1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Liên môn hạch toán sản xuất lúa nước

10 316 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Liên môn: Toán học - Vật lí - Hóa học - Sinh học - Tích hợp kĩ năng sống Hoạch toán kinh tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa nước’ Phụ lục I PHIẾU THÔNG TIN VỀ HỌC SINH - NHÓM HỌC SINH DỰ THI - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Yên - Trường THCS Ngọc Châu - Địa chỉ: Ngọc Châu- Tân Yên- Bắc Giang - Điện thoại: 02403878524; Email: c2ngocchauty@bacgiang.edu.vn - Họ và tên nhóm học sinh: 1. Trưởng nhóm: Lê Duy Thái lớp 8B Ngày sinh: 21/02/2001. 2. Nhóm viên: Trịnh Duy Tân lớp 8B Ngày sinh: 29/03/2001. Nhóm học sinh: Lê Duy Thái THCS Ngọc Châu – Tân Yên - Bắc Giang 1 Liên môn: Toán học - Vật lí - Hóa học - Sinh học - Tích hợp kĩ năng sống Hoạch toán kinh tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa nước’ BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH THCS 1. Tên tình huống: Hoạch toán kinh tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa nước. 2.Mục tiêu giải quyết tình huống: + Thông qua việc giải quyết tình huống này, em muốn nhiều bạn hiểu được: - Các mùa vụ chính hàng năm? - Các loại cây trồng chủ yếu của mỗi vụ? - Thu nhập bình quân/1 ngày công lao động, thu nhập bình quân/tháng là bao nhiêu? - Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa nước là gì? - Vận dụng các kiến thức khoa học để giải thích bản chất các phương pháp. + Pham vi nghiên cứu: Hộ gia đình với diện tích 5 sào Bắc bộ = 5. 360=1800 m 3. Tổng quan về nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: - Tình huống xuất phát từ thực tiễn: Chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, số công lao động, sản lượng - năng suất, số tiền lãi thu được trong 1 năm. - Một số giải pháp tăng hiệu quả kinh tế của địa phương và gia đình đã và đang áp dụng. - Giải thích các giải pháp bằng kiến thức khoa học. 4. Giải pháp giải quyết tình huống: - Dùng bảng số liệu thống kê các khoản chi tiêu cho các mùa vụ của gia đình. - Dùng tranh ảnh mô tả các phương thức canh tác. - Dùng kiến thức môn toán học để hoạch toán thu chi cho nông nghiệp. - Bằng kinh nghiệm bản thân dự đoán tỉ lệ rủi do về thiên tai. - Nêu ra cách phòng chống sâu bệnh, thiên tai bằng các kiến thức về các môn khoa học tự nhiên: vật lí, hóa học… và kinh nghiệm của nhân dân. - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Ở tỉnh Bắc Giang thì mùa vụ thường được chia là ba vụ chính. Hai vụ trồng lúa là vụ đông xuân, hè thu và một vụ trồng mầu. Thời gian của từng mùa vụ là lúc nào. Các chi phí cho sản xuất là bao nhiêu thông qua bảng thông kê. Các biện pháp khắc phục các yếu tố thời tiết bất lợi cho canh tác lúa nước. 5.1. Thời gian, các công đoạn làm việc, chi phí của các mùa vụ là gì? Mùa vụ Thời gian Các công đoạn canh tác Số công lao động Chi phí các công đoạn - Dọn sạch cỏ,Làm mạ 2 Nhóm học sinh: Lê Duy Thái THCS Ngọc Châu – Tân Yên - Bắc Giang 2 Liên môn: Toán học - Vật lí - Hóa học - Sinh học - Tích hợp kĩ năng sống Hoạch toán kinh tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa nước’ Đông xuân Gieo mạ trước và hoặc sau lập xuân 10 ngày . Thời gian được thu hoạch là 125-130 ngày. - Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng có trang kèm theo. 600.000đ - Bón lót trước khi gieo 100kg lân, hoặc phân chuồng. 