3 ĐỀCƯƠNG ÔN THI HKII THPT VĨNH TRẠCH ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKII MÔN: SINH HỌC NĂM HỌC: 2012- 2013 Câu 1: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp? - Sinh trưởng sơ cấp: + Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. + Xảy ra ở cây một lá mầm và phần thân non của cây hai lá mầm. - Sinh trưởng thứ cấp: + Sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh. + Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ. + Xảy ra ở cây 2 lá mầm. Câu 2: Có mấy loại MPS? Hãy phân biệt các loại MPS đó? MPS Đỉnh MPS Bên MPS Lóng Vị trí Đỉnh thân, đỉnh rễ Phân bố theo hình trụ và hướng ra ngoài của thân. Tại các mắt của thân vỏ Loại thực vật Thực vật một và hai lá mầm Thực vật hai lá mầm Thực vật một lá mầm Chức năng - Tạo sinh trưởng sơ cấp - Làm tăng chiều dài thân, rễ - Tạo sinh trưởng thứ cấp - Làm tăng bề dày của thân. Làm tăng chiều dài của lóng. Câu 3: Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ đâu? Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ vòng năm. Đó là những vòng tròn đồng tâm với các màu sáng tối khác nhau được hình thành hằng năm trong đời sống của cây. Câu 4: Hoocmon thực vật là gì? Và có những đặc điểm chung nào? - Hoocmôn thực vật (còn gọi là Phitô Hoocmôn) là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây. - Đặc điểm chung: - Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. Trong cây, hoocmon được vận chuyển theo dòng mạch gỗ và mạch gây. - Với nồng độ thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể. - Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmon ở động vật bậc cao. Câu 5: Người ta thường xếp quả chin chung với quả xanh để làm gì? - Để quả cà chua chín sản xuất ra khí êtilen kích thích quả sống mau chín. Câu 6: Tại sao không nên sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo đối với các nông phẩm được sử 3 ĐỀCƯƠNG ÔN THI HKII THPT VĨNH TRẠCH dụng trực tiếp làm thức ăn? Vì các hoocmon nhân tạo không có emzim phân giải, tích lũy lại trong nông phẩm sẽ gây độc hại cho người và gia súc. Câu 7: Phát triển ở thực vật là gì? Kể tên những nhân tố chi phối sự ra hoa? Thế nào là xuân hóa và quang chu kì? Cho ví dụ? • Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm 3 quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả). • Những nhân tố chi phối sự ra hoa: tuổi của cây, nhiệt độ thấp, quang chu kì, phitôcrôm và hoocmon ra hoa. • Xuân hóa là hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp. Ví dụ: nhiều loài cây mùa đông như lúa mì dạng mùa đông…và một số cây 2 năm như bắp cải… chỉ ra hoa, kết hạt sau khi trải qua mùa đông giá lạnh tự nhiên hoặc được xử lí bởi nhiệt độ dương thấp thích hợp nếu gieo vào mùa xuân. • Quang chu kì: - Sư ra hoa của thực vật phu thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì. - Quang chu kì tác động đến sự ra hoa, rụng lá, tạo củ, di chuyển của các sàn phẩm quang hợp. - Dựa vào đặc điểm phản ứng của quang chu kì: + Cây ngày ngắn (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng < 12h) + Cây ngày dài ( ra hoa trong điều kiện chiếu sáng > 12h) + Cây trung tính Ví dụ: cây rau bina chỉ ra hoa khi độ dài của ngày ít nhất bằng 14h (cây ngày dài). Nhiều cây như lúa đại mạch, lúa mì là cây ngày dài; phần lớn thực vật nhiệt đới như cà phê, chè, cây lúa là cây ngày ngắn, Câu 8: Cho biết sự khác nhau giữa phát triển qua biến thái và không qua biến thái? Cho ví dụ? Phát triển qua biến thái Phát triển không qua biến thái - Phát triển của động vật qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí khác với con trưởng thành. - Con non phát triển thành con trưởng thành không trải qua giai đoạn lột xác. Phát triển của động vật không qua biến là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành. Vd: côn trùng (ong, bướm), lưỡng cư (ếch, nhái) Vd: đa số ĐV có xương sống và rất nhiều loài ĐVKXS (chim, thú, con người ) Câu 9: Cho biết sự khác nhau giữa phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn? Cho ví dụ? Phát triển qua biến thái hoàn toàn Phát triển qua biến thái không hoàn toàn - Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian (ở ấu trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. - Ấu trùng trải qua giai đoạn trung gian để biến đổi thành con trưởng thành. - Phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. - Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành Vd: côn trùng (bướm, ruồi, ong ) và lưỡng cư Vd: côn trùng (châu chấu, cào cào, gián, bọ 3 ĐỀCƯƠNG ÔN THI HKII THPT VĨNH TRẠCH (ếch, nhái ) ngựa ) Câu 10: Tại sao sâu bướm phá hoại mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành không gây hại cho cây trồng? Vì trong ống tiêu hóa của sâu bướm không có enzim xenlulaza để phân giải xenlulozo, do đó chúng phải ăn số lượng thức ăn rất lớn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Còn bướm trưởng thành chỉ hút mật hoa nên không phá hại cho cây trồng mà còn giúp cây trồng thụ phấn. Câu 11: Trình bày các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và không xương sống? *Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống: Hoocmon sinh trưởng: + Nơi sản sinh: tuyến yên + Tác dụng: kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào qua tăng tổng hợp protein; + Kích thích phát triển xương (xương dài ra và to lên). - Tirôxin: + Nơi sản sinh: tuyến giáp + Tác dụng sinh lí: kích thích chuyển hóa ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. - Hoocmon sinh dục: + Nơi sản sinh: ơstrôgen: buồng trứng; testostêron: tinh hoàn + Tác dụng sinh lí: Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ. • Tăng phát triển xương. • Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. • Riêng testostêron còn làm tăng mạnh tổng hợp prôtein, phát triển mạnh cơ bắp. Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống: - Ecđixơn: + Nơi sản sinh: tuyến trước ngực. + Tác dụng sinh lí: gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. - Juvenin: + Nơi sản sinh: thể allata. + Tác dụng sinh lí: phối hợp với Ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm, ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm. Câu 12: Trình bày ả/h của thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng và các chất độc hại đến sinh trưởng và phát triển ở động vật? - Thức ăn là nhân tố ả/h mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cả động vật và người. VD: thiếu Protein, ĐV chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh. Thiếu Vitamin D gây bệnh còi xương, châm lớn ở ĐV và người. - Nhiệt độ: mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện môi trường thích hợp. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của ĐV, đặc biệt là đối với ĐV biến nhiệt. VD: vào mùa đông, khi nhiệt độ hạ xuống 16- 18 o C, cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ. - Ánh sáng: Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của ĐV qua các cách sau: + Những ngày trời rét động vật mất nhiều nhiệt vì vậy chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt. + Tia tử ngoại t/đ lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D. Vitamin D có vai trò trong chuyển hóa canxi để 3 ĐỀCƯƠNG ÔN THI HKII THPT VĨNH TRẠCH hình thành xương, qua đó ả/h đến sinh trưởng và phát triển. - Các chất độc hại như ma túy, rượu, thuốc lá,… có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển ở phôi thai người, gây nên dị tật ở trẻ sơ sinh. Câu 13: Tại sao thức ăn là nhân tố ả/h mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở ĐV và người? Cho vài vd? - Vì các chất d 2 trong thức ăn nghuồn nguyên liệu để cơ thể sử dụng làm tăng kích thước và số lượng tế bào. Ngoài ra, nó còn là nguồn năng lượng chính cho mọi hoạt động sống của tế bào. - Vd: thiếu Protein, ĐV chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh. Thiếu Vitamin D gây bệnh còi xương, châm lớn ở ĐV và người. Câu 14: Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường? - Vì vào những ngày mùa đông, nhiệt độ môi trường thấp, gia súc mất nhiều nhiệt vào môi trường nên quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể được tăng cường để bù đắp lượng nhiệt. Ngoài ra cơ chế chống lạnh cũng được tăng cường. Vì vậy cần cho gia súc non ăn nhiều hơn bình thường để bù lại lượng chất hữu cơ bị phân hủy dùng cho chống lạnh. Câu 15: Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng gì? Để tạo ra nhiệt độ thích hợp cho quá trình phát triển của hợp tử (phôi phát triển một cách bình thường). Câu 16: Hãy tìm một số vd thực tiễn về việc cải tạo giống di truyền nhằm tạo ra giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng nhanh, năng suất cao? - Khi nuôi ĐV (gà, lợn, bò ) người ta chọn ra những con khỏe mạnh, lớn nhanh để làm giống. - Lai giữa giống lợn, bò địa phương với các giống nhập ngoại lớn nhanh và khỏe: Lai lợn Ỉ Móng Cái và lợn Đại Bạch Câu 17: SSVT ở thực vật là gì? Cho vd? Trình bày các hình thức SSVT ở thực vật? - SSVT ở thực vật là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ. Vd: lá thuốc bỏng đặt trên mặt đất sau một thời gian sẽ mọc thành cây mới; giâm cây mía, khoai mì sau một thời gian sẽ phát triển thành cây mới, gieo dây khoai lang, Các hình thức SSVT ở thực vật: Hình thức SSVT ở thực vật Đặc điểm Ví dụ Bào tử Cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại được hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử. Rêu, dương xỉ… Sinh sản sinh dưỡng Rễ Cơ thể mới được hình thành từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) của cơ thể mẹ. Khoai lang, sắn, cà rốt, Thân Su hào, khoai tây, gừng, nghệ, dong ta, cỏ gửng, tre, rau má, hành, kiệu, Lá Thuốc bỏng, trường sanh, 3 ĐỀCƯƠNG ÔN THI HKII THPT VĨNH TRẠCH Câu 18: Nêu những lợi ích của phương pháp nhân giống vô tính? Vì sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép? *Lợi ích - Đối với đ/s thực vật: + Giúp cây duy trì nòi giống. + Giúp sống được qua mùa bất lợi ở dạng thân củ, căn hành. - Đối với con người trong lĩnh vực nông nghiệp: + Tạo giống cây trồng sạch bệnh. + Duy trì được các tính trạng tốt của giống có lợi cho con người. + Giúp nhân nhanh giống cây trồng cần thiết trong khoảng thời gian ngắn + Phục chế được các giống cây trồng quý đang bị thoái hóa. Phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép vì để giảm mất nước qu con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào cành ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh được đảm bảo. Câu 19: Trình bày quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi? Qúa trình thụ phấn và thụ tinh? Quá trình hình thành hạt phấn: Từ 1 TB mẹ (2n) giảm phân 4 tiểu bào tử đơn bội (n) nguyên phân hạt phấn (TB sinh sản (TB bé) + TB ống phấn (TB lớn)). Bao bọc bởi một vách chung dày có màu vàng. Quá trình hình thành túi phôi: Từ 1 TB mẹ giảm phân 3 TB con (tiêu biến) + 1 đại bào tử (sống sót) nguyên phân túi phôi ( 3 TB đối cực + 1 TB trứng +2 TB đi kèm + 2 TB nhân cực). Quá trình thụ phấn: - Quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy (đầu nhụy) gọi là thụ phấn. - Có hai hình thức thụ phấn: + Tự thụ phấn + Thụ phấn chéo - Tác nhân thực hiện thụ phấn: + Côn trùng + Gió, nước + Con người Quá trình thụ tinh: - Là sự hợp nhất của nhận giao tử đực với nhân của TB trứng trong túi phôi để hình thành nên hợp tử (2n), khởi đầu của cá thể mới. - Hình thức: - Ống phấn sinh trưởng dọc theo vòi nhụy, xâm nhập qua lỗ phôi vào túi phôi và giải phóng ra 2 nhân. + Nhân của tế bào ống phấn tiêu biến. + Nhân tế bào sinh sản. Câu 20: Sinh sản vô tính ở động vật là gì? Thế nào là nhân bản vô tính? - Sinh sản vô tính ở ĐV là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều ca thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng. 3 ĐỀCƯƠNG ÔN THI HKII THPT VĨNH TRẠCH - Nhân bản vô tính là chuyển nhân của tế bào Xô ma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển thành một phôi. Phôi này tiếp tục phát triển thành cà thể mới. Câu 21: Thế nào là sinh sản hữu tính ở động vật? Trình bày quá trính sinh sản hữu tính ở động vật? Sinh sản hữu tính ở động vật là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đon bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới. Quá trình sinh sản hữu tính ở ĐV: Sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài ĐV là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau, đó là: + Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng. + Giai đoạn thụ tinh (giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử). + Giai đoạn phát triển phôi thành cơ thể mới. Câu 22: Phân biệt và cho ví dụ thụ tinh ngoài và thụ tinh trong? Thụ tinh ngoài Thụ tinh trong Thụ tinh ngoài là hình thức thụ tinh, trong đó trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể con cái. Con cái đẻ trứng vào môi trường nước, còn con đực xuất tinh dịch lên trứng để thụ tinh. Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh, trong đó trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái. Vì vậy thụ tinh phải có quá trình giao phối giữa con đực và con cái. VD: ếch, nhái, cá, VD: rắn, chó, mèo, lợn, Câu 23:hãy cho biết ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài? Ở hình thức thụ tinh trong, tinh trùng được đưa vào cơ quan sinh dục của con cái nên hiệu quả thụ tinh cao. Còn ở thụ tinh ngoài do tinh trùng phải bơi trong nước để gặp trứng nên hiệu quả thụ tinh thấp. Đây cũng là một trong những lí do giải thích tại sao ĐV thụ tinh ngoài thường đẻ rất nhiều trứng. Câu 24: Cho biết ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú so với đẻ trứng ở các ĐV khác? - Nguồn cung cấp dinh dưỡng từ cơ thể mẹ cho nhau thai rất lớn nên thai phát triển tốt trong bụng mẹ. - Thai nhi trong bụng mẹ được bảo vệ tốt trước kẻ thù và các tác nhân gây bệnh như vi trùng, nóng lạnh, Câu 25: Trình bày cơ chế điều hòa sinh tinh? - Các hoocmon do các tuyến nội tiết tiết ra đi theo con đường máu đến tinh hoàn kích thích sản sinh tinh trùng. - Khi kích thích từ môi trường ngoài, vùng dưới đồi tiết ra GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH. - FSH kích thích ống sinh tinh sản xuất tinh trùng. - LH kích thích tế bào kẽ tiết ra hoocmon testostêron. - Khi nồng độ testostêron cao sẽ ức chế tiết hoocmon GnRH, FSH và LH. (cơ chế điều hòa ngược âm tính (ICSH)). Vì do khi nồng độ testostêron trong máu tăng cao , cả vùng dưới đồi và tuyến yên đều bị ức chế nên giảm tiết GnRH, FSH và LH. Câu 26: Trình bày cơ chế điều hòa sinh trứng? Các hoocmon do các tuyến nội tiết tiết ra đi theo con đường máu đến buồng trứng kích thích sản sinh trứng. - Khi kích thích từ môi trường ngoài, vùng dưới đồi tiết ra GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH. - FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết ra Ơstrogen. - LH làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng. Thể vàng tiết ra hoocmon Prôgestêrôn làm cho niêm mạc tử cung phát triển dày lên. 3 ĐỀCƯƠNG ÔN THI HKII THPT VĨNH TRẠCH - Khi nồng độ ơstrôgen và Prôgestêrôn tăng cao sẽ gây ức chế tiết GnRh, FSH và LH. Do khi nồng độ ơstrôgen và Prôgestêrôn tăng cao, cả vùng dưới đồi và tuyến yên điều bị ức chế nên giảm tiết GnRH, FSH và LH. Câu 27: Hằng ngày phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa Prôgestêrôn hoặc Prôgestêrôn + ơstrôgen) có thể tránh được mang thai? Tại sao? Vì uống viên thuốc tránh thai hắng ngày làm cho nồng độ các hoocmon này trong máu cao và do vậy gây ức chế lên tuyến yên và vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và LH. Do nồng độ các hoocmon GnRH, FSH và LH giảm nên trứng không chín và không rụng, giúp tránh được mang thai. Câu 28: Kể tên và cho ví dụ về một số biện pháp làm thay đổi số con ở ĐV? - Sử dụng hoocmon hoặc chất kích thích tổng hợp. - Thay đổi các yếu tố môi trường. VD (SGK) - Nuôi cấy phôi. - Thụ tinh nhân tạo. Câu 29: Sinh đẻ có kế hoạch là gì? Kể tên các biện pháp tránh thai đang được sử dụng hiện nay? - Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. - Một số biện pháp tránh thai đang được sử dụng phổ biến hiện nay: + Tính vòng kinh. + Dùng bao cao su tránh thai. + Dùng thuốc viên tránh thai. + Dụng cụ tử cung. + Triệt sản nữ (đình sản nữ). + Triệt sản nam (đình sản nam). Câu 30: Việc nạo phá thai có được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch không? Tại sao? Việc nạo phá thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch. Vì phá thai có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người phụ nữ như viêm nhiễm đường sinh dục, vô sinh, ngoài ra có thể gây thủng tử cung, thậm chí có thể tử vong. . THI HKII THPT VĨNH TRẠCH ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKII MÔN: SINH HỌC NĂM HỌC: 2012- 2013 Câu 1: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp? - Sinh trưởng sơ cấp: + Sinh trưởng sơ cấp là sinh. Tirôxin: + Nơi sản sinh: tuyến giáp + Tác dụng sinh lí: kích thích chuyển hóa ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. - Hoocmon sinh dục: + Nơi sản sinh: ơstrôgen:. sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và không xương sống? *Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống: Hoocmon sinh trưởng: + Nơi sản sinh: