Cho nên tôi góp thêm “Một vài kinh nghiệm về kỹ năng chữa lỗi chủ ngữ, vị ngữ ở mụn Ngữ văn 6” Phần II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1-Thực trạng Trong quá trình giảng dạy và qua việc thực hiện dự
Trang 1Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ
Cũng như ngôn ngữ của loài người nói chung, câu Tiếng Việt là một phương tiện giao tiếp quan trọng trong xã hội Chức năng đó chẳng những biểu lộ trong lĩnh vực giao tiếp hàng ngày của mọi người Việt Nam, mà còn được biểu lộ trong các lĩnh vực hoạt động giao tiếp về chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, giáo dục, ngoại giao Câu Tiếng Việt đã
từ lâu là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ Nó đã góp phần thể hiện rõ sức mạnh và sự tinh tế, uyển chuyển trong lĩnh vực hoạt động nghệ thuật
Nhưng trong thực tế giảng dạy hiện nay, tôi nhận thấy kỹ năng đặt câu và chữa lỗi của học sinh còn chưa tốt Nhiều em thường tỏ ra rất lúng túng khi yêu cầu đặt câu, có khi câu do các em đặt ra nhưng các em cũng không biết đúng hay sai, có mắc lỗi gì không? Hoạt động trên lớp là hoạt động giao tiếp giữa thầy với trò, nếu học sinh nói chưa thành câu thì giao tiếp không đạt được mục đích, giờ học không có kết quả Từ những điều đó tôi nghĩ, giờ dạy Tiếng Việt giáo viên có đủ điều kiện để khắc phục những hạn chế kể trên
của học sinh Cho nên tôi góp thêm “Một vài kinh nghiệm về kỹ năng chữa lỗi chủ ngữ, vị ngữ ở mụn Ngữ văn 6”
Phần II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1-Thực trạng
Trong quá trình giảng dạy và qua việc thực hiện dự giờ các đồng nghiệp tôi thấy có một số giờ dạy tiếng việt mà cụ thể là trong việc rèn kỹ năng sửa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ cho học sinh đạt hiệu quả chưa cao Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc rèn luyện
kỹ năng đặt câu cho học sinh qua các giờ dạy vì thời gian trên lớp để thực hiện và tổ chức cho học sinh rèn luyện là không nhiều
Mặt khác do học sinh khối 6 của trường mới chuyển từ lớp 5 lên nên chưa có nhiều thời gian để thích nghi nhanh với các phương pháp học tập mới Vì thế khiến cho một số giờ dạy đạt hiệu quả chưa cao Một bộ phận học sinh còn chậm, năng lực còn hạn chế, các
em học tập còn thụ động, chưa tích cực, việc chuẩn bị bài chưa tốt Đặc biệt là khả năng nắm bắt về câu và cách chữa lỗi của không ít học sinh vẫn còn mơ hồ, chưa chắc chắn
2 Kết quả
Trong đầu năm học 2012- 2013 (HKI) tôi đó mạnh dạn tiến hành khảo sỏt ở lớp 6/2, 6/3
và đạt kết quả như sau :
Trang 2
Như vậy kỹ năng chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ của học sinh còn nhiều hạn chế Từ thực trạng trên tụi nhõn thấy rằng :
* Về phớa giỏo viờn
Giáo viên cần chủ động đầu tư nghiên cứu, thiết kế bài dạy, sưu tầm các lỗi sai về chủ ngữ, vị ngữ, chuẩn bị đồ dùng dạy học cho tiết dạy Từ đó có cơ sở cho việc áp dụng đổi mới phương pháp cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp dạy để việc rèn kỹ năng chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ cho học sinh đạt kết quả tốt hơn
* Về phớa học sinh
Đối với học sinh cần phải tích cực chủ động học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên Có ý thức chuẩn bị bài đầy đủ cũng như ý thức được tầm quan trọng của những kỹ năng chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ trong giao tiếp cũng như trong quá trình học tập
II Các biện pháp thực hiện
Trước hết để học sinh nắm được cách chữa lỗi, giáo viên phải giúp học sinh hiểu được câu đúng quy tắc ngữ pháp Nghĩa là câu phải có đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ mới được chấp nhận
1 - Phải xác định được thành phần chủ ngữ , vị ngữ và rút ra lỗi sai của câu.
Đối với học sinh thì đây là một thao tác cơ bản nhưng cần thiết bắt đầu cho việc chữa lỗi
Vì chỉ khi nào học sinh đã xác định được câu mà mình cần sửa đã có đầy đủ thành phần chủ - vị chưa, câu đó có thiếu thành phần nào không, nếu thiếu thì thiếu thành phần chủ ngữ hay vị ngữ thì lúc đó học sinh mới có cơ sở để tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo về chữa lỗi một cách hiệu quả Mà muốn xác đinh được chủ ngữ và vị ngữ trong câu thì cần phải vận dụng kỹ năng Đặt câu hỏi để kiểm tra và xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ (
Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi : Ai?, Cái gì?, Con gì?, Còn vị ngữ thì trả lời cho các câu hỏi: Là ai?, Là cái gì?, Làm gì?, Như thế nào?, Làm sao? ) Ví dụ;
(1) - Anh / đi đâu đấy (2) - Ai / là chủ nhà đây?
C V C V
(3) - Em / học Tiếng Việt.
C V
Ví dụ: Để thực hiện việc sữa lỗi về chủ ngữ hoặc vị ngữ cho các câu sau;
a) Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí ” cho thấy Dế Mèn biết phục thiện
b) Qua truyện “ Dế Mèn phiêu liêu kí” , em thấy Dế Mèn biết phục thiện c) Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
d) Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
* Yêu cầu
- Học sinh xác định được thành phần chủ ngữ và vị ngữ của các câu trên
- Xác định lỗi sai của câu là do thiếu thành phần nào trong câu
* Kết quả
Trang 3a) Qua truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
Tr V
( Như vậy đây là câu thiếu thành phần chủ ngữ)
b) Qua truyện “ Dế Mèn phiêu liêu kí ”, em / thấy Dế Mèn biết phục thiện
Tr C V
( Câu đầy đủ thành phần chủ ngữ , vị ngữ)
c) Thánh Gióng / cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù
C V
( Câu đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ)
d) Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù
C
(Đây là câu thiếu thành phần vị ngữ)
2- Xác định được nguyên nhân mắc lỗi
Đối với học sinh thì đây là bước tiếp theo để rèn kỹ năng chữa lỗi sau khi đã xác định được chủ ngữ và vị ngữ cũng như xác định được lỗi sai Qua việc này học sinh sẽ thâý được các câu trên thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ là do đâu? Hay vì sao lại bị mắc lỗi như thế?
Từ đó học sinh sẽ có cơ sở và căn cứ để thực hiện việc chữa lỗi
Ví dụ khi học sinh đã xác định được lỗi sai ở các câu trên thì học sinh tiếp tục xác định nguyên nhân mắc lỗi đó là:
Câu a Nguyên nhân: Do lầm trạng ngữ với chủ ngữ
Câu d Nguyên nhân: Do lầm Định ngữ với Vị ngữ
3- Xác định cách chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
Đây là bước quan trọng cuối cùng nhằm rèn luyện cho học sinh ôn lại cả kỹ năng đặt câu từ các cách sửa khác nhau Tuy nhiên sau khi chữa lỗi thì có nhiều cách khác nhau miễn là cách sửa lỗi đó phù hợp nhất Vì vậy cần căn cứ vào nội dung, hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của câu đó như thế nào để có cách phù hợp và dễ hiểu nhất mà câu vẫn đúng với quy tắc ngữ pháp và nội dung ý nghĩa của câu
* Cách sửa lỗi sai về chủ ngữ: Theo các cách sau
Câu a: Qua truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
Tr V
( Như vậy đây là câu thiếu thành phần chủ ngữ) 1) Thêm chủ ngữ cho câu: Tác giả
Qua truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” tác giả cho em thấy Dế Mèn biết phục
Tr C V
thiện
2) Biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ từ “qua”
Truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí ” / cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện
C V
Trang 43) Biến vị ngữ thành một cụm chủ - vị.
Qua truyện “ Dế Mèn phiêu liêu kí”, em / thấy Dế Mèn biết phục thiện
Tr C V
* Cách chữa lỗi sai về vị ngữ: Theo các cách sau:
1) Thêm bộ phận vị ngữ.
d) Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù /
C
đã để lại trong em niềm kính phục
V
2) Bỏ từ “Hình ảnh”
Thánh Gióng / cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
C V
3) Hoặc biến cụm danh từ : “ Hình ảnh / Thánh gióng cưỡi ngựa sắt, vung
roi sắt, xông thẳng vào quân thù ” thành bộ phận của cụm chủ - vị.
Em rất thích hình ảnh Thánh gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù
Để thực hiện vấn đề trên hiệu quả hơn, tôi xin đưa ra ứng dụng việc áp dụng đổi mới
phương pháp về việc rèn kỹ năng chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ cho học sinh lớp 6 Qua việc đưa ra những hoạt động cơ bản nhất, mang tính định hướng cho hoạt động dạy và học trong một tiết dạy cụ thể
* ỨNG DỤNG ÁP DỤNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP VÀO VIỆC RÈN KỸ NĂNG
VỀ CHỮA LỖI CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ CHO HỌC SINH LỚP 6
TIẾT 120 CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ
* Mục tiêu cần đạt
- Củng cố cách đặt câu của học sinh
- Phát hiện và chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ khi nói, viết
- Củng cố và nhấn mạnh, ý thức về câu đúng ngữ pháp Nắm được lỗi sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần trong câu
* Chuẩn bị
- Giáo viên chuẩn bị bảng phụ
- Chuẩn bị các tài liệu có liên quan
- Học sinh chuẩn bị bài ở nhà chu đáo; Học bài cũ, soạn bài mới chu đáo,
* Vị trí, vai trò.
- Kỹ năng chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ cho học sinh có vai trò quan trọng trong việc học tập phân môn tiếng việt nói riêng và bộ môn Ngữ văn nói chung Vì với học sinh nếu các
em nắm được kỹ năng này một cách thành thạo thì sẽ giúp các em sử dụng câu tiếng việt trong giao tiếp và học tập đạt hiệu quả cao
Tổ chức hoạt động dạy học
Trang 5* Hoạt động 1: Chữa lỗi câu thiếu chủ ngữ
* Công việc: Giáo viên cho tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận nhóm ( theo bàn) để thực hiện các công việc sau vào phiếu học tập;
- Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu ở ví dụ 1 mục I.
- Xác định lỗi sai của câu
- Xác định nguyên nhân của lỗi sai trên và nêu ra cách chữa lỗi
* Phiếu học tập.
Câu Xác định chủ ngữ, vị
ngữ
Lỗi sai Nguyên nhân Cách chữa lỗi
* Bảng dữ liệu
a) Qua truyện “ Dế Mèn phiêu lưu ký ” cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
b) Qua truyện “ Dế Mèn phiêu lưu ký ” em thấy Dế Mèn biết phục thiện.
* Hoạt động của giáo viên.
- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh
- Giáo viên đi xuống các nhóm, quan sát, theo dõi và nhắc nhở HS hoạt động
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày kết qủa hoạt động của nhóm, tổ chức cho lớp nhận xét và bổ sung
- Giáo viên đánh giá khái quát và bổ sung kiến thức cho học sinh nếu cần thiết
* Hoạt động của học sinh
- Trao đổi, thảo luận nhóm để thực hiện các công việc giáo viên giao như trên
- Đại diện nhóm trình bày kết quả đã thực hiện vào phiếu học tập nhanh gọn, đúng theo yêu cầu
- Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm khác
* Kết quả cụ thể của hoạt động 1
Đối với việc thực hiện hoạt trên trong việc chữa lỗi thì học sinh chỉ trình bày kết quả vào phiếu học tập của một trong các cách chữa lỗi như trên miễn là nó phù hợp và đúng với yêu cầu
Câu Xác định chủ ngữ, vị ngữ Lỗi sai Nguyên Cách chữa
Trang 6a
Qua truyện “ Dế Mèn phiêu
Tr
lưu kí ” cho thấy Dế Mèn
V
biết phục thiện
Đây là Câu thiếu thành phần chủ ngữ
Do lầm trạng ngữ với chủ ngữ
1 Thêm chủ ngữ ; Tác giả
Qua truyện “ Dế Mèn phiêu Tr
lưu kí ” tác giả cho em
C V thấy Dế Mèn biết phục thiện
* Hoạt động 2: Chữa lỗi câu thiếu vị ngữ.
* Công việc Giáo viên cho tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận nhóm ( theo bàn) để
thực hiện các công việc sau vào phiếu học tập
- Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu ở ví dụ 1 mục II.
- Xác định lỗi sai của câu
- Xác định nguyên nhân của lỗi sai trên và nêu ra cách chữa lỗi
* Phiếu học tập
Câu Xác định chủ ngữ, vị
ngữ
Lỗi sai Nguyên nhân Cách chữa lỗi
* Bảng dữ liệu
a Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân thù.
b.Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
c Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
d Bạn Lan là người học giỏi nhất lớp 6A.
* Hoạt động của giáo viên
- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh
- Giáo viên đi xuống các nhóm, quan sát, theo dõi và nhắc nhở HS hoạt động
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bầy kết qủa hoạt động của nhóm, tổ chức cho lớp nhận xét và bổ sung
- Giáo viên đánh giá khát quát và bổ sung kiến thức cho học sinh nếu cần thiết
* Hoạt động của học sinh
- Trao đổi, thảo luận nhóm để thực hiện các công việc giáo viên giao như trên
- Đại diện nhóm trình bày kết quả đã thực hiện vào phiếu học tập nhanh gọn, đúng theo yêu cầu
Trang 7- Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm khác.
* Kết quả cụ thể của hoạt động 2
Cũng như hoạt động về chữa lỗi chủ ngữ thì trong quá trình thực hiện chữa lỗi về vị ngữ học sinh chỉ trình bày kết quả vào phiếu học tập của mình, một trong các cách chữa lỗi như sau :
Câu Xác định chủ ngữ, vị
ngữ
Lỗi sai Nguyên
nhân
Cách chữa lỗi
b d) Hình ảnh Thánh
Gióng cưỡi ngựa sắt,
vung roi sắt, xông
thẳng vào quân thù
C
Câu thiếu thành phần
vị ngữ
Lầm Định ngữ với
vị ngữ
1)Thêm bộ phận vị ngữ;
Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng
vào quân thù / đã để
C V
lại trong em niềm kính phục
c Bạn lan /, người
C PN
học giỏi nhất lớp 6A
( Chú ý: PN- Phụ
ngữ; người học giỏi
nhất lớp 6A, giải thích
cho cụm từ “ Bạn
Lan”).
Câu thiếu thành phần
vị ngữ
Lầm phụ ngữ với vị ngữ
1) Thay dấu (,) bằng từ “là”;
Bạn lan / là người
C V học giỏi nhất lớp 6A
2) Thêm một cụm từ làm vị ngữ;
Bạn Lan, người học giỏi nhất
C PN lớp 6A , / là bạn thân của tôi
V
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1: - Xác định yêu cầu của bài tập 1, Đặt câu hỏi để kiểm tra các câu có lỗi thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ không?
- Rút ra kết luận câu có đầy đủ thành phần theo quy tắc Tiếng Việt không?
* GV yêu cầu học sinh hoạt động độc lập để trình bày kết quả
( Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi – Lớp nhận xét và bổ sung)
* Gợi ý trả lời;
a) Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa
- Câu hỏi để xác định chủ ngữ: Ai không làm gì nữa? ( bác Tai, cô Mắt , cậu Chân, cậu
tay).
- Câu hỏi để xác định vị ngữ: Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay như thế
nào? ( Không làm gì nữa)
* Kết luận: Đây là câu có đầy đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ theo quy tắc Tiếng Việt
Trang 8b) Lát sau, Hổ đẻ được.
- Câu hỏi để xác định chủ ngữ: Con gì đẻ được? (Hổ)
- Câu hỏi để xác định vị ngữ: Làm gì? Lát sau, Hổ làm gì? (đẻ được)
Kết luận: Câu có đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ.
c) Hơn mười năm sau, bác Tiều già rồi chết
- Câu hỏi để xác định chủ ngữ: Ai? Ai già rồi chết? (bác Tiều)
- Câu hỏi để xác định vị ngữ: Làm sao? bác Tiều làm sao? (già rồi chết)
Kết luận: Câu có đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ.
Bài tập 2:
- GV cho học sinh xác định yêu cầu bài tập Xác định câu nào viết sai trong số các câu dưới đây? vì sao?
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ trao đổi thảo luận nhóm ( theo bàn) để xác định câu sai và cho biết vì sao? cho biết cách sửa
- Lớp nhận xét và bổ sung
a Kết quả của năm học đầu tiên ở trường Trung học cơ sở / đã động viên em rất
C V
nhiều
- Chủ ngữ: Đặt câu hỏi : Cái gì? Cái gì đã động viên em rất nhiều? (Kết quả của năm
học đầu tiên ở trường Trung học cơ sở)
- Vị ngữ: Đặt câu hỏi: Như thế nào? Kết quả của năm học đầu tiên ở trường Trung học cơ
sở đã làm em như thế nào? ( đã động viên em rất nhiều)
Kết luận: Câu đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ.
b Với kết quả của năm học đầu tiên ở trường Trung học cơ sở / đã động viên
C V
em rất nhiều
- Chủ ngữ: Trả lời cho câu hỏi Cái gì? Câu này không xác định được chủ ngữ ( không có
chủ ngữ).
- Vị ngữ: như thế nào? ( đã động viên em rất nhiều)
* Kết luận: Đây là câu thiếu chủ ngữ.
* Nguyên nhân: Do lầm trạng ngữ với chủ ngữ.
* Cách sửa: Bỏ từ “với” để biến trạng ngữ thành chủ ngữ.
c Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể
C
- Chủ ngữ: Cái gì? ( Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể).
- Vị ngữ: Làm sao? Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể làm sao?
C
* Kết luận: Câu thiếu vị ngữ.
* Nguyên nhân: Do lầm Định ngữ với Vị ngữ
Trang 9* Cách sửa:
- Thêm bộ phận vị ngữ: Đã đi theo chúng tôi suốt cuộc đời.
Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể, đã theo chúng tôi suốt
C V
cuộc đời.
d Chúng tôi / thích nghe kể những câu chuyện dân gian
C V
- Chủ ngữ: Ai? ( chúng tôi)
- Vị ngữ: Như thế nào? ( thích nghe kể những câu chuyện dân gian)
Kết luận: Câu có đủ thành phần : Chủ ngữ, vị ngữ
4- Kết quả đạt được:
Sau quá trình nghiên cứu tôi đã vận dụng đổi mới phương pháp về vấn đề nghiên cứu trên vào giảng dạy Tôi nhận thấy trong giờ học thầy và trò cùng làm việc tích cực, học sinh hứng thú trong giờ học Số lượng học sinh hiểu bài ngày càng cao, đặc biệt là kỹ năng chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ đã đạt được hiệu quả tốt hơn so với trước đó rất nhiều
Kết quả khảo sát sau khi áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy vào việc rèn kỹ năng chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ cho học sinh lớp 6 (Vào thời điểm cuối học kỡ II)
III- Bài học kinh nghiệm
- Trong quá trình dạy học giáo viên cần phải triệt để hơn nữa về việc đổi mới phương pháp giảng dạy- Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm Giáo viên cần phải nắm chắc từng đối tượng học sinh để có phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh hiệu quả, đặc biệt là khi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm
- Cần chuẩn bị chu đáo cho việc thiết kế bài dạy cũng như chuẩn bị và tăng cường
sử dụng đồ dùng dạy học vào các tiết dạy để giờ học đạt hiệu quả hơn Giáo viên cần tích cực tự học tìm hiểu kiến thức có liên quan đến bài dạy, rút kinh nghiệm trong qúa trình giảng dạy, tích cực dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp để có phương pháp và kỹ năng trong giảng dạy
- Tránh cách dạy rập khuôn máy móc dẫn đến việc học sinh khó tiếp nhận kiến thức, cần quan tâm đến việc rèn kỹ năng sửa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ cho học sinh
Trang 10- Phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, tích cực trong hoạt động học, tăng cường giao tiếp giữa thầy và trò để tạo được mối liên hệ gần gũi trong quá trình giảng dạy
IV- Những vấn đề kiến nghị
Để công tác giảng dạy ngày càng hiệu quả hơn bản thân đề nghị Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên trong quá trình đổi mới phương pháp như việc tăng cường các đồ dùng dạy học có liên quan, khuyến khích và tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về chuyên môn để giáo viên có điều kiện học tập, đúc kết kinh nghiệm về việc đổi mới phương pháp dạy học
Phần III KẾT LUẬN
Dạy Ngữ văn nói chung cũng như bộ mụn Tiếng việt nói riêng, đũi hỏi giỏo viờn phải tõm quyết và cú lũng yờu nghề Đặc biệt là thường xuyờn trao dồi tri thức, cập nhật thụng tin kịp thời để tỡm ra biện phỏp hiệu quả nhất trong dạy học núi chung và phõn mụn Tiếng việt núi riờng Có như vậy thỡ mới cú thể phỏt huy tối đa tớnh tớch cực chủ động sỏng tạo của học sinh trong quỏ trỡnh học tập
Trên đây là những kinh nghiệm của cá nhân trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Với thời gian và kinh nghiệm chưa nhiều vì vậy còn có những hạn chế Cho nên bản thân rất mong được sự góp ý và bổ sung của đồng nghiệp để việc áp dụng vấn đề vào giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn