GA mi thuật 6 chuẩn. trường ptdtbtthcs mương đun

89 329 0
GA mi thuật 6 chuẩn. trường ptdtbtthcs mương đun

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 19. 08. 2012 Ngày giảng: 21. 08. 2012 Tiết 01 – Bài 01: Vẽ trang trí * * * * * * * * * * * * * * CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu được nét đẹp trong các họa tiết trang trí cổ. - Hiểu được vai trò của họa tiết trong trang trí. - Hiểu cách sử dụng họa tiết vào các bài trang trí hài hòa, uyển chuyển và sinh động. - Nhận biết vẻ đẹp của các loại họa tiết để lựa chọn vào bài trang trí thích hợp. 2. Kỹ năng: Biết cách khai thác, sử dụng họa tiết trang trí cổ vào bài học. - Bước đầu chép được các họa tiết cổ theo yêu cầu bài học. 3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc. II. CHUẨN BỊ: 1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, thảo luận theo nhóm, nêu vấn đề. 2. Phương tiện: - Giáo viên: Sưu tầm một số họa tiết dân tộc, phóng to một số mẫu họa tiết, bài vẽ của HS năm trước. - Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh, chì, tẩy, màu. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1 . Ôn định tổ chức ( 1’ ) 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Giới thiệu. Nghệ thuật trang trí luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày. Nói đến trang trí là nói đến họa tiết. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những đặc sắc riêng về nghệ thuật trang trí nói chung cũng như đường nét của họa tiết nói riêng. Để hiểu rõ hơn và nắm bắt được đặc trưng tiêu biểu của họa tiết trang trí dân tộc, hôm nay thầy và các em cùng nghiên cứu bài “Chép họa tiết dân tộc”. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: ( 5’ ). Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. - GV: cho HS xem một số mẫu họa tiết yêu cầu HS thảo luận tìm ra đặc - Quan sát - HS thảo luận I. Quan sát và nhận xét Họa tiết là những hình thức vẽ được truyền từ đời này sang đời khác. 1 điểm của họa tiết. -GV: phân tích một số mẫu, cho HS nêu ứng dụng của họa tiết. Hoạt động 2: ( 7’ ) Hướng dẫn HS chép họa tiết. + Vẽ hình dáng chung. GV cho HS nhận xét về hình dáng chung va tỉ lệ của họa tiết mẫu. -GV phân tích trên tranh ảnh dể học sinh hình dung ra việc xác định tỉ lệ hình dáng chung của họa tiết. - GV vẽ minh họa một số hình dáng chung của họa tiết. +Vẽ các nét chính. GV yêu cầu HS quan sát và nhạn xét chi tiết về đường nét tọa dáng của họa tiết. - GV phân tích trên tranh vẽ. - GV minh họa đường nét chính của họa tiết. + Vẽ chi tiết. -GV cho HS nhận xét về đường nét tạo dáng của họa tiết. GV vẽ minh họa và nhắc nhở học sinh luôn chú ý họa tiết mẫu khi vẽ chi tiết. + Vẽ màu. - GV cho HS nhận xết về màu sắc ở một số họa tiết GV cho HS quan sát một số bài của HS năm trước và phân tích việc dùng màu. Hoạt động 3: ( 27’ ) Hướng dẫn HS làm bài tập - GV quan sát và nhắc nhở HS làm bài theo đúng phương pháp. - GV yêu cầu HS chọn họa tiết đặc trưng không phức tạp. - GV quan sát và giúp học sinh xếp bố cục diễn tả đường nét. - Nêu ứng dụng của họa tiêt. - Nhận xét - HS nghe -Quan sát. - Quan sát. - Quan sát. - Nhận xét - HS quan sát - Nhận xét. - HS làm bài tập. II. Cách chếp họa tiết dân tộc 1. Vẽ hình dáng chung. 