1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi HSG các trường Chuyên vùng DH Đồng bằng BB lần thứ V - Lớp 11

8 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 287,09 KB

Nội dung

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DH & ĐB BẮC BỘ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC MỞ RỘNG NĂM HỌC 2011- 2012 MÔN THI: ĐỊA LÍ LỚP 11 Ngày thi: 21 tháng 4 năm 2012 (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 01 trang Câu 1 (5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a. Phân tích tác động của các hoàn lưu gió đến khí hậu nước ta trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. b. Chứng minh địa hình đồi núi và đồng bằng nước ta có sự tương phản rõ rệt. Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau như thế nào? Câu 2 (5 điểm) a. Các quy luật địa lí được thể hiện qua sự phân hóa của sinh vật nước ta như thế nào? Vì sao tính nhiệt đới của sinh vật nước ta bị phá vỡ? b. Chỉ rõ sự khác nhau về tính phân mùa của miền khí hậu phía Bắc và phía Nam. Vì sao có sự khác nhau đó? Câu 3: (2 điểm) Cho bảng số liệu : Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi giai đoạn 1979 – 2009 (Đơn vị: %) Nhóm tuổi 1979 1989 1999 2009 0-14 Tuổi 42,5 38,9 33,6 25,0 15- 59 Tuổi 50,4 53,2 58,3 66,0 Trên 60 tuổi 7,1 7,9 8,1 9,0 a. Chứng minh nhận định cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta đang ở thời kì kết thúc giai đoạn “dân số trẻ” chuẩn bị bước vào giai đoạn “dân số già”, đồng thời đang ở giai đoạn kết cấu “dân số vàng”. b. Cho biết đâu là cơ hội và thách thức của nền kinh tế nước ta trong vài chục năm tới với sự chuyển dịch cơ cấu dân số theo nhóm tuổi như trên. Câu 4: (5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a. Chứng minh rằng nền nông nghiệp của nước ta mang tính nhiệt đới. Nguyên nhân cơ bản tạo nên đặc điểm này là gì? b. Vì sao cần phải đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta? c. Nhận xét về đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp năng lượng nước ta. Câu 5: (3 điểm) a. Dựa vào lược đồ sau và kiến thức đã học nhận xét và giải thích về sự phân bố của các trung tâm công nghiệp lớn ở Nhật Bản. b. Dựa vào bảng số liệu dưới đây hãy nhận xét về tình hình ngoại thương của Hoa Kì giai đoạn 1995- 2010. Giá trị xuất, nhập khẩu của Hoa Kỳ (tỷ USD). Năm Xuất khẩu Nhập khẩu 1995 584,74 770,85 1998 382,14 944,35 2000 781,13 1259,3 2004 818,52 1525,68 2007 1162,98 2016,98 2010 1831,9 2329,7 …………………… HẾT …………………… Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo Dục) từ năm 2009. ĐỀ CHÍNH THỨC HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DH & ĐB BẮC BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC MỞ RỘNG NĂM HỌC 2011- 2012 MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 Ngày thi: 21 tháng 4 năm 2012 Câu Ý Nội dung Điểm a Tác động của các hoàn lưu gió đến khí hậu nước ta trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. 3,0 1 * Xác định trong khoảng thời gian này khí hậu nước ta chịu tác động của 2 hoàn lưu gió là: gió mùa Đông Bắc và gió Tín phong Bắc Bán Cầu. *. Khái quát 2 loại gió - GMĐB: có nguồn gốc từ áp cao Xibia, thổi theo hướng ĐB vào nước ta với tính chất lạnh khô và hoạt động ở miền lãnh thổ phía Bắc. - GTPBBC: có nguồn gốc từ áp cao cận chí tuyến BCB cũng thổi theo hướng ĐB vào nước ta với tính chất nóng khô, hoạt động chủ yếu ở miền lãnh thổ phía Nam. * Ảnh hưởng đến khí hậu nước ta. 1. Tác động của gió mùa Đông Bắc. - Ảnh hưởng đến chế độ nhiệt + Làm hạ thấp nền nhiệt độ của nước ta trong mùa đông, đặc biệt là miền lãnh thổ phía Bắc (dc) + Làm cho chế độ nhiệt có sự phân hóa đa dạng: nhiệt độ giảm dần từ B->N; biên độ nhiệt tăng dần từ B->N; nhiệt độ có sự khác nhau giữa ĐB và TB (dc); MN không chịu ảnh hưởng của GMĐB nên nóng quanh năm. - Ảnh hưởng đến chế độ mưa: + Gây mưa phùn cho vùng duyên hải Bắc Bộ vào thời điểm giữa và cuối mùa Đông. + Gây mưa cho BTB trong mùa đông (đầu Đông) - GMĐB kết hợp với địa hình làm khí hậu có sự phân hóa phức tạp cả về thời gian và không gian. + Thời gian: chủ yếu ở miề n lãnh thổ phía Bắc . Đầu mùa đông MB có kiểu thời tiết lạnh khô . Giữa và cuối mùa Đông, MB có kiểu thời tiết lạnh,ẩm có mưa phùn. + Không gian . Đ-T: ĐB có mùa động lạnh đến sớm, kết thúc muộn; TB có mùa Đông ấm, đến muộn và kết thúc sớm (dc về chế độ nhiệt) . B-N: MB lạnh sâu sắc, ít mưa; Miền Trung (BTB) có mùa đông ấm với lượng mưa tương đối, MN nóng, khô (dc = chế độ nhiệt). 2. Ảnh hưởng của gió TPBBC + Gây mùa khô sâu sắc cho Tây Nguyên và Nam Bộ (dc) + Gây mưa vào đầu đông cho miền Trung (dc) + Thi thoảng xuất hiện kiểu thời tiết nắng ấm trong mùa Đông cho miền Bắc khi GMĐB bị quy yếu. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 BAN ĐỀ THI b Chứng minh địa hình đồi núi và đồng bằng nước ta có sự tương phản rõ rệt. Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau như thế nào? 2,0 * Chứng minh địa hình đồi núi và đồng bằng nước ta tương phản nhau: - Khái quát: Sự tương phản giữa địa hình đồng bằng và đồi núi nước ta được thể hiện ở nguồn gốc phát sinh, tuổi địa chất, tính chất địa hình … - Về qui mô diện tích: Miền đồi núi nước ta chiếm diện tích lớn 75% DTLT, phân bố chủ yếu ở phía Bắc và phía Tây . Còn đồng bằng chiếm diện tích nhỏ 25% DT, phân bố ở phía đông và nam đất nước. - Nguồn gốc phát sinh: + Được hình thành trong quá trình nâng lên của các vận động kiến tạo. + Được hình thành từ những vùng sụt lún. - Độ cao và chia cắt : Miền núi có địa hình cao, dốc và chia cắt mạnh. Đồng bằng có địa hình thấp < 50 m và bằng phẳng. - Cấu tạo địa chất: Miền núi cấu trúc địa chất chủ yếu là đá vôi, đá ba zan và đá mẹ khác. Đồng bằng cấu trúc địa chất là đất phù sa. * Mối quan hệ mật thiết giữa đồng bằng và đồi núi nước ta: - Về mặt phát sinh: + Vùng núi được hình thành do quá trình nâng cao đất đai, ngoại lực xâm thực chia cắt bán bình nguyên cổ tạo thành. Các đồng bằng được hình thành tại các vùng núi bị sụt võng (bù trừ), sau được phù sa sông, biển bồi đắp tạo lên. + Sự phân bố sắp xếp các dãy núi có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố của các đồng bằng (DC). Nơi núi lùi xa về phía tây -> đồng bằng được mở rộng, đường bờ biển bằng phẳng, thềm lục địa mở rộng và nông. Nơi các nhánh núi chạy lan ra sát biển làm thu hẹp và chia cắt dải đồng bằng ven biển. - Về quá trình phát triển: + Sản phẩm của các vật liệu xâm thực ở miền núi đã bồi đắp lên các đồng bằng qua sự vận chuyển của các dòng chảy (phù sa các con sông) -> giúp mở rộng các đồng bằng châu thổ (dc) ->Địa hình đồng bằng và đồi núi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên. Vì vậy khai thác tự nhiên miền núi không hợp lí sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái vùng đồng bằng. 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 a Các quy luật địa lí được thể hiện qua sự phân hóa của sinh vật nước ta như thế nào? Vì sao tính nhiệt đới của sinh vật nước ta bị phá vỡ? 3,0 2 a .1. Sinh vật nước ta phân hóa cả theo quy luật địa đới và phi địa đới. *. Sinh vật có sự phân hóa theo quy luật địa đới (B-N) - Phía bắc dãy Bạch Mã: + Tiêu biểu là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông cây thường rụng lá và mù a hạ cây xanh tốt. + Sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế, nhưng cũng có những loài cận nhiệt như dẻ, re và loài ôn đới như samu, pơmu; động vật có chồn, gấu. - Phía nam dãy Bạch Mã: + Tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa với thành phần thực vật, động vật phầ n lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương nam lên. 0,5 0,5 + Trong rừng xuất hiện các loài cây chịu hạn và rụng lá vào mùa khô như các cây họ Dầu; động vật là các loài thú nhiệt đới như hổ, báo, voi, cá sấu… *. Theo quy luật phi địa đới (Phân hóa theo độ caocủa địa hình) - Từ độ cao dưới 600-700m ở miền Bắc và 900-1000m ở miền Nam: + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh: hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ rệt, với cấu trúc nhiều tầng tán, nhiều cây dây leo. + Chiếm ưu thế là kiểu hệ sinh thái rừng nhiệt đới mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. + Hệ sinh thái rừng phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt: rừng thường xanh trên đá vôi, rừng ngập mặn trên đất mặn, rừng tràm trên đất phèn, xa van, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất xám vùng khô hạn. - Ở độ cao 600-700m đến 1600-1700m: rừng cận nhiệt đới lá rộng với thành phần chủ yếu là các loài cây thuộc họ dẻ, re, hồ đào và rừng cận nhiệt lá kim như thông, pơmu, samu. Động vật: chim, thú cận nhiệt phương Bắc; thú có lông dày: gấu, sóc, cầy, cáo. - Ở độ cao từ 1600-1700m đến 2600m: rừng cận nhiệt đới mưa mù trên đất alit. Rừng sinh trưởng, phát triển kém, thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần loài, rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. - Ở độ cao trên 2600m: quần hệ thực vật núi cao, các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. ( Nếu HS trình bày được sự khác nhau về sinh vật giữa ĐB và TB, ĐTS và TN theo mùa thì có thể thưởng 0,25 điểm nếu phần trên chưa đủ điểm của toàn ý) a.2. Tính nhiệt đới của sinh vật nước ta bị phá vỡ: ngoài những loài nhiệt đới, nước ta còn có cả những sinh vật cận nhiệt và ôn đới. Do: - Vị trí địa lí: Nằm gần khu vực cận nhiệt nên các loài xứ lạnh tràn xuống, đặc biệt ở miền Bắc nước ta. - Địa hình: + Độ cao địa hình: Nước ta ¾ là đồi núi, trong đó có 15% diện tích lãnh thổ có độ cao trên 1000m; đồi núi có sự phân bậc (núi cao, trung bình, thấp), làm cho chế độ nhiệt ẩm thay đổi theo độ cao kéo theo sự thay đổi của đất theo độ cao và xuất hiện các vành đai sinh vật cận nhiệt và ôn đới trên núi (rõ nhất là vùng núi Tây Bắc). ( dẫn chứng giới hạn độ cao) (Hướng sơn văn của các cánh cung Đông Bắc tạo điều kiện hút sâu gió mùa đông bắc lạnh khô xuống phía nam, góp phần làm suy giảm tính nhiệt đới của sinh vật) - Khí hậu: Do ảnh hưởng tác động của GMĐB làm cho miền Bắc có một mùa đông lạnh với 2 – 3 tháng nhiệt độ <18 o C -> xuất hiện sinh vật nhiệt đới và cận nhiệt. Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ vào vụ đông có thể trồng những cây có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới. (Con người: tàn phá rừng, săn bắn quá mức làm mất dần đi tính ưu thế ổn định của hệ sinh thái nhiệt đới. Việc lai tạo giống hoặc bỏ đi những giống cây trồng vậ t nuôi bản địa đang làm suy giảm dần nhiều loài sinh vật nhiệt đới dành để thưởng điểm nếu chưa đạt được điểm tối đa của ý) 0,5 0,25 0,25 0,25 0,75 0,25 0,25 0,25 b. Sự khác nhau về tính phân mùa của miền khí hậu phía Bắc và phía Nam. Giải thích. 2,0 *.Phân biệt: Sự phân mùa: - Miền Bắc có một mùa đông lạnh ít mưa và một mùa hạ nóng mưa nhiều. - Miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô sâu sắc. Cơ sở của sự phân mùa: - Chế độ nhiệt đóng vai trò quan trọng nhất trong sự phân mùa của khí hậu miền Bắc. - Chế độ mưa lại là cơ sở cho sự phân mùa của miền khí hậu phía Nam. Còn chế độ nhiệt thì cao và ổn định quanh năm. *. Nguyên nhân - Miền KH phía Bắc: + Có mùa đông lạnh ít mưa: do trong t/g từ t11-t4 năm sau, miền chịu tác động sâu sắc của GMĐB đã làm hạ thấp nhiệt độ của vùng với khoảng 2-3 tháng nhiệt độ thấp dưới 18 0 C. . Đầu mùa GMDDB di chuyển qua lục địa Trung Hoa xuống nước ta và gây kiểu thời tiết lạnh khô cho miền Bắc. . Giữa và cuối mùa Đông do ảnh hưởng của áp thấp Aleut, gió này bị về hướng Đông, di chuyển qua biển được tăng cường độ ẩm, thổi vào nước ta và gây kiểu thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn cho vùng duyên hải BB. Vì thế trong thời gian này miền Bắc có mùa đông lạnh và không bị quá khô như miền khí hậu phía Nam. + Có mùa hạ nóng, mưa nhiều do thời gian từ t5-10 (mùa hạ) nước ta chịu tác động chủ yếu của GMMH và dải hội tụ nhiệt đới nên mưa nhiều. Đồng thời đây là thời gian mặt trời đang lên “thiên đỉnh” ở BBC nên nhiệt độ cao trên phạm vị toàn quốc. Î Chế độ nhiệt là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân mùa của miền KHPB. - Miề n khí hậu phía Nam: + Có mùa khô: do trong khoảng thời gian từ tháng 11-T4 năm sau, miền chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió Tín phong BBC với tính chất nóng khô đã gây kiểu thời tiết nóng, khô rất ít mưa. Miền KH này không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc do ảnh hưởng của bức chắn địa hình là dãy Bạch Mã nên nhiệt độ không bị hạ thấp trong mùa đông. - Còn trong khoảng thời gian từ tháng 5-tháng 10 miền cũng chịu tác động chủ yế u của GMMH và dải hội tụ nhiệt đới; đồng thời đây là thời gian mặt trời đang lên “thiên đỉnh” ở BBC nên nhiệt độ cao trên phạm vị toàn quốc-> Miền cũng có nhiệt độ cao và mưa nhiều Như vậy, chế độ nhiệt của miền cao và ổn định quanh năm, còn chế độ mưa có sự phân hóa rất sâu sắc, mưa chủ yếu về mùa hạ ( chiếm khoả ng 90% lượng mưa cả năm), mùa khô rất sâu sắc Î Chế độ mưa là cơ sở chủ yếu cho sự phân mùa của miền KHPN. 0,5 0,5 0,5 0,5 3 a Chứng minh 1,25 *. Dấu hiệu chuyển dịch: Trong giai đoạn 1979-2009, cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta có xu chuyển dịch từ kết cấu dân số trẻ sang kết cấu dân số già. + Tỉ lệ nhóm tuổi 0-14 giảm (dc) + Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15- 59 tăng nhanh (dc) + Tỉ lệ nhóm tuổi trên 60 T tăng lên (dc) - Năm 1979, 1979 nước ta có kết cấu dân sô trẻ (dc) - Năm 2009 đã có tỉ lệ dân số từ 0-14 gần đạt tiêu chí dân số già (tỉ lệ <25%) * Cơ cấu dân số vàng thể hiện ở: - Nguồn lực lao động dồi dào (dc số liệu năm 2009). (Tập trung vào lao động trẻ có trình độ khoa học kĩ thuật cao - khả năng tiếp thu chuyển giao công nghệ). - Nguồn lao động bổ xung hàng năm lớn. Tỉ lệ phụ thuộc đang ở mức thấp… 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b Ảnh hưởng 0,75 Nếu cứ chuyển dịch cơ cấu dân số theo tốc độ như hiện nay thì vài chục năm tới nước ta sẽ có nguồn lao động dồi dào, số người già sẽ tăng lên và Số người trẻ thì ngày càng ít đi. *Cơ hội: Tạo điều kiện phát triển các ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước ngoài bởi nguồn lao động đồi dào, trẻ. * Thách thức: - Thiếu nguồn lao động dự trữ. - Gây sức ép đối với giải quyết việc làm ở nước ta - Sức ép tới phúc lợi xã hội cho người cao tuổi… 0,25 0,25 0,25 a Chứng minh rằng nền nông nghiệp của nước ta mang tính nhiệt đới. Nguyên nhân cơ bản tạo nên đặc điểm này là gì 1,5 * CM nền nông nghiệp nước ta mạng tính nhiệt đới: - Trong cơ cấu cây trồng vật nuôi, các sản phẩm có nguồn gốc nhiệt đới chiếm ưu thế ( VD) - Sản xuất nông nghiệp diễn ra quanh năm. Áp dụng có hiệu quả các biện pháp thâm canh, tăng vụ, xen canh, gối vụ. - Sản xuất nông nghiệp còn nhiều bấp bênh không ổn định, chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai, sâu bệnh và dịch bệnh. Hoạ t động sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ, có sự luân chuyển mùa vụ giữa các vùng miền. * Nguyên nhân cơ bản tạo nên đặc điểm này là do: - Thiên nhiên nước ta mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa, nhất là khí hậu, đất đai: + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt dồi dào, độ ẩm phong phú (dc), khí hậu lại có sự phân hóa đa dạng (dc ngắn gọn) -> ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp; cho phép trồng trọt quanh năm, có sự chuyển dịch mùa vụ từ B-> N, từ ĐB lên MN. + Khí hậu thất thường không ổn định do hoạt động của gió mùa-> sản xuất nông nghiệp không ổn định và có tính mùa vụ. + Khí hậu nhiệt đới ẩm, tạo điều kiện cho sâu bệnh và dịch bệnh, cùng nhiều thiên tai-> ảnh hưởng sx nn. + Các nhân tố khác: địa hình, đất đai, nguồ n nước 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 4 b Vì sao cần phải đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta. 1,5 * Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp thể hiện rõ nhất trong việc đa dạng hóa có cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu thành phần kinh tế. Đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn: ngoài các hoạt động nông nghiệp còn có các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp * Ý nghĩa lớn về mặt Kt – XH – MT - KT + Đa dạng hóa nông nghiệp sẽ thúc đẩy nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, giảm thiểu rủi ro khi thị trường nông sản biến động bất lợi. + Tăng cường thêm sự phân hóa lãnh thổ sản xuất nông nghiệp, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thúc đẩy CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. + Khắc phục tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, giảm bớt sự bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới. - XH: + Cho phép sử dụng tốt hơn nguồn lao động, khắc phục tính mùa vụ trong sử dụng lao động, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiên CLCS cho người lao động + Góp phần phân bố lại dân cư lao động trong phạm vi cả nước - MT: + Góp phần khai thác có hiệu quả và hợp lí hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. + Góp phần bảo vệ MT Î Thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 c Nhận xét về đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp năng lượng nước ta 2,0 CNNL gồm có ngành CN khai thác nhiên liệu và CN điện lực: *. Sự phân bố ngành khai thác nhiên liệu phân bố gắn liền với vùng nhiên liệu: - CN khai thác than gắn với các mỏ than phân bố chủ yếu ở vùng TDMNBB như bể than Quảng Ninh (QN), Quỳnh Nhai (Sơn La), Phú Lương (Thái Nguyên). - CN khai thác dầu, khí gắn liền với các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa phía Nam như mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, mỏ Rồng (Bể trầm tích Cửu Long); Mỏ dầu Đại Hùng, mỏ khí Lan Đỏ, Lan Tây (Bể trầm tích Nam Côn Sơn), mỏ Cái Nước ( thềm lục địa Tây Nam). *. Sự phân bố của ngành công nghiệp điện lực (các nhà máy điện) - Các nhà máy thủy điện phân bố chủ yếu ở thượng nguồn các con sông lớn, nhiều thác ghềnh, trữ năng thủy điện lớn, tập trung ở vùng TDMN nước ta + TDMNBB có các nhà máy thủy điện như HB (>1000MW) trên s Đà, Thác Bà trên s Chảy , đang xd nhà máy thủy điện Sơn La trên thượng nguồn s. Đà với công suất >4000MW + Tây Nguyên đã và đang xd hàng loạt các bậc thang thủy điện trên s Xê Xan, Xre Pok. - Các nhà máy nhiệt điện thường phân bố gần nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ + Nhà máy nhiệt điện phân bố gần nguồn nhiên liệu gồm: #. Nhà máy nhiệt điện chạy bằng than gắn liền với các mỏ than ở phía 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Bắc như Phả Lại (HD), Uông Bí (QN), Na Dương (LS). #. Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí gắn với nguồn dầu, khí phân bố ở phía Nam như nhà máy tuốc bin khí Phú Mĩ (Tp. HCM), Bà Rịa (BR-VT), Cà Mau (CM) + Nhà máy nhiệt điện gắn với thị trường # Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình chạy bằng than đáp nhu cầu điện năng cho vùng duyên hải Nam ĐBSH. # Nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu nhập khẩu như Hiệp Phước, Thủ Đức (Tp. HCM) đáp ứng nhu cầu thị trường tại chỗ; Trà Nóc (Cần Thơ) 0,25 0,25 0,25 a Sự phân bố TTCN của NB. GT 1,5 • Các trung tâm công nghiệp lớn ở Nhật Bản phân bố chủ yếu ở phía Đông Nam đảo Hônsu như • Nguyên nhân: - Bờ biển phía Đông Nam đảo Hônsu có rất nhiều vũng, vịnh kín. Khí hậu tương đối ấm áp -> Rất thuận lợi cho tàu bè trú ngụ -> đã xây dựng nhiều hải cảng lớn của Nhật Bản. - Nhật Bản là một cường quốc công nghiệp lớn thứ hai trên thế giới, có rất nhiều sản phẩm xuất khẩu. - Nhật Bản cũng là nước rất nghèo tài nguyên khoáng sản. Ö Vì vậy nền công nghiệp của Nhật Bản tồn tại và phát triển gắn liền với việc nhập khẩu nguyên, nhiên liệu và xuất khẩu sản phẩm. Do đó các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở ven biển Đông Nam đảo Hônsu, cạnh các cảng lớn để thuận tiện cho việc nhập khẩu và xuất khẩu. 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 b Nhận xét và GT về tình hình ngoại thương của HK 1,5 5 - Về giá trị xuất nhập khẩu: + Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu rất lớn và ngày càng tăng, chứng tỏ ngoại thương của Hoa Kỳ rất phát triển do trình độ phát triển kinh tế cao, quy mô nền kinh tế lớn. D/c + Giá trị xuất khẩu nhìn chung ngày càng tăng (trừ năm 1998. D/c Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước châu Á) + Giá trị nhập khẩu tăng liên tục. D/c So sánh tốc độ tăng của GT XK và NK - Cán cân xuất nhập khẩu luôn âm và nhập siêu lớn (dc) Nhập siêu lớn chủ yếu do Hoa Kỳ nhập siêu trong lĩnh vực sản xuất vật chất (Nhập nguyên liệu, nhiên liệu, thủy sản, hàng tiêu dùng ). Do Hoa Kỳ xuất siêu rất lớn trong lĩnh vực dịch vụ, nhất là dịch vụ viễn thông cho nhiều nước trên thế giới. Nó chứng tỏ Hoa Kỳ đã khai thác tốt lợi thế so sánh của mình trong phát triển 0.5 0.25 0.25 0.5 Tổng điểm toàn bài là tổng điểm các câu thành phần không làm tròn. . dải đồng bằng ven biển. - V quá trình phát triển: + Sản phẩm của các v t liệu xâm thực ở miền núi đã bồi đắp lên các đồng bằng qua sự v n chuyển của các dòng chảy (phù sa các con sông) -& gt;. HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU V C DH & ĐB BẮC BỘ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU V C MỞ RỘNG NĂM HỌC 201 1- 2012 MÔN THI: ĐỊA LÍ LỚP 11 Ngày thi: 21 tháng 4 năm 2012. sông) -& gt; giúp mở rộng các đồng bằng châu thổ (dc) -& gt;Địa hình đồng bằng v đồi núi có mối quan hệ chặt chẽ v i nhau v mặt phát sinh v các quá trình tự nhiên. V v y khai thác tự nhiên

Ngày đăng: 06/02/2015, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w