1 300.000đ - Giai đoạn 22-25 bón 25kg đạm, 25 kg cali để kích thích lúa đẻ nhánh 1 500.000đ - Giai đoạn 42-45 NSG bón: 5kg đạm, 25kg kali để kích thích đòng phát triển. 1 300.000đ - Giai đoạn thu hoạch 5 300.000đ Tổng chi phí 10 2.000.000đ Sản lượng: 1250kg Hè Thu Gieo mạ trước và hoặc sau tua rua 5 ngày . Thời gian được thu hoạch là 100-105 ngày - Dọn sạch cỏ. - Làm mạ 2 - Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng có trang kèm theo. 600.000đ - Bón lót trước khi gieo 100kg lân, hoặc phân chuồng. 1 300.000đ - Giai đoạn 22-25 bón 25kg đạm, 25 km cali để kích thích lúa đẻ nhánh 1 500.000đ - Giai đoạn 42-45 NSG bón: 5kg đạm, 25kg kali để kích thích đòng phát triển. 1 300.000đ - Giai đoạn thu hoạch 5 300.000đ Tổng chi phí 10 2.000.000đ Sản lượng: 1150kg Tổng số tiền thu được 1250+1150=2400*7000=16.800.000đ Chi phí thuốc trừ sâu, diệt cỏ, khay mạ, bạt che chống rét cho mạ 200.000đ Tiền lãi thu được 16.800.000 - 4.000.000 - 200.000 =12.600.000đ (1 công lao động được hiểu là 1 người trưởng thành làm việc trong 1 ngày) Thu nhập bình quân trên tháng: =1.050.000đ/ tháng Thu nhập bình quân trên một công lao động: =630.000đ (630.000đ/1người/1ngày lao động) Như vậy, ta thấy thu nhập bình quân trên tháng thì rất thấp, còn thu nhập tính theo công lao động thì rất cao. Do trồng lúa là công việc mang tính mùa vụ, nên việc trồng lúa phải kèm với các công việc khác để tăng thu nhập vào những lúc rảnh rỗi. 5.2. Các biện pháp tăng năng suất trồng lúa Nhóm học sinh: Lê Duy Thái THCS Ngọc Châu – Tân Yên - Bắc Giang 3 Liên môn: Toán học - Vật lí - Hóa học - Sinh học - Tích hợp kĩ năng sống Hoạch toán kinh tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa nước’ 5.2.1. Giống: Giống chọn các loại giống là con lai F1 (do công ti CP giống cây trồng trung ương hoặc các nơi cung ứng giống uy tín bán) như thiên ưu 8, khang dân 18 , không sử dụng lúa đã thu hoạch làm giống cho vụ tiếp theo, làm như vây sẽ làm giảm năng suất cây trồng. 5.2.2. Thuốc bảo vệ thực vật Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng trong trường hợp thật cần thiết và phải sử dụng đúng theo hướng dẫn. Chỉ sử dụng các loại thuốc có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được cho phép. *) Đối với cỏ dại: Sofit 300EC, Meco 60EC, Vigor 33EC, Sirius 10WP, Nominee 10SC, Tiller-s, Ronstar 25EC, OK 720DD, Facet 25SC, v.v. *) Đối với sâu bệnh: Rầy nâu: Applaud 10BHN, Actara 25WG, Bassa 50ND, Mipcin 25BHN và Trebon 10ND. Sâu cuốn lá: DDVP 50ND, Fastac 5ND, Padan 95SP và Trebon 10ND. Sâu dục thân: Basudin 10H, Padan 95SP, Regent hai lúa xanh 300WDG và Regent 10H. Bọ xít các loại: Bassa 50ND và Padan 10H. 5.2.3. Cơ giới hóa nông nghiệp Ngày nay, với sự phát triển khoa học kĩ thuật. Đảng và nhà nước thực hiện chính sách “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”. Sử dụng các loại máy nông nghiệp vào trong sản suất giúp nâng cao năng suất lao động, giảm nhân công lao động, tăng hiệu quả kinh tế 5.2.4. Chống rét cho mạ Nhóm học sinh: Lê Duy Thái THCS Ngọc Châu – Tân Yên - Bắc Giang 4 Liên môn: Toán học - Vật lí - Hóa học - Sinh học - Tích hợp kĩ năng sống Hoạch toán kinh tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa nước’ Vào vụ đông xuân, việc nhiệt độ thấp thường gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của cây mạ, nhất là khi rét đạm, rét hại, có thể làm cây mạ bi chết. Để thực hiện chống rét cho cây mạ ta sử dụng tro rơm dạ, bóng ninon đê chống rét cho mạ. Rắc tro Phủ bóng nion 5.3. Bằng kiến thức liên môn, vận dụng để lí giải bản chất của các biện pháp. 5.3.1. Giống Chúng ta hay nghe nói giống lai F1, hay con lai F1. Vậy tại sao chúng ta lại sử dụng con lai F1 để làm giống mà không sử dụng con lai F2, F3, hay lấy vụ trước làm giống cho vụ sau? Để giải thích câu hỏi này ta cần một số kiến thức sau: Tính trạng: là những đặc điểm cụ thể về hình thái, cấu tạo, sinh lí,… phân biệt giữa các cá thể. Ví dụ: Chiều cao thân, trọng lượng hạt, màu sắc hoa, hương vị,… Alen: là trạng thái khác nhau về cấu trúc của cùng một gen, cùng quy định một tính trạng. Ví dụ: Gen A quy định màu sắc của hạt đậu có các alen: a1: hạt đen, a2: hạt vàng, a3: hạt trắng. Cặp alen: 2 alen giống nhau hoặc khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp NST tương đồng. Ví dụ: Cặp alen AA quy định hạt vàng, aa quy định hạt xanh ở đậu Hà Lan. Đồng hợp tử: cơ thể mang 2 alen trong cặp tương ứng giống nhau. Ví dụ: AA: cơ thể đồng hợp tử về gen trội A. aa: cơ thể đồng hợp tử về gen lặn a. Dị hợp tử: mang 2 alen khác nhau thuộc cùng một gen. Ví dụ: Aa, Bb. Kiểu gen: là toàn bộ các gen nằm trong tế bào. Ví dụ: Ruồi giấm thân xám, cánh dài có kiểu gen BBVV; thân đen, cánh cụt có kiểu gen bbvv. Kiểu hình: là toàn bộ tính trạng và đặc tính của cơ thể. Ví dụ: Ruồi giấm có kiểu hình thân xám, cánh dài hay thân đen, cánh cụt . Nhóm học sinh: Lê Duy Thái THCS Ngọc Châu – Tân Yên - Bắc Giang 5 Liên môn: Toán học - Vật lí - Hóa học - Sinh học - Tích hợp kĩ năng sống Hoạch toán kinh tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa nước’ Giống thuần chủng: là giống có một số đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu hoàn thoàn giống bố mẹ. Ví dụ: AABB: đậu thuần chủng hạt vàng trơn. Giả thiết giống đem lai đều thuần chủng(P), các tính trạng phân ly độc lập Con lai đời thứ nhất kí hiệu (F1) Con lai đời thứ hai kí hiệu (F2) Cặp nhân tố (alen A, a) quy định tính trạng trọng lượng hạt phân li độc lập với cặp nhân tố (alen B, b) quy định tính trạng phẩm chất hạt trong quá trình hình thành giao tử. * Sơ đồ lai : Pt/c: AAbb (Hạt to, khô) x aaBB (Hạt lép, dẻo) F1: 100% AaBb (Hạt to, dẻo) F1 tự thụ phấn: AaBb (Hạt to, dẻo) x AaBb (Hạt to, dẻo) F2: 1AABB : 2AaBB : 2AABb : 4AaBb : 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb [9 A-B- (Hạt to, dẻo ) : 3 A-bb (Hạt to, khô) : 3 aaB- (Hạt lép, dẻo) : 1 aabb (Hạt lép, khô)] F2: 53%(Hạt to, dẻo) Nhận xét: Trong tạo giống cây trồng, người ta sẽ chọn các gen, Alen có tính trạng trội, như cây cao, chịu thời tiết tốt, ít bệnh, năng suất cao, chất lượng tốt Con lai F1 có kiểu hình đồng nhất và đều mang tính trạng trội của cả hai giống [100% AaBb (Hạt to, dẻo)], nếu như ta tiếp tục dùng lúa của vụ trước làm giống cho vụ sau thì ta sẽ thấy năng suất, chất lượng, độ kháng chịu kém đi do có sự xuất hiện của cơ thể đồng hợp tử về gen alen lặn dẫn đến kiểu hình xấu. [53%(Hạt to, dẻo)]. 5.3.2. Thuốc bảo vệ thực vật: a) Thuốc trừ sâu: Thuốc trừ sâu sau khi xâm nhập vào cơ thể sâu có thể diệt sâu bằng nhiều cách: *) Tác động lên hệ thần kinh: Là cơ chế tác động của các thuốc trừ sâu nhóm clo hữu cơ, lân hữu cơ, carbamate và pyrethroid. *) Ức chế sự chuyển hoá năng lượng trong quá trình trao đổi chất: Sự chuyển hoá năng lượng là cơ sở tạo nên quá trình trao đổi chất trong cơ thể sống. Không có chuyển hoá năng lượng thì không có trao đổi chất, cơ thể sẽ chết. *) Ức chế quá trình lột xác của côn trùng: Là cơ chế tác động chính của các chất điều tiết sinh trưởng côn trùng. Thể tích vỏ cơ thể côn trùng không thay đổi sau khi đã hình thành. Vỏ này lại rất chắc nên khi côn trùng phát triển lớn lên phải thay vỏ mới lớn hơn. Sự thay vỏ này gọi là sự lột xác. Chất kitin là thành phần cơ bản của vỏ cơ thể, nên quá trình tổng hợp kitin quyết định sự lột xác của côn trùng. Không tổng hợp kitin sẽ không hình thành được lớp vỏ mới, ấu trùng không lột xác được sẽ chết. *) Hoocmon trẻ: Là các chất có trong cơ thể côn trùng, giữ vai trò điều hoà sinh trưởng và phát triển của côn trùng cùng với các hoocmon lột xác. Các hoocmon Nhóm học sinh: Lê Duy Thái THCS Ngọc Châu – Tân Yên - Bắc Giang 6 Liên môn: Toán học - Vật lí - Hóa học - Sinh học - Tích hợp kĩ năng sống Hoạch toán kinh tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa nước’ này nếu được tích luỹ trong cơ thể côn trùng ở nồng độ cao sẽ làm cho trứng không hình thành hoặc không nở được, sâu non bị chết sau khi nở, không hoá nhộng hoặc không trưởng thành được *) Triệt sản: Là những chất phá huỷ khả năng sinh sản của côn trùng. Cơ chế tác động của những thuốc này là kìm hãm sự phát triển hoặc diệt trứng, diệt tinh trùng, khống chế sự thụ tinh, phá vỡ nhiễm sắc thể của trứng hay tinh trùng. Những thuốc này không làm giảm tuổi thọ và hoạt động giao phối của con trưởng thành mà chỉ làm cho con cái không đẻ hoặc đẻ ít, trứng không nở hay nở ít. (Các thuốc triệt sản có độc tính cao và cũng ảnh hưởng đến người và động vật máu nóng nên ít được sử dụng trong nông nghiệp.) *) Cơ chế tác động của thuốc vi sinh trừ sâu: Các thuốc trừ sâu từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis gây bệnh cho sâu bởi các độc tố do vi sinh vật sản sinh ra. Sâu ăn phải thuốc có chứa bào tử vi khuẩn, ở ruột sâu, vi khuẩn phát triển và sinh ra độc tố. b) Thuốc trừ bệnh: Có 2 cơ chế tác động chính: Các cơ chế tác động Công thức hóa học *) Tác động trực tiếp: ức chế các phản ứng sinh tổng hợp trong tế bào của vi sinh vật gây bệnh. Hầu hết các thuốc trừ bệnh hiện nay kể cả các chất kháng sinh chủ yếu là tác động theo hướng này. Các chất như Tricylazole ức chế tổng hợp Melamin làm cho sợi nấm không xâm nhập hoặc không phát triển được trong tế bào cây ký chủ. Tricylazole *) Tác động gián tiếp: Thuốc làm tăng sức đề kháng của cây ký chủ đối với ký sinh. Chất Probenazole khi phun lên cây lúa sẽ kích thích sự hoạt động của các men chống lại sự xâm nhập của sợi nấm gây bệnh đạo ôn (các men Peroxidaze, Lopoxidaze …) Những chất này làm tăng khả năng miễn dịch của cây, có tác dụng phòng chống bệnh một cách cơ bản. Probenazole c) Thuốc trừ cỏ: Có thể tóm tắt các cơ chế tác động chính của thuốc trừ cỏ như sau: Các cơ chế tác động Công thức hóa học Nhóm học sinh: Lê Duy Thái THCS Ngọc Châu – Tân Yên - Bắc Giang 7 Liên môn: Toán học - Vật lí - Hóa học - Sinh học - Tích hợp kĩ năng sống Hoạch toán kinh tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa nước’ *) Hình thành các hoocmon kích thích sinh trưởng giả: - Nhóm thuốc: Phenoxy, Benzoic acid - Thuốc đặc trưng: 2.4D, Dicamba 2.4D, Dicamba *) Ức chế quá trình quang hợp: - Nhóm thuốc: Phenyl urea, Triazine, Bipyridium - Thuốc đặc trưng: Diuron, Atrazine, Paraquat Diuron *) Ức chế tổng hợp sắc tố (chlorophyl và carotenoid) - Nhóm thuốc: Diphenyl ether, Imide, Pyridazin, Isoxazolidione - Thuốc đặc trưng: Oxyfuofen, Oxadiazone, Norfluazon, Chlomazon Oxyfuofen *) Ức chế phân chia tế bào (phá vỡ quá trình phân bào nguyên nhiễm): - Nhóm thuốc: Dinitroanilines - Thuốc đặc trưng: Trifluralin, Pendimethalin Trifluralin *) Ức chế tổng hợp vitamin (tổng hợp Folate) - Thuốc đặc trưng: Asulam Asulam Nhóm học sinh: Lê Duy Thái THCS Ngọc Châu – Tân Yên - Bắc Giang 8 Liên môn: Toán học - Vật lí - Hóa học - Sinh học - Tích hợp kĩ năng sống Hoạch toán kinh tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa nước’ *) Ức chế tổng hợp Lipid - Ức chế Accase: Thuốc đặc trưng: Fenoxaprop, Sethoxydim (nhóm thuốc: Fops and dims) - Liên kết Oleate: Thuốc đặc trưng: Metolachlor, Acetochlor 5.3.3. Cơ giới hóa nông nghiệp Từ xưa đến nay, ông cha ta có câu: ‘Cày sâu, cuốc bẫm’ hay ‘Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa’ đã nói lên phần nào tầm quan trọng của khâu làm đất. Ngày nay với việc vận dụng khoa học, công nghê vào nông nghiệp như sử dụng máy cày. Máy cày không những giúp tiết kiệm sức lao động mà còn làm cho đất tơi xốp hơn, làm đất được kĩ hơn, tạo điều kiện tốt hơn cho bộ rễ cây phát triển. Không chỉ sử dụng máy cày mà người dân còn sử dụng nhiều loại máy móc hiện đại khác vào trong nông nghiệp như máy tuốt lúa, máy gặt liên hoàn, máy gieo sạ, 5.3.4. Chống rét cho mạ Phủ lên trên bề mặt mạ một lớp tro của rơm rạ để tạo 1 lớp cách nhiệt giúp cây mạ không bị chết rét, mặt khác trong tro của rơm rạ còn có nhiều các khoáng chất giúp cây mạ phát triển tốt hơn. Ngoài biện pháp trên ra, trong trường hợp rét đậm rét hại, người ta che phủ lên các tấm vải ninon trong để giúp cây tránh rét. (Hiện tượng hiệu ứng nhà kính) 5.4. Bằng kinh nghiệm bản thân dự đoán tỉ lệ rủi do về thiên tai. Nhóm học sinh: Lê Duy Thái THCS Ngọc Châu – Tân Yên - Bắc Giang MẶT TRỜI Hơi ấm được giữ lại bên trong 9 Liên môn: Toán học - Vật lí - Hóa học - Sinh học - Tích hợp kĩ năng sống Hoạch toán kinh tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa nước’ Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của hiện tượng El nino nên mùa đông 2014 lại tiếp diễn một mùa đông ấm. Mặt khác, năm 2014 nhuận hai tháng 9 âm lịch nên mùa đông đến muộn, giữa đông lại có các đợt rét liên tiếp. Tất cả những yếu tố trên khiến cho việc thâm canh lúa xuân đối với các tỉnh miền Bắc nước ta là rất khó khăn. Đầu tiên là khó khăn trong khâu cày ải, tiếp đến là việc làm mạ, gieo cấy và chăm sóc Một năm có mùa đông ấm sâu bệnh sẽ phát sinh và gây hại nhiều, gió tây sẽ đến sớm ( khoảng sau 25/5 Dương lịch). Vì vậy, nông dân cần bố trí thời vụ thích hợp, tiến hành gieo cấy và chăm sóc lúa thật chu đáo để lúa trổ trước 25/5 Dương lịch là tốt nhất. Cần bón lót đủ lượng phân NPK để lúa xuân phát triển và đẻ nhánh thuận lợi. Không nên bón đạm riêng lẻ hoặc bón đạm và kali không cân đối ( thừa đạm) sẽ làm cho lúa bị sâu bệnh tấn công nhiều. Mật độ gieo cấy lúa xuân 2015 nông dân cũng cần lưu tâm. Không nên gieo cấy với mật độ dày, nên để mật độ thưa hơn so với các vụ xuân khác để lúa đẻ nhánh được triệt để ngay giai đoạn đầu và hạn chế được sâu bệnh hại nhất là bệnh khô vằn. Nguồn (http://sonongnghiep.haiduong.gov.vn/) Theo kinh nghiệm của cha ông, những năm nhuận là những năm mất mùa, do ảnh hưởng của thời tiết, bệnh dịch, sản lượng thấp hơn từ 10-20%. Nhưng đây chỉ là kinh nghiệm chưa có cơ sở khoa học nào nói về năm nhuận thì sẽ mất mùa, do vậy chúng ta cần có những biện pháp đối phó với các tình huống về thiên tai để có một vụ mùa bội thu. 6. Ý nghĩa của giải quyết tình huống: Với tình huống trên, chúng em đã hiểu phần nào về các mùa vụ, giống cây trồng, thời gian canh tác, các biện pháp nâng cao năng xuất, hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Từ đó mà chúng em có thể đưa ra các phương hướng, kế hoạch thỏa đáng để phát triển kinh tế gia đình ngày một tốt hơn. Ngọc Châu, ngày 03 tháng 01 năm 2015 Trưởng nhóm Lê Duy Thái Nhóm học sinh: Lê Duy Thái THCS Ngọc Châu – Tân Yên - Bắc Giang 10 . Liên môn: Toán học - Vật lí - Hóa học - Sinh học - Tích hợp kĩ năng sống Hoạch toán kinh tế và các. 8B Ngày sinh: 29/03/2001. Nhóm học sinh: Lê Duy Thái THCS Ngọc Châu – Tân Yên - Bắc Giang 1 Liên môn: Toán học - Vật lí - Hóa học - Sinh học - Tích hợp kĩ năng sống Hoạch toán kinh tế và các. các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa nước’ BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH THCS 1. Tên tình huống: Hoạch toán

Ngày đăng: 03/02/2015, 09:09

Xem thêm: Liên môn hạch toán sản xuất lúa nước

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w