2. Vẽ các nét chính 3. Vẽ chi tiết. 4. Vẽ màu III. Bài tập. - Chép 3 họa tiết dân tộc và tô màu theo ý thích. 2 Hoạt động 4: ( 4’ ) Đánh giá kết quả học tập. GV chọn một số bài vẽ của HS ở nhiều mức độ khác nhau và cho HS nhận xét theo hướng dẫn của GV và xếp loại theo cảm nhận của mình. - GV biểu dương những bài vẽ tốt khuyến khích em vẽ chưa đạt. - HS nhận xét và xếp loại bài theo cảm nhận. 4. Dặn dò ( 1’ ). Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập. Sưu tầm và chép họa tiết dân tộc theo ý thích. Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài “Sơ lược về mỹ thuật Việt Nam thời kì cổ đại”. Sưu tầm tranh ảnh và các hiện vật của mỹ thuật cổ đại Việt Nam thời kì cổ Đại. ___________________________________________________ 3 Ngày soạn: 25. 08. 2012. Ngày giảng: 28. 08. 2012. Tiết 02 - Bài: 02 Thường thức mĩ thuật * * * * * * * * * * * * * * * SƠ LƯỢC MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ CỔ ĐẠI I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: -Nắm được sơ lược bối cảnh lịch sử xã hội thời nguyên thủy cổ đại. - Hiểu được một số hình trang trí trên đồ dùng là sự phản ánh tiến trình của mĩ thuạt cổ đại của dân tộc. - Nhận thức chung về giá trị thẩm mĩ và giá trị sử dụng của các di vật, đồ vật sản phẩm văn hóa, đới sống của mĩ thuật thời cổ đại. 2. Kỹ năng: -Nhớ được mốc giai đoạn của lịch, một số địa danh có địa điểm có di vật khảo cổ khai quát thời kì nguyên thủy, cổ đại. - Nhớ được một số hiện vật mĩ thuật. - Nhận bết được một số giá trị chung của mĩ thuật thời cổ đại. - Nhớ và trình bày được một số nét giá trị mĩ thuật của trống đồng Đông Sơn. 3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, tự hào về những thành tựu của cha ông. Có thái độ tích cực trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. II. CHUẨN BỊ: 1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề. 2. Phương tiện: - Giáo viên: Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật thời kỳ Cổ đại, phiếu học t - Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh mỹ thuật thời kỳ Cổ đại. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức( 1’ ) 2. Kiểm tra bài cũ: (3 ’ ) GV kiểm tra bài tập: Chép họa tiết dân tộc. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Nghệ thuật là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống. Chính vì thế nó xuất hiện ngay từ rất sớm, khi con người có mặt trên trái đất thì nghệ thuật đã có vai trò to lớn trong đời sống con người. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1:( 5’) Hướng dẫn HS tìm hiểu về s ơ lược về bối cảnh lịch sử. - GV cho HS nhắc lại kiến thức lịch sử của Việt Nam - HS khái quát. I/. S ơ lược về bối cảnh lịch sử : - Việt Nam được xác định là một trong những cái nôi phát triển 4 thời kỳ Cổ đại?. ? Nhận xét về các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam? - GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận - GV cho HS quan sát một số hiện vật ở SGK. và tổng kết về sự phát triển của xã hội Việt Nam thời kỳ cổ đại. - HS thảo luận nhóm -Đại diện trả lời -HS quan sát của loài người có sự phát triển liên tục qua nhiều thế kỷ. - Thời đại Hùng Vương với nền văn minh lúa nước đã đánh dấu sự phát triển của đất nước về mọi mặt. HOẠT ĐỘNG 2: (30’) Hướng dẫn HS tìm hiểu về MT Việt Nam thời kỳ Cổ đại. MT Việt Nam thời kỳ đồ đá. - GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận và trình bày về mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đồ đa?. - GV yêu cầu các nhóm khác góp ý và phát biểu thêm về những gì mình biết về MT thời kỳ này. - GV cho HS quan sát và nêu cảm nhận về một số hình vẽ trên đá và một số hình ảnh về các viên đá cuội có khắc hình mặt người. - GV tóm tắt lại đặc điểm của MT thời kỳ đồ đá và phân tích kỹ hơn về nghệ thuật diễn tả của các viên đá ấy. + Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đồ đồng. - GV cho HS thảo luận và trình bày về mỹ thuật Việt - HS thảo luận. Đại diện nhóm chả lời. - Các nhóm góp ý và phát biểu thêm. - HS quan sát và nêu cảm nhận. - Quan sát GV tóm tắt. - HS thảo luận và II/. Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại. a/. MT Việt Nam thời kỳ đồ đá. - Hình vẽ mặt người ở hang Đồng Nội (Hòa Bình) được coi là dấu ấn đầu tiên của mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đồ đá. Với cách thể hiện nhìn chính diện, bố cục cân đối, tỷ lệ hợp lý đã diễn tả được tính cách và giới tính của các nhân vật. Các mặt người đều có sừng cong ra hai bên và được khắc sâu vào đá tới 2cm. - Nghệ thuật đồ đá còn phải kể đến những viên đá cuội có khắc hình mặt người tìm thấy ở Naca (Thái Nguyên) và các công cụ sản xuất như rìu đá, chày, bàn nghiền… b/. Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đồ đồng. - Sự xuất hiện của kim loại đã cơ bản thay đổi xã hội Việt Nam. 5 Nam thời kỳ đồ đồng. - GV yêu cầu các nhóm khác góp ý và phát biểu thêm về những gì mình biết về MT thời kỳ này. - GV giới thiệu một số hình ảnh về các công cụ sản xuất, vũ khí thời kỳ đồ đồng. - Yêu cầu HS phát biểu cảm nhận về các hiện vật ấy?. - GV hướng dẫn HS quan sát và nêu nhận xét về nghệ thuật tạo hình và trang trí của các tác phẩm thời kỳ này. - GV cho HS quan sát và nêu cảm nhận của mình về hình ảnh Trống đồng Đông Sơn. - GV yêu cầu HS nhận xét chi tiết về họa tiết trang trí trên trống. - GV tóm tắt lại những đặc điểm nổi bật và nghệ thuật trang trí trống đồng. HOẠT ĐỘNG 3:(5’) Đánh giá kết quả học tập. - GV cho HS nhắc lại kiến thức đã học. - GV cho một số HS lên bảng và nhận xét chi tiết về các tác phẩm mỹ thuật thời kỳ đồ đá và đồ đồng. - GV biểu dương những nhóm hoạt động tích cực. - GV hướng dẫn HS về nhà sưu tầm tranh ảnh về các hiện vật thời kỳ cổ đại. trình bày. - Các nhóm góp ý và phát biểu. - HS quan sát và nêu cảm nhận. - HS quan sát và nêu nhận xét. - HS quan sát và nêu cảm nhận. - HS nghe - HS nhắc lại. HS nhận xét. Nhiều tác phẩm đồ đồng thời kỳ này như: Rìu, dao găm, mũi lao, thạp, giáo được tạo dáng và trang trí rất tinh tế, kết hợp nhiều loại họa tiết như Sóng nước, thừng bện, hình chữ S… - Trống đồng Đông Sơn được coi là đẹp nhất trong số các trống đồng tìm thấy ở Việt Nam, được thể hiện rất đẹp về hình dáng, nghệ thuật chạm khắc tinh xảo, các loại họa tiết như: Mặt trời, chim Lạc, cảnh trai gái giã gạo, chèo thuyền… được phối hợp nhuần nhuyễn và sống động. 4. Dặn dò: ( 1 ’ ). Bài tập về nhà: Học sinh về nhà sưu tầm tranh ảnh về các hiện vật thời kỳ cổ đại. Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài “Sơ lược về luật xa gần”. Sưu tầm tranh ảnh về cảnh vật ở xa và gần khác nhau. Chuẩn bị chì, thước kẻ, vở bài tập. 6 ___________________________________________ Ngày soạn: 03. 09. 2012. Ngày giảng: 05. 09. 2012. Tiết 03 – Bài 03: Vẽ theo mẫu • * * * * * * * * * * * * * * SƠ LƯỢC VỀ LUẬT XA GẦN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm về phối cảnh trong tự nhiên: gần – xa, to - nhỏ, đạm nhạt. - Hiểu được vai trò của đường tầm mắt trong phối cảnh. - Hiểu được vai trò của điểm tụ trong phối cảnh. - Hiểu vai trò ứng dụng của phối cảnh trong các bài vẽ theo mẫu. - Nhận biết được bài vẽ theo mẫu vận dụng phối cảnh và bài vẽ theo mẫu không vận dụng phối cảnh. 2. Kĩ năng: Bước đầu HS vận dụng được phương pháp phối cảnh trong vẽ theo mẫu đáp ứng yêu cầu bài học. - Bước đầu xác định đường chân trời và điểm tụ khi vẽ khối hình hộp , khối hình trụ. - Bước đầu vẽ được độ đậm nhạt cơ bản theo phối cảnh. 3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, phát huy tư duy sáng tạo, cảm nhận được vẻ đẹp của sự vật trong không gian. II. CHUẨN BỊ: 1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, luyên tập, thảo luận nhóm. 2.Phương tiện: - Giáo viên: Tranh ảnh về phong cảnh có xa gần, một số hình hộp, hình cầu. - Học sinh: Đọc trước bài, chì, tẩy, vở bài tập. III/. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức ( 1’ ) GV kiểm tra sí số 2. Kiểm tra bài cũ: (5 / ) - GV cho HS xem tranh yêu cầu HS nêu đặc điểm của MT Việt Nam thời kỳ cổ đại. 3. Bài mới: + Giới thiệu bài: Trong thiên nhiên mọi vật đều thay đổi về hình dáng, kích thước khi nhìn theo các góc độ và theo xa hoặc gần. Để nắm bắt được quy luật này và vận dụng tốt vào các bài vẽ theo mẫu, vẽ tranh đề tài – hôm nay thầy cùng các em nghiên cứu bài “Sơ lược về luật xa gần”. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1:( 10’) Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét . - GV cho HS nhận xét về hình dáng, kích thước, đậm nhạt của - HS nhận xét. I/. Quan sá, nhận xét. - Luật xa gần là một khoa học giúp ta hiểu rõ về hình dáng của mọi vật trong không gian. Mọi vật luôn 7 các vật thể ở xa và gần?. - GV xếp một số vật mẫu (Hình trụ, hình cầu, hình hộp) và yêu cầu HS nêu nhận xét về hình dáng khi nhìn theo nhiều hướng khác nhau?. - GV tóm tắt lại đặc điểm về hình dáng của các vật thể trong không gian. - HS nêu nhận. - HS nghe thay đổi về hình dáng, kích thước khi nhìn theo “Xa gần”. Vật càng xa thì hình nhỏ, thấp và mờ. Vật ở gần thì hình to, rõ ràng. Vật trước che khuất vật ở sau. HOẠT ĐỘNG 2: ( 24’) Hướng dẫn HS tìm hiểu về đường tầm mắt và điểm tụ. Đường tầm mắt ( còn gọi là đường chân trời) - GV cho HS xem tranh về cánh đồng rộng lớn và cảnh biển. Yêu cầu HS nhận ra đường chân trời. - GV cho HS xem một số đồ vật ở nhiều hướng nhìn khác nhau để HS nhận ra sự thay đổi về hình dáng của vật theo hướng nhìn và tầm mắt cao hay thấp. + Điểm tụ. - GV cho HS xem ảnh chụp về nhà ga tàu điện và hành lang của một dãy phòng dài. Qua đó GV hướng dẫn để HS nhận ra điểm gặp nhau của các đường thẳng song song hướng về tầm mắt gọi là điểm tụ. - GV cho HS quan sát một số đồ vật ở dưới, trên và ngang đường tầm mắt. - GV cho HS xem tranh có nhiều hình ảnh về nhà cửa, hình hộp để HS nhận ra nhiều điểm tụ trên đường tầm mắt. - HS quan sát và trả lời. - HS nhận ra sự thay đổi về hình dáng của vật. - HS xem một số tranh ảnh và nhận ra điểm tụ. - HS quan sát. - HS xem tranh. II/. Đường tầm mắt và điểm tụ. 1. Đường tầm mắt .à một đường thẳng nằm ngang, song song với mặt đất ngăn cách giữa đất và trời hoặc giữa nước và trời. Đường thẳng này ngang với tầm mắt người nhìn cảnh nên còn gọi là đường tầm mắt. Đường tầm mắt cao hay thấp phụ thuộc vào vị trí của người nhìn. 2. Điểm tụ. - Các đường song song hoặc không cùng hướng với đường tầm mắt đều quy về những điểm trên đường tầm mắt, đó là điểm tụ. Các đường ở dưới tầm mắt thì hướng lên, các đường ở trên thì hướng xuống, càng xa càng thu hẹp dần. - Có thể có nhiều điểm tụ trên đường tầm mắt. 8 HOẠT ĐỘNG 3: ( 4’) Đánh giá kết quả học tập. - GV cho HS nhắc lại kiến thức bài học. - GV biểu dương những học sinh hoạt động tích cực. Nhận xét chung về không khí tiết học. - GV hướng dẫn HS về nhà vẽ ba khối hộp ở ba hướng nhìn khác nhau. - HS nhắc lại kiến thức bài học. 4. Dặn dò: (1 ’ ). + Bài tập về nhà: Học sinh về nhà vẽ ba khối hộp ở ba hướng nhìn khác nhau. + Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới ”Cách vẽ theo mẫu”, chuẩn bị vật mẫu: Chai, Lọ, Quả…, chì, tẩy, vở bài tập. ________________________________________ 9 Ngày soạn: 10. 09. 2012. Ngày giảng: 12. 09. 2012. Lớp 6C 13. 09. 2012. Lớp 6B. 15. 09. 2012. Lớp 6A. Bài 04 - Tiết 04: vẽ theo mẫu * * * * * * * * * * * * * * CÁCH VẼ THEO MẪU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu cách tiến hành bài vẽ theo mẫu. - Nhận biết các độ đậm nhạt màu sắc cư bản của mẫu khi nguần sáng chiếu vào. - Hiểu cách phân mảng đậm nhạt nắm được cấu trúc chung của một số đồ vật. - Hiểu vai trò của mẫu vẽ trong các bài vẽ theo mẫu. 2. Kỹ năng: Biết cách bố cục trên tờ giấy vẽ. Vẽ được khung hình chung và riêng theo vị trí xa gần, trước sau của mẫu. - Biết cách phác hình vật mẫu theo các bước cơ bản. - Vẽ được sát đặc điểm chính của mẫu. - ẽ được độ đậm nhạt sáng tối chính của mẫu 3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, rèn luyện cách làm việc khoa học, nhận ra vẻ đẹp của các vật thể trong cuộc sống và trong bài vẽ theo mẫu. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy - học: - Giáo viên: Một số vật mẫu, bài vẽ của học sinh năm trước. - Học sinh: Đọc trước bài, vật mẫu, chì, tẩy, vở bài tập. 2. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, luyện tập, thảo luận nhóm, nêu vấn đề. III/. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức( 1’ ) GV kiểm tra đồ dùng học tập. 2.Kiểm tra bài cũ: (4 ’ ) GV kiểm tra bài tập: Vẽ ba khối hộp ở ba hướng nhìn. 3. Bài mới: + Giới thiệu bài: Trong thiên nhiên mỗi vật đều có một vẻ đẹp riêng, để giúp các em biết cách nhận xét vẻ đẹp và nắm bắt cách vẽ các vật ấy, hôm nay thầy và các em cùng nhau nghiên cứu bài “Cách vẽ theo mẫu”. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG HOẠTĐỘNG 1: (10’) Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào I/. Thế nào là vẽ theo mẫu?. 10 [...]... trước bài mới “Sơ lược về mĩ thuật thời Lí” 4 Điều chỉnh bổ sung _ 23 Ngày soạn: 16 10 2012 Ngày giảng: 17 10 2012 Lớp 6C 18 10 2012 Lớp 6B 20 10 2012 Lớp 6A Tiết 09- Bài: 08 – TTMT *************** SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÍ ( 1010 -1225 ) I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: Hiểu sơ qua quá trình phát triển của nền mĩ thuật Việt Nam thời Lý - Có hiểu... mĩ thuật thời Lý - Nhận thức đúng đắn về nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật dân tộc đã được phát triển mạnh ở thời Lý - Biết yêu quý và trân trọng , tự hào về nền nghệ thuật dân tộcđộc đáo 2 Kỹ năng: Nêu được sơ lược về bối cảnh lịch sử thời Lý - Nhớ được một số công trình kiến trúc, điêu khắc trong nền mĩ thuật thời Lý - Nhớ được vài nét về đặc điểm gốm thời Lý - Trình bày được một số đặc điểm mĩ thuật. .. SGK 26 Hoạt động 5 ( 1’ ) Dặn dò : + Bài tập về nhà: Học sinh về nhà học bài theo câu hỏi trong SGK + Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới “ Một số công trình mĩ thuật thời Lý” 4 Điều chỉnh bổ sung Ngày soạn: 22 10 2012 Ngày giảng: 24 10 2012 Lớp 6C 25 10 2012 Lớp 6B 27 10 2012 Lớp 6A Tiết: 10 Bài: 12 – TTMT *************** MỘT SỐ CÔNG TRÌNH MỸ THUẬT... + Chuẩn bị bài mới: đọc bài mới, bút chì, tảy, màu vẽ 4 Điều chỉnh bổ sung _- 15 Ngày soạn: 24 09 2012 Ngày giảng: 26 09 202 Lớp 6C 27 09 2012 Lớp 6B 29 09 2012 Lớp 6A Tiết 06 – Bài 09: Cách vẽ tranh *************** ĐỀ TÀI HỌC TẬP ( tiết 1 ) I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: Hiểu khai thác nội dung đề tài trong bố cục tranh - Bước đầu hiểu khái niệm bố... 2012 Lớp 6C 01 11 2012 Lớp 6B 03 11 2012 Lớp 6A Tiết 11 Bài: 10 – Vẽ trang trí MÀU SẮC I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: Có kiến thức cơ bản về màu sắc, hiểu cách pha màu mới - Hiểu hơn vai trò màu sắc trong vẽ tranh Nhận biết một số chất liệu màu vẽ 2 Kỹ năng: Pha chộn được các cặp màu nhị hợp, tam hợp màu sắc phù hợp với các bài trang trí - Bết được các cặp màu bổ túc, màu tương phản, gam màu nóng, gam màu... bài mới bài tập Vẽ tranh đề tài học tập, bút chì màu tảy 4 Điều chỉnh bổ sung Ngày soạn: 30 09 2012 Ngày giảng: 03 10 2012 Lớp 6C 04 10 2012 Lớp 6B 06 10 2012 Lớp 6A Tiết 07 – Bài 09: Vẽ tranh ************ ĐỀ TÀI HỌC TẬP (Tiết 2) I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: Hiểu được các bước tiến hành trong vẽ tranh - Có cách thể hiện đề tài theo ý thích bằng bố... vai trò của Phật giáo trong việc phát triển nghệ thuật HOẠT ĐỘNG 2: ( 20’ ) Hướng dẫn HS tìm hiểu sơ lược về MT thời Lý + Nghệ thuật kiến trúc - Cho HS quan sát tranh ảnh và kể tên các loại hình nghệ thuật thời Lý - GV cho HS quan sát và nêu nhận xét một số công trình kiến trúc tiêu biểu - GV cho HS thảo luận nhóm về đặc điểm của hai loại hình nghệ thuật kiến trúc: Cung đình và Phật giáo HOẠT ĐỘNG... Tích, Chương Sơn, Chùa Một Cột, Chùa Dạm… + Nghệ thuật điêu khắc và trang trí - GV giới thiệu về nghệ thuật tạc - HS quan sát tượng tròn - GV cho HS phát biểu cảm nhận - HS quan sát về một số pho tượng 25 2 Nghệ thuật điêu khắc và trang trí a) Tượng - Nổi bật là tượng đá thể hiện tài năng điêu luyện của các nghệ nhân như: Tượng Kim - GV giới thiệu về nghệ thuật chạm khắc trang trí Cho HS xem tranh một... Lý 3 Nghệ thuật Gốm - Gốm thời lý có dáng thanh mảnh được chế tác với kỹ thuật cao và với nhiều loại men quý hiếm như: Men ngọc, men trắng ngà, hoa lam, hoa nâu Các trung tâm sản xuất lớn như: Bát Tràng, Thăng Long, Thổ Hà… HOẠT ĐỘNG 3: ( 10’ ) III/ Đặc điểm của mỹ thuật GV giới thiệu đặc điểm của MT thời Lý thời Lý - Các công trình, tác phẩm mỹ - Cho HS thảo luận tóm tắt lại - Học sinh thảo thuật được... chuẩn bị , vở bài tập, chì, tẩy, thước kẻ 4 Điều chỉnh bổ sung 21 Ngày soạn: 08 10 2012 Ngày giảng: 10 10 2012 Lớp 6C 11 10 2012 Lớp 6B 13 10 2012 Lớp 6A Tiết 08 – Bài 06: Vẽ trang trí ************** CÁCH SẮP XẾP ( BỐ CỤC) TRONG TRANG TRÍ I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: Bước đầu biết cách tiến hành bố cục bài trong trang trí cơ bản như đường diềm, . ________________________________________ Ngày soạn: 30. 09. 2012. Ngày giảng: 03. 10. 2012. Lớp 6C. 04. 10. 2012. Lớp 6B. 06. 10. 2012. Lớp 6A. Tiết 07 – Bài 09: Vẽ tranh. * * * * * * * * * * * * ĐỀ TÀI HỌC TẬP (Tiết. Giới thiệu bài: Nghệ thuật là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống. Chính vì thế nó xuất hiện ngay từ rất sớm, khi con người có mặt trên trái đất thì nghệ thuật đã có vai trò to. kỳ đồ đá và phân tích kỹ hơn về nghệ thuật diễn tả của các viên đá ấy. + Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đồ đồng. - GV cho HS thảo luận và trình bày về mỹ thuật Việt - HS thảo luận. Đại diện nhóm

Ngày đăng: 05/02/2015, 12:00

Mục lục

  • MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ

  • ĐỀ TÀI: BỘ ĐỘI ( tiết 1 vẽ hình)

  • ĐỀ TÀI: BỘ ĐỘI ( tiết 2 vẽ màu)

  • MẪU DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU

  • MẪU DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU

  • (Tiết 2 – Vẽ đậm nhạt)

  • TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG ( Kiểm tra học kì I )

  • TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM

  • GIỚI THIỆU MỘT SỐ

  • TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM

  • MẪU CÓ 2 ĐỒ VẬT

  • (Tiết 2 - Vẽ đậm nhạt)

  • ĐỀ TÀI: NGÀY TẾT VÀ MÙA XUÂN ( T1 vẽ hình)

  • ĐỀ TÀI: NGÀY TẾT VÀ MÙA XUÂN ( T2 vẽ màu)

  • ĐỀ TÀI: QUÊ HƯƠNG EM ( Kiểm tra học kì II t1 vẽ hình)

  • ĐỀ TÀI: QUÊ HƯƠNG EM ( Kiểm tra học kì II ( t2 vẽ màu)

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan