Vì vậy, để tạo hứng thú cho các em trong quátrình học cũng như tăng cường sự gắn kết trong lớp, trong trường, giữa thầy vớitrò, giữa trò với trò, việc tổ chức hoạt động tham
Trang 1TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THAM QUAN – HỌC TẬP
CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA CHO HỌC SINH KHỐI 10 Phần I Đặt vấn đề
1 Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
2 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4 Đóng góp của SKKN
5 Bố cục của SKKN
Phần II Nội dung
1 Cơ sở lí thuyết và thực trạng của vấn đề
1.1 Cơ sở lí thuyết của SKKN
1.2 Thực trạng của hoạt động tham quan – học tập
1.3 Giải pháp khắc phục
2 Các bước tiến hành tổ chức hoạt động tham quan – học tập các di tích lịch
sử, văn hóa
2.1 Bước 1: Dự kiến các địa danh tham quan – học tập
2.2 Bước 2: Tổ chức đi tiền trạm cho chuyến tham quan – học tập
2.3 Bước 3: Xây dựng kế hoạch tham quan – học tập
2.4 Bước 4: Tổ chức tham quan – học tập
2.5 Bước 5: Tổ chức cho học sinh viết bài thu hoạch tham quan – học tập
2.6 Rút kinh nghiệm sau hoạt động tham quan – học tập
3 Kết quả, kinh nghiệm và khả năng ứng dụng của SKKN
3.1 Kết quả đạt được từ hoạt động
3.1.1 Phần tổ chức và những địa danh tham quan
3.1.2 Phần thu hoạch cụ thể của cá nhân về những di tích tham quan
3.2 Những kinh nghiệm rút ra của SKKN
3.3 Khả năng ứng dụng của SKKN
Phần III Kết luận
1 Những kết luận từ quá trình nghiên cứu, triển khai SKKN
2 Những kiến nghị, đề xuất
Phần phụ lục
Trang 2Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1 Trước yêu cầu của thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mục tiêugiáo dục nước ta đã thay đổi Trước đây (Chương trình CCGD 1986) mục tiêu lànội dung kiến thức Bây giờ (Chương trình 2000) mục tiêu là sản phẩm đầu ra -các năng lực cần đạt của người học Với mục tiêu đầu ra, chương trình giáo dụcPhổ thông đã chú trọng tới giáo dục toàn diện Người học không chỉ học các kiếnthức môn học mà còn rèn luyện các kỹ năng sống, biết chuyển hoá những gì đãhọc thành năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống
Kỹ năng sống là một phạm trù rất rộng, bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau nhằm giúp cá nhân thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày tốt hơn Ở mỗi giai đoạn, lứa tuổi khác nhau trong cuộc đời, mỗi vùng miền khác nhau cần có những kỹ năng sống khác nhau Để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có hiệu quả cần lựa chọn những nội dung cụ thể, phù hợp với lứa tuổi, điều kiện thực tế ở địa phương, có ý nghĩa thiết thực với các em.
Theo tinh thần đổi mới, hiện nay, các môn học đã tăng cường những nộidung dạy học có tính thực hành, tăng cường những hoạt động dạy học có tính ứngdụng, nhằm rèn luyện các kĩ năng, hình thành và phát triển những năng lực cầnthiết cho học sinh Môn Ngữ văn, Lịch sử, là những môn học đã và đang đổi mớitheo tinh thần nói trên
Cũng theo tinh thần đổi mới về giáo dục, chủ trương của Bộ GD là xây dựng
“trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tăng cường các hoạt động ngoại khóa
để bổ trợ kiến thức lí thuyết và hiểu biết từ thực tế cũng như rèn luyện kĩ nănggiao tiếp, ứng xử trong cuộc sống Vì vậy, để tạo hứng thú cho các em trong quátrình học cũng như tăng cường sự gắn kết trong lớp, trong trường, giữa thầy vớitrò, giữa trò với trò, việc tổ chức hoạt động tham quan – học tập là một hoạt độngrất quan trọng để góp phần thực hiện chủ trương trên Hoạt động này cần đưathành một hoạt động thường niên và đưa vào kế hoạch năm học bởi nó có ý nghĩagiáo dục rất tích cực, hiệu quả, hấp dẫn đối với học sinh của trường
Chúng ta đều biết rằng, để tổ chức một hoạt động tập thể của học sinh ngay ởtrường cũng đã khá phức tạp Việc tổ chức cho cả khối lớp học sinh đi tham quan– học tập càng phức tạp hơn Qua theo dõi thực tế hoạt động phục vụ học sinhtrong quá trình học khối THPT ở Nghệ An thì hoạt động tham quan – học tập mớichỉ được tổ chức ở một số trường ở thành phố Vinh và môt số ít trường ở cáchuyện Vì sao ở một vùng gắn liền với nhiều di tích lịch sử - văn hóa không chỉcó ý nghĩa địa phương mà còn có ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc, một vùngđất giàu truyền thống văn hóa – lịch sử mà không thể tổ chức cho các em được
Trang 3đến tận nơi, được nhìn, được nghe về các di tích để bổ sung kiến thức một cáchsinh động và qua đó bồi dưỡng các em tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc Phải
chăng chúng ta ngại bởi tính chất phức tạp của hoạt động này Sau một số năm đã
tổ chức hoạt động tham quan – học tập thành công, chúng tôi muốn chia sẻ cùngcác đồng nghiệp, nhất là giáo viên dạy các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công
dân kinh nghiệm tổ chức hoạt động tham quan – học tập các di tích lịch sử - văn hóa cho học sinh THPT.
1.2 Hiện nay, hình thức học tập tham quan – học tập đang trở thành một mô hìnhhọc tập hết sức lý thú và hữu dụng đối với học sinh Tổ chức được một chuyếntham quan – học tập thành công là công việc đòi hỏi sự kết hợp linh hoạt giữanhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là vai trò của ban tổ chức, của kế hoạch.Với kinh nghiệm này, chúng tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệp về các bướcchuẩn bị, cách thức lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ, tổ chức quá trình thựchiện, thu hoạch sau tham quan – học tập để tăng cường hứng thú học tập và tạo sựgắn kết với trường lớp
2 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
Với định hướng trên, chúng tôi xác định đối tượng tham gia ở đây là học sinhkhối 10 và chọn các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu phù hợp với chương trìnhhọc và thời gian thực hiện hoạt động
Nhiệm vụ đặt ra ở đây là đưa ra được cách thức, phương pháp tổ chức hoạtđộng hiệu quả, thiết thực nhất đối với học sinh và đảm bảo kế hoạch mà ban tổchức đã đề ra
3 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu để phục vụ cho SKKN này, chủ yếu chúng tôi dựa vào kết quả đã
tổ chức tham quan – học tập ở những năm học trước của trường và một số kinhnghiệm trong thưc tiễn hoạt động
Để thực hiện SKKN, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp từ thực tế tổ chứcrút ra các bước cơ bản, thiết thực trong tổ chức hoạt động; phân tích các số liệu từthực tiễn hoạt động, qua các bài thu hoạch của học sinh để rút ra ý nghĩa, hiệu quảcủa hoạt động
4 Đóng góp của SKKN
Với SKKN này, chúng tôi mong góp phần tìm cách thức tổ chức hoạt động hỗtrợ, phục vụ cho quá trình dạy – học ở trường THPT Cũng với đề tài này, chúngtôi muốn góp thêm một hoạt động cụ thể, thiết thực theo chủ trương xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực do Bộ GD&ĐT phát động
5 Bố cục của SKKN
Ngoài phần mục lục và phụ lục, SKKN gồm 3 phần chính:
- Phần I: Đặt vấn đề
Trang 4- Phần II: Nội dung
- Phần III: Kết luận
Phần II NỘI DUNG
1 Cơ sở lí thuyết và thực trạng của vấn đề
1.1 Cơ sở lí thuyết của SKKN
Tham quan – học tập là hình thức tổ chức những chuyền đi tham quan kết hợphọc tập để bổ trợ cho công việc học tập Đây là công việc hấp dẫn và có hiệu quảđối với học sinh, đặc biệt là đối với các môn học xã hội – nhân văn Vì đặc thùcủa cách thức tổ chức nên hình thức này được học sinh vô cùng hứng thú
Nếu như kiến thức được học ở trên lớp chỉ thiên về lí thuyết khô khan, trừutượng thì khi đến với những di tích lịch sử - văn hóa, các em được tiếp xúc vớinhững di vật, mô hình, tư liệu cùng với cách thuyết minh chuyên nghiệp, hấp dẫncủa các hướng dẫn viên, các em sẽ thêm khắc sâu kiến thức đã được học và mở ranhững suy nghĩ, tình cảm mới Không chỉ thế, các em còn có thể học thêm đượccách thức thuyết minh và làm thế nào để thuyết minh hấp dẫn,
Trong quá trình tham quan – học tập, các em sẽ tự rèn luyện kĩ năng giao tiếpứng xử ở những nơi tham quan như khi làm lễ dâng hương, khi nghe thuyết minh,khi tự do tham quan tìm hiểu, kĩ năng ứng xử với những qui định của đoàn, lớp vềthời gian, về tổ chức của nhóm,
1.2 Thực trạng của hoạt động tham quan – học tập
Một điều chắc chắn là mỗi chúng ta, ai cũng sẽ rất thích những chuyến đi dãngoại Nhưng ai cũng ngại vấn đề an toàn, vấn đề kinh phí, vấn đề tổ chức, Đólà một thực tế, nhất là việc tổ chức cho cả khối học sinh đi tham quan – học tậpkhá xa Khi đưa ra hoạt động này, học sinh sẽ rất nhiệt tình hưởng ứng còn giáoviên chủ nhiệm sẽ lưỡng lự, Ban giám hiệu cũng sẽ cân nhắc rất lâu Và theo cáichung, thường chúng ta sẽ chờ xem đã Và thường thì những chuyến đi đó sẽ vẫntrong quá trình xem xét, nghiên cứu Thực tế, các trường THPT ở Nghệ An rất íttrường tổ chức cho học sinh đi tham quan học tập vì các lẽ trên
1.3 Giải pháp khắc phục
Trăn trở trước thực trạng trên, với quan điểm học sinh là trung tâm, xây dựng
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Tổ Ngữ vănTrường THPT Diễn Châu
3 đã mạnh dạn đề nghị và đưa ra kế hoạch tổ chức cho học sinh tham quan – họctập các di tích văn hóa, lịch sử Được sự ủng hộ, động viên của Ban giám hiệutrường, tập thể giáo viên trường, chúng tôi đã tổ chức cho học sinh khối 10 nămhọc 2010 – 2011 đi lần đầu với các địa điểm: Đền Cuông, quê Bác Hồ, Bảo tàng
Trang 5Xô viết Nghệ Tĩnh, Khu di tích Nguyễn Du, Ngã 3 Đồng Lộc, thành công tốtđẹp Chuyến đi đã tạo cho học sinh một không khí học tập vui vẻ, gắn bó vớitrường lớp Dư luận của các bậc phụ huynh, của Hội phụ huynh trường cũng rấtđồng tình và đề nghị đưa vào hoạt động thường niên.
Từ tổ chức chuyến đi tham quan – học tập đầu tiên thành công, Ban giám hiệutrường đã quyết định đưa vào kế hoạch năm học và được chỉ đạo đây là một trongnhững hoạt động quan trọng của năm học
2 Các bước tiến hành tổ chức hoạt động tham quan – học tập các di tích lịch sử, văn hóa
2.1 Bước 1: Dự kiến các điểm di tích tham quan – học tập
Để xây dựng được kế hoạch tham quan – học tập, trước hết ban tổ chức cần nghiên cứu các điểm di tích sẽ cho học sinh tham quan Các di tích được chọn phải có ý nghĩa lịch sử tiêu biểu, phải gắn với nội dung chương trình học các bộ môn như Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân Trên địa bản Nghệ An, Hà Tĩnh có rất nhiều di tích lịch sử - văn hóa như Đền Cuông (Diễn Châu), Khu di tích Kim Liên gắn với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Xô viết Nghệ tĩnh, Đền Vua Mai, Truông Bồn, Ngã ba Đồng Lộc, Khu di tích Nguyễn Du, Nhưng cái khó của việc tổ chức là thời gian, kinh phí Vì vậy, khi làm kế hoạch ta phải xây dựngđược lịch trình phù hợp, có tính khả thi Với vị trí ở Diễn Châu tổ chức đi tham quan – học tập một ngày, trường chúng tôi đã chọn các điểm di tích: khu di tích Kim Liên; Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh; Đền thờ Vua Quang Trung Nguyễn Huệ;Ngã ba Đồng Lộc và Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du
2.2 Bước 2: Tổ chức đi tiền trạm cho chuyến tham quan – học tập
Bất kỳ một chuyến tham quan thực tế nào cũng có ba giai đoạn: trước khichuyến đi diễn ra, trong khi đi và sau khi kết thúc chuyến đi Một chuyến đi thànhcông thực sự phải làm tốt cả ba giai đoạn nói trên Trong cả ba giai đoạn thì vaitrò cốt yếu vẫn là của ban tổ chức chuyến đi
Tất cả các vấn đề về thời gian, địa điểm, kinh phí, sinh hoạt,…cần được bànluận và nhất thiết phải được sự đồng ý của toàn thể các thành viên ban tổ chức. Trong quá trình chuẩn bị này, vai trò của bộ phận tiền trạm là cực kỳ quantrọng Người đi tiền trạm nên chọn một địa bàn đã thông thuộc nếu có thể Nếu làđịa bàn mới thì nhất thiết phải tận dụng các mối quan hệ để có được những thôngtin chính xác nhất về địa điểm sẽ đến trước khi chuyến đi diển ra
Tất cả mọi công việc cần được lên lịch trình và liên hệ rõ ràng Đặc biệt là vévào cổng ở các điểm tham quan cần được đặt chổ và thỏa thuận trước như vậygiá cả sẽ nhẹ nhàng hơn và đoàn sẽ ở thế chủ động Khâu này là lúc tận dụng cácmối quan hệ có thể có của người tiền trạm và các thành viên trong đoàn
Liên hệ trước, người đi tiền trạm sẽ nắm được một số dịch vụ có tại nơi thamquan và sẽ dễ dàng lựa chọn đặt trước một số dịch vụ hữu ích: hương hoa, lệ phí,
…việc đặt trước hết sức quan trọng để tiết kiệm được tiền của, thời gian và những
Trang 6trục trặc không đáng có Trong quá trình đến các khu tham quan này cần tạo mộtmối quan hệ tốt đẹp để thuận lợi hơn cho những lần sau.
Nơi ăn cũng là vấn đề lớn trước khi lên đường đi tham quan Giá cả và chấtlượng nơi ăn ở nếu người tiền trạm không trực tiếp nắm được thì nên nhờ mộtngười quen uy tín tại địa bàn tham khảo giúp hoặc gián tiếp qua một mối quan hệnào đó Hết sức tránh trường hợp dùng bữa ở nơi chưa được đặt trước và chưabiết chất lượng của quán Nơi ăn, ở cũng cần thống nhất đối với tất cả thành viêntrong đoàn để tránh những vướng mắc về sau
Phương tiện đi lại cũng cần thống nhất quan điểm trong ban tổ chức Nên chọnloại xe nào, chất lượng xe, giá cả Đây là một khâu quan trọng ảnh hưởng tới cảquá trình tham quan – học tập, nhất là hạn chế được tình trạng say xe của họcsinh Trước khi quyết định kí hợp đồng xe, chúng ta cần tham khảo, kiểm tra quacác kênh thông tin có được để chọn lựa công ty dịch vụ vận chuyển hành kháchphù hợp với những yêu cầu mà ban tổ chức đã đặt ra
Như vậy, ở bước thứ hai này, bộ phận tiền trạm phải dự kiến được lịch trìnhthời gian, liên hệ các địa điểm tham quan – học tập, chọn và kí được hợp đồng xephục vụ cho chuyến tham quan
Từ kết quả tiền trạm, ban tổ chức cần dự kiến mức tiền đóng góp của học sinhngoài các khoản mà trường đã hỗ trợ Số tiền đóng góp cần đóng dư ra một khoảnnhỏ so với dự trù để đảm bảo được sự liên tục của chuyến đi nếu có những việcxảy ra ngoài dự tính
2.3 Bước 3: Xây dựng kế hoạch tham quan – học tập
Sau khi có kết quả khảo sát của bộ phận tiền trạm, ban tổ chức sẽ tiến hànhlên kế hoạch của hoạt động Đây là khâu rất quan trọng, bởi kế hoạch là tổng hợpcác yếu tố cần và đủ của chuyến tham quan – học tập Xây dựng kế hoạch cụ thể,đồng bộ, có tính khả thi cao sẽ quyết định kết quả của hoạt động
Khi xây dựng kế hoạch hoạt động, người được giao trách nhiệm lên kế hoạchcần dự kiến thời gian, số lượng người trong ban tổ chức, thành phần tham giaquản lí học sinh Trong kế hoạch, trên đại thể ta cần tập trung vào một số nộidung chính như sau:
I Xác định mục đích của hoạt động :
- Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh THPT theo văn bảnhướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ và Sở GD&ĐT;
- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” có hiệu quả;
- Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, lòng tự hào về truyền thống vẻ vangcủa dân tộc Tạo điều kiện cho HS được tham quan học hỏi, giao lưu, mở rộngkiến thức, rèn kỹ năng sống
II Kế hoạch cụ thể :
1 Công tác chuẩn bị
a, Thành lập ban chỉ đạo : gồm trưởng ban, các phó trưởng ban, các ban viên
Trang 7b, Phân công trách nhiệm : Cần phân công cụ thể phần việc cho mỗi bộ phận nhưsau:
+ Chuẩn bị lễ dâng hương tại các điểm tham quan
+ Tập hợp, chấm bài thu hoạch của học sinh;
+ Chỉ đạo chung trong quá trình tham quan
* BCH Đoàn trường, Y tế học đường:
+ Công tác tổ chức: Công tác nề nếp, bố trí đội hình đội ngũ HS Phổ biến quytrình tham quan, nội quy, chuẩn bị túi y- tế (bông băng, thuốc );
+ Chuẩn bị băng rôn;
+ Đánh giá thi đua các đơn vị lớp
* Nhóm sử:
+ Tham gia quản lý học sinh xe mình phụ trách;
+ Tham gia hướng dẫn cho học sinh học tập tại các điểm tham quan
* Giáo viên chủ nhiệm:
+ Phổ biến kế hoạch tham quan đến học sinh lớp mình;
+ Phát và tập hợp bản đăng ký, lập danh sách học sinh tham gia, thu tiền xe,tiền ăn của học sinh nạp cho BTC;
+ Quản lý học sinh của lớp mình trong quá trình tham quan;
+ Phối hợp với hội phụ huynh tổ chức ăn trưa cho học sinh của lớp;
+ Thông báo đến gia đình những học sinh tham gia
2 Kế hoạch tham quan:
a, Các mốc thời gian : Kế hoạch phải đưa ra được các mốc thời gian và công việcphải hoàn thành, cụ thể như sau:
- Từ đến : GVCN triển khai kế hoạch, lập danh sách, thu phiếu đăng kí,thu kinh phí của HS tham quan nộp cho ban tổ chức Thông báo đến gia đìnhnhững HS tham gia
- Từ đến : Ban tổ chức làm hợp đồng xe, liên hệ các điểm tham quan
- Từ đến : Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất cho chuyến thamquan (băng rôn, cờ, thuốc men….), GV, HS chuẩn bị tư trang
b, Thời gian, địa điểm, phương tiện tham quan :
- Địa điểm: Ngã ba Đồng Lộc; Khu di tích Nguyễn Du; Đền thờ Vua QuangTrung (Núi Quyết); Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh; Khu di tích Kim Liên
- Thời gian: + Đợt 1: Từ 6 giờ đến 18 giờ 30’ ngày
+ Đợt 2: Từ 6 giờ đến 18 giờ 30’ ngày
- Số lượng: - Học sinh khối 10: em
- BGH, Ban chỉ đạo, GV Văn, Sử, GVCN: người
- Hội trưởng CMHS trường + Chi hội trưởng các lớp: người
Trang 8- Phương tiện: xe ôtô 45 chỗ ngồi (mỗi đợt đi xe) BTC sẽ bố trí cụ thểlịch đi, phân công xe của các lớp trước ngày xuất phát.
c, Một số lưu ý về chuẩn bị của lớp và cá nhân tham quan:
- Tiền xe: đ/em, nộp cho BTC
- Tự túc tiền ăn trưa: đ/em, nộp theo đơn vị lớp (do lớp tổ chức)
- Tự túc ăn sáng trước khi đi, chuẩn bị thuốc - túi ni lông (nếu say xe)
- Mỗi lớp chuẩn bị 01 bình nước uống, 01 cờ Tổ quốc
- Trang phục gọn gàng (mặc đồng phục học sinh), mũ nón, giày dép, bút sổghi chép, máy chụp ảnh v.v
- Học sinh mang xe đến trường bỏ vào nhà xe của lớp và khóa nhà xe cẩnthận
3 Lịch trình tham quan :
- 5g 45’- 6g00: HS tập trung tại trường THPT Diễn Châu 3
- 6g 00’: BTC phổ biến lịch trình, nội quy, địa điểm tham quan, dặn dò, phâncông nhiệm vụ
- 6g10’: HS lên xe xuất phát
- 6g10’ - 8g 10’: Di chuyển đến Ngã ba Đồng Lộc
- 8g10’ - 9g10’: Tổ chức dâng hương,nghe thuyết minh, tham quan tại khu
di tích Ngã Ba Đồng Lộc
- 9g 10’ - 9g 50’: Di chuyển đến khu di tích Nguyễn Du
- 9g 50’ - 10g 40’: Thắp hương, nghe thuyết minh, tham quan khu di tíchNguyễn Du
- 10g 40’ – 11g00’: Di chuyển về Khu di tích Quang Trung
- 11g00’ – 11g45’: Tham quan Khu di tích Quang Trung
- 11g45’ – 13h00’: Di chuyển - nghỉ ăn trưa tại Vinh
- 13g10’ – 14g10’: Nghe thuyết minh, tham quan Bảo tàng Xô Viết NT
- 14g10’ – 15g30’: Di chuyển đến, dâng hương Mộ Bà Hoàng Thị Loan
- 15g30’ – 17g00’: Di chuyển đến Kim Liên; Tổ chức dâng hương,nghethuyết minh, tham quan tại khu di tích Kim Liên (quê nội, quê ngoại BácHồ)
- 17g00’- 18g00’: Từ Khu di tích Kim Liên trở về trường THPT Diễn Châu
3, kết thúc chuyến tham quan
* Lưu ý:
- Trong quá trình tham quan HS phải tuyệt đối tuân thủ những yêu cầu, chỉ
dẫn của Ban tổ chức nơi tham quan và Ban chỉ đạo của nhà trường.
- Kết thúc tham quan: Mỗi học sinh hoàn thành một bản thu hoạch nộp cho
giáo viên dạy Văn của lớp, hạn cuối ngày tháng năm Bài thu hoạch được
sử dụng làm điểm kiểm tra thường xuyên của môn Văn, Lịch sử.
III Dự trù kinh phí:
1 Chi phí của học sinh.
- Thuê xe: xe ôtô x ngày x đ/ngày = đ
- Tiền ăn trưa: đ/HS x học sinh = đ
Trang 9Tổng cộng: đ
2 Chi phí do trường hỗ trợ:
- Lễ dâng hương, vòng hoa tại các điểm tham quan: (Chi theo thực tế)
- Vé tham quan khu di tích Nguyễn Du :
10.000 đ/người x người = đ
- Băng rôn: cái x đ/cái = đ
- Thuốc men y tế: (Lấy thuốc Y tế học đường)
- In ấn KH, phiếu đăng ký, bản thu hoạch,…: (Chi theo thực tế)
- Bồi dưỡng công tác tổ chức: đ
- Tiền ăn trưa GV, PH:
người x đ/người = đ
- Nước uống: xe x đ/xe = đ
- Bồi dưỡng GV được phân công: đ/người/ngày x = đ
- Công tác tiền trạm, liên hệ (Tổ Văn): (Chi theo công lệnh đi công tác) ( lưu ý: Tiền chung phải được chi một cách công khai và có sự đồng tình của tập thể)
Khi kế hoạch đã được Ban giám hiệu duyệt, ban tổ chức cần thông báo, dánbảng để CB – GV cũng như học sinh có thể theo dõi để thực hiện Nếu có những
ý kiến đóng góp bổ sung hợp lí hơn cho thực hiện kế hoạch thì ban tổ chức có thểchỉnh sửa trước chuyến đi
2.4 Bước 4: Tổ chức tham quan – học tập
Trước khi bắt đầu một chuyến tham quan – học tập, dù là xa hay gần thìviệc chuẩn bị là vô cùng quan trọng Công việc chuẩn bị đầu tiên đó là họp đoàn.Đây là công việc cần thiết cho học sinh và ban tổ chức làm quen và nắm đượctình hình cũng như tinh thần của chuyến đi Trong lần họp đoàn đầu tiên này tấtcả những gì sẽ diễn ra trong suốt chuyến đi phải được ban tổ chức (Hiệu trưởng)thông báo chi tiết đến các thành viên trong đoàn Đọc, dán phân công cụ thể số
xe, số lớp, số học sinh, người phụ trách mỗi xe
Tiếp đến, trong quá trình tổ chức chuyến đi thì ban tổ chức cần hết sức tậptrung để điều khiển tốt chuyến đi Nên phát cho mỗi xe tờ lịch trình tham quan,các lưu ý trong quá trình di chuyển để dễ quản lý và giúp cho các thành viên tựquản lý lẫn nhau Trong mỗi xe, ta nên chia thành các nhóm nhỏ và giao việc chomỗi nhóm
Làm việc theo nhóm sẽ thật sự phát huy hiệu quả trong những chuyến đi nhưthế này Giáo viên chủ nhiệm nên tận dụng những cơ hội này để rèn cho học sinhcủa mình kỹ năng hoạt động nhóm Có một số vấn đề trong việc hoạt động nhómcủa học sinh mà giáo viên cần phải truyền đạt đó là: khi làm việc nhóm, mọingười nên tham gia tích cực, lắng nghe ghi chép, trình bày và phát biểu cũng nhưphản biện trong quá trình tham quan, tìm hiểu và học tập từ những điểm đến trongchuyến đi Tự đúc kết, ghi chép, vui vẻ và chân thành, nghiêm túc trong côngviệc, chú ý giữ vệ sinh an toàn và bảo vệ đồng đội, giúp nhau trong tiếp nhận cácthông tin và nhắc nhở nhau về giờ giấc qui định của đoàn
Trang 10Theo kinh nghiệm việc hoạt động theo nhóm sẽ rất hiệu quả khi người phụtrách trực tiếp chỉ đạo Kiến thức thực tế sẽ được các thành viên trong nhóm bổsung cho nhau trong quá trình đi cũng như vào bài thu hoạch sau này.
Làm việc tập thể thực ra không khó nhưng học sinh lại rất ngại và yếu trongkhả năng này Trong một đoàn tham quan – học tập, dĩ nhiên sẽ có những thànhviên không hợp nhau, sẽ có những thành viên rất năng nổ và chắc chắn sẽ cónhững người rất ngại giao tiếp Vì thế, để kết nối được tất cả mọi người thì phảitạo ra một môi trường làm việc tập thể hòa đồng, cùng giúp đỡ nhau
Giờ giấc là điều cần quy định nghiêm ngặt với các thành viên,tránh trường hợp cả tập thể phải mất thời gian vì một vài cánhân Các hình thức kỷ luật nên được thông qua trước để các cánhân nghiêm túc tuân thủ
Trong khi vào các khu tham tham nên để ý các cá nhân, không nên để tách raquá xa so với cả đoàn Thời gian tự do cũng cần quy định chặt chẽ và khoảng thờigian này càng ít càng tốt để không có những trường hợp đáng tiếc xảy ra mà ban
tổ chức không thể nắm được Nếu có thể, ngoài thời gian đi tham quan bắt buột,giáo viên chủ nhiệm nên tổ chức những khoảng sinh hoạt tập thể ngay trên xe nhưvăn nghệ, đố vui giữa các nhóm, phát hiện những điểm mới kiến thức thu nhậnđược so với kiến thức được học ở lớp, Nếu tổ chức tốt sẽ tạo nên không khí sôinổi, vui vẻ, giảm đi sự mệt mỏi và góp phần giảm hiện tượng say xe cúng tăng sựgắn kết các thành viên trong xe, trong lớp Đây chính là dịp tốt để các em bộc lộnăng khiếu và rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động
Cần phải nhắc nhở các thành viên trong đoàn về trang phục, tác phong, giờgiấc và các quy định của cơ quan để tránh những trường hợp ăn mặc, đi đứng, tácphong thiếu nghiêm túc Điều này sẽ mang lại những ấn tượng không tốt đối vớiđoàn cũng như đối với Trường - nơi những người trong đoàn đang học tập vàcông tác
Ban tổ chức nên nắm tình hình của các thành viên trong đoàn từng chặngmột để dễ dàng có những điều chỉnh và hướng dẫn cụ thể kịp thời Không nên đểtình trạng các thành viên bất đồng ý kiến về nơi ăn, nơi đến và điểm tham quantrong suốt chuyến đi Vì thế, người phụ trách phải thức sự gần gũi để các thànhviên có thể trao đổi, nói lên những vướng mắc của mình một cách thoải mái
Để có một chuyến tham quan – học tập thực sự thành công, cần có sự gópsức của các thành viên trong đoàn Nhưng để có được điều này, ban tổ chức phảihết sức nhạy cảm để kết nối được mọi thành viên trong đoàn trong sự cảm thông,đoàn kết vì mục đích chung
Những chuyến tham quan – học tập thực sự là những chuyến đi bổ ích đốivới học sinh trong thời đại hiện nay, thời đại mà học phải gắn với hành, lý luậnphải gắn với thực tiễn Đó còn là những chuyến đi ý nghĩa bởi nó sẽ trở thànhnhững kỷ niệm đẹp cho họ trong suốt quá trình ngồi trên ghế nhà trường Saunhững chuyến đi, không những kinh nghiệm thực tế được bổ sung mà tình cảmbạn bè, thầy trò ngày càng gắn kết Để làm được tất cả những điều đó thì việc tổ
Trang 11chức được một chuyến đi thành công là điều không dễ Vì thế, các thành viên phải cùng nhau hợp sức và cùng với ban tổ chức, người phụ trách mang đến cho mình những ngày tham quan thực sự vui vẻ và bổ ích
2.5 Bước 5: Tổ chức cho học sinh viết bài thu hoạch tham quan – học tập
Trước khi tổ chức chuyến đi, ban tổ chức nên in mẫu phiếu thu hoạch tham quan – học tập để phát cho các em học sinh, dặn các em thời gian nạp và hưởng
xử lí kết quả bài thu hoạch Mẫu bài thu hoạch, có thể đưa ra một số nội dung sau:
BẢN THU HOẠCH THAM QUAN – HỌC TẬP CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
NĂM HOC 2012 – 2013
Họ và tên:
Quê quán:
Học sinh lớp:
GVCN:
NỘI DUNG THU HOẠCH I Nhận xét chung 1 Phần tổ chức
2 Những điểm di tích tham quan
Khu di tích Kim Liên
Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh
Khu di tích Quang Trung
Ngã Ba Đồng Lộc
Khu di tích Nguyễn Du
II Thu hoạch cụ thể của cá nhân về những điểm di tích tham quan ( Phần này các em ghi lại những kiến thức mình thu nhận được cũng như suy nghĩ, cảm tưởng đối với mỗi địa danh đã tham quan, nghe thuyết minh)
Sau chuyến tham quan – học tập, bài thu hoạch cũng là vấn đề quan trọng đối với việc tham quan của học sinh Nội dung bài thu hoạch giáo viên có thể nói trước hoặc gợi mở trong quá trình đi tham quan Điểm đánh giá nên kết hợp cả về mặt ý thức và kiến thức Đối với những chuyến tham quan như thế, không nên quá coi trọng về kiến thức Giáo viên có thể để cho sinh viên làm việc và nộp bài thu hoạch theo nhóm đã được phân công từ trước hoặc nộp từng cá nhân Nhưng việc làm bài theo nhóm nhỏ sẽ càng gắn kết các thành viên cùng nhau tìm hiểu và cố gắng để có một kết quả tốt nhất