1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Qua những cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Anh, Pháp, Đức vào nửa đầu thế kỉ XIX, hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của phong trào công nhân thời đó.

1 774 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 5,28 KB

Nội dung

Ở Pháp, do bị bóc lột nặng nề và đời sống quá khó khăn. - Ở Pháp, do bị bóc lột nặng nề và đời sống quá khó khăn, công nhân đốt thành phố Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Ngày 3-12-1831, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. Công nhân thất bại vì thiếu tổ chức và lực lượng của giai cấp tư sản mạnh lại được sự giúp đỡ của quân đội.Năm 1834, một cuộc khởi nghĩa khác của công nhân Li-ông lại nổ ra, với ý thức chính trị rõ rệt. Sau 5 ngày đêm chiến đấu, cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Cuộc khởi nghĩa lần này thất bại vì giai cấp công nhân Pháp chưa có sự chỉ đạo thống nhất, không liên hệ và nhận được sự ủng hộ, phối hợp của công nhân các địa phương khác trong nước.Qua hai lần khởi nghĩa của công nhân Li-ông đều bị đàn áp nhưng có thể thấy một ưu điểm rõ ràng là công nhân Pháp đang trở thành một lực lượng độc lập, đấu tranh cho mục tiêu, quyền lợi của mình ; họ đã bắt đầu thoát khỏi phong trào dân chủ của giai cấp tư sản lãnh đạo.- Ở Anh, trong những năm 1836 - 1848, một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ chức đã diễn ra - phong trào Hiến chương. Họ tiến hành mít tinh, đưa kiến nghị có chữ kí của đông đảo công nhân lên nghị viện, đòi quyền phổ thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động. Mặc dù bị đàn áp, song đây là phong trào có mục tiêu chính trị rõ ràng và được sự hưởng ứng rộng rãi của quần chúng. Những kinh nghiệm của phong trào Hiến chương đã cung cấp cho c. Mác và Ph. Ăng-ghen nhiều tài liệu quý để xây dựng lí luận về chủ nghĩa xã hội khoa học về sau.- Ở Đức, đời sống của công nhân và thợ thủ công rất cơ cực, công nhân vừa bị tư bản bóc lột vừa phải đóng thuế cho địa chủ phong kiến địa phương. Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din khởi nghĩa, phá hủy nhà xưởng. Tuy chưa giành được thắng lợi nhưng cuộc khởi nghĩa Sơ-giê-din nói riêng và phong trào công nhân Đức nói chung trong những năm 40 của thế kỉ XIX đã báo hiệu nước Đức đang trở thành một trung tâm của cách mạng thế giới.Nhìn chung, những cuộc đấu tranh trên của giai cấp công nhân Anh. Pháp, Đức đều thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng, song đã đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này.

Ở Pháp, do bị bóc lột nặng nề và đời sống quá khó khăn. - Ở Pháp, do bị bóc lột nặng nề và đời sống quá khó khăn, công nhân đốt thành phố Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Ngày 3-12-1831, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. Công nhân thất bại vì thiếu tổ chức và lực lượng của giai cấp tư sản mạnh lại được sự giúp đỡ của quân đội. Năm 1834, một cuộc khởi nghĩa khác của công nhân Li-ông lại nổ ra, với ý thức chính trị rõ rệt. Sau 5 ngày đêm chiến đấu, cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Cuộc khởi nghĩa lần này thất bại vì giai cấp công nhân Pháp chưa có sự chỉ đạo thống nhất, không liên hệ và nhận được sự ủng hộ, phối hợp của công nhân các địa phương khác trong nước. Qua hai lần khởi nghĩa của công nhân Li-ông đều bị đàn áp nhưng có thể thấy một ưu điểm rõ ràng là công nhân Pháp đang trở thành một lực lượng độc lập, đấu tranh cho mục tiêu, quyền lợi của mình ; họ đã bắt đầu thoát khỏi phong trào dân chủ của giai cấp tư sản lãnh đạo. - Ở Anh, trong những năm 1836 - 1848, một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ chức đã diễn ra phong trào Hiến chương. Họ tiến hành mít tinh, đưa kiến nghị có chữ kí của đông đảo công nhân lên nghị viện, đòi quyền phổ thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động. Mặc dù bị đàn áp, song đây là phong trào có mục tiêu chính trị rõ ràng và được sự hưởng ứng rộng rãi của quần chúng. Những kinh nghiệm của phong trào Hiến chương đã cung cấp cho c. Mác và Ph. Ăng-ghen nhiều tài liệu quý để xây dựng lí luận về chủ nghĩa xã hội khoa học về sau. - Ở Đức, đời sống của công nhân và thợ thủ công rất cơ cực, công nhân vừa bị tư bản bóc lột vừa phải đóng thuế cho địa chủ phong kiến địa phương. Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din khởi nghĩa, phá hủy nhà xưởng. Tuy chưa giành được thắng lợi nhưng cuộc khởi nghĩa Sơ-giê-din nói riêng và phong trào công nhân Đức nói chung trong những năm 40 của thế kỉ XIX đã báo hiệu nước Đức đang trở thành một trung tâm của cách mạng thế giới. Nhìn chung, những cuộc đấu tranh trên của giai cấp công nhân Anh. Pháp, Đức đều thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng, song đã đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này.

Ngày đăng: 07/10/2015, 01:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w