Lãi suất là một trong những biến số kinh tế vĩ mô hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường, một công cụ trong việc điều hành chính sách tiền tệ của quốc gia. Mỗi sự thay đổi của lãi suất đều tác động trực tiếp hay gián tiếp đến các hoạt động của nền kinh tế như các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hành vi tiết kiệm và đầu tư của công chúng, hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài. Do đó kéo theo sự thay đổi của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác như lạm phát, tăng trưởng thất nghiệp...Bên cạnh đó lãi suất còn được xem như là một công cụ để điều hoà mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong nền kinh tế, mỗi sự tăng hay giảm của lãi suất sẽ kéo theo sự khuyến khích lợi ích vật chất đối với chủ thể kinh tế này đồng thời hạn chế lợi ích của chủ thể kinh tế khác. Lãi suất có thể sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành, lĩnh vực này đồng thời kiềm chế sự phát triển của các ngành lĩnh vực khác, tăng lợi ích của nhóm người này, giảm lợi ích của nhóm người kia. Lãi suất còn là công cụ tạo ra các kênh chu chuyển nguồn lực xã hội từ ngành lĩnh vực này, sang ngành lĩnh vực khác, từ vùng này sang vùng khác. Do đó tạo ra sự thay đổi cơ cấu vùng, cơ cấu ngành của nền kinh tế...
Page | 1 Nguyễn Văn Cương LỜI MỞ ĐẦU Lãi suất là một trong những biến số kinh tế vĩ mô hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường, một công cụ trong việc điều hành chính sách tiền tệ của quốc gia. Mỗi sự thay đổi của lãi suất đều tác động trực tiếp hay gián tiếp đến các hoạt động của nền kinh tế như các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hành vi tiết kiệm và đầu tư của công chúng, hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài. Do đó kéo theo sự thay đổi của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác như lạm phát, tăng trưởng thất nghiệp Bên cạnh đó lãi suất còn được xem như là một công cụ để điều hoà mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong nền kinh tế, mỗi sự tăng hay giảm của lãi suất sẽ kéo theo sự khuyến khích lợi ích vật chất đối với chủ thể kinh tế này đồng thời hạn chế lợi ích của chủ thể kinh tế khác. Lãi suất có thể sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành, lĩnh vực này đồng thời kiềm chế sự phát triển của các ngành lĩnh vực khác, tăng lợi ích của nhóm người này, giảm lợi ích của nhóm người kia. Lãi suất còn là công cụ tạo ra các kênh chu chuyển nguồn lực xã hội từ ngành lĩnh vực này, sang ngành lĩnh vực khác, từ vùng này sang vùng khác. Do đó tạo ra sự thay đổi cơ cấu vùng, cơ cấu ngành của nền kinh tế Page | 2 Nguyễn Văn Cương Chính vì lãi suất có một vai trò hết sức quan trọng như vậy vì thế tình hình biến động lãi suất là một vấn đề mà hầu hết mọi người đều rất quan tâm và được theo dõi hằng ngày. A. KHÁI NIỆM VỀ LÃI SUẤT,CÁC LOẠI LÃI SUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT TRONG NỀN KINH TẾ I. KHÁI NIỆM VỀ LÃI SUẤT -Lãi suất: là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu. II. CÁC LOẠI LÃI SUẤT CHỦ YẾU -Lãi suất cơ bản Lãi suất cơ bản (prime rate), còn gọi là prime được các ngân hàng thương mại tầm cỡ tại các trung tâm tài chính chủ lực của một nền kinh tế công bố và áp dụng đối với các khoản nợ dành cho các doanh nghiệp là khách hàng lớn. -Lãi suất tiết kiệm Page | 3 Nguyễn Văn Cương Lãi suất tiết kiệm (passbook rate): là lãi suất được xác lập bởi hoạt động tiết kiệm giữa khách hàng ký thác với ngân hàng hoặc các tổ chức phát triển gia cư. Các định chế tài chính này được lập ra chủ yếu huy động vốn để cho vay phục vụ cho mục đích phát triển bất động sản. -Lãi suất huy động nóng Lãi suất huy động nóng hay có thể gọi là lãi suất qua đêm (federal funds rate): là loại lãi suất được xác lập bởi thị trường cho vay tạm thời các khoản nợ để đáp ứng cân đối dự trữ theo luật định mà các ngân hàng thương mại phải duy trì tại Ngân hàng Trung ương. Những ngân hàng có cân đối dự trữ vượt yêu cầu có thể sử dụng khoản vượt này để cho các ngân hàng bị hụt vay tạm. -Lãi suất chiết khấu của Ngân hàng Trung ương Lãi suất chiết khấu (discount rate): là lãi suất được thu trên các khoản tiền mà Ngân hàng Trung ương cho các ngân hàng thành viên trong hệ thống vay. -Lãi suất danh nghĩa Lãi suất danh nghĩa, là thuật ngữ tài chính và kinh tế học để chỉ tỷ lệ lãi trên giá trị danh nghĩa của một khoản tiền vay hoặc đầu tư với hàm ý nó là tỷ lệ lãi chưa được điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát hoặc ảnh hưởng của việc tính lãi kép. Page | 4 Nguyễn Văn Cương III.VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT TRONG NỀN KINH TẾ 1.Lãi Suất với quá trình huy động vốn Lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy để phát triển kinh tế cần phải có vốn và thời gian. Các nước tư bản phát triển phải mất hàng trăm năm phát triển công nghiệp và quá trình lâu dài tích tụ vốn từ sản xuất và tiêu dùng. Đối với Việt Nam trên con đường phát triển kinh tế thì vấn đề tích luỹ và sử dụng vốn có tầm quan trọng đặc biệt cả về phương pháp nhận thức và chỉ đạo thực tiễn. Vì vậy chính sách lãi suất có vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và định các tổ chức kinh tế đảm bảo đúng định hướng vốn trong nước là quyết, vốn ngoài nước là quan trọng trong chiến lược CNH-HĐH nước ta hiện nay. Việc áp dụng một chính sách lãi suất hợp lý đảm bảo nguyên tắc: lãi suất phải bảo tồn được giá trị vốn vay, đảm bảo tích luỹ cho cả người cho vay và người đi vay. Cụ thể: +Tỷ lệ lạm phát lãi suất tiền gửi ( lãi suất tiền vay) tỷ suất lợi nhuận bình quân. +Lãi suất ngắn hạn lãi suất dài hạn (đối với cả tiền gửi và tiền vay) 2.Lãi suất với quá trình đầu tư Quá trình đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản cố định được thực hiện khi họ dự tính lợi nhuận thu được từ taì sản cố định này nhiều hơn số lãi phải trả cho các Page | 5 Nguyễn Văn Cương khoản đi vay để đầu tư. Do đó khi lãi suất xuống thấp các hãng kinh doanh có điều kiện tiến hành mở rộng đâu tư và ngược lại. Trong môi trường tiền tệ hoàn chỉnh, ngay cả khi một doanh nghiệp thừa vốn thì chi tiêu đầu tư có kế hoạch vẫn bị ảnh hưởng bởi lãi suất, bởi vì thay cho việc đầu tư vào mở rộng sản xuất doanh nghiệp có thể mua chứng khoán hay gửi vào ngân hàng nếu lãi suât của nó cao Đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế bị đình trệ, hàng hoá ứ đọng và xuống giá, có dấu hiệu thừa vốn và áp lực lạm phát thấp cần phải hạ lãi suất vì nguyên tắc cơ bản là lãi suất phải nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của đầu tư, sự chênh lệch này sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư. Mối quan hệ giữa đầu tư và lãi suất được thể hiện qua đồ thị sau: Hình 1 3.Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm Thu nhập của một hộ gia đình thường được chia thành hai bộ phận: tiêu dùng và tiết kiệm. Tỷ lệ phân chia này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như thu nhập, vấn Page | 6 Nguyễn Văn Cương đề hàng hoá lâu bền và tín dụng tiêu dùng, hiệu quả của tiết kiệm trong đó lãi suất có tác dụng tích cực tới các nhân tố đó. 4.Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu Tỷ giá chịu ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ. Sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ ở đây là sự thay đổi trong lãi suất danh nghĩa. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do tỷ lệ lạm phát tăng (lãi suất thực không đổi) thì tỷ giá giảm. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do lãi suất thực tế tăng (tỷ lệ lạm phát không đổi) thì tỷ giá tăng. khi tỷ giá đồng ngoại tệ tăng đồng nội tệ sẽ giảm giá (tỷ giá giảm) và ngược lại. +Vai trò của lãi suất trong nước với quá trình Xuất Nhập Khẩu: khi lãi suất thực tế tăng lên làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên. tỷ giá hối đoái cao hơn làm hàng hoá của nước đó ở nước ngoài trở nên đắt hơn lên và hàng hoá nước ngoài ở nước đó sẽ trở nên rẻ hơn, dẫn đến giảm xuất khẩu ròng. Mối quan hệ này được biểu thị bởi đồ thị sau: Page | 7 Nguyễn Văn Cương Hình 2 +Vai trò của lãi suất nước ngoài với xuất khẩu ròng: Khi lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ tăng lên, đường lợi tức dự tính của đồng ngoại tệ dịch chuyển sang phải làm giảm tỷ giá hối đoái. Hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn so với các quốc gia khác. 5.Lãi suất với lạm phát Lý luận và thực tiễn đã thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất và lạm phát. Fishes chỉ ra rằng lãi suất tăng cao trong thời kỳ lạm phát, do đó lãi suất được sử dụng để điều chỉnh lạm phát cụ thể tăng lãi suất, thu hẹp được lượng tiền trong lưu thông, lạm phát được kìm chế 6.Lãi suất với quá trình phân bổ các nguồn lực Page | 8 Nguyễn Văn Cương Tất cả các nguồn lực đều có tính khan hiếm. Vấn đề là xã hội phải phân bổ và sử dụng các nguồn lực sao cho hiệu quả. Nghiên cứu trong nền kinh tế thị trường cho thấy giá cả đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phân bổ các nguồn lực giữa các ngành kinh tế. Như ta đã biết, lãi suất là một loại giá cả, nghĩa là lãi suất có vai trò phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của xã hội. Để quyết định đầu tư vào một ngành kinh tế một dự án hay một tài sản nào đó chúng ta đều phải quan tâm đến sự chênh lệch giữa giá trị tỷ suất lợi tức thu được với chi phí ban đầu. Có nghĩa là phải xem việc đầu tư này có mang lại lợi nhuận hay không và có đảm bảo hiệu quả kinh doanh để trả khoản tiền lãi của số tiền vay cho chi phí ban đầu hay không. Khi quyết định đầu tư vào một ngành kinh tế, một dự án hay một tài sản ta phải quan tâm tới chênh lệch giữa lợi nhuận đem lại và số tiền vay phải trả. Khi chênh lệch này là dương, thì nguồn lực sẽ được phân bổ tới đó và là sự phân bổ hiệu quả. 7.Lãi suất vai trò của nó đối với Ngân Hàng Thương mại NHTM với hai nghiệp vụ chính trong hoạt động kinh doanh của mình là huy động vốn và sử dụng vốn đã phản ánh quy mô hoạt động của các NHTM. Với phương châm “đi vay để cho vay”, NHTM huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong các doanh nghiệp và dân cư để cho vay phát triển kinh tế và các nhu cầu tiêu dùng khác của nhân dân. Để huy động vốn và cho vay có hiệu quả, NHTM phải xác định lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay một cách hợp lý. Nếu lãi suất huy động tiền gửi quá thấp thì không khuyến khích các doanh nghiệp và dân cư gửi tiền vào, Page | 9 Nguyễn Văn Cương dẫn đến NHTM không đủ vốn cho vay để đáp ứng yêu cầu khách hàng. Lãi suất Ngân hàng là nhân tố quan trọng quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM và khách hàng. Nếu lãi suất hợp lý sẽ là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hoá phát triển và ngược lại. B. DIỄN BIẾN LÃI SUẤT Ở NƯỚC TA TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2010 I. Lãi suất cơ bản Năm 2007 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra Thông báo số 11359/TB-NHNN về một số mức lãi suất bằng đồng Việt Nam, áp dụng từ ngày 1-1-2007. Theo đó, lãi suất cơ bản bằng VND là 0,6875%/tháng (8,25%/năm). Như vậy, lãi suất cơ bản của VND trong năm 2006 không thay đổi, và tiếp tục được giữ ổn định trong tháng đầu tiên của năm 2007. Lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng từ ngày 1-1-2007 cũng được giữ ổn định ở mức 6,5%/năm; lãi suất chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng là 4,5%/năm. Tính đến thời điểm cuối năm, mức lãi suất huy động cao nhất đối với VND được các ngân hàng thương mại áp dụng là 0,82%/tháng đối với kỳ hạn 1 năm. Năm 2008 Page | 10 Nguyễn Văn Cương Năm 2007, lãi suất cơ bản được giữ ở mức ổn định không biến động nhiều. Đến năm 2008, do nền kinh tế thế giới khủng hoảng đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là ảnh hưởng đến lãi suất. Thị trường ngân hàng trong nước đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá Đây cũng là một năm đáng nhớ trong hoạt động của các ngân hàng, khi phải trải qua những khó khăn không nhỏ. Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này là tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành chưa từng có của Ngân hàng Nhà nước, tập trung ở các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá. Tính chung cả năm, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng trong tháng 2, 4 lần giảm trong 3 tháng cuối năm (2 lần giảm đối với dự trữ bằng ngoại tệ). Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc có 5 lần điều chỉnh (3 lần tăng, 2 lần giảm). [...]... thất thường và đặc biệt là tháng cuối năm, lãi suất tăng rất cao báo hiệu thời kì lam phát kéo dài sắp diễn ra vào đầu năm 2011 C ẢNH HƯỞNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN NỀN KINH TẾ I Ảnh hưởng của lãi suất đến thị trường chứng khoán Lãi suất Lãi suất có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nhà đầu tư chính là lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương (ở VN là ngân hàng nhà nước) Lãi suất chiết khấu là chi phí mà các ngân... nâng lãi suất cơ bản từ 8,75% (ngày 1/2) lên 12% (ngày 19/5), NHNN đã ấn định lãi suất kinh doanh bao gồm lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay bằng VNĐ không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản mà NHNN công bố áp dụng cho từng thời kỳ Nguyễn Văn Cương Đến ngày 20/5, đã có 100% ngân hàng thương mại tăng lãi suất Trong ngày 19/5, ngày đầu tiên thực hiện cơ chế mới, như dự báo trước đó, đỉnh lãi suất. .. Nam (lãi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm là 9,5%/năm) Các mức lãi suất này tương đương lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cùng kỳ hạn năm 2006 Tóm lại, trong 6 tháng đầu năm 2007, lãi suất huy động và cho vay của TCTD đối với khách hàng dao động nhẹ và không có biến động đột biến, lãi suất thị trường thị trường liên ngân hàng và lãi suất trái phiếu Chính phủ ở mức thấp hơn so với cuối năm 2006 Lãi suất. .. thì lãi suất cơ bản chỉ tăng nhẹ từ 8,25% vào tháng 12/2007 lên 8,5% cuối năm 2008 Tuy nhiên nhìn biểu đồ lãi suất cơ bản năm 2008 thì rõ ràng đây không phải sự điều chỉnh "cơ học" giản đơn như vậy Nguyễn Văn Cương Page | 12 Diễn biến lãi suất năm 2008 Năm 2008 có thể được coi là năm của lãi suất khi lãi suất biến động trái chiều với một biên độ lớn chỉ trong vòng 12 tháng Diễn biến lãi suất trong. .. chứng khoán II Ảnh hưởng của lãi suất đến thị trường bất động sản Khi lãi suất tăng có nghĩa là cái khó khăn của Chính phủ đang chuyển sang vai của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, xây dựng sẽ đối phải đối mặt với nhiều thách thức, không loại trừ một số doanh nghiệp có thể bị phá sản Trong bối cảnh hiện nay, khi mà lãi suất ngân hàng cả ngắn hạn và dài hạn lên đến quanh mức... trong năm 2008 gồm 2 giai đoạn chính: Cuộc đua tăng lãi suất của các ngân hàng vào nửa đầu năm 2008 và một cuộc đua khác theo chiều hướng ngược lại, đua giảm lãi suất, dù mức độ quyết liệt kém hơn Những sự kiện lớn đối với diễn biến lãi suất năm 2008 diễn ra như sau: 6 tháng đầu năm 2008, lãi suất tăng mạnh : Từ mức lãi suất tháng 1 là 8,5%, các ngân hàng bắt đầu vào cuộc đua lãi suất, khởi đầu là các... Page | 29 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, trong đó, lãi suất bình quân kỳ hạn 12 tháng có mức giảm cao nhất 1,42%/năm, đứng ở mức 10,52%/năm Lãi suất bình quân qua đêm ở mức 8,03%/năm, giảm 1,05%/năm; lãi suất bình quân đối với các kỳ hạn còn lại dao động từ 9,25% đến 11,08%/năm; riêng lãi suất bình quân kỳ hạn 3 tháng là 11,82%/năm Lãi suất cho vay thấp nhất là 1,7%/năm; lãi suất cho vay cao nhất... là 5,1%/năm Lãi suất cho vay: Lãi suất cho USD tương đối ổn định Lãi suất cho vay USD từ đầu năm đến nay vẫn giữ ở mức 6%-7%/năm đối với cho vay ngắn hạn và 6,5%-8%/năm đối với cho vay trung, dài hạn Nguyễn Văn Cương Năm 2008 Lãi suất tiền gửi bằng USD ở Việt Nam đang ở mức 7,2%/năm, cao hơn 1,95% Page | 20 so với mức lãi suất của trái phiếu chính phủ 1 năm của Mỹ là 5,25% Chênh lệch lãi suất quá lớn... và khi các hoá đơn này trở nên đắt hơn thì khoản thu nhập dự phòng của mỗi gia đình sẽ trở nên ít hơn Page | 33 Lãi suất chiết khấu tác động đến các khách hàng tiêu dùng cá nhân, đến lượt mình sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng cá nhân lại ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, tuy nhiên với doanh nghiệp ảnh hưởng của sự tăng lãi suất chiết khấu không chỉ có thế, họ còn chịu tác động nhiều hơn Dễ... không kém cuộc đua lãi suất đồng nội tệ trước đó Đồng thời đối với ngoại tệ cũng lặp lại tình trạng lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn và cũng bắt đầu từ các ngân hàng thương mại nhỏ Điều này đã được một số nhà phân tích kinh tế dự báo Về cơ bản, hiện tượng tăng lãi suất đồng ngoại tệ chỉ là hệ quả tất yếu của việc tăng lãi suất đồng nội tệ và VND đang tăng giá Với mức lãi suất tiền gửi ngoại . KHÁI NIỆM VỀ LÃI SUẤT,CÁC LOẠI LÃI SUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT TRONG NỀN KINH TẾ I. KHÁI NIỆM VỀ LÃI SUẤT -Lãi suất: là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng. lệ lãi chưa được điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát hoặc ảnh hưởng của việc tính lãi kép. Page | 4 Nguyễn Văn Cương III.VAI TRÒ CỦA LÃI SUẤT TRONG NỀN KINH TẾ 1 .Lãi Suất với quá trình huy động. thể trong nền kinh tế, mỗi sự tăng hay giảm của lãi suất sẽ kéo theo sự khuyến khích lợi ích vật chất đối với chủ thể kinh tế này đồng thời hạn chế lợi ích của chủ thể kinh tế khác. Lãi suất