sáng kiến kinh nghiệm môn TN - XH

26 135 0
sáng kiến kinh nghiệm môn TN - XH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần 1: Những vấn đề chung. 1. Lý do chọn đề tài: Phát triển toàn diện là mục tiêu giáo dục của nước ta hiện nay, trong đó bậc Tiểu học đóng vai trò nền tảng. Gióa dục cho học sinh trí dục, mĩ dục, đức dục, thể dục…để học sinh phát triển toàn diện, cân đối về mọi mặt. Giáo dục học sinh không chỉ có kiến thức mà còn cóp tình yêu cuộc sống, yêu những vật xung quanh mình. Tạo cho học sinh phát triển về mặt đạo đức, hoàn thiện về nhân cách. Trong môn học Tự nhiên – Xã hội học sinh được tiếp nhận những kiến thức về Tự nhiên – Xã hội ở mức độ đơn giản, gần gũi. Cũng ở môn học này hs được giáo dục tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, cây cỏ, con vật, yêu môi trường sống xung quanh mình. Đây là nét mới trong giáo dục hiện nay. Việc giáo dục tình yêu thiên nhiên có thể thông qua nhiều phương pháp, cách thức, có thể thông qua hoạt động dạy học trong bài học, thông qua các hoạt động gắn với thực tiễn của học sinh. Ngoài ra, đổi mới phương pháp dạy học đem lại nhiều phương pháp cho việc giảng dạy của giáo viên. Giáo viên có thể dạy lồng ghép, tích hợp giữa các môn học. Dạy Đạo đức trong Tiếng Việt, dạy Đạo đức trong môn Tự nhiên – Xã hội… Giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh Tiểu học thông qua dạy học Tự nhiên – Xã hội bằng những câu chuyện kể và bài hát là dạy học thông qua hoạt động của học sinh. Thông qua hoạt động tổ chức cho học sinh hát, giáo viên có thể giúp học sinh hiểu nội dung giáo dục của bài hát bằng cách đặt cho học sinh những câu hỏi. Hoặc có thể thông qua những câu chuyện kể, giáo viên giúp học sinh hiểu ý nghĩa của câu chuyện, biết những việc nên làm và không nên làm đối với thiên nhiên. 1 Những câu chuyện và bài hát rất gần gũi với học sinh Tiểu học, các em được tiếp xúc với chúng ngay từ khi còn nhỏ. Vì vậy việc sử dụng chúng để giáo dục, giảng dạy học sinh sẽ có nhiều thuận lợi, dễ đi sâu vào suy nghĩ của học sinh. Việc sử dụng chúng phù hợp với tâm lý của học sinh. Trong quá trình giảng dạy, những câu chuyện, bài hát sẽ giúp không khí học tập thoải mái, nhẹ nhàng, học sinh dễ dàng tiếp thu hơn. Việc sử dụng những câu chuyện kể, bài hát trong dạy học Tự nhiên – Xã hội để giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh là một quan điểm mới, một cách làm mới trong dạy học. Nhưng không phải bài hát nào, câu chuyện nào cũng có thể áp dụng vào dạy học. Vì vậy nghiên cứu cách thức, phương pháp sử dụng những bài hát, câu chuyện sao cho hợp lý, có tác dụng giáo dục học sinh về tình yêu thiên nhiên một cách hiệu quả là một việc làm cần thiết. Đó là những lý do để tôi lựa chọn đề tài: Giáo tình yêu thiên nhiên trong dạy học môn Tự nhiên – Xã hội bằng những câu chuyện kể và bài hát. 2. Mục đích nghiên cứu: 2.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của đề tài này là sưu tầm và sử dụng những câu chuyện kể và bài hát về thực vật, động vật, hiện tượng thời tiết để giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài. - Nghiên cứu nội dung chương trình SGK Tự nhiên – Xã hội lớp 1,2,3. Nghiên cứu mạch kiến thức liên quan giữa nội dung chủ điểm Tự nhiên từ lớp 1 đến lớp 3. 2 - Sưu tầm và lựa chọn những bài hát và câu chuyện liên quan đến thực vật, động vật và hiện tượng thời tiết phù hợp với nội dung chủ đề Tự nhiên lớp 1,2,3. - Nghiên cứu cách thức và thời điểm sử dụng câu chuyện kể và bài hát trong giờ học Tự nhiên – Xã hội. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh Tiểu học thông qua dạy học môn Tự nhiên – Xã hội.` 3.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Tự nhiên – Xã hội ở lớp 1,2,3. 4. Phạm vi nghiên cứu: Chủ đề Tự nhiên – môn Tự nhiên – Xã hội ở lớp 1,2,3. 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1. Phương pháp đọc sách, nghiên cứu tài liệu Để thực hiện được đề tài này tôi đã nghiên cứu, đọc rất nhiều sách truyện viết cho thiếu nhi cũng như tài liệu nghiên cứu về chuyện và âm nhạc, phải sưu tầm những bài hát dành cho thiếu nhi. 5.2. Phương pháp điều tra tìm hiểu tâm sinh lý hs. Tiếp cận, tìm hiểu học sinh thích nghe những câu chuyện như thế nào, hay nghe được những câu chuyện nào. Học sinh có hứng thú với những bài hát không, có thích hoạt động trong bài hát không? 5.3. Phương pháp giao tiếp Giao tiếp với học sinh để hiểu được tâm, sinh lý của học sinh, thấy được hiệu quả của đề tài, từ đó có những khắc phục hợp lý 5.4. Phương pháp thực nghiệm 3 Tiến hành thực nghiệm để thấy được ứng dụng của đề tài vào thực tế dạy học hiện nay. Phần 2: Nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài: 1.Tình yêu thiên nhiên: 1.1. Thiên nhiên trong con mắt học sinh Tiểu học: Khái niệm thiên nhiên thật bao la, rộng lớn nhưng cũng rất gần gũi cụ thể như: Cây cối, con vật, nước, trời, mây…Đối với người lớn thiên nhiên là một cái gì đó cần khám phá, tìm hiểu để khai thác tác dụng của nó. Đối với trẻ em, thiên nhiên thật gần gũi và cụ thể. Đó là những bông hoa các em trồng, các con vật nuôi trong nhà, những cảnh vật xung quanhnhà như: cây cối, chim chóc…Trẻ em có những cái nhìn rất thú vị về thiên nhiên, những cách nhìn hồn nhiên, ngỗ nghĩnh như: Trăng tròn như cái đĩa lơ lửng mà không rơi…Chúng ta cũng có thể bắt gặp thiên nhiên trong học sinh qua những bài văn tả cảnh hay tả con vật cuả các em. Học sinh tìm hiểu và tiếp nhận thiên nhiên với nhiều khía cạnh khác nhau, góc độ khác nhau. Vì vậy song song với việc cung cấp các kiến thức về thiên nhiên giáo viên nên hướng học sinh gần gũi với thiên nhiên, yêu quý và bảo vệ thiên nhiên. Trong chương trình SGK Tự nhiên – Xã hội lớp 1,2,3 nội dung, chủ đề Tự nhiên là những kiến thức gần gũi với học sinh như: con vật, cây cối, hoa, quả, sông suối, ngày đêm…Đây là những nội dung cơ bản, gần gũi với học sinh vì vậy học sinh Tiểu học đa phần đều hiểu được những nội dung này. 4 Thiên nhiên luôn là những người bạn của trẻ em. Các em có thể thủ thỉ với con vật nuôi trong nhà như với một người bạn thân hay gửi gắm một lời ước vào một vật gì đó. Đối với các em thiên nhiên có linh hồn, có sức sống. Điều này thể hiện trong những bài viết, những cảm nhận của các em về thiên nhiên. Dạy học Tự nhiên – Xã hội là làm cho thiên nhiên trong học sinh phát triển trên hai góc nhìn: Khoa học, chính xác và tình yêu đối với thiên nhiên. 1.2. Những biểu hiện cụ thể của tình yêu thiên nhiên của học sinh Tiểu học: Như đã nói ở trên, thiên nhiên trong con mắt học sinh Tiểu học được cảm nhận dưới hai góc độ, dạy học Tự nhiên – Xã hội cũng mang đậm tính nhân văn sâu sắc, dạy học sinh hiểu thiên nhiên qua hai góc độ: Khoa học và tình cảm. Trên cơ sở những biểu hiện của học sinh mà chúng ta có những điều chỉnh hay bổ sung hợp lý hơn. Trẻ em mọi suy nghĩ hành động đều biểu hiện trực tiếp, sinh động. Những biểu hiện yêu, ghét thường được thể hiện ra bên ngoài một cách vô tư, dễ hiểu. Trẻ em là một cá nhân thực thụ và mỗi hs là một cá tính riêng, một tính cách riêng. Chính vì vậy, những biểu hiện ra bên ngoài cũng đa dạng và phong phú. Và cũng có những trường hợp những biểu hiện của học sinh không như là suy nghĩ của mình. Một trong những nhiệm vụ của giáo dục đạo đức cho học sinh đó là giáo dục học sinh yêu, ghét rõ ràng, phân biệt được cái nên làm và cái không nên làm để có những hành động đúng đắn. Những biểu hiện của học sinh là kết quả của quá trình suy nghĩ đó. Tình yêu thiên nhiên, những biểu hiện cụ thể là vô vùng phong phú. Nếu học sinh được giáo viên giáo dục: đừng bẻ hoa tươi nơi công cộng, các 5 em sẽ làm theo - đây là một biểu hiện của tình yêu thiên nhiên. Học bài về cây, học sinh được giảng về tác dụng của cây và cách chăm sóc, bảo vệ cây,khi ra đường thấy cây non bị đổ, các em biết dựng cây lên cho thẳng bằng một cái cọc nhỏ - đó cũng là một biểu hiện của tình yêu thiên nhiên… Tình yêu, tình cảm của học sinh không cụ thể và nó cũng không cụ thể đối với mọi người. Vì vậy, những biểu hiện của nó cũng chỉ là giới hạn nhỏ để xem xét, đánh giá nó. Với học sinh Tiểu học nếu chúng ta giáo dục học sinh có những biểu hiện tích cực, những việc làm có ích cho thiên nhiên xung quanh thì đó là một thành công. Bên cạnh những biểu hiện tích cực thì còn tồn tại những biểu hiện tiêu cực. Đây là kết quả của sự nhận thức khác nhau của học sinh và một phần nữa là bản tính của các em. Những biểu hiện của tình yêu thiên nhiên ở học sinh Tiểu học theo nhiều cấp độ khác nhau: Làm theo lời cô giáo dạy, người lớn chỉ bảo và cao hơn là tự ý thức được những việc cần làm, nên làm và những việc nên tránh. Chúng ta đã thấy những em học sinh trung học đã có ý tưởng quảng cáo, bảo vệ môi trường có ý nghĩa rất sâu sắc mà những nhà quảng cáo chuyên nghiệp, hay những nhà nghiên cứu bảo vệ môi trường cũng phải công nhận. Đó là biểu hiện cao trong nhận thức bảo vệ môi trường. 1.3. Tình yêu thiên nhiên trong bài dạy Tự nhiên – Xã hội Hệ thống bài dạy Tự nhiên – Xã hội theo chủ điểm Tự nhiên trong chương trình lớp 1,2,3 Được sắp xếp theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. Kiến thức còn đơn giản từ cây rau, cây hoa…ở lớp 1 đến một số loài cây sống trên cạn, sống dưới nước, mặt trời, mặt trăng, các vì sao…ở lớp 2 đến khả năng kỳ diệu của lá cây, động vật, chim thú…ở lớp 3. Với đặc trưng của bậc học, tâm lý của học sinh, nhận thức của học sinh nên việc giáo dục tình yêu thiên nhiên chỉ là việc giáo dục cho học sinh có ý thức 6 bảo vệ cây cỏ, con vật, từ đó có ý thức bảo vệ những vật xung quanh mình, phát triển tâm hồn cho học sinh. Ngoài những kiến thức cơ bản cần dạy cho học sinh, trong mỗi bài học Tự nhiên – Xã hội đều có phần giáo dục kết hợp. Trong chủ điểm gia đình giáo dục học sinh tình yêu gia đình, yêu họ hàng. Trong chủ điểm xã hội giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, yêu trường lớp, yêu quê hương…Trong chủ điểm Tự nhiên học sinh được giáo dục từ những việc làm đơn giản, tích cực làm yếu tố nền tảng cho việc phát triển nhân cách cho học sinh sau này. Trong bài dạy Tự nhiên – Xã hội giáo viên kết hợp cho học sinh thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh, làm cho các em thấy được tầm quan trọng, sự cần thiết của thiên nhiên cũng như vẻ đẹp của thiên nhiên. Tình yêu thiên nhiên trong giờ dạy Tự nhiên – Xã hội được thể ở nội dung ý nghĩa của bài học, được thể hiện trong mỗi hoạt động của giờ học. Sau mỗi hoạt động học sinh tiếp thu kiến thức, qua kiến thức đó học sinh được tiếp thu những điều mới bổ ích từ đó biết bảo vệ những lợi ích của những vật đó thông qua những việc làm cụ thể của mình. Sau mỗi hoạt động cụ thể giáo viên có thể giảng cho học sinh, làm cho học sinh thấy được lợi ích hay vẻ đẹp của cây cối, con vật. Tình yêu thiên nhiên trong bài học Tự nhiên – Xã hội còn thể hiện ở hoạt động của học sinh, qua sự nhận thức, tiếp thu bài học của mình. Học sinh rút ra được ý nghĩa của bài học, việc cần làm đối với thiên nhiên xung quanh mình. Tình yêu thiên nhiên trong bài dạy học Tự nhiên – Xã hội chỉ là mảng kiến thức cơ bản, tạo nền móng. Sau khi học bài, học sinh tiếp thu những kién thức đó phát triển theo hành động của mình, suy nghĩ của mình. Kết hợp với các môn học khác, bài dạy Tự nhiên – Xã hội đem lại cho học sinh kiến thức toàn diện, phát triển tâm hồn cho học sinh. 7 2. Vai trò những câu chuyện kể và bài hát trong dạy học Tự nhiên – Xã hội: 2.1. Vai trò của câu chuyện kể: Như chúng ta đã biết, kho tàng chuyện cho thiếu nhi vô cùng phong phú. Từ chuyện cổ tích, thần thoại cho đến những câu chuyện thiếu nhi viết gần đây tất cả mang lại cho các em những mạch nguồn sự sống vô cùng phong phú. Vì vậy nếu chúng ta biết cách sử dụng, khai thác nó thì sẽ đem lại hiệu quả trong việc giảng dạy của chúng ta. Những câu chuyện rất dễ đi vào nhận thức của học sinh, những ý nghĩa chứa đựng trong câu chuyện là cách giáo dục tốt nhất mà giáo viên không cần giảng giải nhiều học sinh cũng có thể hiểu được. Có rất nhiều thể loại chuyện và kết cấu nội dung của các chuyện cũng khác nhau nên việc lựa chọn những câu chuyện phù hợp cho giờ dạy là việc đầu tiên giáo viên nên làm. Có những câu chuyện rất dài, nhưng cũng có những câu chuyện ngắn gọn tùy từng hoàn cảnh giáo viên phải sử dụng một cách hợp lý thì mới có hiệu quả. Nếu làm được điều này thì giờ dạy sẽ trở nên hấp dẫn học sinh và học sinh tiếp thu bài nhanh hơn. 2.2. Vai trò của bài hát: Cũng như những câu chuyện những bài hát có sức thu hút học sinh không kém. Việc sử dụng bài hát vào đầu giờ học sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh, tạo không khí thoải mái, tạo tâm thế cho học sinh khi bước vào bài học. Những bài hát mang ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hay những bài hát mang ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên hay những bài hát khuyên nhủ học sinh bảo vệ thiên nhiên được sử dụng hợp lý sẽ tạo hiệu quả cao trong giờ học. Trong giờ học Tự nhiên – Xã hội bài hát có thể được sử dụng vào nhiều hoạt động như: Giới thiệu bài, tổ chức trò chơi hay các hoạt động trong giờ 8 học kiến thức. Giáo viên có thể sử dụng bài hát để chuyển tải nội dung hoặc chốt ý cho học sinh. Việc sử dụng những câu chuyện kể và bài hát vào giờ dạy học là việc làm không mới nhưng để sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả thì yêu cầu người giáo viên phải có sự chuẩn bị, nghiên cứu nhất định. Nếu chuẩn bị tốt, đầy đủ thì vai trò của những câu chuyện kể và bài hát mới thấy rõ. Đó là một phương tiện chuyển tải nội dung hữu hiệu, dễ dàng. 3. Nội dung chủ điểm Tự nhiên trong môn Tự nhiên – Xã hội lớp 1,2,3. - Lớp 1: + Thực vật và động vật: Một số cây cối và một số con vật phổ biến (tên gọi, đặc điểm và lợi ích, tác hại đối với con người). + Hiện tượng tự nhiên: Một số hiện tượng phổ biến của thời tiết (nắng, mưa, gió, nóng, rét). - Lớp 2: + Thực vật và động vật: Một số cây cối và một số con vật sống ở trên mặt đất, dưới nước và trên không. + Bầu trời ban ngày và ban đêm: Mặt trời, cách tìm phương hướng bằng mặt trời; mặt trăng và các vì sao + Bầu trời ban ngày và ban đêm: mặt trời, cách tìm phương hướng bằng mặt trời; mặt trăng và các vì sao. - Lớp 3: + Thực vật và động vật: Đặc điểm bên ngoài của cây xanh và một số con vật (nhận biết đặc điểm chung và riêng của một số cây xanh và con vật) + Mặt trời và trái đất: Mặt trời, nguồn sáng và nguồn nhiệt: Vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất; trái đất trong hệ mặt trời, mặt trăng và trái đất. Trái đất: Hình dạng, đặc điểm, bề mặt và sự chuyển động của trái đất,ngày đem, năm tháng và các mùa. 4. Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học: 9 Để tổ chức quá trình dạy học, giáo dục trong nhà trường Tiểu học một cách đúng đắn và khoa học cần phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh ở từng giai đoạn, lứa tuổi. Đặc điểm này có ý nghĩa làm cơ sở cho việc xây dựng nội dung chương trình cũng như phương pháp dạy học trong nhà trường Tiểu học. Nhà tâm lý học N.D Le – Vi – Top đã nhận xét một cách đúng đắn:” Không có một lứa tuổi học sinh nào mà hoạt động học tập lại gắn chặt với tình trạng sức khỏe và phát triển thể chất như lứa tuổi Tiểu học”. Bên cạnh đó phát triển tâm hồn cho học sinh là một yếu tố không kém phần quan trọng trong hoạt động học tập của học sinh. Lứa tuổi Tiểu học, học sinh hiếu động, thích hoạt động, thích học trong chơi. Các em thích tiếp xúc với những cái mới, cái lạ nhưng cũng dễ khắc sâu những cái mà các em tâm đắc. Tình cảm của học sinh phát triển rất nhanh chóng, đặc biệt là tính đồng cảm và tính dễ xúc cảm đối với con người và cảnh vật. Sự phát triển tình cảm ở lứa tuổi Tiểu học còn được thể hiện ở nhiều mặt trong đời sống tinh thần của học sinh (trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ). Các loại tình cảm này đều ở vào một thời điểm phát triển thuận lợi nhất, đặc biệt là tình cảm thẩm mỹ. Tình yêu cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật thực chất đó là tình cảm được khêu gợi lên bởi những suy nghĩ, xúc cảm về cái đẹp của con người, của tình người. Có thể nói “cái đẹp” là dòng suối nuôi dưỡng tâm hồn, lòng tốt và trí thông minh cho học sinh. Nắm được những đặc điểm này giáo viên dễ dàng tìm cho mình con đường tốt nhất để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Việc đem những câu chuyện kể và bài hát vào giáo dục học sinh, phát triển tâm hồn, tình cảm cho học sinh là việc làm hợp lý và có hiệu quả. 10 [...]... cao trăng sáng muôn trời, tác dụng của mặt trời để dẫn dắt màu Ô chú gà rừng nào gáy học sinh vào bài học 15 đâu đây em nghe lòng mình niềm vui đong đầy Đếm sao - Một ông sao sáng, hai ông sáng áp dụng vào bài 33: Mặt trăng và các vì sao – lớp 2 sao, ba ông sao sáng sáng chiếu Tổ chức: Sử dụng bài hát vào đầu muôn ánh vàng Bốn ông sáng giờ học để giới thiệu bài với hệ thống sao kìa năm ông sao sáng, kìa... Lớp 3 - Tổ chức: Phần củng cố, dặn dò giáo viên cho học sinh nhắc lại đề bài vừa học và kể chuyện cho học sinh, đặt câu hỏi để học sinh ghi nhớ kiến thức +Vì sao bông hoa lại kính trọng chiếc lá? +Chiếc lá có những khả năng kỳ diệu nào? +Hãy kể một số ích lợi của lá, cây xanh trong cuộc sống hằng ngày +Em làm gì để bảo vệ, chăm sóc những chiếc lá 3.5 Câu chuyện: Đền ơn -Tuyển tập ngụ ngôn Ê - Đốp- - Nội... học trong dạy học môn Tự nhiên – Xã hội lớp 1,2,3 tôi có đề xuất một số ý kiến sau: - Trong các giờ dạy học, giáo viên cần tạo một môi trường thoải mái cho học sinh học tập, tạo không khí sôi nổi cho học sinh học tập tích cực, chủ động - Giáo viên phải biết cách thu hút sự chú ý của học sinh, tạo tâm thế cho học sinh đầu giờ học cũng như khắc sâu kiến thức cho học sinh sau giờ dạy - Giáo viên phải tự... cây có thật nhiều lợi ích - áp dụng vào bài 42: Thân cây – Lớp 3 - Tổ chức: Sau hoạt động: Liên hệ thực tế, giáo viên kể cho học sinh nghe sau đó đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức cho học sinh: +Giấy được làm từ gì? +Để bảo vệ cây chúng ta nên làm gì? +Có thể kể thêm một số lợi ích của cây mà em biết 3.4 Câu chuyện: Chiếc lá Trần Hoài Dương - Nội dung: Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc... sống trên trái đất 67 Bề mặt lục địa Sự hài hòa của các yếu tố thiên nhiên 2 Nội dung và phương pháp sử dụng bài hát trong dạy học môn Tự nhiên – Xã hội: TT Bài hát Cá vàng bơi Cách thức tổ chức, áp dụng - áp dụng vào bài 25: Con cá - Hai vây xinh xinh cá vàng bơi lớp1 - trong bể nước Ngoi lên, lặn Tổ chức: Sử dụng cho học xuống cá vàng múa tung tăng Hai vây xinh xinh sao mà bơi dùng bài hát làm lời... chiếc lá: - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu 20 - Bạn đừng có dấu! Nếu bình thường vậy sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn? - Thật mà! cuộc đời tôi rất bình thường, ngày nhỏ tôi là búp non Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ chiếc lá như thế cho đến bây giờ - Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thánh hoa, thành quả, thành... chưa? - Chưa, chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác ngoài tôi cả Suốt đời tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường - Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng Hoa ơi, sao bạn chỉ khéo bịa chuyện - Tôi không bịa chuyện đâu Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế Chính nhờ có họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến - áp dụng... trăng không? Vì sao? sáng ngời, soi khắp trời cho +Dưới ánh trăng các bạn nhỏ làm gì? 17 đêm nay em múa hát ca vang Sau đó giáo viên về mặt trăng – vệ núi đồi Đón hòa bình núi sông tinh quay xung quanh trái đất để dẫn đẹp tươi Trăng chiếu sáng ánh dắt học sinh vào bài học vàng khắp nơi Trăng xinh xinh sáng ngời, em hát cười Yêu quê hương đất nước, hát ca vang trời Chim vành khuyên - áp dụng vào bài 53:... học sinh Qua các câu chuyện kể, bài hát các em không những được tiếp thu kiến thức mà còn phát triển tâm hồn một cách lành mạnh, trong sáng, biết yêu quý mọi vật xung quanh, yêu cuộc sống từ đó mà tích cực học tập Các em được phát triển toàn diện kiến thức và tâm hồn Đây chính là mục tiêu đào tạo của bậc Tiểu học hiện nay Qua thực nghiệm đã chứng tỏ được tính khả thi của phương pháp này Tuy nhiên không... hát, biết chọn lọc và sử dụng một cách khéo léo và hợp lý nhất trong giờ dạy Sau khi hoàn thành đề tài, bản thân người nghiên cứu đã rút ra được kiến thức quan trọng về lý luận dạy học nói chung và dạy học môn Tự nhiên – Xã hội nói riêng Tích góp được nhiều kinh nghiệm làm cơ sở cho việc dạy học sau này của bản thân Song do khả năng của bản thân cũng như điều kiện thời gian nên đề tài khó tránh khỏi những . đầy. 5 Đếm sao Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng sáng chiếu muôn ánh vàng. Bốn ông sáng sao kìa năm ông sao sáng, kìa sáu ông sáng sao trên trời cao. - áp dụng vào bài 33: Mặt. học thông qua dạy học môn Tự nhiên – Xã hội.` 3.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Tự nhiên – Xã hội ở lớp 1,2,3. 4. Phạm vi nghiên cứu: Chủ đề Tự nhiên – môn Tự nhiên – Xã hội. gậy cho nước thêm sạch trong, cá vàng bắt bọ gậy cho nước thêm sạch trong. - áp dụng vào bài 25: Con cá - lớp1 - Tổ chức: Sử dụng cho học sinh hát đầu giờ học. Sau đó dùng bài hát làm lời

Ngày đăng: 04/02/2015, 03:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan