Lại Vũ Kiều Trang- k61 A- khoa tâm lý giáo dục Cuốn sách: “Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt” Tác giả: Doãn Kiến Lợi I.Giới thiệu sách Học giả nổi tiếng, giáo sư đại học Bắc Kinh Tiền Lý Quần đã nhận định về tác giả Doãn Kiến Lợi : Tác giả vừa là người mẹ tốt vừa là người thầy tốt, cuốn sách này chú trọng kết nối giáo dục trong nhà trường và giáo dục gia đình, vì cảm thấy giáo dục gia đình không được coi trọng và không đúng cách nên đặt tên là : “ người mẹ tốt hơn là người thầy tốt”. Một cuốn sách dũng cảm, có tư tưởng, đầy trí tuệ, là một cuốn sách giáo khoa về giáo dục gia đình hiếm có, dám nhìn thẳng vào vấn đề giáo dục, lại đào sâu suy nghĩ: có uan niệm giáo dục độc đáo, có trí tuệ giáo dục và quan trọng nhất vẫn là tình yêu thương. Cuốn sách này có thể dành cho các bậc phụ huy đọc, thầy cô giáo đọc, một người quan tâm về giáo dục cũng như tôi có thể rút ra rất nhiều điều bổ ích từ cuốn sách sách này. Nhận định của ông quả không sai, sau khi đọc xong cuốn sách “ người mẹ tốt hơn là người thầy tốt” của Doãn Kiến Lợi, tôi đã học tập và lĩnh hội được không chỉ một mà là cả một kho tàng về phương pháp học tập.Thật đáng tiếc khi không được đọc cuốn sách này sớm hơn.Một cuốn sách với những lập luận sâu sắc, những triết lý giáo dục và qua trọng hơn là nhưng lập luận và triết ý này xuất phát từ thực tế, từ câu chuyện giáo dục của chính tác giả.Đây là cuốn sách nên có của các bậc phụ huynh để con cái được giáo dục song song trong nhà trường và trong gia đình, tạo cho con cái nền tảng về việc học nhẹ nhàng mà thành công Cuốn sách có 7 chương với các nội dung chính sau: - chương 1:Làm thế nào để nâng cao chất lượng cho tình yêu - Chương 2: Biến học tập thành chuyện nhẹ nhàng. - Chương 3 : Giáo dục phẩm chất, đạo đức cần thiết ho cả cuộc đời. 1 Lại Vũ Kiều Trang- k61 A- khoa tâm lý giáo dục - Chương 4 : Tạo thói quen học tập tốt - Chương 5: Vốn tris tuệ cần phải có của những người làm bố, làm mẹ. - Chương 6: Chuyện nhỏ chính là chuyện lớn - Chương 7: Hãy thoát ra khỏi ngộ nhận trong giáo dục. Chương 2 của cuốn sách là một chương khá hay mà tôi tâm đắc trong cả cuốn sách. Ở chương này, tác giả viết : “Con trẻ vốn không phải khổ sở vì việc học, đều là do chúng gặp phải cách định hướng không đúng đắn.Chỉ cần thay đổi một chút, việ học của con trẻ sẽ trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ. Doãn kiến lợi đưa ra 9 luận điểm nhỏ nằm trong những câu chuyện khác nhau.Ở chương này hầu như bà đều nói đến việc rèn luyện thói quen đọc sách cho con trẻ. Như chúng ta đã biết, đọc sách mang lại rất nhiều ích lợi.Mỗi cuốn sách là cả một kho tri thức.Những gì ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ giữa đại dườn mênh mông, thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, dường như việc dọc sác đã được thay thế bởi các hoạt động tốn thời gia hơn như tham gia vào các trang mạng xã hội, những ứng dụng, những chương trình ti vi và thói quen đọc sách dường như đã bị quên lãng.Và vì vậy chúng ta cần phải khôi phục lại thói quen này để làm phong phú kho tàng hiểu biết và tránh tốn thời gia cho những việc vô ích.Điều này cần được tạo thành thói quen, tốt nhất là từ khi còn nhỏ. Trong chương 2, tác giả Doãn Kiến Lợi đã đưa ra một số câu chuyện thông qua đó minh chứng hiệu quả của phương pháp giáo dục mà tác giả đưa ra. Trong câu chuyện thứ nhất “ Biến học tâp thành chuyện nhẹ nhàng” , tác giả đưa cách dạy chữ cho chính con gái Viên Viên của mình.Đó là cách đọc thuộc chữ. Người mẹ đọc cho con gái nghe các câu chuyện một cách chậm dãi và thật nhiều lần.Sau đó cứ lặp đi lặp lại gần như cho con thuộc và nhớ mặt chữ, tới lúc cô bé hiểu được câu chuyện và liên hệ các chữ cới nội dung câu chuyện thì lúc này cô bé đã nhận thức ra rằng chữ có mối liện hệ với nội dung mà mình cần đọc.Không những thế, trong những khi đi học, hay đi chơi, người mẹ- tác giả quan sát thấy con gái mình rất hay đọc các biển hiệu.Điều này rất tốt vì như vậy cô bé càng nhận ra tầm quan trọng của chữ viết.Gắn chữ với cuộc sống thường nhật giúp trẻ và cha mẹ cảm thấy dễ dàng hơn rất nhiều. 2 Lại Vũ Kiều Trang- k61 A- khoa tâm lý giáo dục Qua đây, chúng ta rút ra được một số bài học cho các bậc làm cha mẹ.Quan trọng nhất là giúp con trẻ hiểu được ý nghĩa của chữ viết một cách rất tự nhiên, gắn liền với thực tế. Câu chuyện thứ 2 “ Mở cửa hàng” .Khi tác giả dẫn con đi mua sắm, bà đã quan sát con gái của mình và nhận thấy con rất thích tới cửa hàng nhất là khi thấy bác chủ cửa hàng ngồi và trả tiền cho khách hàng và bà đã biến việc mở cửa hàng cho con gái của mình.Trong trò chơi này, bà đặt sự vui thích của cô bé lên hàng đầu rồi sau đó mới quan tâm tới cách tính toán của cô bé.Trong trò chơi này, bố mẹ thỉnh thoảng lại gợi í để tăng mức khó của bài toán.Cách học này mang lại hứng thú cho trẻ và gắn với thực tế, đồng thời dạy cho trẻ biết cách chi tiêu. Các câu chuyện tiếp theo “ Những em được cây gậy thần chạm vào có học lực tốt,để cây bút nở hoa, cách đọc sách tốt và cách đọc sách xấu, đọc sách cần phải dụ dỗ, không đọc sách có ích, học ngữ văn chứ không phải là học sách giáo khoa ngữ văn, kỹ xảo lớn nhất để làm văn…” những câu chuyện này đều nói về cách chọn sách và ích lợi của việc đọc sách.Trong câu chuyện “ Những em được cây gậy thần chạm vào có học lực tốt” – cây gậy thần ở đây chính là việc hứng thú đọc sách.Tác giả đã nêu ra những gương mặt học sinh điển hình, phân chia thành các kiểu học sinh.Qua quá trình quan sát, bà nhận thấy rằng : những em học sinh chăm đọc sách thì học lực tốt hơn hẳn những em dù chăm nhưng chỉ chăm chăm đọc sách giáo khoa.Điều này càng minh chứng cho lợi ích của việc đọc sách.Không những thế, tác giả còn đưa ra cách chọn sách đó là “ không đọc sách có ích” nghe có vẻ rất vô lý nhưng theo bà, nếu chọn sách có ích như các loai sách tham khảo, những chuyên đề bắt con cái học thì quả là gây mệt mỏi cho con cái.Vì có vậy nên bà đã khuyên những ông bố bà mẹ không nên cho con mình đọc những cuốn sách có ích mà hãy để trẻ đọc những gì mình thích, tao hứng thú với việc đọc sách.Việc đọc sách như vậy rất tốt vì những tri thức ở những cuốn sách này không phải là vô ích, nó có còn có một mối liên hệ với những gì trẻ học và khi cần thể mang ra liên hệ.Sau đó Soãn Kiến Lợi đưa ra hai cách đọc sách “tốt” và “ xấu” nghe thì thật thắc mắc vì tại sao lại có hai cách đọc sách như trên.Theo bà, điều quan trọng không phải là trẻ đọc được cái gì mà trẻ đọc được bao nhiêu.Để rèn luyện kỹ năng đọc sách nhanh mà lại hiệu quả, bà đưa ra hai cách đọc sách như 3 Lại Vũ Kiều Trang- k61 A- khoa tâm lý giáo dục sau: Cách đọc sách tốt Cách đọc sách xấu -Cố gắng dùng văn viết - Yêu cầu đọc sách nhanh - Quan tâm việc đọc được bao nhiêu - Cố gắng không đọc bản lược trích, bản thu nhỏ - Cố gắng dùng văn nói - Yêu cầu đọc chậm - Quan tâm tới việc nhớ dược bao nhiêu - Đọc bản lược trích, bản thu nhỏ Vì trong mỗi cuộc đời đều có cái tốt và cái xấu, nhất là con trẻ lại càng phân biệt rạch ròi cái tốt và cái xấu nên khi giáo dục cần để trẻ nắm được điều này. Tuy nhiên không phải việc đọc sách là hứng thú, là sự yêu thích với các trẻ.Có những trẻ lại chỉ thích chơi đồ chơi, chơi bóng đá… vì vậy việc đọc từ nhỏ cũng rất khó, Doãn Kiến Lợi đưa ra cách dụ dỗ trẻ đọc sách.Hãy đừng bao giờ yêu cầu con trẻ “ đọc sách đi” hay tắt phụt ti vi để bắt con đọc sách,hãy tạo ra một quy định xem ti vi để giành thời gian cho việc đọc và bố mẹ nhất thiết không được vi phạm, hãy đọc sách cùng con. Đọc sách mang lại rất nhiều lợi ích, và theo bà thì việc đọc sách mang lại lợi ích rất nhiều cho môn văn.Bà phê phán giáo dục của Trung Quốc dạy văn nhưng lại dạy theo kiểu bắt học sinh của mình đi phân tích những ý tưởng cao siêu, những quan điểm trong văn học mà không để ý theo dỗi vốn kiến thức cuer trẻ trong các bài văn.Và bà cho rằng việc làm văn để đạt được điểm cao thì yêu cầu người viết phải có những hiểu biết và sau đó là giọng văn.Việc đọc sách mang lại cho chúng ta một kho tàng từ vựng và nhờ có đọc sách cách diễn giải, cách lập luận cũng sẽ trở nên sắc bén hơn.Đọc nhiều sách mang lại nhiều tri thức không chỉ trong sách vở.Đọc sách giúp cho trí tưởng tượng tốt hơn, giúp ích cho iệc làm văn rất nhiều. Cuốn sách này không chỉ có ích với các bậc làm cha, làm mệ mà còn có ích cho cả những người thầy, người cô trực tiếp dạy các trẻ. Phải làm sao cho trẻ nhân thức được rằng việc đọc là rất thú vị.Và chính những người giáo dục phải nhận ra lợi ích của việc đọc sách để có phương pháp giáo dục cho phù hợp. 4 Lại Vũ Kiều Trang- k61 A- khoa tâm lý giáo dục II. Tổng kết lại một số phương pháp trong sách Lợi ích của việc đọc sách: - Trau dồi kiến thức cho việc làm văn - Giúp trẻ có những kinh nghiệm sống gắn bó với cuộc sống hàng ngày - Đọc sách cho bé nghe giúp kéo dài sự chú ý của bé vào một việc, đó là một kỹ năng quan trọng giúp bé có khả năng tập trung tốt hơn. - Đọc sách cho trẻ giúp xây dựng kỹ năng lắng nghe và trí tưởng tượng. - Những trẻ bé sẽ học được về màu sắc, hình dáng, các con số và chữ cái trong khi những trẻ lớn hơn sẽ khám phá ra việc mở rộng chuỗi kiến thức của mình. - Các cuốn