Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
121 KB
Nội dung
A. MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH ĐỀ TÀI Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là lực lượng nòng cốt trong các phong trào Thiếu nhi, có thể nói là lực lượng giáo dục và tự giáo dục qua các hoạt động tập thể của Đội. Đặc biệt là trong công tác xây dựng và tổ chức các họat động Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, thì lực lượng cán bộ Đội rất là quan trọng. Đó là ban chỉ huy, đây là lực lượng chính điều hành mọi hoạt động của Đội trong nhà trường, để thực hiện mục tiêu giáo dục đội viên thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ và lực lượng hậu bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Sinh thời Bác Hồ đó nói “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Để có được con người tài đức vẹn toàn thì phải thông qua giáo dục và chỉ có giáo dục mới đáp ứng được những yêu cầu đó. Có thể khẳn định rằng, công tác bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội là việc làm thường xuyên và vô cùng quan trọng của người phụ trách. Vì nó là yếu tố quyết định sự thành công của công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Không có cán bộ chỉ huy giỏi, tức là không thể có liên đội mạnh, cũng không thể có Liên đội xuất sắc, không xây dựng được đội ngũ cán bộ chỉ huy vững mạnh thì cho dù Tổng phụ trách có năng lực tốt vẫn có thể thất bại trước việc giáo dục các em. Chính vì thế, chúng ta cần nhận thức đúng, có biện pháp tổ chức bồi dưỡng ban chỉ huy Liên đội nhằm nâng cao những năng lực, phẩm chất cần có của Ban chỉ huy, phát huy những sở trường, tố chất vốn có. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên nhi đồng là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục các em là một quá trình khoa học, một nghệ thuật, chứ không tuỳ tiện chủ quan. Bác Hồ nói: "Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ ". Đảng ta đặc biệt quan tâm đến lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng luôn mong muốn trong tâm hồn các 1 em trong sáng hồn nhiên có được những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. Đảng ta từng nhấn mạnh "Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng". Trong bức thư gửi cho học sinh nhân dịp khai giảng năm học 1945 Bác nói: " Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không. Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu " Trong trường Tiểu học Tân Khánh Hòa, các em được học tập những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia công tác Đội. Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách, biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống. Trong nhà trường, Đội là tổ chức nòng cốt các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục của nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và do Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Bác Hồ viết: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, thành công hay thất bại là do cán bộ đó tốt hay chưa tốt". Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của các em, do các em điều hành. Vì vậy cần có một lực lượng có năng lực tổ chức, điều hành, đó là Ban chỉ huy Liên đội. Ban chỉ huy Liên đội đại diện cho số đông đội viên, chỉ huy và trực tiếp điều hành các hoạt động của Đội, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đội viên trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Chi đội nhà trường là nơi biến Nghị quyết của Liên đội thành chương trình kế hoạch hoạt động cụ thể của mình từng tuần, tháng, học kỳ Chi đội là nơi trực tiếp giao việc và động viên từng đội viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để bình xét thi đua, kết nạp đội viên mới và giới thiệu cho Đoàn những đội viên ưu tú, phân công đội viên phụ trách sao nhi đồng. Vì vậy một Liên đội được đánh giá là xuất sắc hay yếu kém phụ thuộc nhiều vào việc chỉ huy điều hành của Ban chỉ huy Liên đội. Vì lẽ đó việc bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội là 2 yếu tố quan trọng và vô cùng cấp thiết. Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội". III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu thực trạng trong quá trình hoạt động của Ban chỉ huy Liên đội trường Tiểu học Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành từ năm học 2010 – 2012 và tiếp tục nghiên cứu xây dựng những biện pháp thực hiện cho những năm tiếp theo. IV. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI + Tìm ra nội dung, phương pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên, Chi đội phù hợp với khả năng nhận thức của các em trong Ban chỉ huy Liên, Chi đội. + Vận dụng những bài học lý luận để xây dựng được đội ngũ Ban chỉ huy Liên, Chi đội có đủ phẩm chất của người đội viên, có hiểu biết về Đội, có khả năng điều hành hoạt động Đội, nhanh nhẹn, chủ động, sáng tạo, có trách nhiệm trong công việc được giao, giúp cho hoạt động của Liên, Chi đội ngày một phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. V. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI Thông qua đề tài có thể khẳng định công tác bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên, Chi đội là một hoạt động bổ ích và rất cần thiết cho Liên đội, Chi. Sau khi được học tập, bồi dưỡng, các em đội viên trong Ban chỉ huy Liên, Chi đội tự tin hơn, các em biết cách điều hành các hoạt động của Liên, Chi đội như: Các em biết tổ chức hoạt động theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công, có khả năng tổ chức quản lý hoạt động Đội một cách toàn diện, khoa học và có bản lĩnh trong giao tiếp để trở thành một cán bộ mẫu mực có năng lực, uy tín. VI. TÍNH SÁNG TẠO VỀ KHOA HỌC THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI 3 Trước kia, hoạt động Đội trong trường học chưa được chú trọng. Hầu hết, nhà trường chủ yếu tập trung việc học tập các môn học chính khóa cho học sinh là đạt yêu cầu đặt ra của năm học. Vì vậy hoạt động Đội một số nơi có chiều hướng giậm chân và tụt lùi. Nhưng, trong nhiều năm học gần đây, hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi mà đặc biệt là công tác “Bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên, Chi đội” trong trường học luôn được xem là một bộ máy quan trọng trong các nhà trường hiện nay. Bởi vì, tổ chức Đội là nơi tập hợp, thu hút để giáo dục các em các hoạt động kỹ năng sống, các kỹ năng thực tiễn xã hội trong giai đoạn hiện nay, đây cũng là chỗ các em có thể thể hiện tài năng của mình, nơi biểu lộ tâm tư tình cảm của các em và cũng là một sân chơi bổ ích cho các em. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập và trong hoạt động Đội, thực hiện quyền và bổn phận theo luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Mục đích của hoạt động Đội luôn bám sát mục tiêu đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, con người phát triển toàn diện. Mục đích hoạt động của Đội cũng thống nhất với mục tiêu giáo dục của nhà trường tiểu học. Chính vì thế, tổ chức Đội phải cùng với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác kết hợp một cách chặt chẽ để giáo dục các em ở cả trường học, trên địa bàn dân cư, trong giờ học và ngoài giờ học. 4 Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hoạt động có tính chất đặc trưng đáp ứng nhu cầu của lứa tuổi và đảm bảo các nguyên tắc giáo dục trẻ em. Trong điều 5 chương II điều lệ Đội ghi rõ "Đội tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản có sự hướng dẫn của phụ trách Đội". Cũng vì lẽ đó mà Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có một lực lượng cán bộ Đội rất quan trọng, đó là Ban chỉ huy Liên đội. Ban chỉ huy Liên đội là đại diện cho số đông Đội viên trực tiếp chỉ huy điều hành các hoạt động của Đội thực hiện các mục tiêu giáo dục đội viên trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ và mục tiêu trước mắt là trở thành Đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Ban chỉ huy luôn là cánh tay đắc lực của Tổng phụ trách và là đơn vị trực tiếp biến nghị quyết của Liên đội trong mọi hoạt động của trường. Như vậy Ban chỉ huy Liên đội có giỏi, có năng lực thì công việc của Tổng phụ trách sẽ đỡ vất vả hơn, các em cũng sẽ phát huy được tính sáng tạo, tính năng động, tự chủ của mình. Vì vậy việc bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội là việc vô cùng quan trọng và cấp thiết. Nói cách khác, bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội là nâng cao những phẩm chất, những năng lực cần có của Ban chỉ huy Liên đội, phát huy được sở trường, tư chất của Ban chỉ huy. Bồi dưỡng Liên đội tốt thì hoạt động Đội ở trường sẽ diễn ra sôi nổi hơn, lôi cuốn nhiều em đội viên tham gia. Đồng thời việc bồi dưỡng này phải diễn ra thường xuyên và liên tục bởi các em còn rất nhỏ (từ 9 đến 10 tuổi) nên việc lĩnh hội có thể rất nhanh nhưng cũng sẽ rất chóng quên nếu như không được thường xuyên nhắc đến. Công tác bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội là một việc làm khoa học và sáng tạo, đòi hỏi người phụ trách phải kiên nhẫn bền bỉ. Quá trình bồi dưỡng BCH đòi hỏi phụ trách vừa làm vừa trau dồi, tích lũy kinh nghiệm đóng góp cho khoa học công tác Đội. Vậy một Liên đội có phong trào Đội phát triển mạnh là do Ban chỉ huy Liên đội đã luôn được bồi dưỡng thường xuyên và hoạt động có hiệu quả. 2. Cơ sở thực tiễn: 5 Trường Tiểu học Tân Khánh Hòa nằm trên địa bàn của một vùng biên giới, trường có 6 điểm. Hầu hết các em sống trong môi trường đồng quê nên phần lớn đều dễ bảo. Ban giám hiệu nhà trường, Hội cha mẹ học sinh, Chi đoàn trường, các giáo viên chủ nhiệm luôn quan tâm giúp đỡ hoạt động Đội đạt kết quả. Qua hơn 4 năm làm Tổng phụ trách tôi luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp cũng như tìm hiểu về tư liệu hoạt động Đội. Đặc biệt là làm thế nào cho đội ngũ Ban chỉ huy Liên đội hoạt động có hiệu quả và có kinh nghiệm để luôn giữ vững danh hiệu: "Liên đội mạnh" hằng năm. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ - Tổng số học sinh toàn trường : 620 em. Trong đó: + Đội viên : 365 em. + Nhi đồng : 255 em. - Ban chỉ huy Liên đội : 15 đội em - Tổng số chi đội : 17 chi đội. - Tổng số sao nhi đồng : 21 sao. * Thuận lợi: - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên còn trẻ, nhiệt tình, năng nổ trong công tác, đặc biệt là các hoạt động ngoại khóa. - Được sự quan tâm giúp đỡ của các Ban ngành đoàn thể ở địa phương, sự đoàn kết nhất trí trong tập thể Sư phạm nhà trường và sự tích cực tham gia của phụ huynh học sinh, nên các hoạt động của nhà trường thường đạt hiệu quả giáo dục cao. - Các em đội viên nhi đồng chăm ngoan, biết nghe lời thầy cô giáo. * Khó khăn: - Dân cư đông, nhận thức không đồng đều nên ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của Đội. 6 - Đội ngũ cán bộ của Ban chỉ huy liên đội không được bồi dưỡng thường xuyên, hoạt động không đều tay. Phần lớn các em đang còn rụt rè, thiếu mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Qua thực trạng trên, nguyên nhân cơ bản là: Trong những năm gần đây hoạt động Đội trong các trường đã có nhiều chuyển biến tích cực, bởi đã có sự quan tâm của chi bộ, ban giám hiệu, sự chỉ đạo sâu sát của hội đồng Đội các cấp Tổng phụ trách Đội các nhà trường đã có sự đầu tư cao về việc xây dựng mô hình sinh hoạt, các hoạt động bề nổi được nâng lên. Tuy nhiên, mỗi lần được tham dự mô hình của các Liên đội bạn, tôi thấy hoạt động của các em phần lớn còn phụ thuộc hoàn toàn vào Tổng phụ trách và các anh chị huynh trưởng, vai trò của Ban chỉ huy Liên đội chưa được phát huy hoặc các em chưa chủ động trong việc điều hành các hoạt động của Liên đội. Mặt khác hầu hết ở các trường học việc dạy kiến thức là nhiệm vụ hàng đầu, thời gian phần lớn ưu tiên cho dạy Toán, Tiếng việt và tham gia các cuộc thi trên mạng, trên báo, các cuộc thi khác Các hoạt động Đội như sinh hoạt Đội - Sao nhi đồng, các mô hình sinh hoạt câu lạc bộ đang chỉ được tiến hành trong thời gian "tranh thủ". Ban chỉ huy Liên đội ở các nhà trường được lựa chọn lại là những học sinh khá giỏi, thời gian để tham gia các hoạt động của Liên đội rất hạn chế (có khi cha mẹ lại không muốn cho các em tham gia hoạt động Đội). Do vậy kỹ năng tham gia các hoạt động của các em hầu như thiếu hụt. Để tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho các em quả thực khó khăn, cuối cùng các liên đội đành bỏ qua dẫn đến tình trạng Ban chỉ huy Liên đội được bầu cử ra nhưng chính bản thân các em không biết được mình nhận nhiệm vụ gì, chức vụ nào trong Liên đội và sẽ thực hiện nhiệm vụ đó như thế nào ? Chính vì thế, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động Đội, vấn đề lựa chọn, đào tạo và bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên đội là yêu cầu cấp thiết. Để có đội ngũ Ban chỉ huy thực sự vững vàng về kiến thức cũng như điều hành tốt mọi hoạt động đội. Trước tiên chúng ta cần phải có kinh nghiệm lựa chọn đối tượng có đủ tiêu chuẩn, yêu cầu để bầu vào Ban chỉ huy như: 7 * Một số căn cứ lựa chọn đội viên ưu tú vào ban chỉ huy. - Căn cứ theo điều lệ Đội về công tác tổ chức Đội. - Căn cứ vào độ tuổi kế thừa của Ban chỉ huy. - Căn cứ vào yêu cầu chất lượng và năng lực chung cần có của Ban chỉ huy. + Phải là đội viên có đạo đức tốt, học tốt là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, tiêu chuẩn học tốt đối với người chỉ huy đội không chỉ cần cù chịu khó để học giỏi mà còn phải biết vươn lên đạt đỉnh cao chất lượng học tập các môn học. Đồng thời phải là tấm gương vượt khó để các bạn noi theo. Đối với chỉ huy đội khi học giỏi không tự kiêu, không coi thường người khác. Là chỉ huy Liên đội nhất thiết phải được đội viên và tập thể Đội tin yêu và tín nhiệm, chỉ huy mọi hoạt động của tập thể. Có như vậy khi đội viên được bầu vào Ban chỉ huy thì sẽ điều hành ít gặp khó khăn trong mọi hoạt động.Và đặc biệt người chỉ huy Liên đội phải có lòng đam mê hoạt động Đội và khả năng tập hợp các bạn để tổ chức hoạt động của Liên đội. Đây là yếu tố cơ bản để người chỉ huy Liên đội phát huy uy tín, khả năng tập hợp các bạn để tổ chức các hoạt động, đồng thời để Ban chỉ huy Liên đội xây dựng một tập thể đoàn kết, nhất trí cùng nhau xây dựng tập thể vững mạnh. * Một số bước cơ bản lựa chọn Ban chỉ huy Liên đội. Nói chung Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của các em, vì vậy cần phải tôn trọng quyền lựa chọn Ban chỉ huy Liên đội của các em. Song, do các em chưa nhận thức được đầy đủ, chưa biết nhìn nhận và đánh giá con người một cách khách quan và toàn diện nên người phụ trách cần giúp các em tìm hiểu và hướng dẫn để các em lựa chọn cho mình một ban chỉ huy có phẩm chất và năng lực. Cần chú ý một số vấn đề sau: - Phát hiện nòng cốt để chọn chỉ huy bằng cách thông qua nhiều hình thức hoạt động đội, qua các cuộc giao tiếp để tìm những em có năng lực cần thiết hoặc qua việc trao đổi với phụ trách Chi đội năm trước để tìm hiểu thêm đội ngũ nòng cốt. 8 - Bên cạch đó chúng ta có thể biết những đội viên có năng lực chỉ huy thông qua kết quả của hoạt động đội. - Lựa chon ban chỉ huy thông qua các kì đại hội Liên đội. III. CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG BAN CHỈ HUY LIÊN ĐỘI Để có được một đội ngũ Ban chỉ huy thực chất vững vàng về kiến thức kỹ năng điều hành Liên, Chi đội. Trước hết chúng ta cần phải có con người hội tụ đủ các yêu cầu như nhanh nhẹn, hoạt bát, có học lực khá giỏi, nhiệt tình và đam mê với công tác Đội. Vì vậy, để các buổi tập huấn có hiệu quả, trước hết cúng ta cần lựa chọn đội ngũ chỉ huy đảm bảo các yêu cầu sau: * Một số căn cứ lựa chọn đội viên ưu tú vào ban chỉ huy. - Căn cứ theo điều lệ Đội về công tác tổ chức Đội. - Căn cứ vào độ tuổi kế thừa của Ban chỉ huy. - Căn cứ vào yêu cầu chất lượng và năng lực chung cần có của Ban chỉ huy. + Phải là đội viên có đạo đức tốt, học tốt là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, tiêu chuẩn học tốt đối với người chỉ huy đội không chỉ cần cù chịu khó để học giỏi mà còn phải biết vươn lên đạt đỉnh cao chất lượng học tập các môn học. Đồng thời phải là tấm gương vượt khó để các bạn noi theo. Đối với chỉ huy đội khi học giỏi không tự kiêu, không coi thường người khác. Là chỉ huy Liên đội nhất thiết phải được đội viên và tập thể Đội tin yêu và tín nhiệm, chỉ huy mọi hoạt động của tập thể. Có như vậy khi đội viên được bầu vào Ban chỉ huy thì sẽ điều hành ít gặp khó khăn trong mọi hoạt động.Và đặc biệt người chỉ huy Liên đội phải có lòng đam mê hoạt động Đội và khả năng tập hợp các bạn để tổ chức hoạt động của Liên đội. Đây là yếu tố cơ bản để người chỉ huy Liên đội phát huy uy tín, khả năng tập hợp các bạn để tổ chức các hoạt động, đồng thời để Ban chỉ huy Liên đội xây dựng một tập thể đoàn kết, nhất trí cùng nhau xây dựng tập thể vững mạnh. * Một số bước cơ bản lựa chọn Ban chỉ huy Liên đội. 9 Nói chung Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của các em, vì vậy cần phải tôn trọng quyền lựa chọn Ban chỉ huy Liên đội của các em. Song, do các em chưa nhận thức được đầy đủ, chưa biết nhìn nhận và đánh giá con người một cách khách quan và toàn diện nên người phụ trách cần giúp các em tìm hiểu và hướng dẫn để các em lựa chọn cho mình một ban chỉ huy có phẩm chất và năng lực. Cần chú ý một số vấn đề sau: - Phát hiện nòng cốt để chọn chỉ huy bằng cách thông qua nhiều hình thức hoạt động đội, qua các cuộc giao tiếp để tìm những em có năng lực cần thiết hoặc qua việc trao đổi với phụ trách Chi đội năm trước để tìm hiểu thêm đội ngũ nòng cốt. - Bên cạch đó chúng ta có thể biết những đội viên có năng lực chỉ huy thông qua kết quả của hoạt động đội. - Lựa chon ban chỉ huy thông qua các kì đại hội Liên đội. 1. Một số nội dung, kinh nghiệm bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên, Chi đội cụ thể như sau: Để các đợt tập huấn có hiệu quả, ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch cụ thể theo từng thời điểm, giai đoạn cho các đợt bồi dưỡng theo các nhiệm vụ liên quan tới chức năng chuyên môn chứ không bồi dưỡng một đợt hết các kiến thức kỹ năng sẽ làm các em khó và không thể tiếp thu được hết một lần. Vì vậy tôi chia các giai đoàn, thời điểm bồi dưỡng như sau Bồi dưỡng Ban chỉ huy liên đội là việc làm thường xuyên, cần thiết của người phụ trách Đội, bởi Ban chỉ huy là nhân tố quyết định chất lượng hoạt động Đội. Bồi dưỡng Ban chỉ huy là phát huy những mặt mạnh sẵn có của các em, đồng thời khơi dậy tiềm năng để vươn tới những phẩm chất năng lực cần có của người chỉ huy. Tôi đã vạch ra những nội dung và hình thức bồi dưỡng cho các em như sau: a. Bồi dưỡng về phương pháp công tác của Ban chỉ huy: - Hướng dẫn cho các em cách ghi chép biên bản, thực hiện các sổ sách của Đội, dự thảo nghị quyết, báo cáo thi đua, báo cáo tổng kết. Hướng dẫn các em viết các chi tiết rõ ràng, đúng quy định. 10