Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 88 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
88
Dung lượng
781,5 KB
Nội dung
Ngày soạn: Ngày giảng: Phần 1 THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG Bài 1 DÂN SỐ I. MỤC TIÊU: Sau bài học này học sinh phải nắm được. 1. Kiến thức: - Trình bày được quá trình phát triển và gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của nó. 2. Kĩ năng: - Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số. - Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số trên thế giới. 3. Thái độ: Có ý thức về sự cần thiết phải phát triển dân số một cách có kế hoạch. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY : Nêu vấn đề, thảo luận nhóm III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ - Giáo viên: Tranh tháp dân số; các H1.1, H1.2, H1.3, H1.4 trong sgk. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Nội dung bài mới: - Dân số là một vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay vì nó ảnh hưởng to lớn đến nguồn lao động và đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ để sản xuất phát triển. Sự gia tăng dân số ở mức quá cao hay quá thấp đều có tác động sâu sắc tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một dân tộc. Dân số là bài học đầu tiên trong chương trình lớp 7 được chúng ta nghiên cứu trong chương trình lớp 7. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1. cá nhân, nhóm 15’ - Thế nào gọi là dân số? - Cho học sinh nhận biết về tháp tuổi . + Bên trái thể hiện số Nam. + Bên phải thể hiện số Nữ. + Mỗi băng thể hiện một độ tuổi Ví dụ: 0 – 4 tuổi, 5 – 9 tuổi …độ dài băng cho 1. Dân số, nguồn lao động. - Dân số là tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ ở một thời điểm cụ thể. Tuần 1 Tiết 1 biết số người trong từng độ tuổi. Trên tháp tuổi người ta tô màu cho 3 độ tuổi là trẻ em, trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động. Thảo luận nhóm - Gv nêu yêu cầu: Theo 2 câu hỏi cuối trang 3 - Chia lớp thành 8 nhóm, nhóm chẳn thảo luận câu 1, nhóm lẽ thảo luận câu 2. Thời gian thảo luận là 5 phút. - Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, giáo viên chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 2. cá nhân 10’ - Cho học sinh đọc “ tỉ lệ sinh”, “Tỉ lệ tử”, “gia tăng dân số” ở bảng thuật ngữ. Gv nêu cách tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ gia tăng dân số cơ giới. - Yêu cầu Hs Quan sát hình 1.2 => Em hãy nhận xét về tình hình tăng dân số thế giới giai đoạn từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX. - Gv nêu vấn đề: Tại sao từ đầu thế kỉ XIX dân số tăng nhanh? - Trong khi gia tăng dân số nhanh, đột ngột thì sẽ xảy ra hiện tượng “Bùng nổ dân số”. Chúng ta nghiên cứu hiện tượng này ở mục 3 sau đây. Hoạt động 3. cá nhân 10’ - Dựa vào nội dung sgk, hãy cho biết bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào và gây nên những hậu quả tiêu cực gì? - Gv hướng dẫn Hs nhận xét về tình hình gia tăng - Dân số là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế-xã hội. - Dân số thường được biểu hiện cụ thể bằng một tháp tuổi. 2. Dân số Thế Giới tăng nhanh trong Thế Kỉ XIX và XX - Trong nhiều thế kỉ trước, dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp. - Nguyên nhân: do dịch bệnh, đói kém và chiến tranh - Từ thế kỉ XIX đến nay, dân số thế giới tăng nhanh. - Nguyên nhân: do có những tiến bộ trong kinh tế - xã hội và y tế. 3. Sự bùng nổ dân số - Từ những năm 50 của thế kỉ XX, bùng nổ dân số đã diễn ra ở các nước đang phát triển như châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh do các nước này dành được đôc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao. - Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển đã tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội… dân số ở 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển ở hình 1.3 và 1.4 4. Củng cố - Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số? - Thế nào là “gia tăng dân số tự nhiên”? thế nào là “gia tăng dân số cơ giới”? 5. Dặn dò - Làm bài tập số 2 trang 6 SGK. - Trả lời bài 1 trong tập bản đồ thực hành địa lí 7. - Nghiên cứu trước bài 2 sự phân bố dân cư. Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 2 SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ, CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức Sau bài học này học sinh cần phải: - Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-ít, Nê-grô-ít và Ơ- rô-pê-ô-ít về hình thái bên ngoài của cơ thể (màu, da, tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc. - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới. 2.Kĩ năng - Biết đọc lược đồ phân bố dân cư trên thế giới. - Xác định được một số vùng đông dân, thưa dân trên bản đồ dân cư thế giới. 3.Thái độ: Có ý thức tôn trọng đoàn kết các dân tộc, chủng tộc. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thảo luận, nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, giải thích III.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: - Bản đồ phân bố dân cư thế giới. Bản đồ tự nhiên thế giới hoặc các châu lục. - Tranh ảnh về 3 chủng tộc chính trên thế giới. IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Tuần 1 Tiết 2 3. Nội dung bài mới - Chúng ta đã biết dân số Thế Giới hiện nay rất đông và tăng nhanh, song sự phân bố dân cư Thế Giới rất không đồng đều. Dân cư trên Thế Giới lại có những đặc điểm hình thái rất khác nhau. Có nhóm gia trắng, da đen, da vàng. Dựa trên các đặc điểm hình thái đó, các nhà nhân chủng học đã chia nhân loại ra các chủng tộc khác nhau…Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1. cá nhân 20’ GV: Đặc điểm dân cư được thể hiện rỏ nhất ở chỉ tiêu MĐDS. Vậy MĐDS là gì các em hãy đọc phần thuật ngữ trang 187. CH: Để tính MĐDS ta làm thế nào? Lấy Tổng số dân/Tổng DT được MĐDS. GV: Ra bài tập cho học sinh: Diện tích đất nổi trên Thế Giới là 149 triệu km 2 . DSTG năm 2002 là 6.294 triệu người. Tính MĐ DS trung bình của Thế Giới. Không kể lục địa Nam Cực : 6294 triệu người = 46,6 người / km 2 CH: Quan sát hình 2.1 cho biết: - Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới? CH: Đối chiếu hình 2.1 với bản đồ tự nhiên, dựa vào nội dung sgk cho biết những nơi có MĐ DS cao nhất? thấp nhất? nguyên nhân? - Tên những nơi dân cư tập trung đông nhất thế giới hiện nay? - Tên những nơi dân cư thưa nhất thế giới hiện nay? Hoạt động 2 cá nhân 15’ GV: Yêu cầu học sinh đọc khái niệm “ chủng tộc” trang 186. 1. Sự phân bố dân cư - MĐDS: số dân trung bình sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ ( số người / km 2 ). - MĐDS thế giới năm 2002 là 46,6 người / km 2 . - Phân bố dân cư trên Thế Giới rất không đồng đều. + Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc vùng có khí hậu ấm áp, mưa nắng thuậ hòa đều có dân cư tập trung đông đúc (Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Tây – Trung Âu, Đông Nam Braxin, Đông Bắc Hoa Kì.) + Các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạc… khí hậu khắc nghiệt có dân cư thưa thớt(Bắc Châu Mĩ, Bắc Châu Á, Xahara, Ôxtrâylia.) 2. Các chủng tộc GV: Yêu cầu các em thảo luận nhóm. - Chia nhóm: 2 bàn một nhóm. - Thời gian: 4 phút. - Nội dung câu hỏi: GV Dân cư trên Thế Giới được chia ra các chủng tộc chính nào? GV Các chủng tộc đó có đặc điểm chính gì và phân bố chủ yếu ở đâu? HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung, giáo viên chuẩn xác kiến thức. GV: Lưu ý: Chủng tộc là khái niệm mang hoàn toàn tính chất Thiên Nhiên và cần chống lại mọi biểu hiện phân biệt chủng tộc. - Dựa vào hình thái bên ngoài của cơ thể ( màu da, tóc, mắt, mũi ) để đưa ra các chủng tộc. - Có 3 chủng tộc chính. + Môn-gô-lô-it: (thường gọi là người da vàng) sống chủ yếu ở châu Á. + Ơ-rô-pê-ô-it: (thường gọi là người da trắng) sống chủ yếu ở châu Âu- châu Mĩ. + Nê-grô-it: (thường gọi là người da đen) sống chủ yếu ở châu Phi. 4. Củng cố: - MĐDS là gì? muốn tính MĐDS ta làm thế nào? - Dân cư trên Thế Giới thường sinh sống chủ yếu ở những khu vực nào? tại sao? - Căn cứ vào đâu mà người ta chia dân cư trên Thế Giới ra các chủng tộc? các chủng tộc sinh sống chủ yếu ở đâu? 5. Dặn dò: - Làm bài tập số 2 trang 9 sgk. - Trả lời bài trong tập bản đồ thực hành địa lí 7 - Nghiên cứu trước bài 3 Quần cư và đô thị hoá. ========================= Ngày soạn: Ngày giảng: Bài: 3 QUẦN CƯ – ĐÔ THỊ HOÁ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải: - So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống. Tuần 2 Tiết 3 - Biết sơ lược quá trình đô thị hóa và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới. - Biết một số siêu đô thị trên thế giới. 2.Kĩ năng: - Đọc bản đồ, lược đồ các siêu đô thị trên thế giới để nhận bết sự phân bố các siêu đô thị trên thế giới. - Xác định trên bản đồ, lược đồ các siêu đô thị trên thế giới vị trí của một số siêu đô thị. 3.Thái độ: Thấy được mối quan hệ giữa quần cư và đô thị hoá và một vài dấu hiệu của đô thị hoá. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Thảo luận , Nêu vấn đề, Đàm thoại gợi mở, so sánh, trình bày trực quan… III. CHUẨN BỊ : - Bản đồ các siêu đô thị Thế giới. - Tranh ảnh về quần cư nông thôn và đô thị, các siêu đô thị. - Hình 3.1; 3.2 SGK trang 10. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Dân cư trên Thế giới thường phân bố chủ yếu ở những khu vực nào? tại sao? - Trên thế giới có các chủng tộc chính nào? họ sống chủ yếu ở đâu? nêu một số đặc điểm hình thái bên ngoài của mỗi chủng tộc? 3. Nội dung bài mới: - Em đang sống ở nông thôn hay đô thị? quần cư nông thôn và đô thị có gì khác nhau? Siêu đô thị và đô thị hoá là gì? Bài học này sẽ giúp các em giải đáp những câu hỏi này? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: cá nhân 15’ GV: Yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ SGK trang 18 về quần cư. - Quần cư là cách tổ chức sinh sống của con người trên một diện tích nhất định để khai thác tài nguyên thiên nhiên. Có hai kiểu quần cư chính là quần cư nông thôn và quần cư đô thị. GV: Dựa vào hình 3.1; hình 3.2 và sự hiểu biết của mình, em hãy so sánh đặc điểm của 2 kiểu quần cư này về MĐDS, nhà cửa, chức năng kinh tế, đơn vị quần cư. GV: Kẻ bảng so sánh hai kiểu quần cư sau đó cho học sinh lên điền kết quả nghiên cứu. - Góp ý bổ sung . GV chuẩn xác. 1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị. - Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp; làng mạc, thôn xóm thường phân tán gắn với đất canh tác, đồng cỏ, đất rừng, hay mặt nước; dân cư sống chủ CH: Lối sống hai quần cư này có đặc trưng gì? HS: Quần cư nông thôn: dựa vào các mối quan hệ dòng họ, làng xóm, các tập tục. Quần cư đô thị: theo cộng động có tổ chức theo luật pháp, có quan điểm chung. CH: Tỉ lệ dân số trong các hình thức quần cư này có xu hướng thay đổi như thế nào? HS: Quần cư nông thôn giảm đi. Quần cư thành thị tăng lên. - Tỉ lệ người sống ở nông thôn có xu hướng giảm, ngược lại tỉ lệ người sống trong các đô thị có xu hướng tăng. Do đô thị hoá là xu thế tất yếu của thế giới hiện nay. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề đô thị hoá và các siêu đô thị trong mục 2 sau đây. Hoạt động 2: cá nhân 20’ CH: Dựa vào nội dung SGk hãy cho biết quá trình đô thị hoá trên thế giới diễn ra như thế nào? CH: Tại sao nói quá trình phát triển đô thị hoá trên thế giới gắn liền với quá trình phát triển thương nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp? HS: Các đô thị đầu tiên trên thế giới là các trung tâm thương mại, buôn bán ở các quốc gia cổ đại như Trung Quốc, Ai Cập, La Mã. Đô thị phát triển mạnh vào thế kỉ XIX khi công nghiệp trên thế giới phát triển nhanh chóng. GV: Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng trở thành các siêu đô thị . Vậy siêu đô thị là gì? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu? CH: Siêu đô thị là gì? yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. - Quần cư đô thị: có mật độ dân số cao, dân cư sống chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ. - Lối sống nông thôn và lối sống đô thị có nhiều kiểu khác biệt 2. Đô thị hoá, các siêu đô thị. a. Quá trình đô thị hoá. - Đô thị hóa là xu thế tất yếu của thế giới. - Dân số đô thị trên thế giới ngày càng tăng, hiện có khoảng một nửa dân số thế giới sống trong các đô thị. - Nhiều đô thị phát triển nhanh chống, trở thành các siêu đô thị. b. Các siêu đô thị: - Siêu đô thị là các đô thị có số dân từ 8 triệu người trở lên. CH: Quan sát hình 3.3 cho biết Trên thế giới hiện nay có bao nhiêu siêu đô thị? HS: Có 23 siêu đô thị. CH: Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất.? CH: Kể tên các siêu đô thị ở châu Á có số dân từ 8 triệu người trở lên? CH: Siêu đô thị có nhiều ở các nước đang phát triển hay ở các nước phát triển? HS: Các nước đang phát triển: 16 siêu đô thị. Các nước phát triển: 7 siêu đô thị. - Các nước phát triển có ít siêu đô thị, còn các nước đang phát triển thì có nhiều siêu đô thị. - Theo em sự phát triển các siêu đô thị mang tính chất tự phát, không gắn liền với trình độ phát triển kinh tế sẽ gây nên những hậu quả tiêu cực gì? ( Yêu cầu học sinh thảo luận ) HS: Ở nông thôn: nhiều lao động trẻ không có việc làm rời bỏ nông thôn chuyển vào các đô thị. Ở thành thị: thiếu việc làm và gia tăng tỉ lệ dân nghèo thành thị, thiếu nhà ở mất mĩ quan đô thị bởi các khu nhà ổ chuột xuất hiện. Giao thông ùn tắc, môi trường bị ô nhiễm do dân số quá đông và xử lí chất thải không đúng yêu cầu. - Một số siêu đô thị ở các châu lục + Châu Á: Bắc Kinh, Tô-ki-ô, Thượng Hải, Xơ-un, Niu-Đê-li, Gia-cac-ta. + Châu Âu: Mat-xcơ-va, Pa-ri, Luân Đôn. + Châu Phi: Cai-rô, La-gốt. + Châu Mĩ: Nui I-ooc, Mê-hi-cô, Ri-ô đê Gia-nê-rô. 4. Củng cố. - Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn? - Tại sao nói đô thị hóa là một xu thế tiến bộ nhưng đô thị hoá tự phát lại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội? 5. Dặn dò: - Làm bài tập 2 SGK trang 12. - Soạn bài 3 trong tập bản đồ bài tập thực hành địa lí 7. - Nghiên cứu trước bài 4 thực hành. ========================== Ngày soạn: Ngày giảng Bài 4 THỰC HÀNH PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải: - Hiểu và nắm vững các khái niệm MĐDS, đặc điểm phân bố dân cư trên Thế Giới. - Biết một số cách thể hiện MĐDS, phân bố dân cư và các đô thị trên bản đồ, lược đồ, cách khai thác thông tin từ bản đồ, lược đồ phân bố dân cư và các đô thị. 2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng nhận dạng và phân tích tháp tuổi. 3.Thái độ: Thấy được tình hình dân số qua tháp tuổi. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Thảo luận, nêu vấn đề. đàm thoại gợi mở… III. CHUẨN BỊ : - Lược đồ MĐDS tỉnh Thái Bình ( phóng to). - Tháp dân số thành Phố Hồ Chính Minh (hình 4.2 và 4.3 SGK). - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Bản đồ tự nhiên châu Á. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - MĐDS là gì? đặc điểm phân bố dân cư trên Thế Giới? - Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì về dân số? 3. Nội dung bài mới: - Trong các bài trước, chúng ta đã được tìm hiểu về dân số, MĐDS, tháp tuổi, đô thị…để củng cố những kiến thức này và tăng khả năng vận dụng chúng trong thực tế. Hôm nay chúng ta nghiên cứu bài thực hành với những nội dung cụ thể sau đây. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: cá nhân 15’ GV: Cho một học sinh nhắc lại kiến thức lớp 6 về cách sử dụng bản đồ (đọc tên bản đồ là gì? đọc bản chú giải xem có những nội dung gì? Tìm nội dung cần thiết theo yêu cầu nội dung câu hỏi phân bố ở đâu trên Thế Giới…. - Đại diện học sinh trình bày kết quả, học sinh khác bổ sung. GV chuẩn xác. 1. Đọc lược đồ, bản đồ phân bố dân cư tỉnh Thái Bình. - Nơi có MĐDS cao nhất của tỉnh Thái Bình năm 2000: là thị xã Thái Bình > 3000 người /km 2 . Tuần 2 Tiết 4 GV: Yêu cầu học sinh lên chỉ hai địa phận trên. Lưu ý: dùng thước chỉ vòng quanh ranh giới của từng địa phận. Hoạt động 2: nhóm 20’ GV: Chia lớp làm 4 nhóm trong mỗi nhóm cử một nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận và một thư kí ghi lại nội dung thảo luận của nhóm. + Nội dung câu hỏi: Quan sát H4.2 và 4.3 để nhận xét. * Nhóm 1;2: a. Hình dạng tháp tuổi có gì thay đổi? (chú ý độ phình to hay thu nhỏ của phần chân tháp và phần giữa tháp). * Nhóm 1;2: b. Nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ? nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ? ( chú ý độ dài của các băng ngang thể hiện từng lứa tuổi). Quan sát hình 4.4 kết hợp đối chiếu với bản đồ thiên nhiên châu Á cho biết: a. Những khu vực tập trung đông dân cư của châu Á là khu vực nào? tại sao? b. Các đô thị lớn của châu Á thường phân bố ở đâu? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung, giáo viên chuẩn xác kiến thức. - Nơi có MĐDS thấp nhất của tỉnh Thái Bình năm 2000 là huyện Tiền Hải < 1000 người /km 2 . 2. Phân tích, so sánh tháp dân số TP. Hồ Chí Minh vào năm 1989 và năm 1999. a. Hình dáng tháp tuổi 4.3 so với 4.2. - Phần chân tháp thu hẹp hơn. - Phần giữa tháp phình to hơn. b. Hình dáng tháp tuổi cho thấy. - Nhóm tuổi lao động năm 1999 tăng về tỉ lệ so với năm 1989. - Nhóm tuổi trẻ em năm 1999 giảm về tỉ lệ so với năm 1989. - Dân số TP Hồ Chí Minh năm 1999 già hơn so với năm 1989. 3. Phân tích lược đồ dân cư châu Á. a. Nơi tập trung đông dân.( có các chấm đỏ dày đặc). b. Các đô thị lớn: thường tập trung ven biển hoặc dọc theo các sông lớn. 4. Củng cố: - Đọc tên các đô thị có 8 triệu người và từ 5 đến 8 triệu dân trở lên của châu Á? - Tại sao các đô thị lớn thường tập trung ven biển hoặc dọc theo các con sông lớn? 5. Dặn dò: - Trả lời các câu hỏi trong bài 4 trong tập bản đồ thực hành, - Xem trước bài 5 “ĐỚI NÓNG, MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM”. ============ . học sinh cần ph i: - Xác định vị trí, gi i hạn của m i trường đ i nóng và các kiểu m i trường đ i nóng trên bản đồ Thế Gi i. - Biết trình bày đặc i m tiêu biểu của m i trường đ i nóng, m i trường. lí 7, làm b i tập 4 SGK. - Nghiên cứu, soạn b i 6 : M i trường nhiệt đ i. Ngày soạn: Ngày giảng: B i: 6. M I TRƯỜNG NHIỆT Đ I I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau b i học này học sinh cần ph i: . b i tập trong tập bản đồ thực hành địa lí 7. - Nghiên cứu, soạn trước b i 7 M i trường nhiệt đ i gió mùa. ============ Ngày soạn: Ngày giảng: B i: 7 M I TRƯỜNG NHIỆT Đ I GIÓ MÙA I. MỤC TIÊU: 1.