sách sẽ dậy trẻ về các mối quan hệ, các tình huống, nhân cách, và điều gì là tốt hay là xấu trong thế giới mà bé đang sống. Những câu truyện hư cấu sẽ cung cấp chất liệu cho trí tưởng tượng và việc tự chơi của bé. Những câu truyện cổ tích sẽ tạo sức hút mê hoặc đối với bé và giúp bé phân biệt được điều gì là thật và điều gì là hư cấu. Dạy con biết chữ không khó: - Đọc cho trẻ nghe chứ không kể lai câu chuyện cho trẻ. - Để trẻ thuộc chữ bằng cách đọc thật chậm, đọc đi đọc lại nhiều lần, giúp trẻ nhận được mặt chữ. - Giúp trẻ hiểu được vai trò của chữ viết băng cách trên, giúp trẻ hình dung và biết rằng chữ có mối liên hệ chặt chẽ với nội dung. - Gắn việc đọc chữ vào thực tế trong các buổi đi chơi, cố gắng giải thích các từ mà trẻ học được. - Nên gắn việc học chữ vào việc đọc 1 cuốn sách cụ thể. Biến việc học trở thành một trò chơi tạo hứng thú với trẻ. - Dùng các trò chơi mà trẻ thích, những trò chơi gắn liền với thực tế để tạo hứng thú cho trẻ. - Không nên bắt ép trẻ chơi mà nên để trẻ tự nguyện. - Đặt niềm vui của trẻ lên hàng đầu. - Tăng độ khó của các bài học qua các trò chơi và nhất định phải đẻ trẻ nắm quyền. 5 Lại Vũ Kiều Trang- k61 A- khoa tâm lý giáo dục - Để trẻ thể hiện bài học ở trường bằng cách bày tỏ mong muốn Chọn sách cho trẻ. - Không bắt ép trẻ đọc sách có ích như các sách tham khảo… nên để trẻ đọc sách mà mình muốn. - Bố mẹ có thẻ giúp trẻ định hướng và chọn các loại sách phù hợp với sở thích và khả năng nhận thức của trẻ. - Không ép buộc trẻ đọc những sách mà trẻ không hứng thú. - Không nên để trẻ đọc truyện tranh. Cách đọc sách: -Hướng cho trẻ đọc dạng văn viết, không nên đọc các dạng văn nói. -Đọc nhanh và quan tâm xem mình đọc được bao nhiêu, không nên quan trọng mình nhớ được bao nhiêu. - Không nên đọc các bản trích dẫ hay thu nhỏ. III. Giới thiệu một vài cuốn sách có liên quan tới cách đọc tốt( dành cho sinh viên) - Phương pháp đọc 1 phút ( takashiishii) - Phương pháp học tập siêu tốc ( bobbi deporter, mike hernaki) - Phươngpháp học tập dành cho sinh viên - Tham khảo cuộc phỏng vấn với Doãn Kiến Lợi : http://quangvan.wordpress.com/2011/10/04/tac-gi%E1%BA%A3-doan-ki %E1%BA%BFn-l%E1%BB%A3i-va-nha-xu%E1%BA%A5t-b%E1%BA %A3n-nha-van-trung-qu%E1%BB%91c-d%E1%BB%B1-d%E1%BB %8Bnh-%E2%80%9Ckh%E1%BB%9Fi-ki%E1%BB%87n%E2%80%9D- minh-tan-books-va-m/ - http://quangvanbooks.com/tin-tuc/chi-tiet/182/Doan-Kien-Loi-Phu-huynh- can-phai-dat-minh-vao-dia-vi-cua-con-tre-de-xem-xet-moi-van-de 6 . dục Cuốn sách: Người mẹ tốt hơn là người thầy tốt Tác giả: Doãn Kiến Lợi I .Giới thiệu sách Học giả nổi tiếng, giáo sư đại học Bắc Kinh Tiền Lý Quần đã nhận định về tác giả Doãn Kiến Lợi. coi trọng và không đúng cách nên đặt tên là : “ người mẹ tốt hơn là người thầy tốt . Một cuốn sách dũng cảm, có tư tưởng, đầy trí tuệ, là một cuốn sách giáo khoa về giáo dục gia đình hiếm. ông quả không sai, sau khi đọc xong cuốn sách “ người mẹ tốt hơn là người thầy tốt của Doãn Kiến Lợi, tôi đã học tập và lĩnh hội được không chỉ một mà là cả một kho tàng về phương pháp học