TÔN ĐỨC THẮNG-chiến sĩ xuất sắc của phong trào hòa bình thế giớiii

3 2.2K 134
TÔN ĐỨC THẮNG-chiến sĩ xuất sắc của phong trào hòa bình thế giớiii

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CĐ TỔNG CTY TM SÀI GÒN TNHH MỘT TV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CĐ CTY CỔ PHẦN VLXD VÀ TTNT TP HCM (CMID) Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Họ tên người dự thi : NGUYỄN THỊ ANH HƯNG “CHỦ TỊCH TƠN ĐỨC THẮNG - MỘT NHÂN CÁCH LỚN” Lần 3 năm 2013 Bài viết : Tơn Đức Thắng - người chiến sĩ xuất sắc trong cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới. Chủ tịch Tơn Đức Thắng khơng chỉ là người cộng sản kiên cường, mẫu mực, nhà lãnh đạo có uy tín lớn đối với Đảng và nhân dân Việt Nam mà còn là người chiến sĩ kiên trung của giai cấp cơng nhân, có đóng góp to lớn đối với cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới, là người được nhân dân u chuộng hòa bình thế giới kính trọng, nể phục. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Người gắn liền với lịch sử vẻ vang của Đảng ta, của cách mạng Việt Nam và phong trào đấu tranh vì hòa bình thế giới, tình hữu nghị giữa các dân tộc. Đồng chí khơng chỉ “là một trong các chiến sĩ lớp đầu của phong trào cộng sản và giải phóng dân tộc ở nước ta” , mà suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí tồn tâm, tồn ý chăm lo vun đắp khối đại đồn kết dân tộc và đồn kết quốc tế trong cuộc trường chinh vì hòa bình, hữu nghị, độc lập và tự do của các dân tộc. Ngay từ khi làm thợ máy trên Chiến hạm France, đồng chí đã hồ mình vào cuộc sống của những người lao động mang nhiều quốc tịch, được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa truyền thống và hiện đại. Do vậy, sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các đế quốc Anh, Pháp, Mỹ liên minh âm mưu tiêu diệt nước Nga Xơ Viết bằng vũ trang, Chiến hạm France được lệnh tấn cơng Xêvátxtơpơn trên bờ Biển Đen, đồng chí đã dũng cảm tham gia cuộc nổi dậy của các thủy thủ trên chiến hạm của Pháp, chống lại cuộc chiến tranh phản cách mạng của các đế quốc nhằm vào nước Nga Xơ Viết (1919), tỏ rõ sự ủng hộ nền hòa bình của nhân dân Xơ Viết. Đây là sự kiện quan trọng và có ý nghĩa lớn trong sự nghiệp cách mạng của Tơn Đức Thắng. Đồng chí trở thành người Việt Nam đầu tiên biểu thị tinh thần quốc tế bằng hành động dũng cảm chống chiến tranh phản cách mạng, bảo vệ hòa bình, bảo vệ Nhà nước cơng nơng đầu tiên trên thế giới. Qua cuộc nổi dậy ở Biển Đen, những nguyện vọng hòa bình đã ăn sâu, lan rộng trong binh sĩ, cơng nhân trên chiến hạm, trong đó có Tơn Đức Thắng. Đồng chí đã trở thành chiến sĩ bảo vệ hòa bình quốc tế ngay trong những năm 20 của thế kỷ XX - thế kỷ chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh, nhiều xung đột và bất ổn . Sau cuộc phản chiến trên Biển Đen, đồng chí bị trục xuất khỏi nước Pháp và trở lại Sài Gòn làm cơng nhân, ra sức liên lạc với anh em cơng nhân. Năm 1925, thực dân Pháp điều động một đồn tàu chiến sang Trung Quốc để đàn áp phong trào cách mạng, bảo vệ các tơ giới của tư bản Pháp tại đây. Trên hành trình tới Trung Quốc, tàu Misơlê (J.Michelet) bị hỏng, phải vào xưởng Ba Son để sửa chữa. Tơn Đức Thắng đã tổ chức và lãnh đạo cuộc bãi cơng của hơn 1.000 cơng nhân Ba Son, sau 9 ngày bãi cơng, cuộc đấu tranh thắng lợi. Sau đó, cơng nhân đi làm trở lại nhưng tiếp tục lãn cơng để kéo dài thời gian sửa chữa tàu, cho đến tận khi phong trào đấu tranh của cơng nhân và thủy thủ Trung quốc đã kết thúc thắng lợi . Tháng 7-1929, chính quyền thực dân Pháp tiến hành đợt khủng bố, bắt bớ tại Sài Gòn, Tơn Đức Thắng cùng nhiều đồng chí bị địch bắt. Sau hơn một năm giam cầm tại Khám Lớn Sài Gòn, tồ đại hình Pháp kết án Tơn Đức Thắng 20 năm khổ sai và ra đày ra Cơn Đảo. Tại nơi địa ngục trần gian này, Tôn Đức Thắng cùng những người cộng sản biến nhà tù thành trường học cách mạng, thành lập chi bộ cộng sản, Hội những người tù đỏ Từ tham gia cuộc phản chiến của thủy thủ Pháp trên Biển Đen, chống cuộc can thiệp vũ trang vào nước Nga Xô viết đến lãnh đạo cuộc đình công, lãn công của công nhân Ba Son làm chậm trễ việc sửa chữa Chiến hạm Misơlê (1925), với Tôn Đức Thắng, đó không chỉ là tham gia, góp phần mình vào những sự kiện lịch sử có ý nghĩa chính trị lớn mà còn thể hiện tinh thần chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới. Cách mạng Tháng Tám thành công, vừa được bầu là Uỷ viên Ban Thường trực Quốc hội Khoá I, (tháng 3-1946), tháng 4-1946, Đồng chí là Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội nước ta sang thăm nước Pháp theo lời mời của Quốc hội nước Cộng hòa Pháp từ ngày 25-4 dến 16-5-1946. Trong thời gian trên đất Pháp, đồng chí cùng đoàn ta tiếp xúc với các chính giới ở Pháp. Trên cương vị được phân công, đồng chí đã gặp gỡ kiều bào, một số nhân vật tiêu biểu, tiến bộ cùng giới trí thức Pháp. Đồng chí và Đoàn đi đã làm đúng lời căn dặn của Hồ Chí Minh: "Đoàn kết, cẩn thận, làm cho người Pháp hiểu ta để gây tình hữu nghị giữa hai dân tộc" , góp phần làm cho dư luận Pháp hiểu rõ hơn thiện chí hoà bình của nhân dân Việt Nam, thắt chặt thêm tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Pháp. Tôn Đức Thắng đóng góp quan trọng cho sự ra đời của Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt), tập hợp, đoàn kết rộng rãi mọi cá nhân và đảng phái yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất. Trên cương vị Phó Hội trưởng Hội Liên Việt, Tôn Đức Thắng đã đem hết sức lực, trí tuệ và nhiệt tình cống hiến cho sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc vì hòa bình và độc lập, tự do. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ, chính sách đại doàn kết của Mặt trận thu được những thắng lợi to lớn. Quan hệ hòa bình, hữu nghị giữa Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam với các nước, đặc biệt là với Trung Quốc, Liên Xô, Lào, Campuchia ngày càng thêm phát triển, thắt chặt. Kháng chiến thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, cả dân tộc tiếp tục phải gồng mình trong cuộc trường chinh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Ngay trong Lời kêu gọi của Ủy Ban Liên Việt toàn quốc về việc ký kết các hiệp định đình chiến ở Đông Dương, ngày 24-7-1954, Tôn Đức Thắng đã nêu rõ: "Mặt trận Dân tộc thống nhất rộng rãi, gương cao ngọn cờ hòa bình tiến lên". Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời, đồng chí được các tầng lớp nhân dân suy tôn làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (9/1955 – 2/1977) và đảm trách nhiều chức vụ quan trọng: Trưởng Ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Năm 1969, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước. Trên các cương vị đảm nhiệm, Tôn Đức Thắng nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ, cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Mặt trận lãnh đạo cuộc đấu tranh trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao, phát huy cao độ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn, góp phần vào bảo vệ nền hòa bình trong khu vực và thế giới. Trên cương vị Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch danh dự Uỷ ban Bảo vệ hoà bình thế giới của Việt Nam. Là chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi vì nền hòa bình thế giới, tháng 7/1955, Đại hội hòa bình thế giới họp ở Henxinki (Phần Lan), đã bầu Tôn Đức Thắng làm Ủy viên Hội đồng Hoà bình thế giới. Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam đương nhiên là trở thành một thành viên của Mặt trận Hòa bình dân chủ thế giới. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam tích cực tham gia vào các mặt trận, liên minh quốc tế. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bằng uy tín và những nỗ lực hoạt động của mình, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã góp phần quan trọng đánh bại các luận điệu hòa bình giả hiệu đầy nham hiểm của đế quốc Mỹ, vu cáo Việt Nam Dân chủ cộng hòa "tấn công một quốc gia độc lập", đập tan âm mưu gây chia rẽ Việt Nam với đồng minh và bạn bè quốc tế, cô lập Việt Nam Trong 21 năm đụng đầu giữa hòa bình và chiến tranh, cách mạng và phản cách mạng, đầy gay go, ác liệt, cuộc kháng chiến của nhân dân ta trở thành tuyến đầu của phong trào đấu tranh vì hòa bình, giải phóng dân tộc. Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, ngọn cờ "hòa bình" tiếp tục được giương cao, tiếp tục là sợi chỉ đỏ xuyên suốt sự nghiệp hoạt động cách mạng của Tôn Đức Thắng. Với ngọn cờ hòa bình, Việt Nam đã trở thành tiêu điểm của thời đại, có sức hút mạnh mẽ, tập hợp rộng rãi các lực lượng tiến bộ và yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, kể cả nhân dân Mỹ. Mặt trận đoàn kết ủng hộ cuộc đấu tranh vì hòa bình, công lý của nhân dân Việt Nam ngày càng rộng lớn. Mặt trận hòa bình thế giới đã góp phàn không nhỏ tạo nên sức mạnh vô địch của cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Là chiến sĩ quốc tế, Chủ tịch Tôn Đức Thắng nỗ lực góp phần vào sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình, hữa nghị giữa các dân tộc, vun đắp cho tình đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân tiến bộ trên thế giới. Cống hiến lớn lao của Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong phong trào đấu tranh chung cho nền hoà bình, hữu nghị, được nhân dân thế giới khâm phục, bạn bè quốc tế ghi nhận. Ngày 9-12-1955, đồng chí là người Việt Nam đầu tiên được Ủy ban Giải thưởng hòa bình quốc tế Stalin của Liên Xô quyết định trao tặng Giải thưởng Stalin "Về sự nghiệp củng cố hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc" (giải thưởng nay sau đó mang tên Lênin). Tại Lễ trao giải, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã khẳng định nhân dân Việt Nam sẽ đấu tranh đến cùng để xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập giàu mạnh và cố gắng góp phần hơn nữa cho sự nghiệp giữ gìn và củng cố nền hòa bình trên thế giới. Đồng chí Tôn Đức Thắng là chiến sĩ xuất sắc của phong trào đấu tranh vì nền hoà bình và tình hữu nghị; xứng đáng là người tiêu biểu về những cống hiến mà nhân dân Việt Nam đã đóng góp vào cuộc đấu tranh để bảo vệ, tăng cường nền hòa bình ở châu Á và trên thế giới. Là một con người hành động, có đức tính khiêm tốn, giản dị luôn yêu chuộng hòa bình, hữu nghị và có lòng nhân ái, bao dung. Đó là điểm tương đồng giúp cho đồng chí có những đóng góp rất lớn vào bệ đỡ cho sự nghiệp xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc và tình đoàn kết quốc tế cao cả. Do những cống hiến to lớn của đồng chí với Tổ quốc và nhân dân, năm 1958, nhân dịp Chủ tịch Tôn Đức Thắng tròn 70 tuổi, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã quyết định trao tặng Huân chương Sao vàng. Tại Lễ trao tặng, đánh giá về sự đóng góp lớn lao, toàn diện của đồng chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Đồng chí Tôn Đức Thắng là một người con ưu tú của Tổ quốc, suốt 50 năm đã không ngừng hoạt động cách mạng. 17 năm bị thực dân Pháp cầm tù, chín năm tham gia lãnh đạo kháng chiến, bốn năm phấn đấu để giữ gìn hòa bình thế giới và đấu tranh cho sự nghiệp thống nhất nước nhà" . Trước những hành động leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền hòa bình thế giới, và những hoạt động của Mặt trận trong đó có vai trò của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, vấn đề Việt Nam ngày càng được thế giới quan tâm, dần dần thức tỉnh nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình thế giới, kể cả nhân dân Mỹ. Ở nhiều nước, ủy ban ủng hộ Việt Nam, ủy ban đoàn kết với Việt Nam đã hình thành. Đồng chí Võ Chí Công – Nguyên Chủ tịch nước ta cũng đã khẳng định: "Cống hiến lớn lao của Chủ tịch Tôn Đức Thắng cho nền độc lập dân tộc và hòa bình thế giới đã được nhân dân thế giới khâm phục và kính mến. Chủ tịch Tôn Đức Thắng là người Việt Nam đầu tiên được Giải thưởng hòa bình quốc tế Lênin, xứng đáng là chiến sĩ xuất sắc của phong trào hòa bình thế giới" . Đồng chí Tôn Đức Thắng là con người thời đại, với những đóng góp của người chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp hòa bình và chủ nghĩa xã hội. Tháng 11- 1967, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 Cách mạng tháng Mười, đồng chí được Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô quyết định tặng thưởng Huân chương Lênin - Huân chương cao quý nhất của Liên Xô . Khi đất nước đã hòa bình, đôc lập, thống nhất hơn 30 năm, Việt Nam đã trở thành thành viên của hầu hết các chức quốc tế, ngày càng có vị thế trong đời sống chính trị thế giới, được tín nhiệm bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, học tập tấm gương Tôn Đức Thắng - người chiến sĩ cộng sản kiên cường, mẫu mực, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng và nhân dân Việt Nam , người chiến sĩ xuất sắc trên mặt trận đấu tranh vì hòa bình thế giới, toàn Đảng, toàn dân tiếp tục nỗ lực đóng góp vào củng cố nền hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới, hiện thực hóa chính sách đối ngoại của Đảng: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trọng đồng thế giới vì mục tiêu hòa bình, độc lập và phát triển. . thưởng hòa bình quốc tế Lênin, xứng đáng là chiến sĩ xuất sắc của phong trào hòa bình thế giới" . Đồng chí Tôn Đức Thắng là con người thời đại, với những đóng góp của người chiến sĩ đấu tranh. hơn nữa cho sự nghiệp giữ gìn và củng cố nền hòa bình trên thế giới. Đồng chí Tôn Đức Thắng là chiến sĩ xuất sắc của phong trào đấu tranh vì nền hoà bình và tình hữu nghị; xứng đáng là người. Là chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi vì nền hòa bình thế giới, tháng 7/1955, Đại hội hòa bình thế giới họp ở Henxinki (Phần Lan), đã bầu Tôn Đức Thắng làm Ủy viên Hội đồng Hoà bình thế giới.

Ngày đăng: 05/02/2015, 01:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan