1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Bộ cá vược phân loại cá

33 1,9K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 2,87 MB

Nội dung

Môi trường sống: • Chúng có thể sống trong các môi trường nước thiếu ôxy, là loài cá sống trong môi trường nước ngọt.. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC–Phân loại theo màu sắc và hình dáng - Cá lia thia

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

KHOA THUỶ SẢN DH13NT

MÔN: NGƯ LOẠI HỌC

GVHD: NGUYỄN THỊ THANH TRÚC

NGÀNH: CHORDATA (Động vật có dây sống)

LỚP: ACTINOPTERYGII (Lớp cá vây tia)

BỘ: PERCIFORMES (Bộ cá vược)

Trang 2

I CHANNIDAE (Cá lóc)

1.Đặc điểm chung:

Vây lưng có 40 - 46 tia vây; vây hậu môn có 28 - 30 tia vây, vảy đường bên 41 - 55 cái Đầu của chúng bẹt so với thân, vảy tạo vân màu nâu xám xen lẫn với những chỗ màu xám nhạt Lưng có màu đen ánh nâu.

Trang 3

2 Đặc điểm sinh học:

2.1 Môi trường sống:

• Chúng có thể sống trong các môi trường nước thiếu ôxy, là loài cá sống trong môi trường nước ngọt Chúng tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới như châu Phi và châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam v.v, ở đó chúng được coi là loài cá đặc sản

• Môi trường: Nước ngọt; độ sâu sinh sống từ 0 đến 30 m trong các sông, suối, ao, hồ và trong các ao nuôi

nhân tạo Chúng sinh sống ở tầng nước giữa và thấp, hay tìm thấy trong các ao hồ có nhiều rong cỏ và nước đục

• Nhiệt độ phù hợp cho tăng trưởng 25-30 độ C

• pH: 6,3 – 7,5

Trang 4

2.2 Tính ăn:

• Cá lóc là loại cá ăn thịt Thức ăn khi nhỏ (thân dài 3 – 8 cm) là côn trùng, cá con và tôm con; khi thân dài trên

8 cm ăn cá con Khi trọng lượng nặng 0,5 kg chúng có thể ăn tới 20% trọng lượng cơ thể mỗi ngày Trong điều kiện nuôi nhân tạo, chúng cũng ăn thức ăn chế biến

Trang 5

2.3 Sinh trưởng và sinh sản:

• Cá lóc lớn tương đối nhanh Con lớn nhất dài đến 1 mét, nặng đến 20 kg, cá 1 tuổi thân dài khoảng 19 – 39 cm, nặng 95 - 760g; cá 2 tuổi thân dài 38,5–40 cm, nặng 625 - 1.395g; cá 3 tuổi thân dài 45–59 cm, nặng 1,5 - 2,0 kg (con đực và cái chênh lệch lớn); khi nhiệt độ trên 20 °C sinh trưởng nhanh, dưới 15 °C sinh trưởng chậm Cá từ một năm tuổi trở lên đã có khả năng sinh sản Mùa sinh sản là từ tháng 4-7 hàng năm.

Trang 6

3 Một số loài đặc trưng:

• Cá lóc đen:

Tên Việt Nam: cá lóc đen

Tên Latin: Channa striata (Bloch, 1793)

Họ: Channidae

Bộ: Perciformes

Lớp: cá vây tia Actinopterygii (ray-finned fishes)

Trang 7

• Cá lóc bông

Tên Việt Nam: cá lóc bông

Tên Latin: Channa Micropeltes (Cuvier, 1831) Họ: Channidae

Bộ: Perciformes

Lớp: cá vây tia Actinopterygii (ray-finned fishes)

Trang 8

II Macropodusinae (cá lia thia)

1. Đặc điểm chung:

Dài khoảng 4 – 7 cm Gai vây hậu môn: 6-8 Có 24-28 tia mềm vây hậu môn phân nhánh; 13 hàng vảy nằm ngang; và từ 2 trở lên các sọc sẫm màu nằm dọc theo thân Vây hậu môn với một ít tia vây mềm giống như sợi chỉ thuôn dài, mở rộng về phía sau gần như tới chỏm vây đuôi; có vết đen phía trên gốc ngực Cá có mõm nhọn và thân dẹt

Trang 9

Loài: Betta splendes

Tên tiếng Anh: Fighting fish

Tên tiếng Việt: Cá lia thia, cá đá, cá xiêm, cá chọi

Trang 10

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

–Phân loại theo màu sắc và hình dáng

- Cá lia thia đồng

Gồm 2 loài: cá mang đỏ và cá mang xanh, thường thấy ở các đồng ruộng miền đông và miền tây Nam Bộ

Cá mang đỏ: toàn thân màu xanh da trời, đuôi màu tím nhạt, mang cá màu đỏ

Cá mang xanh: cũng có hình dáng giống cá mang đỏ nhưng màu sắc ở thân xanh đậm và nhanh nhẹn hơn.

Cá xiêm (đuôi rẽ quạt)

Trang 11

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

• Phân loài và hình dạng

– Hiện nay, loài này được coi là điển hình của loài cá đá Màu sắc của cá đậm, sặc sỡ và lớn hơn cá lia thia đồng Đặc biệt là vây đuôi của cá tròn xoe giống như hình rẽ quạt Toàn thân đậm, ánh lên các màu xanh, đỏ pha vàng nhạt và có viền đỏ Từ loài này có thể chia ra làm 4 loài như sau:

• Cá xiêm đỏ

• Cá xiêm xanh

• Cá xiêm đen

• Cá xiêm xám

Trang 12

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

• Phân loài và hình dáng

Cá phướn

Cá có hình dáng khá hấp dẫn, vi dài với dáng vẻ tha thướt Cá có vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi kéo dài

rũ xuống như là lá cờ phướn nên mới gọi là cá phướn Loài cá này đá không hay, không chịu được đòn nên ít dùng làm cá đá Chủ yếu chúng được dùng làm cá cảnh nhờ dáng vẻ thướt tha khi bơi lượn.

Trang 13

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

–Cá có thân hình thoi Cá thuần chủng có màu xanh biếc, lá mạ, màu đỏ của rượu chát, có hoặc không có hai sọc dọc đậm từ vây lưng tới cuốn đuôi

Cá có tia vi lưng màu đen, các vây xanh nhạt, các vân sẫm gợn sóng

Vi bụng, vi hậu môn của cá có màu đỏ

Những con cá được nuôi làm cảnh có các vây phát triển hơn cá ngoài tự nhiên

Do tập tính hung hăng hay đá nhau của nó nên người ta còn gọi nó là cá

đá hay cá chọi.

Trang 14

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

• Đặc điểm hình thái và phân bố

Trang 15

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

• Đặc điểm hình thái và phân bố

– Cá có nguồn gốc từ Thái Lan, Malaysia,và các nước Đông Nam Á khác Cá thường sống trong các hốc hoặc trong các thủy thực vật tránh kẻ thù ánh sáng.

Trang 16

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

• Đặc điểm sinh thái

– Cá sống trong nước ngọt, có cơ quan hô hấp phụ, sống ở moi tầng nước.

– Các yếu tố môi trường sống thích hợp cho cá là:

♣ Nhiệt độ: 24ºC (ngoài tự nhiên)

26 - 27ºC (môi trường nhân tạo)

♣ pH: 6,5 -7,5 nhưng tốt nhất là từ 6,8 - 7,2.

Trang 17

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

• Tập tính sống

– ưu điểm về màu sắc và hình dáng cũng như tập tính sống đặc biệt đều tập trung ở con đực

– Khi tiếp xúc với cá đực khác hoặc thấy ảnh của nó phản chiếu qua gương, cá đực thường phô trương những màu sắc tiềm ẩn và kỳ ảo.

– Điều thú vị nhất khi đề cập đến tập tính “đấu tranh sinh tồn” của loài cá này là khả năng chọi nhau của con đực

Trang 18

ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN

–Cá xiêm là loài ăn tạp thiên về động vật Chúng thích những mồi sống di động như: lăn quăn, trùng chỉ, ấu trùng muỗi lắc…

–Từ 1 - 3 ngày tuổi, cá dinh dưỡng chủ yếu nhờ noãn hoàng Cá bột mới nở trú ẩn dưới tổ cho đến khi tiêu hết noãn hoàng.

–Từ 4 - 7 ngày tuổi, cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài.

–Từ 8 - 14 ngày tuổi, cá được cho ăn Moina và lòng đỏ trứng gà.

–Từ 15 - 21 ngày tuổi, cá có thể ăn được Moina với kích cỡ lớn hơn và trùng chỉ.

–Từ 21 ngày tuổi trở đi, thức ăn là Moina trưởng thành, trùng chỉ, cung quăn… Chúng đặc biệt

ưa thích mồi sống chuyển động

=> cá có khả năng nhịn đói nhiều ngày, có thể nhịn đói vài tuần đén cả tháng.

Trang 19

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

• Đặc điểm sinh sản

– Tuổi thành thục 3 tháng tuổi

– Thời gian tái thành thục là 15-17 ngày

– Mụa vụ sinh sản đẻ quanh năm ,mùa vụ sinh sản chính là mùa nắng , từ tháng 2 – tháng 6.

– Tập tính sinh sản cá đẻ trứng trong tổ bột do cá đực tạo ra Cá đực có nhiệm vụ nhặt trứng phun dính vào tổ bọt chăm sóc trứng và giữ con.

Trang 20

III Latidae( Cá Chẽm)

1. Đặc điểm chung:

•. Thân hình thoi, dẹt bên Chiều dài thân bằng 2,7 -3,6 lần chiều cao, có thể tới 1,8 m nhưng thông thường chỉ 19–25 cm Đầu to, mõm nhọn, chiều dài hàm trên kéo dài đến ngang giữa mắt Hai vây lưng liền nhau, giữa lõm Vây đuôi tròn lồi Thân màu xám, bụng trắng bạc

•. Chúng thường sống trong các hang đá hoặc vùng đáy có cỏ biển Chúng cũng thích nghi với đáy rạn san hô Loài cá này cũng có phân bố ở vùng nước lợ Chúng thuộc loài cá dữ điển hình ở cửa sông, chúng có số lượng đông trong các kênh rạch, đầm phá và nhất là trong các đầm nuôi tôm

Trang 21

2 Đặc điểm sinh học:

• 2.1 Môi trường sống:

Cá chẽm là loài phân bố rộng từ vùng nhiệt đới đến cận nhiệt đới thuộc Tây Thái Bình Dương và ấn Độ Dương

Cá chẽm rất rộng muối và có tính di cư xuôi dòng, cá lớn lên chủ yếu ở vùng nước ngọt như sông, hồ Khi thành thục (3-4 năm tuổi ), chúng sẽ di cư ra vùng cửa sông, ven biển có độ mặn thích hợp từ 30 - 32% o để sinh sản

ấu trùng sau khi nở ra sẽ đưa vào vùng cửa sông, ven bờ và lớn lên, cá con sẽ dần dần di cư vào các thủy vực nước ngọt sinh sống và phát triển thành cá thể trưởng thành

Trang 22

2.2 Tính ăn:

Cá chẽm là loài cá dữ rất điển hình Khi cá còn nhỏ, tuy chúng có thể ăn các loài phiêu sinh thực vật (20%) mà chủ yếu là to khuê, nhưng thức ăn chủ yếu vẫn là cá, tôm nhỏ (80%) Khi cá lớn hơn 20 cm, 100% thức ăn là động vật bao gồm giáp xác khoảng 70% và cá nhỏ 30% Cá chẽm bắt mồi rất dữ và có thể bắt con mồi có kích cỡ bằng

cơ thể của chúng Cá chẽm chỉ bắt mồi sống và di động

Trang 23

2.3 Sinh sản và sinh trưởng:

Cá chẽm trải qua phần lớn thời gian sinh trưởng (2-3 năm) trong các thủy vực nước ngọt như: sông, hồ nơi nối liền với biển Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, thường đạt cở 3-5 kg sau 2-3 năm Cá trưởng thành 3-4 tuổi di cư từ vùng nước ngọt về vùng cửa sông và ra biển nơi có độ muối dao động 30-32%o để phát triển tuyến sinh dục và đẻ trứng sau đó Cá đẻ trứng theo chu kỳ trăng (thường vào lúc khởi đầu của tuần trăng hay lúc trăng tròn) vào lúc buổi tối (6-8 giờ) và thường cá đẻ đồng thời với thủy triều lên Điều này giúp trứng và

ấu trùng trôi vào vùng cửa sông Nơi đó, ấu trùng sẽ phát triển và di chuyển ngược dòng để lớn Hiện tại, đều chưa biết là cá trưởng thành có đi ngược dòng không hay chúng giữ giai đoạn còn lại cuối đời sống ở biển.Smith (1965) ghi rằng, một số cá sống cả vòng đời trong nước ngọt nơi chúng lớn lên đến cở 65cm dài và trọng lượng 19.3kg Tuyến sinh dục của những cá đó thì không phát triển Trong môi trường nước lợ, cá

Chẽm đạt chiều dài 1.7cm (?) được tìm thấy ở vùng Indonesia - ủc (Weber và Beaufort, 1936)

Trang 24

Họ Cá tráp (Sparidae)

Tên gọi khác: Cá hanh , cá chìa vôi sông

Thuộc bộ cá vược (Perciformes )

Trang 25

Phân bố

• Các nước Đông Á và đông nam á

Ai cập, ấn độ

Trang 26

Đặc điểm hình thái

• Các loài cá tráp nhìn chung có hình bầu dục, thân dẹt, dài khoảng 20 cm, bụng bè, mõm nhọn, miệng bằng, hàm trên và hàm dưới dài bằng nhau, vây lưng liên tục, ở giữa không có khuyết lõm Thân màu xanh xám, có dải màu Hai bên thân có một vài dải dọc và 4 dải nghiêng Vây lưng, vây hậu môn và phần dưới vây đuôi màu

Trang 27

Tập tính sinh sản

• Cá Tráp là loài cá có tập tính sinh sản đực, cái đồng thể Cá đực thành thục trước Cá đực 1-2 tuổi đã có tuyến sinh dục thành thục, sau 2-3 tuổi cá đực chuyển thành cá cái Hàng năm cá đẻ trứng vào thượng tuần tháng 2, thuộc loài cá đẻ trứng một lần Nhiệt độ thích hợp cho đẻ trứng là 16-230C, nồng độ muối 25-33%o Trứng cá Tráp thuộc loại trứng nổi, rời, hình tròn trong suốt, nhiệt độ thích hợp cho sự nở trứng là 18 -220C

Cá tráp vây 2 tuổi tham gia sinh sản, hệ số thành thục cao nhất vào tháng 3 (14%) Sức sinh sản tuyệt đối từ

15 vạn đến 45 vạn 4000 trứng (cỡ cá 459 – 800g) Sức sinh sản tương đối 326,7 – 567,5 hạt trứng/g khối

lượng cơ thể Trứng cá hình tròn trong suốt, đường kính trứng 0,66 – 0,98 mm (đường kính giọt dầu 0,18 – 0,25 mm) Cá từ 0 đến 1 tuổi là lưỡng tính (tuyến sinh dục cả buồng trứng lẫn tinh sào)

Khi nuôi trong ao ở nước lợ, diện tích : 2000 m2, cho thức ăn đầy đủ, bổ sung thêm thức ăn Vitamin E, A vào thức ăn trước mùa sinh sản 3 – 4 tháng thấy cá thành thục từ 2 tuổi, cá đực nặng 158 – 38 g, cá cái nặng 270 – 412 g, tuyến sinh dục 15 – 20 g.3 tuổi cá đực nặng 390 – 530 g; cá cái nặng 456 –584 g 4 tuổi cá đực nặng

518 – 1200 g; cá cái nặng 526 – 1270 g (trọng lượng tuyến sinh dục 90 – 110 g) Tháng 12 có hệ số thành thục cao nhất Mùa sinh sản từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau

Trang 28

Đặc điểm sinh thái

Cá Tráp là loài cá sống ở tầng đáy vùng biển cạn, nước ấm, ưa thích ở vùng biển có rạn đá

- Nhiệt độ nước thích hợp với cá con: 9,5 -29,5 độ C, thích hợp nhất là 17-27 độ C Đối với cá trưởng thành nhiệt độ thích hợp từ 8 -35 độ C

- Cá Tráp là loài rộng muối, có thể thích ứng với thay đổi đột ngột về độ mặn, có thể trực tiếp đi từ nước biển vào nước ngọt, sau một tuần thích ứng lại có thể trở về biển vẫn sống bình thường Cá sinh trưởng tốt nhất trong môi trường nước lợ vùng ven biển, cửa sông, thuộc loài ít di cư.

Tính ăn:

- Cá Tráp thuộc loài cá ăn tạp, cá ăn các loài tảo đáy, các loài giáp xác sống đáy, động thực vật phù du, mảnh vụn hữu cơ, đây là những thức ăn ưa thích đối với cá

- Giai đoạn cá con, thức ăn chủ yếu là động vật giáp xác, luân trùng, Artemia; cá trưởng thành ăn giáp xác rong tảo đáy thường bắt mồi vào lúc hoàng hôn

Sinh trưởng:

Cá tráp 1 tuổi thân dài 16,9 cm, nặng 150 g, 2 tuổi thân dài 21,8 cm, nặng 325 g, 3 tuổi thân dài 26,2 cm, nặng 550 g Trước mùa sinh sản khoảng 2 tháng đàn cá di chuyển dần từ vùng nước lợ gần bờ ra vùng biển sâu có độ mặn cao đẻ trứng xong lại trở về vùng gần bờ Cá 2 tuổi thành thục Ở vùng biển phía Nam Trung Quốc nhiệt độ sinh sản thích hợp của cá tráp từ 17 – 24oC, đẻ trứng từ cuối tháng 10 tới tháng 2 năm sau, tháng 1 tháng 2 có thể thấy cá tráp con.

Trang 29

nhất

Trang 33

Danh sách nhóm

• Nguyễn Quốc Bảo 13116293

• Võ Anh Tài 13116619

• Hoàng Đình Thưởng 13116222

• Nguyễn Minh Trường 13116752

• Phạm Phước Thiên Lâm 13116461

Ngày đăng: 05/02/2015, 23:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w