ôn thi TN câu 2 điểm

31 152 0
ôn thi TN câu 2 điểm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ÔN THI TN THPT NĂM 2013 // 1. Nêu sơ lược những nét chính về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong VHVN giai đoạn 1945-1975. VHVN giai đoạn 1945 – 1975 chủ yếu phản ánh đời sống của cả dân tộc trong một thời kì đầy hào hùng. Do vậy nó mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. - Khuynh hướng sử thi : là những bài ca ca ngợi phẩm chất anh hùng của cộng đồng, dân tộc thông qua những đại diện ưu tú nhất, tiêu biểu nhất. Nó được thể hiện qua 3 điểm: + Đề tài sáng tác: Đó là những vấn đề lịch sử có tính chất toàn dân tộc như đè tài kháng chiến chống xâm lược, đề tài đất nước, nhân dân. + Nhân vật chính, nhân vật trung tâm: Đó là nhưng con người đại diện cho phẩm chất, ý chí, lý tưởng của cả dân tộc, cộng đồng. (anh bộ đội, mẹ chiến sĩ, chị dân quân, anh công nhân, ) + Giọng điệu văn chương: Đó là giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng. - Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng thể hiện cái "tôi” đầy tình cảm, cảm xúc, hướng tới cái cao cả, lớn lao, kì diệu, đẹp đẽ khác thường của người sáng tác. Đẹp nhất là lý tưởng xây dựng cuộc sống mới, con người mới XHCN, lí tưởng anh hùng cách mạng. Trân trọng, ngưỡng mộ, ngợi ca người tốt, việc tốt là cảm hứng của hầu hết nhà văn giai đoạn này. 2. Nêu sơ lược các đặc điểm cơ bản của VHVN giai đoạn 1945-1975. Đặc điểm nào là quan trọng nhất? Vì sao? - Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam 1945-1975: + Nền VH chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. + Nền VH hướng về đại chúng. + Nền VH chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. - Đặc điểm quan trọng nhất của văn học Việt Nam giai đoạn này là đặc điểm: “Nền VH chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước”. 1 - Vì đặc điểm này nói lên bản chất của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975. Đặc điểm này làm nên diện mạo cho văn học Việt Nam giai đoạn này và chi phối đến các đặc điểm khác. 3. Những thành tựu và hạn chế của VHVN giai đoạn 1945-1975. *.Thành tựu: - VHVN từ 1945-1975 thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử: Tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu, hi sinh của nhân dân. - VHVN từ 1945-1975 đã nối tiếp và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của VH dân tộc như truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo. - VHVN từ 1945-1975 phát triển cân đối, toàn diện về mặt thể loại. Trong đó thơ và truyện ngắn đạt nhiều thành tựu hơn cả. *. Hạn chế: VHVN 1945-1975 còn nhiều tác phẩm miêu tả cuộc sống, con người một cách đơn giản, phiến diện; cá tính, phong cách nhà văn chưa được phát huy mạnh mẽ; yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm nhiều khi bị hạ thấp; phê bình văn học ít chú ý đến những khám phá về nghệ thuật. 4. Nêu những nét đổi mới của VHVN từ 1975 đến hết tk XX. *. Đổi mới về nội dung: - Trước 1975 VH thiên về ngợi ca, cổ vũ, hướng tới con người đại chúng, đại diện tiêu biểu cho công đồng dân tộc. - Sau 1975 VH vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản và nhân văn, hướng tới con người cá thể. Nhân vật VH là nhưng con người đời thường được nhìn nhận ở tính nhân loại và phương diện tự nhiên, ở nhu cầu manhg tính bản năng, phương diện tâm linh. Các tác phẩm "Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, "Chiếc thuyền ngoài xa”, "Một người Hà Nội”, đã đem đến cho người đọc cái nhìn mới về đời sống con người đương thời. *. Đổi mới về nghệ thuật: - Trước 1975 VH thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. - Sau 1975 VH thiên về cảm hứng thế sự, quan tâm đến con người cá thể. Vì thế bút pháp mạnh mẽ hướng nội, khai thác không gian đời tư, thời gian tâm lí. Cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy, hình thành những giọng điệu văn chương mới lạ, nhưng lối miêu tả, trần thuật mang tính khám phá. "Đàn ghita của Lorca, Ai đa đặt tên cho dòng sông?, đã đem đến những cảm nhận mới mẽ. 2 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – HỒ CHÍ MINH 1.Trình bày quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh: - HCM xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng ; nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng, góp phần đấu tranh cho sự phát triển xã hội : Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong (Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”) - HCM luôn chú chú trọng đến tính dân tộc và tính chân thật : Người yêu cầu người nghệ sĩ phải miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng. - Trước khi cầm bút, bao giờ Người luôn xác định đối tượng và mục đích sáng tác rồi sau đó mới lựa chọn nội dung và hình thức cho phù hợp (Viết cho ai? Viết để làm gì? Viiết cái gì? Và Viết như thế nào?). 2. Trình bày phong cách nghệ thuật (sự đa dạng và thống nhất) của Hồ Chí Minh. - Đa phong cách là một nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Người sáng tác nhiều thể loại nhưng các sáng tác của Người đều có sự thống nhất hài hòa giữa: chính trị và nghệ thuật, lý luận và thực tiễn, cổ điển và hiện đại. Mỗi thể loại lại có nét độc đáo, hấp dẫn riêng: -Văn chính luận: Ngắn gọn súc tích, tư duy sắc sảo, giàu tính luận chiến. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục. -Truyện và ký: Ngòi bút châm biếm, tính chiến đấu cao. Kết hợp giữa phong cách châu Âu hiện đại sắc sảo và lối thâm trầm Á Đông. - Thơ ca: + Thơ tuyên truyền: giản dị, mộc mạc, mang màu sắc dân gian (Con cáo và tổ ong) + Thơ trữ tình: hàm súc, kết hợp hài hoà chất cổ điển và tinh thần thời đại 3. Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của bản Tuyên ngôn Độc lập. *. Hoàn cảnh sáng tác : - Ngày 19 tháng 8 năm 1945, chính quyền ở thủ đô Hà Nội về tay nhân dân ta. Ngày 26 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2 – 9 – 1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào ta, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. 3 - Tuyên ngôn độc lập ra đời khi đế quốc thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta. Dưới danh nghĩa quân đồng minh vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật, Quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc đang tiến vào phía Bắc; Quân Anh tiến vào phía Nam. Thực Dân Pháp theo quân đồng Minh, tuyên bố; Đông Dương là đất bảo hộ của người Pháp bị Nhật chiếm, nay Nhật đầu hàng, Đông Dương phải thuộc quyền của Pháp. *. Mục đích sáng tác : - Tuyên bố nền độc lập của dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. - Ngăn chặn âm mưu xâm lược của các nước thực dân, đế quốc. - Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới. 4. Trình bày giá trị lịch sử và giá trị văn học của bản Tuyên ngôn Độc lập. - Giá trị lịch sử : Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta và mở ra kỉ nguyên độc lập tự do của dân tộc. - Giá trị văn học : Tuyên ngôn Độc lập là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận. Tuyên ngôn Độc lập còn là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc, tâm huyết cháy bỏng của Hồ Chí Minh và khát vọng hòa bình của dân tộc. 5. Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào ? Ý nghĩa của việc trích dẫn đó. - Các bản tuyên ngôn đã được trích dẫn: + Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776 của nước Mĩ) + Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (năm 1791 Cách mạng Pháp). - Ý nghĩa của việc trích dẫn: + Nêu lên những nguyên lí chung về quyền được tự do bình đẳng của con người để khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với các nước lớn trên thế giới. + Đưa ra những lí lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn. 4 + Phê phán Thực dân Pháp đã làm trái tinh thần của hai bản tuyên ngôn tiến bộ. + Tranh thủ sự ủng hộ của phe đồng minh và nhân dân thế giới về cách mạng ở Việt Nam. 6. Tuyên ngôn độc lập đã vạch rõ bản chất đen tối, xảo quyệt của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thật lịch sử nào? - Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng tuyên bố là làm nhiệm vụ “bảo hộ”, “khai hóa”, nhưng thực chất chúng hành động trái với nhân đạo và chính nghĩa. - Người đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta và với phe đồng minh bằng các bằng chúng lịch sử và lí lẽ sắc sảo: + về chính trị, chúng tuyệt đối không cho dân ta một chút tự do, dân chủ nào, chúng thi hành luật pháp dã man, lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, thực hiện chính sách ngu dân. + về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, chúng kìm hãm các nhà tư sản dân tộc, bóc lột công nhân vô cùng tàn nhân. Chúng còn hèn nhát bán nước ta cho Nhật, khủng bố việt Minh chống Nhật. NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC – PHẠM VĂN ĐỒNG 1. Anh/chị hãy cho biết, nhận xét: “Ngôi sao có ánh sáng khác thường, càng nhìn càng thấy sáng” là nhận xét về tác giả nào ? Trình bày ý nghĩa của lời nhận xét ấy. - Câu văn “Ngôi sao có ánh sáng khác thường, càng nhìn càng thấy sáng” là nhận xét của Phạm Văn Đồng về Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888). - Ý nghĩa của lời nhận xét : + Ví Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn ông là một hiện tượng văn học độc đáo, có vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra. + Phải dày công nghiên cứu, tìm hiểu về thơ văn và con người Nguyễn Đình Chiểu thì mới cảm nhận được vẻ đẹp riêng đó, mà càng nghiên cứu kĩ thì càng thấy cái hay, cái độc đáo riêng. + Lời nhận xét của Phạm Văn Đồng có nhiều mới mẻ, mang tính khoa học và có ý nghĩa phương pháp luận, định hướng cho việc nghiên cứu về thơ văn và con người Nguyễn Đình Chiểu. 5 2. Nêu ngắn gọn cảm hứng chung của bài viết Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc và phác thảo trình tự lập luận của Phạm Văn Đồng trong bài viết này. - Cảm hứng chung : khẳng định và ngợi ca cuộc đời và giá trị văn chương Nguyễn Đình Chiểu. - Trình tự lập luận : + Khẳng định vị trí, ý nghĩa cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu khi đặt trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước bấy giờ. + Chứng minh bằng cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu qua việc tái hiện cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc và phân tích sự phản ánh hiện thực đó trong thơ văn của ông… + Khẳng định giá trị nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu : lối viết giản dị, mộc mạc, gần gũi với quần chúng nên có sức “truyền bá” lớn rộng. THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 1 – 12 – 2003 (CÔ-PHI AN-NAN) 1. “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”. Hãy cho biết “chúng ta”, “họ” trong câu văn trên nhằm chỉ những đối tượng nào ? “Không có khái niệm chúng ta và họ” có nghĩa là gì ? Tại sao trong thế giới khốc liệt của AIDS, “im lặng đồng nghĩa với cái chết” ? - “Chúng ta” và “họ” nhằm chỉ những đối tượng : + “Chúng ta” : những người chưa mắc bệnh AIDS. + “Họ” : những người đã mắc bệnh. - “Không có khái niệm chúng ta và họ” : không phân biệt người đã mắc bệnh và người chưa mắc bệnh. - “Im lặng đồng nghĩa với cái chết” : nếu không lên tiếng, không hành động (đối với việc phòng chống đại dịch AIDS) thì đại dịch AIDS sẽ tràn lan và loài người sẽ bị thảm họa. 6 2. Vì sao Cô-phi An-nan cho rằng vấn đề AIDS là một vấn đề rất cần phải đặt lên “vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế” của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân ? Vấn đề AIDS là một vấn đề rất cần phải đặt lên “vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế” của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân, vì : - Dịch AIDS vẫn đang hoành hành và trở thành đại dịch : + Tỉ lệ tử vong cao. + Lây lan với tốc độ báo động. + Lan rộng nhanh nhất cả những khu vực mà trước đây hầu như vẫn còn an toàn. - Thế giới đã không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra cho năm nay (2003) theo Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS và có thể sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005. TÂY TIẾN – QUANG DŨNG 1. Bút pháp chủ yếu được Quang Dũng vận dụng trong bài thơ Tây Tiến là gì ? Biểu hiện cụ thể của bút pháp ấy trong bài thơ này ? - Bút pháp lãng mạn. - Biểu hiện : + Hình ảnh lớn lao, kì vĩ nhưng cũng đầy vẻ mĩ lệ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. + Vẻ đẹp phi thường, mạnh mẽ và đầy chất lãng mạn, mộng mơ trong tâm hồn của người lính Tây Tiến. 2. Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết : Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi. “Mùa xuân ấy” mà Quang Dũng muốn nói đến là mùa xuân nào ? Vì sao nhà thơ viết “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” ? 7 - “Mùa xuân ấy” : mùa xuân năm 1947, mùa xuân thành lập binh đoàn Tây Tiến. - Quang Dũng viết “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” nhằm khẳng định : tâm hồn, tình cảm của những người lính Tây Tiến vẫn gắn bó máu thịt với những ngày, những nơi (Sầm Nứa, miền Tây) mà đoàn quân Tây Tiến đã đi qua. - Câu thơ thể hiện rõ nét lí tưởng của thanh niên thời kì chống Pháp, thời của những anh hùng Tây tiến. 3. Cho biết những thông tin có tính định hướng về hoàn cảnh sáng tác để học tốt bài “Tây Tiến” của Quang Dũng. - Tây Tiến là tên bài thơ, đồng thời là tên một đơn vị quân đội được thành lập từ đầu năm 1947, có nhiệm vụ ngược sông Mã, vượt rừng núi Tây Bắc, bắt liên lạc với bộ đội Lào để giải phóng vùng Thượng Lào. - Phần đông bộ đội Tây Tiến là thanh niên, học sinh, sinh viên gốc Hà Nội mới lần đầu tiên vào bộ đội. Quang Dũng là đại đội trưởng của đơn vị Tây Tiến. - Đến khoảng cuối năm 1948, Quang Dũng được lệnh chuyển sang đơn vị khác, ông không nguôi nỗi nhớ và viết “Nhớ Tây Tiến”. Tựa đề bài thơ sau đó chỉ giữ lại hai từ “Tây Tiến”. VIỆT BẮC – TỐ HỮU 1.Trình bày phong cách nghệ thuật của Tố Hữu. *. Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị sâu sắc. - Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung. - Trong việc miêu tả đời sống thơ Tố Hữu mang đậm khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. - Những điều đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình, đằm thắm, chân thành. *. Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang phong cách dân tộc rất đậm đà. - Thể thơ: Vận dụng thành công thể thơ lục bát của dân tộc; thể thất ngôn trang trọng mà tự nhiên. - Ngôn ngữ: dùng từ ngữ và cách nói dân gian, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt. 2. Trình bày hoàn cảnh ra đời và giá trị tư tưởng của bài thơ Việt Bắc (Tài liệu) 3. Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết : Mình về mình có nhớ ta 8 Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. “Mười lăm năm ấy” là khoảng thời gian nào, gắn với sự kiện lịch sử nào của cách mạng Việt Nam ? Điều “thiết tha mặn nồng” mà tác giả muốn nói là gì ? - “Mười lăm năm ấy” : khoảng thời gian từ năm 1940, khởi nghĩa Bắc Sơn, mở đầu cuộc kháng chiến chống Nhật đến năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp. - “Thiết tha mặn nồng”: những kỉ niệm đậm đà giữa người đi (người kháng chiến miền xuôi) và kẻ ở (người miền ngược Việt Bắc) ; những tình cảm gắn bó ân tình, thuỷ chung son sắt giữa những người kháng chiến với Việt Bắc. 4. Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu : - Trong lời người ở lại (người dân Việt Bắc) có câu : Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa - Trong lời người ra đi (người kháng chiến về xuôi) đáp lại có câu: Mình về mình lại nhớ ta Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào Vì sao trong lời người đi kẻ ở lại nhắc nhiều đến “mái đình Hồng Thái”, “cây đa Tân Trào” ? - Trong lời người đi kẻ ở lại nhắc nhiều đến “mái đình Hồng Thái”, “cây đa Tân Trào” bởi vì: Bởi hình ảnh mái đình, cây đa ở đâu và khi nào cũng khơi gợi trong tâm hồn người Việt hình ảnh quê hương. Việt Bắc đã thật sự trở thành quê hương thứ hai của người cán bộ miền xuôi. + Việt Bắc, Chiến khu cách mạng, căn cứ địa trong cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại của dân tộc. Nhớ về Việt Bắc là nhớ đến những chiến tích gắn liền với những địa danh, di tích cách mạng đã làm nên lịch sử ;“mái đình Hồng Thái”, “cây đa Tân Trào”. + Đó là những địa danh, di tích gắn liền với địa điểm xuất phát hoặc khởi đầu của cách mạng để làm nên “quê hương cách mạng”, Việt Bắc. 9 + Tố Hữu đã mượn lời đối đáp giữa người đi – kẻ ở để bộc lộ nỗi nhớ sâu sắc về Việt Bắc, quê hương cách mạng và những kỉ niệm về kháng chiến và con người kháng chiến nghĩa tình, son sắc. 5. Trong Việt Bắc, Tố Hữu đã sử dụng những phương tiện nghệ thuật giàu tính dân tộc nào ? Những phương tiện đó phù hợp với việc diễn tả tình cảm gì của người cán bộ kháng chiến và nhân dân Việt Bắc ? - Những phương tiện nghệ thuật giàu tính dân tộc : + Thể thơ lục bát ; kết cấu đối đáp ; lối xưng hô mình – ta của ca dao – dân ca. + Ngôn ngữ thơ dân dã, mộc mạc; các cách chuyển nghĩa của thơ ca truyền thống; giọng thơ mang âm hưởng ngọt ngào của những câu hát tình nghĩa trong dân gian. - Sự phù hợp của những phương tiện đó với việc diễn tả tình cảm : + Thể hiện tình cảm ân tình, thuỷ chung sâu sắc của người cán bộ kháng chiến và nhân dân Việt Bắc gắn với đạo lí truyền thống dân tộc. + Thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của người cán bộ và nhân dân với cách mạng, với kháng chiến. ĐẤT NƯỚC (TRÍCH “MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG”) – NGUYỄN KHOA ĐIỀM 1. Trong Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm viết : “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Anh/chị hãy cho biết : - Chất liệu văn hoá dân gian được sử dụng trong câu thơ trên là hình ảnh nào? - Việc sử dụng chất liệu văn hoá dân gian đó có ý nghĩa gì về nội dung và nghệ thuật ? - Chất liệu văn hóa dân gian : hình ảnh mang tính biểu tượng cho sự thủy chung son sắt của những đôi vợ chồng “gừng cay” và “muối mặn”. - Ý nghĩa : 10 . Thảo đã trích dẫn câu thơ nào của Lor-ca để làm câu đề từ ? Hãy nêu ý nghĩa của câu đề từ đó. - Câu thơ đề từ : khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn. - Ý nghĩa câu đề từ : + Thông điệp của Lor-ca. người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Sông Hương mang vẻ đẹp khác với những con sông khác như: sông Xen, Đa- nuyp, sông Nê – va. + Sông Hương còn là dòng sông của thơ ca, lịch sử và đời thường. -Văn. phát hiện của mình? - Viết về sông Đà, Nguyễn Tuân có nhiều phát hiện: + Hướng chảy đặc biệt của sông Đà; Tất cả những con sông đều chảy về phía đông, riêng chỉ sông Đà là chảy về hướng bắc. 14 +

Ngày đăng: 06/02/2015, 04:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan