“Tháng 3 mùa con ong đi lấy mật” chính là lúc ve sầu hoạt động, ấu trùng từ dưới đất chui lên cây, lột xác để trở thành con ve trưởng thành và bay đi tìm bạn đời, tiếng kêu veve là của c
Trang 1Giải pháp ngăn chặn ve sầu hại cà phê
Một số đặc điểm cơ bản về ve sầu:
Ve sầu là một siêu họ côn trùng, có vòng đời từ một ấu trùng
để thành một con ve trưởng thành thường từ 2 đến 5 năm, ve sầu đang làm khổ bà con nông dân là loài Magicicada có
vòng đời thường là 17 năm, đôi khi là 13 năm “Tháng 3 mùa con ong đi lấy mật” chính là lúc ve sầu hoạt động, ấu trùng từ dưới đất chui lên cây, lột xác để trở thành con ve trưởng thành
và bay đi tìm bạn đời, tiếng kêu veve là của con ve đực dụ con ve cái, sau khi giao phối ve cái sẽ đào một rãnh trên cây
để đẻ trứng, ve cái đẻ trứng nhiều lần mà tổng số trứng một con ve cái đẻ ra vào khoảng 200 trứng, đời sống của chú ve chỉ kéo dài được 1 tháng sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ duy trì nòi giống của mình và chỉ sau 6 đến 8 tuần lễ thì trứng sẽ
nở thành ấu trùng và rơi xuống đất, ấu trùng đào đất để ẩn
mình ở độ sâu từ 0,3 đến 2,5 m, ấu trùng cắn hút nhựa rễ cây suốt 17 năm sau mới lên lại cành cây để lột xác thành ve.
I. Biểu hiện của cây cà phê khi bị ấu trùng hút nhựa rễ cây:
Trang 2- Cây cà phê lại bị triệu chứng vàng lá, khô cành rồi rụng quả, thậm chí long rễ chết cả cây
- Ở từng gốc cà phê khi đào lên có rất nhiều ấu trùng ve sầu, tại mỗi gốc cây cà phê có đến hàng chục cá thể ấu trùng ve sầu
II. Những hậu quả do ve sầu gây ra:
- Giảm năng suất cây cà phê khi đến mùa thu hoạch
- Di chứng những năm sau, bởi vì bộ rễ cây cà phê bị ve sầu làm tổn thương khiến nhiều loại bệnh dễ xâm nhập cây, rất khó hồi phục lại
Những ví dụ cụ thể ở những vườn cà phê đang mắc dịch ve sầu:
Theo Hội Nông dân xã nắm được qua đợt khảo sát gần đây thì
cả xã Nam Yang có khoảng 20% trong tổng số gần 1.300 ha cây cà phê bị ve sầu cắn phá Cơ quan chức năng của huyện Đak Đoa đã về tìm hiểu, kết quả ban đầu cho thấy, tại mỗi gốc cây cà phê có đến hàng chục cá thể ấu trùng ve sầu
Ông Bình đã dẫn chúng tôi đến thực địa tại 2 ha cà phê bị ảnh hưởng nặng bởi nạn ve sầu ở xã Nam Yang Đó là vườn của ông Nguyễn Văn Hải (tại thôn 5) đang ở trong thời kỳ cho trái nhưng do ve sầu phá nên có thể mất đến 80% năng suất
Bước sang vườn cà phê cạnh đấy của ông Nguyễn Văn Thanh,
ở từng gốc cà phê khi đào lên có rất nhiều ấu trùng ve sầu Anh Thanh cho biết, cứ mỗi gốc cà phê có triệu chứng vàng
lá, rụng quả trong vườn có không dưới trăm ấu trùng ve sầu Cũng theo anh Thanh, hơn 10 năm làm cà phê, đây là lần đầu tiên vườn nhà anh bị nạn này nhưng vẫn chưa rõ đâu là nguyên nhân Năm nay gia đình anh ước sẽ tổn thất trên 2 tấn
cà phê nhân
III. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nạn ve sầu bùng nổ thành dịch:
- Thông thường trong các vườn cà phê, nông dân ta thường trồng nhiều cây để chắn gió, đây là nơi ở ưa thích của ve sầu
Trang 3-Trong vườn cà phê thường có rất nhiều kiến, mà món khoái khẩu của loài này chính là trứng ve sầu Tuy nhiên đây cũng
là loài gây khó chịu cho nông dân trong việc thu hoạch quả cà phê, do đó nhiều người đã phun thuốc diệt tận gốc loài này
Ve sầu mất thiên địch nên phát triển rầm rộ
(Người ta khuyến cáo để thuận tiện cho việc thu hoạch nông sản cũng nên diệt bớt kiến, tuy nhiên không nên tận diệt loài này.)
IV. Biện pháp phòng và diệt ấu trùng ve sầu:
Kinh nghiệm diệt ve sầu bằng các biện pháp sinh học:
-Xác định nguyên nhân chính của sự tàn phá do ve sầu gây ra
là do chúng ta đã diệt hết kiến vàng nên không còn ai ăn trứng
ve sầu, thì nay chúng ta phải nuôi lại kiến và tận diệt ve sầu; muốn nuôi lại kiến vàng thì phải đi tìm tổ kiến vàng mang về vườn mình nuôi
Theo kinh nghiệm nhiều vùng thì bà con vào các khu có cây rậm, có nhiều hơi ẩm nơi đó sẽ có nhiều tổ kiến vàng, nhẹ tay cắt nguyên cành cây có tổ kiến bỏ vào túi ni lông mang về thả
ở vườn mình, để kiến vàng ở lại và phát triển thì lúc mang kiến về nên cho thêm tí thịt mỡ treo trên cành cây; kiến sẽ ăn trứng ve, tiêu diệt kiến đen cũng như rệp sáp…
-Hiện đang là thời điểm thích hợp nhất để diệt ve sầu vì vòng đời của ve sầu trưởng thành là chỉ sống 1 tháng để giao phối
và đẻ trứng, diệt ve khi mà nó chưa kịp đẻ trứng là hiệu quả nhất, bằng cách ban đêm chúng ta thắp đèn (đèn điện, đèn bình ắc quy, đèn dầu) hoặc đốt lửa…tạo ánh sáng để ve xông vào và ta cứ việc bắt sống, ban ngày có thể dùng vợt (tự chế)
để bắt ve trên cây…
Biện pháp ngăn chặn :
Trang 4-Ông Báu cho biết hiện chưa có thuốc đặc trị diệt ấu trùng ve sầu Chúng chui xuống đất sâu 30-40 cm, nếu bơm thuốc vào diệt sẽ ảnh hưởng đến chất đất, môi trường và chính cây cà
phê cũng chết “Biện pháp phòng tốt nhất là lấy vôi hòa nước quét lên thân cây để ve không thể bám và đẻ trứng Bà con có thể tưới nước vôi vào gốc cà phê, ấu trùng bị ngộp sẽ ngoi lên, ta bắt lấy chúng Đồng thời, bà con mua
thuốc trị côn trùng phun lên cây, diệt ve và trứng trước khi
chúng thành ấu trùng Một cách tự nhiên nhất là kiến vườn
sẽ ăn trứng ve Không nên dùng thuốc diệt kiến vì kiến chết sẽ khiến ve phát triển rộ” - ông Báu chia sẻ
(TS Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên)
-Dùng lưới nilon bao quanh thân, các cành lớn nhằm ngăn
không cho ve sầu đẻ trứng vào thời kỳ vũ hóa hàng năm (tháng 5, 6) Dùng màng phủ nilon phủ kín phần đất xung quanh gốc cây ngăn không cho ấu trùng chui xuống đất sau khi nở (từ tháng 8 đến tháng 9) Dùng chất keo dính bôi quanh gốc, thân cây để ngăn chặn ấu trùng bò lên cây vũ hóa
và đẻ trứng
Về giải pháp “chặn bắt ấu trùng”, TS Nguyễn Mạnh Hùng giải thích: Dựa vào đặc điểm ấu trùng ve sầu thường chui từ
dưới đất bò theo thân cây để lột xác, vũ hóa và đẻ trứng khoảng tháng 5 đến tháng 6 hàng năm, người ta sử dụng một loại keo dính có tẩm thuốc trừ sâu bôi quanh thân cây cà phê
ở đoạn gốc cách mặt đất 15-20cm hoặc phết vào các dải băng được làm bằng vải hoặc nhựa nilon quấn xung quanh cây để tiêu diệt chúng
Đây là phương pháp dễ làm, rẻ tiền, có tính khả thi cao và là giải pháp được đánh giá là thân thiện môi trường được nhiều
bà con trồng cà phê ở Lâm Đồng áp dụng trong thời gian vừa qua đạt hiệu quả cao, tiêu diệt được ấu trùng làm giảm mật số,
Trang 5hạn chế thiệt hại đồng thời giảm chi phí tới 1/5 so với tưới hoặc phun xịt thuốc như trước đây
Đồng thời với những biện pháp diệt ve sầu chúng ta phải
kết hợp với biện pháp phục hồi cây cà phê bằng
-Biện pháp canh tác: tỉa bỏ và thu gom tiêu hủy các cành nhỏ
đã bị ve sầu đẻ trứng
- Bón phân kịp thời để rễ phục hồi và tăng trưởng (rễ bị đứt nhiều do ấu trùng đào hang dưới đất)
-Hàng năm, sau khi thu hoạch xong tiến hành cào bồn nhằm tiêu diệt và làm giảm số lượng ấu trùng ve sầu tuổi nhỏ Tỉa
bỏ, thu gom và tiêu hủy các cành cà phê nhỏ còn mang trứng của ve sầu
(Bón phân cân đối, hợp lý: (N:P:K = 200kg:150kg:300kg)/ha.)
Phục hồi vườn cà phê bằng thuốc kích thích ra rễ R.I.C 10WP
Đó là kết quả khảo nghiệm của Chi cục BVTV Lâm Đồng và Công ty TNHH Dịch vụ và Kỹ thuật Khoa Đăng được triển khai từ niên vụ cà phê 2007 - 2008 tại một số vườn cà phê của Nông trường Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng bị ấu trùng ve sầu gây hại nặng.
Kết quả sử dụng thuốc RIC 10WP để kích thích cây cà phê ra rễ mới trên các vườn đã bị ấu trùng ve sầu gây hại cho thấy: hầu hết các cây cà phê bị hại chết hết các rễ non, rễ tơ làm cho cây không hút thu được nước và dinh dưỡng nuôi cây dẫn đến lá bị úa vàng, héo dần, có nguy
cơ bị chết khô đã dần dần hồi phục trở lại, tiếp tục ra hoa, đậu quả, cho thu hoạch trong niên vụ 2007 - 2008 nhờ có bộ rễ mới tái sinh
Theo nhóm nghiên cứu thì ở các liều lượng: thuốc RIC 10WP pha 25
Trang 6g/1 lít nước, được tưới xuống gốc và 50 g/10 lít nước được phun lên cây
có hiệu lực sinh học kích thích cây cà phê bị hại ra rễ mới Các kết quả
đo đếm cho thấy khối lượng, số lượng rễ tơ, chiều dài rễ tơ mới ra đều cao hơn nhiều so với đối chứng không xử lý Trong đó việc xử lý tưới gốc với liều lượng 25 g/1 lít nước đạt hiệu quả cao hơn là phun lên cây với liều lượng 50 g/10 lít nước Các theo dõi trên đồng ruộng cũng cho thấy việc xử lý thuốc bằng cách tưới xuống gốc với liều lượng 25 g/1 lít nước hoặc phun lên cây với liều lượng 100 g/10 lít nước đều không gây ngộ độc cho cây cà phê
Diệt ve bằng biện pháp hóa học( dùng thuốc)
Cũng theo ông Tú, bệnh ve sầu hại cây cà phê đến nay vẫn chưa có
thuốc đặc trị Hiện tại Viện Bảo vệ thực vật mới đang nghiên cứu và chưa tìm ra biện pháp nào hiệu quả để giải quyết triệt để nạn ve sầu,
vì thế những diện tích cà phê bị nhiễm ve sầu có mật độ ấu trùng cao, người trồng cà phê nên cào lớp đất mặt, đồng thời sử dụng các
loại thuốc bảo vệ thực vật như: Dia Zan 10H, Dia Phos 10G, Sago
Super 3G, Nitốc 30EC, Basudin, Diallhut, Sagosuphul… diệt ấu
trùng ve bảo vệ cây trồng Ngoài ra, người trồng cà phê có thể tự
bắt và giải pháp dùng hóa chất trên chỉ là giải pháp tình thế, bởi
rất tốn kém và làm ô nhiễm môi trường.( Ông Tú Phó Chi cục
trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai)
Đánh giá độ độc của thuốc BVTV như thế nào?
Độ độc của một chất là mức độ gây độc bởi một lượng nhất định của chất đó khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật Chất càng độc thì liều lượng gây độc càng thấp, liều lượng này thường tính bằng miligam chất độc cho 1 kg trọng lượng cơ thể Như vậy, đối với một cá thể hoặc một người, độ lớn nhỏ và trọng lượng nặng nhẹ cũng có liên quan đến độ độc Người có trọng lượng lớn thì liều lượng chất có thể gây độc cũng nhiều hơn người bé nhỏ
Để đánh giá và so sánh độ độc cấp tính của thuốc BVTV đối với người
Trang 7và động vật máu nóng, người ta dùng chỉ tiêu liều gây chết trung bình,
ký hiệu là LD50 (viết tắt của các chữ Letal dosis), tức là liều lượng thuốc
ít nhất có thể gây chết cho 50% số cá thể động vật thí nghiệm (thường
là chuột), cũng được tính bằng mg chất độc cho 1 kg trọng lượng cơ thể Mỗi loại thuốc có trị số LD50 khác nhau Thuốc có trị số LD50 càng thấp
là thuốc có độ độc cấp tính càng cao
Liều LD50 của thuốc đối với cơ thể còn phụ thuộc vào cách thức xâm nhập của thuốc Cùng một loại thuốc với cùng một cơ thể, khi xâm nhập qua miệng vào đường ruột khả năng gây độc có thể khác với xâm nhập qua da, vì vậy liều LD50 qua miệng cũng khác với liều LD50 qua da Người ta cũng còn tính liều gây chết trung bình qua đường xông hơi, ký hiệu LC50 (Letal concentratrion), được tính bằng mg chất độc trong 1m3 không khí Độ độc với cá được tính bằng mg chất độc trong 1m3 nước
Căn cứ độ độc cấp tính thông qua trị số LD50, người ra chia thuốc BVTV thành các nhóm độc khác nhau Ở nước ta hiện nay, thuốc BVTV chia thành 3 nhóm độc:
- Nhóm độc I là nhóm rất độc, trị số LD50 qua miệng dưới 200 mg/kg thể trọng
- Nhóm độc II là nhóm độc cao, trị số LD50 từ 200 đến 2.000 mg/kg thể trọng
- Nhóm độc III là nhóm độc trung bình và độc ít, có trị số LD50 trên 2.000 mg/kg thể trọng
Ở nước ta có một số thuốc BVTV có độ độc cấp tính rất cao hoặc khả năng phân giải chậm, có thể gây độc mãn tính đã bị hạn chế hoặc cấm
sử dụng, trong đó có các thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ và một số thuốc nhóm Lân hữu cơ như Dimecron, Monitor, Lannate, Parathion…
Answer by : Ths: Nguyễn Mạnh Cường
Trang 8DIAZAN 10 H
Tên thương mại DIAZAN 10 H
Hoạt chất Diazinon
Qui cách 1 kg, 5 kg
Cơ chế tác động Có tác dụng nội hấp, tiếp xúc, vị độc, xông
hơi và thấm sâu
Công dụng
Thuốc hạt dùng để rải, đặc trị sâu đục thân hại lúa, mía, bắp và trừ côn trùng nằm trong đất hoặc nằm bên trong cây gây hại cây trồng
Hướng dẫn sử
dụng
Lúa
Rắc 10 - 20 kg/ha Rắc thuốc khi thấy bướm ra rộ hoặc có 5% cây bị dãnh héo
Bắp
Rắc 20 kg/ha Rắc thuốc vào loa kèn 3 - 5 hạt/cây, lúc sâu vừa mới nở
Điều
Rắc 10 - 20 kg/ha, trộn vào đất trước khi gieo hạt, rắc theo hàng, gốc cây, khi có triệu chứng bị hại
Lưu ý - Nên rắc vào lúc nắng ráo, tránh thuốc
dính vào lá cây trồng
- Đối với lúa khi rắc đều lên mặt ruộng giữ mực nước sâu 5 - 7 cm
Trang 9- Đối với cây trồng cạn cần vùi thuốc sâu trong đất từ 3 - 5 cm
CÔNG DỤNG:
DIAPHOS là thuốc trừ sâu phổ rộng, có tác dụng tiếp xúc, vị độc, có
khả năng thấm sâu và xông hơi
Phòng trừ hữu hiệu sâu đục thân (lúa, bắp); rệp gốc và sâu đục quả cà phê; bọ cánh cứng hại dừa
DIAPHOS có thể trộn với phân để rải, không lưu tồn lâu trong đất nên
ít hại thiên địch
Trang 10HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
CÂY
Lúa Sâu đục thân
Rải 15 - 20kg/Ha
Dừa Bọ cánh cứng Gói 30g/cây đặt vào bẹ, đọt non.
Ca cao Sâu đục thân 20 - 30g/cây - rải xung quanh
tán cây sau đó lấp lại
CHÚ Ý:
Trừ sâu đục thân lúa: rải thuốc xuống ruộng khi bướm ra rộ hay khi
phát hiện trong ruộng có dãnh (tép) lúa héo mới bị sâu hại Khi rải thuốc, giữ nước trong ruộng 3 - 5cm trong 4 - 5 ngày
Trừ rệp gốc cà phê và các loại sâu hại trong đất: nên rải thuốc dọc
theo hàng hay quanh gốc cây, chú ý xới nhẹ đất trước khi rải thuốc rồi lấp lại, tưới nhẹ
Trừ bọ cánh cứng hại dừa: Dùng gói 30g thuốc, đặt thuốc khi cây ra
đọt non hoặc khi thấy lá đọt có vệt nâu chạy dài (có thể đặt thuốc lần 2 cách lần đầu 45 - 60 ngày) Nên đặt thuốc hàng loạt cho cả vườn dừa để tăng hiệu quả phòng trừ (sau 7 ngày đặt thuốc, kết quả kiểm tra không thấy dư lượng thuốc Diaphos trong nước và cơm dừa)
Sử dụng Nitox 30EC để trừ ve sầu ở vườn cà phê
Liều lượng và nồng độ sử dụng:
- Thuốc dạng hạt: 20-30 kg/ha (tuỳ vào cây lớn hay nhỏ), rải thuốc khi đất ẩm hoặc trời sắp mưa kết hợp với bón phân
Trang 11xuất hoặc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật
Tưới vào gốc rễ thấm sâu từ 15-20cm trong phần
tán của cây
Nên dùng các loại thuốc dạng hạt hoặc bột thấm
nước sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất in
trên bao bì
Cán bộ kỹ thuật ở Trung tâm nông nghiệp cần hướng dẫn chặt chẽ biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học cho nông dân
Ứng dụng thực tế đối với vườn cà phê nhà mình:( Thời
gian thực hiện là đầu tháng 8/2012 trên diện tích cà phê gần 2ha)
1) Địa điểm áp dụng : Vườn cà phê của gia đình tại huyện Mang Yang , tỉnh Gia Lai
2) Hiện trạng vườn cà phê khi chưa áp dụng:
- Một nửa diện tích (khoảng 1ha) cây cà phê có hiện tượng vàng lá,khô cành rụng quả ,thậm chí long rễ chết cả cây
- Ở từng gốc cà phê khi đào lên có rất nhiều ấu trùng ve sầu, tại mỗi gốc cây cà phê có đến hàng chục cá thể ấu trùng ve sầu Khẳng định nguyên nhân là do ve sầu
3) Các biện pháp đã áp dụng;
-Sử dụng thuốc diệt nấm (hiệu quả rất thấp cây vẫn không hết bệnh)
-Bón phân 4) Mặc dù đã sử dụng rất nhiều phương pháp nhưng hiệu quả mang lại rất thấp mà chi phí rất cao
Đề xuất giải pháp ngăn chặn ve sầu hại cà phê gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Diệt sạch ấu trùng ve dưới gốc cà phê:
- Dựa vào đặc điểm ấu trùng ve sầu thường chui từ dưới đất
bò theo thân cây để lột xác, vũ hóa và đẻ trứng khoảng tháng
5 đến tháng 6 hàng năm, người ta sử dụng một loại keo dính