Đề, đ.a thi Cao đẳng Sử 2008-2013

23 63 0
Đề, đ.a thi Cao đẳng Sử 2008-2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2013 Môn: LỊCH SỬ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Vào nửa cuối những năm 30 của thế kỉ XX, tình hình thế giới và trong nước có những biến chuyển gì? Trước tình hình đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 – 1936) định ra đường lối và phương pháp đấu tranh như thế nào? Câu 2 (2,0 điểm) Tóm tắt diễn biến chiến d ịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến dịch đó. Câu 3 (3,0 điểm) Vì sao Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975? Trình bày diễn biến và ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên (3 – 1975). II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 4.a hoặc câu 4.b) Câu 4.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Trình bày những thành tựu chủ yếu trong công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Câu 4.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Trình bày mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. Nêu vai trò, thành phần và nguyên tắc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh: . 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2013 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ; Khối: C (Đáp án – Thang điểm có 03 trang) Câu Đáp án Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Vào nửa cuối những năm 30 của thế kỉ XX, tình hình thế giới và trong nước có những biến chuyển gì? Trước tình hình đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 – 1936) định ra đường lối và phương pháp đấu tranh như thế nào? a) Biến chuyển của tình hình thế giới và trong nước - Thế giới: Phát xít Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết chuẩn bị chiến tranh thế giới; Quốc tế Cộng sản họp Đại hội lần thứ VII, xác định kẻ thù là chủ nghĩa phát xít và nhiệm vụ trước mắt là giành dân chủ, bảo vệ hoà bình, chủ trương thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi; Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền cho thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa. 0,50 - Trong nước: Nhiều đảng phái chính trị hoạt động, trong đó mạnh nhất là Đảng Cộng sản Đông Dương; kinh tế Việt Nam phục hồi và phát triển, nhưng vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào kinh tế Pháp; đời sống của đa số nhân dân khó khăn, cực khổ nên họ hăng hái tham gia phong trào đòi tự do, cơm áo do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. 0,50 b) Hội nghị định ra đường lối và phương pháp đấu tranh - Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và phong kiến; nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình. 0,50 1 (2,0 điểm) - Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. 0,50 Tóm tắt diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến dịch đó. a) Tóm tắt diễn biến - Ngày 7 – 10 – 1947, thực dân Pháp mở cuộc tiến công Việt Bắc. Thực hiện chỉ thị của Đảng, quân dân ta anh dũng chiến đấu, từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của địch. 0,25 2 (2,0 điểm) - Quân dân ta chủ động bao vây, tiến công địch nhiều nơi ở Bắc Kạn, buộc địch rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã. Ở mặt trận hướng đông, ta phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là trận đèo Bông Lau. Ở mặt trận hướng tây, ta phục kích đánh địch trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau. 0,50 2 Câu Đáp án Điểm - Ngày 19 – 12 – 1947, đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc. Chiến dịch kết thúc. 0,25 b) Kết quả và ý nghĩa - Kết quả: Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 tên địch, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn; bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành. 0,50 - Ý nghĩa: Chiến thắng Việt Bắc đã chuyển cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp sang giai đoạn mới, làm thất bại chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp, buộc chúng phải chuyển sang “đánh lâu dài”. 0,50 Vì sao Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975? Trình bày diễn biến và ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên (3 – 1975). a) Bộ Chính trị quyết định chọn Tây Nguyên… - Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng đối với cả ta và địch. 0,50 - Địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở. 0,50 b) Diễn biến - Sau khi đánh nghi binh ở Plâyku và Kon Tum, ngày 10 – 3 – 1975, quân ta giành thắng lợi trong trận then chốt mở màn ở Buôn Ma Thuột; địch phản công chiếm lại nhưng thất bại. 0,50 - Ngày 14 – 3, địch được lệnh rút chạy khỏi Tây Nguyên. Trên đường rút chạy, chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt. 0,50 - Ngày 24 – 3, Tây Nguyên hoàn toàn được giải phóng. 0,25 c) Ý nghĩa 3 (3,0 điểm) Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam. 0,75 II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Trình bày những thành tựu chủ yếu trong công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX. a) Thành tựu trong công cuộc khôi phục kinh tế từ năm 1945 đến năm 1950 - Năm 1947, công nghiệp được phục hồi; đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh. Nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh. 0,50 - Khoa học – kĩ thuật phát triển nhanh chóng. Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử. 0,50 b) Thành tựu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX - Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), một số ngành công nghiệp có sản lượng cao, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân. Sản xuất nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu, sản lượng nông phẩm tăng. 0,75 4.a (3,0 điểm) - Phóng thành công vệ tinh nhân tạo (năm 1957), phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ I.Gagarin bay vòng quanh Trái Đất (năm 1961). 0,75 3 Câu Đáp án Điểm - Đất nước có nhiều biến đổi. Tỉ lệ công nhân chiếm hơn một nửa số người lao động trong cả nước, trình độ học vấn của người dân không ngừng được nâng cao. 0,50 Trình bày mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. Nêu vai trò, thành phần và nguyên tắc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. a) Mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của Liên hợp quốc - Mục đích: Duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước. 0,75 - Nguyên tắc hoạt động: + Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. 0,25 + Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. 0,25 + Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. 0,25 + Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình. 0,25 + Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc). 0,25 b) Vai trò, thành phần và nguyên tắc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an - Vai trò: Giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới. 0,25 - Thành phần: Gồm 15 nước, trong đó 5 nước thường trực không phải bầu lại, 10 nước không thường trực với nhiệm kì 2 năm. 0,25 4.b (3,0 điểm) - Nguyên tắc bỏ phiếu: Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải đạt được 9/15 phiếu, trong đó có sự nhất trí của 5 nước Uỷ viên thường trực (Liên Xô – nay là Liên bang Nga, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc). 0,50 Hết BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2012 Môn: LỊCH SỬ; Khối C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Trình bày sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tổ chức trên có vai trò như thế nào đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Câu 2. (2,0 điểm) Nêu hoàn cảnh khách quan thuận lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Trước hoàn cảnh đó, Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh có những chủ trương, biện pháp gì để khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc? Câu 3. (2,0 điểm) Từ năm 1965 đến năm 1968, trên mặt trận quân sự, quân dân miền Nam Việt Nam đã từng bước đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ như thế nào? II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu của phần riêng (câu 4a. hoặc câu 4b.) Câu 4.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào? Vì sao nói, từ sau Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 – 1976, ASEAN có bước phát triển mới? Câu 4.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh? Sự kiện nào được xem là khởi đầu gây nên cuộc Chiến tranh lạnh? Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2012 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ; Khối: C (Đáp án – Thang điểm gồm có 03 trang) Câu Đáp án Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Trình bày sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tổ chức trên có vai trò như thế nào đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? a. Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) mở lớp đào tạo cán bộ, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2 – 1925). Tháng 6 – 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. 0,75 b. Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tiếp tục huấn luyện, đào tạo cán bộ của Hội. 0,25 - Ra báo Thanh niên (6 – 1925); đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản. 0,50 - Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hoá”, nhiều cán bộ của Hội đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, để tuyên truyền vận động cách mạng. 0,50 c. Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị: tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. 0,50 1 (3,0 điểm) - Chuẩn bị về tổ chức: xây dựng đội ngũ cán bộ và hệ thống tổ chức, đưa đến sự ra đời các tổ chức cộng sản, từ đó hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. 0,50 Nêu hoàn cảnh khách quan thuận lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Trước hoàn cảnh đó, Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh có những chủ trương, biện pháp gì để khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc? a. Hoàn cảnh khách quan thuận lợi - Giữa tháng 8 – 1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang, tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa. 0,50 b. Chủ trương, biện pháp để khởi nghĩa giành chính quyền 2 (2,0 điểm) - Ngày 13 – 8 – 1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc. Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1” phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. 0,50 1 2 Câu Đáp án Điểm - Từ ngày 14 đến ngày 15 – 8 – 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa. 0,50 - Từ ngày 16 đến ngày 17 – 8 – 1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam. 0,50 Từ năm 1965 đến năm 1968, trên mặt trận quân sự, quân dân miền Nam Việt Nam đã từng bước đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ như thế nào? - Từ giữa năm 1965, quân dân miền Nam giành thắng lợi mở đầu ở Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi), loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch. 0,25 - Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam, chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh thắng Mĩ trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. 0,50 - Tiếp đó, quân và dân miền Nam giành thắng lợi trong hai mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967, đẩy lùi hàng trăm cuộc hành quân của hàng chục vạn quân Mĩ và đồng minh. 0,50 - Chiến thắng hai mùa khô tiếp tục chứng minh khả năng đánh thắng Mĩ của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. 0,25 3 (2,0 điểm) - Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân miền Nam đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận thất bại của “Chiến tranh cục bộ”). 0,50 II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào? Vì sao nói, từ sau Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 – 1976, ASEAN có bước phát triển mới? a. Hoàn cảnh ra đời của ASEAN - Sau khi giành được độc lập, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn. 0,50 - Các cường quốc bên ngoài tăng cường ảnh hưởng đối với khu vực, nhất là khi Mĩ đang bị sa lầy trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. 0,50 4.a (3,0 điểm) - Các tổ chức mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, những thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã tác động đến các nước Đông Nam Á. 0,50 3 Câu Đáp án Điểm b. Bước phát triển mới của ASEAN - Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 – 1976 với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali) mở ra thời kì mới trong quan hệ hợp tác giữa các nước ASEAN, giữa ASEAN với các nước trong khu vực. 0,50 - Từ 5 nước sáng lập ban đầu, ASEAN đã phát triển lên 10 nước thành viên: kết nạp thêm Brunây (1984), Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Campuchia (1999). 0,50 - Từ năm1999, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển. 0,50 Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh? Sự kiện nào được xem là khởi đầu gây nên cuộc Chiến tranh lạnh? a. Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu… - Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc: Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới; Mĩ chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm bá chủ thế giới. 0,50 - Mĩ lo ngại ảnh hưởng của Liên Xô và những thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, đặc biệt là sự thành công của cách mạng Trung Quốc (1949). 0,50 - Chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ Đông Âu đến châu Á, ngăn cản mưu đồ bá chủ thế giới của Mĩ. 0,50 - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên thành nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới. 0,50 b. Sự kiện khởi đầu gây nên cuộc Chiến tranh lạnh - Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12 – 3 – 1947 được xem là sự kiện khởi đầu Chiến tranh lạnh. 0,50 4.b (3,0 điểm) - Bản thông điệp khẳng định, sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ, dẫn đến sự thay đổi quan hệ giữa hai cường quốc từ liên minh chống phát xít sang thế đối đầu. 0,50 Hết BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2011 Môn: LỊCH SỬ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (3,0 điểm) Những sự kiện nào diễn ra từ đầu những năm 70 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa? Trong bối cảnh đó, quan hệ giữa các nước Đông Dương và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có gì thay đổi? Câu II (2,0 điểm) Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam? Câu III (2,0 điểm) Trình bày và nhận xét phương hướng chiến lược của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong đông – xuân 1953 – 1954. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chươ ng trình Chuẩn (3,0 điểm) Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam được thực hiện như thế nào sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng? Nêu ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Nêu tên các hình thức tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản Đông D ương thành lập từ năm 1936 đến năm 1945. Tổ chức mặt trận nào có vai trò quan trọng trực tiếp đối với sự thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945? Vai trò của mặt trận đó được thể hiện như thế nào? Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh: 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2011 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ; Khối: C (Đáp án – Thang điểm có 02 trang) Câu Đáp án Điểm PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Những sự kiện nào diễn ra từ đầu những năm 70 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa? Trong bối cảnh đó, quan hệ giữa các nước Đông Dương và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có gì thay đổi? a. Những sự kiện : - Từ đầu những năm 70, diễn ra các cuộc gặp gỡ thương lượng Xô – Mĩ. 0,50 - Tháng 11 – 1972, Cộng hoà Dân chủ Đức và Cộng hoà Liên bang Đức kí Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức. 0,50 - Năm 1972, Liên Xô và Mĩ thỏa thuận về hạn chế vũ khí chiến lược (ABM, SALT – 1). 0,50 - Tháng 8 – 1975, 33 nước châu Âu cùng với Mĩ và Canađa kí Định ước Henxinki tạo cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hoà bình, an ninh ở châu Âu. 0,50 - Tháng 12 – 1989, hai nhà lãnh đạo Liên Xô và Mĩ chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. 0,50 b. Sự thay đổi quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN: I (3,0 điểm) Quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao. 0,50 Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam? - Đảng trở thành chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. 0,50 - Chấm dứt tình trạng khủng hoảng đường lối cách mạng. Từ đây, cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo. 0,75 II (2,0 điểm) - Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của cách mạng Việt Nam. 0,75 Trình bày và nhận xét phương hướng chiến lược của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong đông – xuân 1953 – 1954. a. Phương hướng chiến lược: - Tập trung lực lượng tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai. 0,75 III (2,0 điểm) - Buộc địch phân tán lực lượng, tạo điều kiện để ta tiêu diệt chúng. 0,75 . VÀ Đ O TẠO Đ P ÁN - THANG ĐIỂM Đ THI TUYỂN SINH CAO Đ NG NĂM 2010 Đ CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ; Khối: C (Đ p án – Thang điểm gồm có 03 trang) Đ P ÁN – THANG ĐIỂM Câu Đ p án Điểm. Chiến tranh lạnh. 0,50 b. Sự thay đ i quan hệ gi a các nước Đ ng Dương và ASEAN: I (3,0 điểm) Quan hệ gi a các nước Đ ng Dương và ASEAN bước đ u đ ợc cải thi n. Hai nhóm nước đ thi t. danh: . 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ Đ O TẠO Đ P ÁN - THANG ĐIỂM Đ THI TUYỂN SINH CAO Đ NG NĂM 2013 Đ CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ; Khối: C (Đ p án – Thang điểm có 03 trang) Câu Đ p án Điểm

Ngày đăng: 07/02/2015, 07:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan