1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ.Đ.A THI GVG TỈNH N.A 2010 - MÔN SỬ

6 300 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 123,5 KB

Nội dung

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH HỆ GDTX BẬC THPT CHU KỲ 2010 – 2015 Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1. (4,0 điểm) Việt Nam đã làm gì trước những cơ hội và thách thức do xu thế toàn cầu hóa hiện nay đặt ra? Câu 2. (5,0 điểm) Ở Việt Nam, giai cấp tư sản dân tộc là lực lượng hăng hái và quan trọng trong cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ. Bằng thực tiễn lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Câu 3. (6,0 điểm) Trình bày khái quát những chiến thắng của quân và dân ta trên mặt trận quân sự có ý nghĩa quyết định bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Câu 4. (5,0 điểm) Trong sự đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử, đổi mới thiết kế bài học có vị trí quan trọng và làm thay đổi cách dạy "thầy đọc, trò chép" bằng việc phát huy tính tích cực của học sinh. Để soạn giáo án tốt, giáo viên cần tiến hành những công việc gì? Hết Họ và tên thí sinh: SBD: SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH HỆ GDTX BẬC THPT CHU KỲ 2010 – 2015 Đề chính thức HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ Câu Nội dung Điểm 1 Việt Nam đã làm gì trước những cơ hội và thách thức do xu thế toàn cầu hóa hiện nay đặt ra? 4,0 điểm * Nguồn gốc Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt (12/1989), cùng với hệ quả của cách mạng khoa học - công nghệ (nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX) dẫn đến xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. 0.25 * Biểu hiện: (1,0 điểm) - Sự phát triển nhanh của quan hệ thương mại quốc tế… 0.25 - Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia … 0.25 - Sự sát nhập các công ty thành các tập đoàn lớn … 0.25 - Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế thương mại… 0.25 * Tác động: - Toàn cầu hoá mang tính hai mặt: Là thời cơ cho các dân tộc, quốc gia vươn lên phát triển hội nhập với thế giới… - Vừa là thách thức (khó khăn) đối với từng quốc gia, dân tộc nếu không muốn tụt hậu với thế giới 0.25 * Trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam phải: (2,0 điểm) - Nhận thức đúng thực trạng đất nước hiện nay là nước phải chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, điểm xuất phát thấp, vẫn là nước nghèo so với sự phát triển của thế giới… 0.25 - Để tranh thủ thời cơ, hạn chế những thách thức, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện hàng loạt chủ trương chính sách trên tất cả các mặt, để phát huy tối đa nội lực và tranh thủ ngoại lực… 0.25 - Về chính trị: Hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường hoà bình ổn định để thu hút sự đầu tư của nước ngoài… 0.25 - Kinh tế: Thực hiện đường lối "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại… 0.25 - Xây dựng cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa… 0.25 - Ban hành sửa đổi luật pháp cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài… 0.25 - Về ngoại giao: Tiến hành các chuyến thăm cao cấp của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đối với các nước trong khu vực và trên thế giới, tăng vị thế của đất nước… 0.25 - Thực hiện chính sách ngoại giao đa phương: "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước ", mở rộng thị trườngtrong khu vực và trên thế giới… 0.25 * Kết luận: Toàn cầu hoá là thời cơ lịch sử cho dân tộc Việt Nam phát triển mạnh mẽ sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Vì vậy mỗi người dân Việt Nam lúc này phải ý thức rõ hơn lòng tự tôn dân tộc, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực để trong một tương lai không xa Tổ Quốc Việt Nam nhất định sẽ trở thành một nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh… 0.5 2 Ở Việt Nam, giai cấp tư sản dân tộc là lực lượng hăng hái và quan trọng trong cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ. 5.0 điểm 2 Bằng thực tiễn lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. * Đặc điểm của giai cấp tư sản dân tộc (0,75 điểm) - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản hình thành và phân hoá thành hai bộ phận (tư sản mại bản và tư sản dân tộc)… 0.25 - Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập, ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ. Họ sẵn sàng tham gia các phong trào đấu tranh khi có điều kiện… 0.25 - Họ có tinh thần yêu nước nhưng xuất phát từ lợi ích kinh tế của giai cấp nên tinh thần cách mạng không triệt để, dễ đi đến thoả hiệp. Vì vậy trong cách mạng dân tộc, dân chủ giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam không có đủ khả năng lãnh đạo… 0.25 * Hoạt động của tư sản dân tộc từ năm 1919 đến năm 1925: (1,75 điểm) - Mục tiêu giành lấy vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam và đòi quyền lợi cho mình… 0.5 - Hình thức: (0,75 điểm) + Hoạt động kinh tế: Phong trào chấn hưng hàng nội , bài trừ hàng ngoại; đấu tranh chống độc quyền, thương cảng Sài Gòn và chống độc quyền xuất khẩu lúa, gạo của thực dân Pháp ở Nam Kỳ… 0.25 + Xuất bản một số tờ báo tiến bộ bênh vực quyền lợi giai cấp mình. 0.25 + Thành lập Đảng Lập Hiến và đưa ra nhiều khẩu hiệu đòi quyền tự do dân chủ… 0.25 - Khi thực dân Pháp nhượng bộ một số quyền lợi, một bộ phận tư sản dân tộc đi đến thoả hiệp với chúng… 0.5 * Hoạt động của tư sản dân tộc từ năm 1925 đến năm 1930: (2,0 điểm) - Ngày 25/12/1927 Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính… thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng. Đây là chính đảng yêu nước của giai cấp tư sản dân tộc… 0.5 - Việt Nam Quốc dân Đảng chủ trương dùng bạo lực đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi Vua, thiết lập dân quyền… 0.5 - Hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng: + Tháng 2/1929 tổ chức ám sát trùm mộ phu Ba Danh ở Hà Nội… 0.25 + Ngày 9/02/1930 tiến hành cuộc khởi nghĩa Yên Bái nhưng thất bại… 0.25 - Khởi nghĩa Yên Bái không thành công đánh dấu sự thất bại của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở nước ta, đồng thời chấm dứt vai trò lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân Đảng trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam… 0.5 * Ý nghĩa: (0,5 điểm) - Thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng của giai cấp tư sản dân tộc… 0.25 - Góp phần vào sự phát triển chung của phong trào yêu nước… 0.25 3 Trình bày khái quát những chiến thắng của quân và dân ta trên mặt trận quân sự có ý nghĩa quyết định bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) 6,0 điểm * Khái quát được tình hình các mặt của ta và Pháp từ sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1945) đến trước lúc Pháp tấn công lên Việt Bắc: Ta khẩn trương chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài… Pháp đứng trước nhiều khó khăn: Thiếu quân, nội bộ nước Pháp lục đục… 0.25 * Âm mưu địch: 3 + Trong hoàn cảnh đó Pháp quyết định tấn công lên Việt Bắc để tiêu diệt cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta, kết thúc chiến tranh (đây là cố gắng cuối cùng của Pháp trong chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh)… 0.25 + Để thực hiện âm mưu, kế hoạch đó Pháp huy động 12.000 tinh nhuệ cùng với nhiều vũ khí hiện đại phục vụ cuộc tiến công. Ngày 7/10/1947 Pháp bắt đầu tiến công lên Việt Bắc 0.25 * Về phía ta: Thực hiện đường lối kháng chiến được Đảng và Hổ Chủ Tịch đưa ra: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh đã bình tĩnh tự tin, bằng lối đánh sáng tạo (phục kích, tập kích…). Nên chỉ trong 75 ngày đêm (7/10/1947 - 19/12/1947) đã đập tan cuộc tiến công mùa đông của địch… 0.25 * Kết quả: Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 tên địch, cơ quan đầu não kháng chiến được bảo vệ an toàn, căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững… 0.25 * Ý nghĩa: Làm phá sản hoàn toàn chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta… Chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947 đã đưa cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới… 0.5 * Khái quát được thế và lực của ta từ sau chiến thắng Việt Bắc đến trước lúc ta chủ động mở chiến dịch Biên Giới… Tình hình kinh tế ở vùng tự do phát triển, hậu phương được củng cố, quân đội trưởng thành về nhiều mặt… Tình hình thế giới ngày càng có lợi cho ta: Cách mạng Trung Quốc thành công (10/1949) , Liên Xô, Trung Quốc và nhiều nước đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta… 0.5 * Âm mưu, kế hoạch của Pháp - Mỹ (kế hoạch Rơve) hòng khoá chặt biên giới Việt Trung bằng hệ thống phòng ngự đường số 4 và hành lang đông tây 0.25 * Về phía ta: Tháng 6/1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch biên giới nhằm khai thông biên giới Việt - Trung phá vỡ thế bị bao vây, tiêu diệt một bộ phân sinh lực địch và mở rộng củng cố căn cứ địa Việt Bắc… 0.25 * Diễn biến: Từ ngày 16/9/1950 đến ngày 22/10/1950 chiến dịch Biên Giới kết thúc thắng lợi… 0.25 * Kết quả: Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 tên địch, giải phóng 35 vạn dân, khai thông biên giới Việt - Trung (từ Quảng Ninh lên tận Cao Bằng)… 0.25 * Ý nghĩa: Với chiến thắng biên giới ta có điều kiện thuận lợi để liên lạc, tiếp nhận viện trợ từ bên ngoài… Quân đội ta đã giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới… 0.5 * Khái quát được sự phát triển về kinh tế, chính trị, quân sự của ta từ sau chiến thắng biên giới đến mùa hè 1953… 0.25 * Âm mưu kế hoạch của Pháp - Mỹ thể hiện ở kế hoạch Nava… 0.25 * Chủ trương kế hoạch của ta để đối phó với kế hoạch Nava… 0.25 * Chứng minh quá trình thất bại bước đầu của kế hoạch Nava trong Đông Xuân 1953-1954: Bằng việc chủ động mở 4 chiến dịch lớn (Tây Bắc, Trung Lào, Thượng Lào và Tây Nguyên), buộc Nava phải phân tán lực lượng cơ động… (chứng tỏ kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản) 0.25 * Trước nguy cơ bị thất bại, Nava quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành khâu chính trong kế hoạch của mình hòng xoay chuyển cục diện chiến 0.25 4 tranh… * Trước âm mưu mới của Nava, ta quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm "Quyết chiến, chiến lược", huy động tối đa nguồn lực để giành chiến thắng ở Điện Biên Phủ… 0.25 * Chiến dịch ĐBP diễn ra trong 3 đợt (Đợt 1: 13/3 - 17/3/1954; đợt 2: 30/3-26/4/1954; đợt 3: 01 - 07/5/1954). Bằng lối đánh sáng tạo: Đánh lấn, khống chế đường hàng không của địch, triệt hẳn đường bộ, bắn tỉa… Chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc toàn thắng. 0.25 * Ý nghĩa: Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo thế thắng cho ta trong Hội nghị Jơnevơ 1954 về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương… 0.5 4 Trong sự đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử, đổi mới thiết kế bài học có vị trí quan trọng và làm thay đổi cách dạy "thầy đọc, trò chép" bằng việc phát huy tính tích cực của học sinh. Để soạn giáo án tốt, giáo viên cần tiến hành những công việc gì? 5,0 điểm * Xác định loại bài và vị trí của bài trong khoá trình để có nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp. 0.25 - Loại bài: Kinh tế xã hội hay chiến tranh cách mạng, dạy kiến thức mới hay ôn tập… 0.25 - Vị trí bài thuộc phần nào của chương trình (mở đầu chương trình, đầu chương…) 0.25 *Xác định mục tiêu của bài học gồm các yếu tố: Kiến thức, kỹ năng, thái độ, tư tưởng tình cảm. 0.25 - Kiến thức: GV nghiên cứu nội dung bài viết trong SGK, sách hướng dẫn của giáo viên để tìm ra nội dung chính của bài học, những sự kiện cơ bản, mức độ trình bày, phương pháp truyền thụ thích hợp… 0.25 - Kỹ năng: GV căn cứ vào danh mục quy định những kỹ năng trong chương trình lịch sử mỗi lớp, đặc điểm trình độ học sinh, nội dung cụ thể bài học để xác định cụ thể. 0.25 - Thái độ, tư tưởng, tình cảm: GV căn cứ vào nhiệm vụ giáo dục chung của khoá trình và nội dung cụ thể của bài để xác định (tránh công thức, giáo điều…) 0.25 * Xây dựng đề cương và viết giáo án. 0.25 - GV căn cứ vào nội dung chính của bài (đã xác định), thời gian của tiết học để xác định khối lượng thông tin học sinh cần nắm, mức độ lĩnh hội các thông tin này (những sự kiện nào cần đi sâu; sự kiện nào cần lướt qua; kiến thức nào hướng dẫn học sinh tự học…), các phương tiện học tập (tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập…), các hình thức hoạt động học tập (nhóm, cá nhân, cả lớp…) 0.75 - Viết giáo án theo các bước 0.25 + Mục tiêu của bài học: Phải đảm bảo tính toàn diện và cụ thể… 0.25 + Thiết bị, đồ dùng dạy học và tài liệu… (GV chuẩn bị phần nào, HS chuẩn bị phần nào). 0.25 * Tiến trình tổ chức dạy và học: 0.25 - Ổn định lớp: Bước chuẩn bị để học sinh tiếp thu kiến thức trong suốt giờ học. 0.25 5 - Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra khả năng nhận thức kiến thức cũ của học sinh đồng thời dẫn dắt học sinh vào bài mới. 0.25 - Giới thiệu bài mới: Bằng nhiều cách khác nhau, GV nêu rõ mục tiêu bài học mà học sinh cần đạt được dưới sự hướng dẫn của GV trong tiết học. 0.25 - Dạy học bài mới: Nêu rõ hoạt động của GV và HS theo từng đơn vị kiến thức của bài viết trong SGK. 0.25 - Sơ kết bài học: Có thể tóm lược toàn bài học hoặc tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi nhận thức được đặt ra từ đầu tiết học. Dặn dò và ra bài tập cho học sinh. 0.25 Ghi chú: - Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm. - Thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu thì vẫn cho đủ số điểm - Thí sinh trình bày đầy đủ, rõ ràng các nội dung, lập luận chặt chẽ, không vi phạm lỗi chính tả mới đạt điểm tối đa. Hết 6 . phá s n ho n to n chi n lược đ nh nhanh, thắng nhanh c a Pháp, buộc chúng phải chuy n sang đ nh lâu dài với ta… Chi n thắng Việt Bắc Thu Đ ng 1947 đ đ a cuộc kháng chi n chuy n sang giai đo n mới…. Đ c Chính… thành lập Việt Nam Quốc d n Đ ng. Đ y là chính đ ng yêu n ớc c a giai cấp tư s n d n tộc… 0.5 - Việt Nam Quốc d n Đ ng chủ trương dùng bạo lực đ nh đuổi giặc Pháp, đ nh đ ngôi Vua,. to n cầu h a hi n nay đ t ra? 4,0 điểm * Ngu n gốc Sau khi chi n tranh lạnh chấm dứt (12/1989), cùng với hệ quả c a cách mạng khoa học - công nghệ (n a sau những n m 70 c a thế kỷ XX) d n đ n

Ngày đăng: 01/07/2014, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w