PSP và tƣ nhân hóa 5 1.2. Lợi ích của PPP 6 1.2.1. Thu hút vốn đầu tƣ tƣ nhân 8 1.2.2. Cải thiện hiệu quả đầu tƣ 8 1.2.3. Chất xúc tác cho cải cách các khu vực 8 1.3. Tính chất của PPP 9 1.4. Các nhân tố tác động đến mô hình PPP 11 1.4.1. Nhân tố tác động đến sự thành công 11 1.4.1.1. Vai trò và trách nhiệm của chính phủ 11 1.4.1.2. Lựa chọn đối tác tƣ nhân phù hợp 12 1.4.1.3. Nhận dạng và phân bổ rủi ro hợp lý 13 1.4.1.4. Nguồn vốn cho PPP 15 1.4.1.5. Thực hiện phân tích lợi ích-chi phí 17 1.4.2. Nhân tố bất lợi cho dự án PPP 22 1.5. Kinh nghiệm thế giới về triển khai mô hình PPP trong các dự án phát triển CSHT 24 1.5.1. Anh 24 1.5.2. Ấn Độ 25 1.5.3. Trung Quốc 26 1.5.4. Malaysia 27 1.5.5. Hàn Quốc 27 1.5.6. Hà Lan 28 1.6. Xu hƣớng của mô hình PPP thời kỳ hậu khủng hoảng 2008 29 1.7. Bài học kinh nghiệm rút ra cho VN và cho TP.HCM trong phát triển CSHT giao thông đô thị 32 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 37 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PPP TRONG PHÁT TRIỂN CSHT GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TẠI TP.HCM 38 2.1. Thực trạng CSHT đô thị Tp.HCM – Nhu cầu thực hiện PPP để phát triển CSHT 38 2.2. Thực trạng đầu tƣ tƣ nhân vào CSHT đô thị Tp.HCM 44 2.3. Những rào cản trong triển khai các dự án PPP CSHT tại TP.HCM 46 2.3.1. Về hành lang pháp lý và cơ chế vận hành 46 2.3.2. Về huy động vốn đầu tƣ 50 2.3.3. Về đánh giá hiệu quả dự án 50 2.4. Phân tích đánh giá Dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế đầu tƣ theo hình thức PPP 51 2.5. Khảo sát các dự án PPP đang triển khai tại VN – Bài học kinh nghiệm cho TP.HCM 54 2.5.1. BOT vốn nƣớc ngoài 55 2.5.2. BOT vốn trong nƣớc 55 2.5.3. BT vốn trong nƣớc 58 2.5.4. BOO 59 2.6. Đo lƣờng mức độ sẵn lòng tham gia PPP của nhà đầu tƣ tƣ nhân trong lĩnh vực CSHT đô thị 59 2.6.1. Mẫu nghiên cứu 60 2.6.2. Thang đo 61 2.6.3. Đánh giá và điều chỉnh thang đo –Pilot testing 64 2.6.4 . Nghiên cứu chính thức 65 2.6.5. Kiểm định các nhân tố tác động đến sự sẵn lòng đầu tƣ của tƣ nhân68 2.6.6. Phân tích hồi quy 69 2.6.7. Kiểm tra tính khác biệt về mức độ sẵn lòng đầu tƣ theo loại hình doanh nghiệp và hình thức lựa chọn đầu tƣ 72 2.6.8. Thảo luận kết quả khảo sát 73 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 76 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PPP PHÁT TRIỂN CSHT ĐÔ THỊ TẠI TPHCM 77 3.1. Định hƣớng phát triển CSHT giao thông của TP.HCM 77 3.1.1. Cơ hội 78 3.1.2. Thách thức 79 3.2. Giải pháp cho ứng dụng thành công mô hình PPP phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại TP.HCM 79 3.2.1. Gia tăng vai trò của chính phủ 79 3.2.1.1. Ổn định kinh tế vĩ mô 80 3.2.1.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý 80 3.2.1.3. Ổn định và phát triển thị trƣờng tài chính 103 3.2.2. Thực hiện mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM 105 3.3. Giải pháp cụ thể cho TP.HCM 105 3.3.1. Đề xuất lộ trình tiến hành dự án PPP tại TP.HCM 105 3.3.2. Đề xuất các tiêu chí để lựa chọn dự án thực hiện theo PPP 109 3.3.3. Kiến nghị về tài chính cho dự án theo mô hình PPP 116 3.3.3.1. Vốn khởi tạo từ ngân sách TP.HCM 116 3.3.3.2. Tỷ lệ % vốn tham gia từ ngân sách Thành phố 116 3.3.4. Kiến nghị về tính tự chịu trách nhiệm của bộ máy quản lý TP 117 3.3.5. Kiến nghị về xử lý hành lang đƣợc khai thác xung quanh dự án 118 3.3.6. Kiến nghị về phân bổ rủi ro hợp lý giữa khu vực công và tƣ 119 3.3.7. Kiến nghị thành lập cơ quan quản lý dự án PPP độc lập 124 3.3.8. Nâng cao vai trò của các bên liên quan đến dự án PPP phát triển cơ sở hạ tầng giao thông tại TP.HCM 124 3.3.9. Kiến nghị khác 127 3.4. Đề xuất một dự án giao thông đô thị thực hiện theo mô hình PPP tại TP.HCM 128 KẾT LUẬN 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIẾT ADB Ngân hàng Phát triển châu Á BOT Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao BT Xây dựng – Chuyển giao BOO Xây dựng – Sở hữu – Vận hành CBA Phân tích chi phí- lợi ích CSHT Cơ sở hạ tầng CSH Chủ sở hữu DB Thiết kế- Xây dựng (Chìa khóa trao tay) DBFM Thiết kế- Xây dựng – Tài trợ - Quản lý FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GPMB Giải phóng mặt bằng GTVT Giao thông vận tải HĐND Hội đồng nhân dân JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản IBRD Ngân hàng thế giới về Tái thiết và Phát triển NSNN Ngân sách nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NPV Giá trị hiện tại ròng OCR Vốn vay thương mại ODA Hỗ trợ phát triển chính thức O&M Vận hành và Bảo trì PPP Mô hình đầu tư công-tư PSP Sự tham gia của khu vực tư nhân Sở GTVT Sở Giao thông vận tải Sở KHĐT Sở Kế hoạch đầu tư Sở QHKT Sở Quy hoạch kiến trúc Sở TNMT Sở Tài nguyên môi trường Sở TC Sở Tài chính TPCP Trái phiếu chính phủ TP Thành phố TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân VCB Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam VDB Ngân hàng phát triển Việt Nam DANH SÁCH BẢNG SỐ TÊN BẢNG SỐ LIỆU TRANG 1.1. Chia sẻ rủi ro của dự án Westlink M7 14 1.2 Kết quả nghiên cứu của Esther (2007) 16 2.1 Danh mục các dự án giao thông Tp.HCM kêu gọi đầu tư giai đoạn 2011-2015 41 2.2 Danh mục các nút giao Tp.HCM kêu gọi đầu tư 2011- 2015 41 2.3 Danh mục các nút giao Tp.HCM lập quy hoạch sẽ đầu tư 42 2.4 Chất lượng hạ tầng phân theo từng lĩnh vực của 133 nước châu Á 43 2.5 Nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực đường bộ Việt Nam 44 2.6 Giá thu phí giao thông của một số quốc gia trên thế giới 49 3.1 Phân bổ rủi ro chính của dự án PPP GTĐB TP.HCM 123 3.2 Vai trò của mỗi bên liên quan trong dự án PPP 126 3.3 Tổng mức đầu tư dự án Mở rộng Quốc lộ 22 129 3.4 Cơ cấu vốn dự án Mở rộng Quốc lộ 22 130 3.5 Tính toán tỷ suất chiết khấu 137 DANH SÁCH HÌNH Số Tên hình Trang 1.1 Quy trình đầu tư theo PPP 9 1.2 Mức độ tư nhân hóa trong các hợp đồng PPP 10 1.3 Tóm tắt kinh nghiệm triển khai PPP để áp dụng cho TP.HCM 35 2.1 Quy trình nghiên cứu 60 2.2 Tỷ lệ tư nhân tham gia phỏng vấn theo từng loại hình DN 65 2.3 Các hình thức đầu tư mong đợi 66 2.4 Mức độ sẵn lòng đầu tư vào các dự án PPP đường bộ của tư nhân 66 2.5 Các nguyên nhân cản trở thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân 67 2.6 Mô hình nghiên cứu 69 2.7 Mức độ tác động của các nhân tố đến sự sẵn lòng đầu tư 72 3.1 Lộ trình tiến hành dự án PPP tại TP.HCM 106 3.2 Sơ đồ lựa chọn thực hiện dự án theo PPP 114 3.3 Các điều kiện lựa chọn loại hợp đồng theo PPP 115 3.4 Nguyên tắc phân bổ rủi ro 121 3.5 Mô hình phân bổ rủi ro dự án PPP CSHT giao thông TP.HCM 122 3.6 Sự quan tâm của các bên liên quan trong dự án CSHT theo mô hình PPP 125 3.7 Quy trình điều chỉnh giá thu phí 127 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: TP. HCM là thành phố đông dân nhất với dân số hơn 9 triệu người, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, Tp. HCM đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Dân số và phương tiện cơ giới gia tăng nhanh chóng nhưng tiến độ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông lại rất chậm. Hiện nay, đường bộ gần như là phương thức duy nhất đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải tại TP.HCM. Trong nội ô thành phố, đường sá ngày càng quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Do đó, nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại TP.HCM là một yêu cầu bức thiết, để đáp ứng nhu cầu này đòi hỏi triển khai đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau trên nhiều lĩnh vực đồng thời phải có nguồn lực tài chính tương xứng. Mặc dù đã nhận thức tầm quan trọng của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị và đã có những chiến lược phát triển đến năm 2020, nhưng bài toán khó đối với TP.HCM hiện nay chính là nguồn vốn và hiệu quả đầu tư của các công trình. Hiện nay nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng tại TP.HCM chủ yếu là vốn ODA, vốn tài trợ, vốn vay… nhưng do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 những nguồn này có xu hướng ngày càng thu hẹp, trong khi tình trạng thâm hụt ngân sách, nợ công tăng cao, giảm chi tiêu công để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng tới chi ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Để giải quyết vấn đề vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng, TP HCM đã rất năng động sáng tạo để tìm và tạo nguồn, trong đó hướng khai thác chủ yếu là huy động vốn ngoài ngân sách. Từ nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã chỉ ra cho thấy rằng bất kỳ chính phủ nào cũng không thể và không đủ khả năng nguồn lực để cung cấp hàng hóa công một cách hiệu quả trong điều kiện ngân sách 2 bị giới hạn. Vì thế, mô hình đầu tư công -tư (PPP) đã xuất hiện là giải pháp hữu hiệu cho bài toán khó về vốn nói trên. PPP đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong nhiều lĩnh vực – đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng - tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, bao gồm các nước phát triển như Anh, Mỹ và các nước đang phát triển như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Thực tiễn đã chứng minh những lợi ích thiết thực mà mô hình PPP đem lại, đó là:  Thu hút vốn đầu tư tư nhân nhằm hỗ trợ sự thiếu hụt tài chính cho chính phủ.  Tăng năng suất và sử dụng các nguồn lực có sẵn một cách hiệu quả.  Gia tăng hiệu quả của các dự án, cải thiện việc phân phối dịch vụ, tạo ra các giá trị tăng thêm cho người tiêu dùng lẫn chính phủ.  Cắt giảm chi phí thông qua phân phối rủi ro hợp lý, là chất xúc tác để cải cách các khu vực (như luật pháp, các cơ quan quản lý) rộng rãi hơn. Nhận thức được tính chất quan trọng của một xu hướng phát triển mà nhiều nước đã áp dụng khá thành công, Việt Nam đã và đang tích cực triển khai mô hình này khởi đầu bằng quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) với các dự án kêu gọi đầu tư theo mô hình PPP. Tuy đưa vào thực hiện nhưng một số dự án đã thất bại, cụ thể như cầu Phú Mỹ được thực hiện theo hình thức BOT (một dạng của PPP) nhưng chủ đầu tư không đủ bù đắp chi phí đã trả lại cho chính quyền thành phố tạo thêm gánh nặng cho ngân sách vốn đã eo hẹp, dự án tuyến xe điện mặt đất số 1 (Tramway số 1) không đạt được thỏa thuận với nhà đầu tư theo phương thức BOT. Dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được Thủ tướng chính phủ chỉ định nhà đầu tư 1 là công ty Bitexco kết hợp với nhà đầu tư 2 là Tập đoàn Tài chính quốc tế IFC, nhưng nhà đầu tư tư nhân (nhà đầu tư 3) vẫn chưa có. Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài “Ứng dụng mô hình đầu tư công – tư (PPP) nhằm đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại TP.HCM” được lựa chọn với mục tiêu nghiên cứu là xây dựng [...]... nhiệm cũng như phát huy các lợi thế của mỗi khu vực Có thể nói, PPP là cách thức hiệu quả để các quốc gia phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển đổi và cải cách các dịch vụ và hàng hóa công Tìm hiểu về PPP, học hỏi kinh nghiệm thế giới để triển khai mô hình PPP tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết nhằm phát huy các nguồn lực một cách hợp lý cho đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt... trạng phát triển hạ tầng giao thông tại TP.HCM, đánh giá các dự án thể hiện dưới hình thức PPP đã và đang triển khai và tìm ra những tồn tại, trên cở sở đó nghiên cứu đề xuất giải pháp - Phỏng vấn các chuyên gia và nhà đầu tư tư nhân để thu thập thông tin làm cơ sở phân tích và xử lý bằng các mô hình kinh tế lượng nhằm tìm ra các nhân tố tác động đến việc triển khai mô hình PPP 3 cho phát triển hạ tầng. .. biệt tại các nước đang phát triển, sự thiếu hụt ngân sách quốc gia cùng với việc sử dụng vốn kém hiệu quả đã hạn chế chính phủ cung cấp một cách hiệu quả các hàng hóa công nói chung và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nói riêng Vì thế, mô hình đầu tư công -tư (PPP) đã xuất hiện làm giải pháp cho vấn đề trên PPP là quan hệ giữa các tổ chức Nhà nước với tổ chức tư nhân liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng. .. mô hình ứng dụng PPP cụ thể, khả thi để triển khai cho các dự án giao thông đô thị thành công, phù hợp đặc thù của TP.HCM Từ đó có thể ứng dụng PPP ở quy mô rộng hơn Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích định tính và định lượng Phân tích định tính: chúng tôi phân tích trên cơ sở số liệu thứ cấp về hạ tầng giao thông đô thị, vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ cấu nguồn vốn đầu. .. đầu tư vào các dự án đầu tư giao thông cho đến nay tại TP.HCM để đưa ra các đánh giá về thực trạng Phân tích định lượng: căn cứ trên số liệu sơ cấp từ điều tra khảo sát để phân tích, cụ thể hóa các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư theo mô hình PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại TP.HCM Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê để so sánh hiệu quả của mô hình PPP với các. .. tại VN nói chung và tại TP.HCM nói riêng - Đề xuất về hoàn thiện khung pháp lý; đề xuất một dự án theo hình thức PPP tại TP.HCM và các điều kiện cơ sở thực thi dự án Phạm vi nghiên cứu của đề tài: cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại TP.HCM Kết cấu của đề tài: Chương 1: Tổng quan về PPP Chương 2: Thực trạng ứng dụng mô hình PPP trong phát triển CSHT giao thông đô thị tại TP.HCM Chương 3: Giải pháp ứng. .. hiện tại nhưng theo các cách thức được cải tiến 10 1.4 Các nhân tố tác động đến mô hình PPP Từ thập niên 80 cho đến nay, PPP đã được áp dụng để phát triển cơ sở hạ tầng tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm các nước phát triển và đang phát triển Sau đây, đề tài sẽ điểm qua những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về các nhân tố quyết định sự thành công cũng như những nhân tố gây trở ngại khi áp dụng. .. trách nhiệm rõ ràng, đáp ứng những tiêu chí như hiện đại, năng động, nhạy bén và thích nghi cao với bối cảnh kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ Trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, ba lợi ích cụ thể thúc đẩy chính phủ tham gia mô hình PPP, đó là: - Thu hút vốn đầu tư tư nhân (bổ sung cho nguồn vốn Nhà nước) - Tăng năng suất và tính hiệu quả của các nguồn lực có sẵn - Cải cách các khu vực thông qua... loại hình dự án thuộc nhóm khác Các nội dung thực hiện trong đề tài: - Hệ thống hóa các nghiên cứu về PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, những bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, đối chiếu với các văn bản pháp lý về PPP tại VN như quyết định 71/2010/QĐ-TTg để phát hiện những bất cập, từ đó đề xuất hoàn thiện các hành lang pháp lý triển khai đối với hình thức PPP ở VN - Phân...  Huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng mà không tăng nợ công  Cải thiện hiệu quả đầu tư nhờ tận dụng các sáng tạo của tư nhân và tối ưu hóa chi phí trong suốt vòng đời dự án (lợi thế kinh tế theo qui mô) 1.3 Tính chất của PPP Theo ADB (2008), PPP được triển khai thông qua nhiều dạng hợp đồng được thiết lập theo mức độ nghĩa vụ và rủi ro của tư nhân (hình 1.2) như: - Các hợp đồng dịch vụ 9 - Các hợp đồng . ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐẦU TƢ CÔNG - TƢ (PPP) NHẰM ĐA DẠNG HOÁ CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Chủ nhiệm đề tài: PGS, TS. PHAN THỊ BÍCH. tích trên cơ sở số liệu thứ cấp về hạ tầng giao thông đô thị, vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các dự án đầu tư giao thông cho đến nay tại TP. HCM để đưa ra các đánh. hình thức huy động vốn để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại TP. HCM được lựa chọn với mục tiêu nghiên cứu là xây dựng 3 một mô hình ứng dụng PPP cụ thể, khả thi để triển khai cho các dự

Ngày đăng: 07/02/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan