Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ.. Ông ấy miêu tả cho người bạn cùng phòng kia nghe tất cả những gì ông thấy ở bên ngoài cửa sổ.. Người nằm trên giường k
Trang 1PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO
TRƯỜNG THCS TAM ĐẢO
-
-ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TUYỂN SINH LỚP 6
Năm học 2013-2014 Môn Tiếng Việt
Khóa ngày 18 tháng 6 năm 2013
Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề)
(Đề này gồm 02 trang)
I – Trắc nghiệm (3 điểm) Đọc câu chuyện dưới đây Sau đó chọn đáp án đúng cho các câu hỏi bên dưới rồi
ghi vào tờ giấy thi
HAI BỆNH NHÂN TRONG BỆNH VIỆN
Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện Họ không được phép ra khỏi phòng của mình Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ Còn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong.
Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy Ông ấy miêu tả cho người bạn cùng phòng kia nghe tất cả những gì ông thấy ở bên ngoài cửa sổ Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó có một công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau đi dạo quanh hồ.
Khi người nằm cạnh cửa sổ miêu tả thì người kia thường nhắm mắt và hình dung ra cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài Ông cảm thấy mình đang chứng kiến cảnh đó qua lời kể sinh động của người bạn cùng phòng.
Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi và ông ta qua đời Người bệnh nằm ở phía giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ra nằm cạnh cửa sổ Cô y
tá đồng ý Ông chậm chạp chống tay để ngồi lên Ông nhìn ra cửa sổ ngoài phòng bệnh Nhưng ngoài đó chỉ
có một bức tường chắn.
Ông ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến thế Cô y tá đáp:
- Thưa bác, ông ấy bị mù Thậm chí cái bức tường chắn kia, ông ấy cũng chẳng nhìn thấy Có thể ông ấy chỉ muốn làm cho bác vui thôi!
Câu 1 Vì sao hai người đàn ông nằm viện không được phép ra khỏi phòng?
A Vì họ phải ở trong phòng để chữa bệnh B Vì họ ra khỏi phòng thì bệnh sẽ nặng thêm
C Vì cả hai người đều bị mắc bệnh rất nặng D Vì cả hai người đều cao tuổi và bị ốm nặng
Câu 2 Người nằm trên giường cạnh cửa sổ miêu tả cho người bạn cùng phòng thấy được cuộc sống bên
ngoài cửa sổ như thế nào?
A Cuộc sống thật ồn ào, náo nhiệt B Cuộc sống thật nhộn nhịp, tấp nập
C Cuộc sống thật yên ả, tĩnh lặng D Cuộc sống thật vui vẻ, thanh bình
Câu 3 Vì sao qua lời miêu tả của bạn, người bệnh nằm giường phía trong lại cảm thấy rất vui?
A Vì ông được nghe những lời văn miêu tả bằng từ ngữ rất sinh động
B Vì ông được nghe giọng nói dịu dàng, tràn đầy tình cảm của bạn
C Vì ông cảm thấy đang được động viên để mau chóng khỏi bệnh
D Vì ông cảm thấy đang chứng kiến cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài
Câu 4 Khi được chuyển ra nằm gần cửa sổ, người bệnh nằm giường phía trong thấy ngạc nhiên vì điều gì?
A Ngoài cửa sổ chỉ là một bức tường chắn, không có gì khác
B Cảnh tượng bên ngoài còn đẹp hơn lời người bạn miêu tả
C Cảnh tượng bên ngoài không đẹp như lời người bạn miêu tả
D Ngoài cửa sổ chỉ là một khoảng đất trống không có bóng người
Câu 5 Dòng nào dưới đây nói đúng nhất tính cách của người bị mù trong câu chuyện?
A Lạc quan yêu đời, muốn đem niềm vui đến cho người khác
B Thích tưởng tượng bay bổng, có tâm hồn bao la rộng mở
C Có tâm hồn bao la rộng mở, thiết tha yêu quý cuộc sống
D Yêu quý bạn, muốn đem niềm vui đến cho bạn cùng phòng
Câu 6 Câu văn “Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó có một
công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau đi dạo quanh hồ.” là câu ghép có các vế câu được nối theo cách nào?
Trang 2A Nối trực tiếp (không dùng từ nối) B Nối bằng một quan hệ từ.
C Nối bằng một cặp quan hệ từ D Nối bằng một cặp từ hô ứng
Câu 7 Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “tuyệt vời”?
A Tuyệt trần, tuyệt diệu, tuyệt nhiên B Tuyệt diệu, tuyệt trần, tuyệt tác
C Tuyệt trần, tuyệt mĩ, tuyệt đối D Tuyệt mĩ, tuyệt diệu, kỳ lạ
Câu 8 Dòng nào dưới đây có từ đồng âm?
A Mái chèo / chèo thuyền B Chèo thuyền / hát chèo
C Cầm tay / tay ghế D Nhắm mắt / mắt lưới
Câu 9 Câu văn “Họ không được phép ra khỏi phòng của mình.” liên kết với câu liền trước bằng cách nào?
A Bằng cách lặp từ ngữ B Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng đại từ)
C Bằng cách thay thế từ ngữ (dùng từ đồng nghĩa) D Bằng từ ngữ nối
Câu 10 Câu văn “Người bệnh nằm ở phía giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ra nằm cạnh cửa sổ.”:
Câu 10.1 Câu văn đã cho là:
C Câu ghép có ba vế câu D Câu ghép có bốn vế câu
Câu 10.2 Chủ ngữ của câu văn đã cho là:
C Người bệnh nằm ở phía giường trong đề nghị D Cô y tá chuyển ông
Câu 10.3 Câu văn đã cho có mấy động từ?
II – Tự luận (7 điểm).
Câu 11 (1 điểm) Cho hai câu thơ sau:
“Đời cha ông với đời tôi,
Như con sông với chân trời xa xa.”
(Tiếng Việt 4) a) Chép chính xác hai câu thơ tiếp theo
b) Những câu thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả?
Câu 12 (2 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ cho các câu sau:
a) Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói cười nhộn nhịp, vui vẻ b) Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp
c) Vào lúc sáng sớm, trên cây phượng vĩ, tiếng chim hót líu lo
d) Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui chơi, đoàn kết, tiến bộ
Câu 13 (2 điểm) Trong bài thơ “Theo chân Bác”, nhà thơ Tố Hữu có viết:
“Ôi! Lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa.”
Đoạn thơ có hình ảnh nào đẹp và xúc động nhất? Vì sao?
Câu 14 (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng tờ giấy thi) tả đêm trăng đẹp mà em đã chứng
kiến, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa (gạch chân một câu văn có biện pháp nhân hóa mà em đã viết trong đoạn văn)
-Hết -Lưu ý: Người coi thi không giải thích gì thêm!
Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Phòng thi số:
Trang 3HƯỚNG DẪN CHẤM
I – Trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi đáp án đúng cho 0,25 điểm.
II – Tự luận (7 điểm).
Câu 11 (1 điểm)
a) Chép chính xác hai câu thơ tiếp theo: Mỗi câu thơ chép đúng cho 0,25 điểm
“Chỉ còn truyện cổ thiết tha,
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.”
b) Những câu thơ vừa chép nằm trong bài thơ “Truyện cổ nước mình” (0,25 điểm), tác giả là Lâm Thị Mỹ Dạ
(0,25 điểm)
Câu 12 (2 điểm) Mỗi câu xác định đúng cho 0,5 điểm, xác định sai một bộ phận trở lên không cho điểm.
a) Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng / nhấp nhô, tiếng nói cười / nhộn nhịp, vui vẻ
TN CN1 VN1 CN2 VN2 b) Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu / đã ngồi lại họp
TN CN VN
c) Vào lúc sáng sớm, trên cây phượng vĩ, tiếng chim hót / líu lo
TN1 TN2 CN VN
d) (Mặc dù) giặc Tây / hung tàn (nhưng) chúng / không thể ngăn cản các cháu học tập, vui chơi, đoàn kết, CN1 VN1 CN2 VN2
tiến bộ
VN2
Câu 13 (2 điểm)
- Hình ảnh đẹp và xúc động nhất là câu thơ cuối (0,5 điểm)
- Lí giải: Câu thơ được dùng để so sánh với tấm lòng yêu thương, quên mình của Bác Dòng sông quê hương mang nặng phù sa hay tấm lòng của Bác lúc nào cũng chan chứa tình yêu thương dành cho mỗi chúng ta? Bác chia sẻ tình thương cho tất cả mọi người mà chẳng hề nghĩ đến riêng mình Dòng sông cũng vậy, cứ chảy mãi, chảy mãi, đem đến cho đôi bờ những hạt phù sa đỏ hồng để làm nên cuộc sống ấm no hạnh phúc Chính vì vậy, hình ảnh Bác Hồ luôn sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam như dòng sông quê hương muôn đời đẹp mãi trên đất mẹ yêu thương (1,5 điểm)
Câu 14 (2 điểm)
- Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng tờ giấy thi) tả đêm trăng đẹp mà em đã chứng kiến: Trình bày sạch sẽ, nội dung miêu tả phong phú, hợp lí, giàu hình ảnh, ngôn từ trong sáng, đẹp đẽ, thể hiện được cách hiểu, cách cảm về đêm trăng đẹp của riêng mình (cho 1,5 điểm)
- Gạch chân một câu văn có biện pháp nhân hóa (0,5 điểm)